Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 8 8 3 1
Số người đang truy cập
3 4 7
 Tin tức - Sự kiện
Các thông tin cập nhật về lĩnh vực sốt rét

Tìm được hợp chất diệt sốt rét thay thế cho thuốc đã bị kháng trên thế giới

Các chuyên gia thuộc Đh Kutgers, New Jersey tiết lộ họ mới tìm ra một loại thuốc có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét (KSTSR). Giải pháp này sẽ giúp thay thế cho thuốc chống SR vốn đã bị kháng ở nhiều nơi trên thế giới, có cả Việt Nam. Thuốc dựa trên hợp chất có tên là SJ733. Nó có tác dụng gắn với một loại protein bơm ion trên KSTSR khiến bơm không thể hoạt động, từ đó gây ra tình trạng tích tụ muối dẫn đến áp lực thẩm thấu tăng cao, rút nước vào tế bào của KSTSR khiến chúng nở phồng lên và vỡ ra, chết. Thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiếp tục và các nhà khoa học đang hi vọng họ sẽ chứng minh tính hiệu quả của chúng.

Giáo sư hóa học Spencer Knapp cho biết đó thực sự là một sự phát triển rất thú vị, các loại thuốc diệt KSTSR hiện nay đang có dấu hiệu kháng thuốc do sử dụng bừa bãi và không tuân thủ từ người bệnh. Một nhóm các nhà khoa học thuộc ĐH Rutgers, New Jersey tin rằng họ đang tiến một bước gần hơn trong việc xóa hẳn căn bệnh chết người này bắt đầu bằng một loại thuốc ứng dụng phương pháp trên và chúng đang được tiếp tục nghiên cứu và cho đến khi có kết quả thử nghiệm lâm sàng trên người. Ông nói thêm, loại thuốc này dựa trên hợp chất có tên mã là SJ733 và nó hoạt động nhờ bám vào một loại protein có chức năng bơm natri trong tế bào của KSTSR. Bản chất của bơm protein này hoạt động để tống xuất ion natri nhưng khi chúng bị khóa hoặc bị gây trở ngại bởi các phân tử khối lớn, các ion natri sẽ bị ứ lại khiến nồng độ natri ở trong nội bào khiến áp lực thẩm thấu tăng lên dẫn đến chúng kéo một lượng nước vào tế bào khiến chúng phình to ra.

Kết quả tế bào KSTSR bị phá vỡ, tiêu diệt chúng hoàn toàn. Hiện các nghiêm cứu đã thông qua giai đoạn lâm sàng 2 hay giai đoạn thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên số lượng người bệnh hạn chế. Mục đích nhằm đánh giá hiệu quả trị liệu, tính an toàn của hoạt chất trên người bệnh, xác định liều sử dụng và chế độ liều thích hợp để đưa ra trị liệu tối ưu cho thử nghiệm lâm sàng. Ông nói, các thử nghiệm lâm sàng trên có thể kéo dài khoảng 2 năm. Trong giai đoạn 1, chế phẩm SJ733 dưới hình thức thuốc sẽ được trao cho người tình nguyện khỏe mạnh để đánh giá sự an toàn và dược động học của các hợp chất. Dược động đề cập đến là cách các loại thuốc được hấp thu, phân bố, chuyển hóa và loại bỏ bởi cơ thể, theo Viện Y tế quốc gia. Sau đó SJ733 sẽ được kiểm tra trong 2 giai đoạn của nghiên cứu SR ở người để tìm ra nếu nó hoạt động và nếu nó an toàn. Giáo sư Knapp nói thêm và nghĩ rằng chúng sẽ rẻ.


Hình 1

SR là trong những bệnh cổ nhất được biết đến ở loại người. Muỗi Anopheles là loài truyền bệnh chủ yếu. Biểu hiện thường thấy của người bệnh SR gồm sốt, ớn lạnh có cơn được mô tả trong y văn cổ Trung Quốc 2700 năm trước CN. Bệnh có thể nghiêm trọng hơn khi xuất hiện co giật, hôn mê, thiếu máu nặng, suy hô hấp cấp, suy thận. Năm ngoái, theo thống kê từ TCYTTG ước tính có khoảng 214 triệu người trên thế giới mắc bệnh sốt rét và 440.000 người tử vong trong tổng số, trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 70% trong số này.


Hình 2

Sự thay đổi gen nhanh chóng giúp ký sinh trùng sốt rét ẩn trong cơ thể người

Một nghiên cứu về cách KSTSR phát triển trong các tế bào hồng cầu của người cho biết KSTSR có thể thay đổi nhanh chóng các protein trên bề mặt để trốn khỏi hệ thống miễn dịch.Số liệu cho thấy đã loại bỏ suy nghĩ trước đây về vòng đời của KSTSR P. falciparum, điều đó có thể giải thích tại sao rất nhiều nỗ lực để tạo ra một loại vaccine có hiệu quả đã thất bại và làm thế nào các KSTSR có thể tồn tại trong cơ thể con người trong thời gian dài như vậy. KSTSR P. falciparum được nuôi giữ trong máu người hơn một năm tại phòng thí nghiệm, với hệ gen đầy đủ trình tự. Các nhà khoa học có hình ảnh bộ gen P. falciparum ở nhiều thời điểm, cho phép họ theo dõi sự tiến hóa của bộ gen. Nghiên cứu phát hiện thấy có khoảng 60 gen kiểm soát các protein bề mặt của hồng cầu người bị nhiễm, được gọi là gen var, chúng trao đổi thông tin di truyền thường xuyên, cứ 2 ngày tạo ra khoảng 1 triệu protein bề mặt mới và không thể nhận ra ở người bị nhiễm KSTSR.


Hình 3

Một nhà nghiên cứu ở Viện Wellcome Trust Sanger giải thích “Việc sử dụng toàn bộ trình tự bộ gen và số lượng các mẫu thu thập được đã cho ra một bức tranh chi tiết về cách thức các gen var thay đổi liên tục trong tế bào hồng cầu”. Lần đầu tiên các quá trình trao đổi thông tin di truyền của KSTSR, gọi là tái tổ hợp, không xảy ra bên trong muỗi như hiểu biết trước đây, mà giai đoạn sinh sản vô tính của chu kỳ KSTSR xảy ra bên trong tế bào hồng cầu người. Điều này có thể giải thích tại sao người mang KSTSR lạnh mà không biểu hiện triệu chứng sốt rét, một vấn đề rất quan trọng giúp có thể loại trừ bệnh sốt rét. Để hiểu biết đầy đủ các cơ chế thúc đẩy sự tái tổ hợp các gen var của Plasmodium falciparum, các nhà khoa học tính toán các tỷ lệ tái tổ hợp gen var sẽ xảy ra. Họ phát hiện ra rằng sự tái tổ hợp gen var diễn ra trong khoảng 0,2% của KSTSR sau mỗi chu kỳ sống 48 giờ trong các tế bào hồng cầu. Với khoảng 1 tỷ KSTSR bên trong một người bệnh sốt rét điển hình, có tiềm năng rất lớn cho tái tổ hợp gen var. Giáo sư Dominic Kwiatkowski, người đứng đầu Chương trình sốt rét tại Viện Wellcome Trust Sanger cho biết: Trên thế giới hiện nay có khoảng 200 triệu người nhiễm KSTSR, thì các KSTSR này liên tục tạo ra hàng triệu biến thể kháng nguyên, điều đó giải thích tại sao cuộc chiến chống bệnh sốt rét của chúng ta rất khó khăn. Nghiên cứu này là một ví dụ tuyệt vời về cách phân tích trình tự gen làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta về mặt sinh học của bệnh SR. Qua hiểu biết về di truyền KSTSR dùng để tránh hệ thống miễn dịch con người, chúng ta có thể tiến tới nghiên cứu loại bỏ căn bệnh chết người này.


Hình 4

Hai gen đánh dấu dự đoán thất bại trong điều trị bệnh sốt rét

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu di truyền Wellcome Trust Sanger và cộng sự đã phát hiện ra các chỉ điểm di truyền ở KSTSR liên quan đến kháng piperaquin (PPQ). Báo cáo cho thấy sự phát triển rộng khả năng kháng thuốc và giúp bác sĩ và nhân viên y tế cộng đồng quyết định thuốc điều trị có thể hiệu quả nhất. PPQ là một loại thuốc mạnh, được sử dụng kết hợp với thuốc chống sốt rét artemisinin, như là liệu pháp điều trị tuyến đầu ở nhiều khu vực của thế giới. Đề kháng với artemisinin đã xuất hiện hơn 7 năm trước đây ở Đông Nam Á, nhưng gần đây sự kết hợp của các loại thuốc vẫn giết chết được KSTSR ở đó. Bây giờ, phát triển tính kháng PPQ đã dẫn đến việc điều trị tại Campuchia thất bại hoàn toàn.

Kháng thuốc sốt rét quan trọng này gần đây đã xuất hiện ở Campuchia, dẫn đến việc điều trị thất bại, đe dọa những nỗ lực toàn cầu để điều trị và loại trừ SR. SR do Plasmodium spp. gây ra và năm 2015 TCYTTG ước tính có hơn 200 triệu người bị nhiễm và gần nửa triệu người chết do căn bệnh này trên toàn cầu. Trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 70% các ca tử vong. SR là một bệnh có thể điều trị khi bắt đầu sớm, nhưng là lại một vấn đề lớn trong nhiều khu vực do tính kháng thuốc. Nghiên cứu tiến hành bộ gen trên khoảng 300 mẫu P. falciparum từ Campuchia để nghiên cứu cơ sở di truyền đằng sau tính kháng PPQ. Họ nghiên cứu hàng ngàn biến thể trong chuỗi ADN của KSTSR so sánh các mẫu này với các mức độ kháng PPQ khác nhau. Bằng cách nghiên cứu bộ gen của KSTSR này, thấy hai gen đánh dấu liên quan đến tính kháng PPQ. Giờ đây không chỉ có thể sử dụng các gen đánh dấu này để theo dõi sự phát triển rộng của KSTSR kháng thuốc, mà chúng còn giúp hiểu biết càng nhiều càng tốt về sinh học và sự tiến hóa của KSTSR này.


Hình 5

Các nhà khoa học phát hiện ra các bản sao thêm của gen mã hóa 2 protein của một họ được gọi là Plasmepsin, liên quan đến tính kháng PPQ. Các Plasmepsin là một phần của quá trình sinh học là mục tiêu của các loại thuốc chống SR khác, vì vậy gen đánh dấu này cũng có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cơ chế kháng thuốc. Thêm vào đó, một đột biến trên NST 13 được tìm thấy là một gen đánh dấu thứ 2 liên quan đến tính kháng. Cả hai gen đánh dấu này được thấy ở các bệnh nhân bị nhiễm KSTSR không đáp ứng với thuốc. Sự xuất hiện của tính kháng PPQ ở KSTSR ở Campuchia đã dẫn đến việc điều trị thất bại hoàn toàn. Các KSTSR này hiện đang kháng cả 2 loại thuốc và vì chúng không bị giết nữa, sức đề kháng với cả hai thuốc sẽ phát triển rộng. Điều này đe dọa các nỗ lực loại trừ bệnh SR toàn cầu. Những phát hiện này cung cấp công cụ cần thiết để lập bản đồ về khả năng sự kháng cự này lan rộng như thế nào, tìm kiếm các gen đánh dấu phân tử này ở KSTSR ở Campuchia và các nước láng giềng. Điều này sẽ cho phép các chương trình PCSR của quốc gia nhanh chóng có các đề xuất thuốc thay thế ở nơi có thể và khi cần thiết, cải thiện việc điều trị cho bệnh nhân, và giúp hướng tới mục tiêu cuối cùng là loại trừ bệnh SR.



Hình 6

Phát hiện mới: rằng bệnh sốt rét xuất hiện từ thời La Mã

Các nhà khoa học vừa công bố trên tạp chí Current Biology cho biết, quá trình phân tích ADN đối với những chiếc răng có niên đại 2.000 năm phát lộ tại các nghĩa trang ở Ý đã cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng bệnh SR đã tồn tại dưới thời Đế chế La Mã.Kết luận nói trên được đưa ra sau khi họ tiến hành phân tích ADN ty thể được lấy từ những chiếc răng của 58 người lớn và 10 trẻ em tại 3 nghĩa trang thuộc thời kỳ La Mã ở Ý. Hai trong số những người lớn ở các nghĩa trang này, vốn có niên đại từ thế kỷ I và III, được cho là đã mắc SR, căn cứ vào ADN của họ. Nhà nghiên cứu Stephanie Marciniak thuộc ĐH Pennsylvania nói rằng dữ liệu của ông và các đồng nghiệp cho thấy những đối tượng nghiên cứu từng bị mắc những cơn sốt giống như SR dưới thời La Mã và Hy Lạp cổ đại. Loại KSTSR này nhiều khả năng là P. falciparum hiện nay, vốn lây nhiễm vào cơ thể người trong những môi trường sinh học và văn hóa khác nhau. Ông Hendrik Poinar, Giám đốc Trung tâm ADN Cổ đại thuộc Đại học McMaster ở Canada và cũng là tác giả của nghiên cứu trên nhận định bệnh SR có thể là một nguồn bệnh chủ yếu trong lịch sử đã gây nên sự chết chóc lan tràn trong thời kỳ La Mã cổ đại. Song, các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa biết nhiều về bệnh SR dưới thời La Mã, chẳng hạn như không rõ liệu bệnh này là tự phát tại chỗ hay du nhập từ bên ngoài. Bằng chứng ADN đầu tiên về bệnh SR dưới thời La Mã cổ đại đã từng được phát hiện trong xương của một đứa trẻ ước tính có niên đại 1.500 năm. Hiện mỗi năm, bệnh gây tử vong cho gần 450 nghìn người trên thế giới, trong đó đa số là trẻ em dưới 5 tuổi và PNMT.


Hình 7

Diệt muỗi mang ký sinh trùng sốt rét bằng mùi hôi chân

Các nhà khoa học hy vọng tạo ra bẫy vi khuẩn gây hôi chân để tiêu diệt loài muỗi mang KSTSR. Cho dù ta có kỳ cọ sạch đến thế nào đi chăng nữa thì chân vẫn có mùi hôi. Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi/m2 - gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Chúng sản sinh ra một hỗn hợp gồm [muối, glucose, các vitamin và các amino acid], một bữa ăn hoàn hảo cho cả một tập đoàn vi khuẩn, trong đó nhiều nhất làtụ cầu Staphylococcus spp. tác nhân sản sinh ra mùi hôi khó chịu.

Nhà khoa học Bart Knols (Hà Lan) là một trong những người đầu tiên nhận thấy một số loài muỗi mangKSTSR bị mùi hôi chân thu hút. Điều này đã truyền cảm hứng cho nhiều công trình nghiên cứu của Renate Smallegange tại trường ĐH Wageningen (Hà Lan). Smallegange là một người cực kỳ am hiểu vềmùi mồ hôi chân. Bà tiến hành nhiều nghiên cứu về mùi cơ thể như gom tất bẩn bốc mùi, nhờ mọi người chà chân lên các hạt thủy tinh rồi lau bàn chân đẫm mồ hôi lên đó. Cầu kỳ hơn, bà còn bọc chân trong túi nilon, khiến mùi hôi tăng gấp bội.


Hình 8

So với tất cả công việc khác trên thế giới, đây chắc hẳn là công việc kém dễ chịu nhất, nhưng Smallegange không hề bị những mùi hương như phomat này làm nhụt chí. Đây chẳng phải là vấn đề gì to tát - bà cho biết. Tất nhiên sẽ có chuyện người này có khứu giác nhạy hơn người kia, không phải ai cũng cảm thấy khó chịu với mùi hôi. Smallegange nhẫn nại với những mùi hôi thối đó là vì nó liên quan tới công trình nghiên cứu về loài muỗi mang KSTSR. Bà đang cố tìm ra cách thức tạo ra mùi hôi chân, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của căn bệnh chết người này.

Smallegange phát hiện KSTSR dường như đã điều chỉnh khứu giác của muỗi để chúng bị mùi hôi chân kích thích hơn, tụ lại ở những nơi có tất bẩn, giống như o­ng bu lại ở những luống hoa. Nhiều bằng chứng cho thấy bằng cách nào đó, một số protein trong não của muỗi đóng vai trò điều khiển khứu giác đã bị biến đổi - Smallegange nói. Đó là một bộ máy tinh vi đã biến vật chủ trở thành một nạn nhân, để từ đó nó tiếp tục vòng đời của mình trong cơ thể con người. Đó là lý do vì sao loài muỗi chính là một sinh vật đắc lực lây truyền bệnh SR.

Hiểu được điều này chúng ta sẽ có nhiều cách để chống lại bệnh SR. Smallegange thử biến đổi nhóm vi khuẩn gây mùi hôi trên chân xem có giảm được khả năng chúng ta bị đốt không. Những vật chủ càng mang nhiều vi khuẩn Staphylococcus spp. thì càng dễ bị đốt hơn. Trong nỗ lực chiến đấu chống lại loại vi khuẩn này, có nhiều phương án bảo vệ khỏi bệnh dịch chết người đã được đưa ra. Các nhà khoa học tìm cách sử dụngmùi hương nhân tạo làm mồi nhử muỗi. Knols sử dụngphomat Limburger - loại thực phẩm có mùi “thum thủm” như tất bẩn đi liền 8 ngày không giặt. Trong khi đó, Smallegange hy vọng có thể đóng chai được loại mùi này. Bà sử dụng axit isovaleric và các thành phần khác để chiết xuất ra mùi hương tổng hợp đặt tên là nước dùng cho chân ("eau de pied"). Kết cấu mùi hương rất quan trọng, nhìn chung một hợp chất hấp dẫn hơn là một chất riêng lẻ- Smallegange cho biết có thể dùng nhiều công thức khác nhau cho từng loài muỗi, vì mỗi loài có gu riêng. Các nhà khoa học đang thử nghiệm nhỏ ở đảo Rusinga, Kenya. Họ đặt các loại bẫy nhử xem có thể giết hoặc làm giảm muỗi để hạn chế tỉ lệ đốt hoặc lây nhiễm bệnh SR. Thông qua thử nghiệm, họ cũng sẽ xác định được khu vực sinh sản yêu thích của từng loài muỗi mang KSTSR.

Bộ gen của ký sinh trùng sốt rét P. vivax được giải mã đầy đủ

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học từ nhiều nơi trên thế giới đã giải mã gen của KSTSR gây ra 40% trong 515 triệu lây nhiễm SR hàng năm trên thế giới. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature. Máu nhiễm KSTSR Plasmodium vivax. 4 tế bào máu bị lây nhiễm có màu tím sáng ngược với những tế bào không bị lây nhiễm có màu xám. Dưới sự dẫn dắt của nhà nghiên cứu ký sinh vật, tiến sĩ Jane Carlton thuộc Trung tâm Langone, ĐH New York, khoảng40 nhà nghiên cứu đã giải mã bộ gen của Plasmodium vivax (P. vivax) - một trong 4 loại KSTSR thường xuyên lây nhiễm ở người. P. vivax khả năng kháng cự đối với thuốc chống sốt rét của KSTSR này đang tăng lên - là loài phổ biến nhất bên ngoài châu Mỹ, đặc biệt là châu Á và châu Mỹ- nơi bùng nổ dịch bệnh.


Hình 9

Sốt rét do P. vivax được cho là kiên cường và phục hồi nhanh hơn họ hàng của nó, một KSTSR nguy hiêm hơn là P. falciparum, nên khó tiêu diệt hơn. Sốt rét do P. vivax có thể lây nhiễm qua muỗi ở nhiệt độ thấp. Loài ký sinh này cũng có trạng thái ngủ đông cho phép nó tái xuất hiện hay tái phát sau nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Triệu chứng của 2 loại SR tương tự nhau: có hiện tượng giả cúm, sốt và đau bụng, thường gây ra thiếu máu trầm trọng và tình trạng suy giảm khả năng học hỏi ở trẻ em. SR là căn bệnh của tầng lớp nghèo và là nguyên nhân tử vong của hàng triệu người mỗi năm. Các nhà nghiên cứu cũng nhận biết một số con đường trong KSTSR P. vivax có thể trở thành mục tiêu điều trị. Cả loài P. vivaxP. falciparum đều đang được nghiên cứu để tìm kiếm những đích sản xuất vaccine tiềm tàng. Thực tế cho rằng P. vivax từ lâu không được tìm hiểu và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng (do đây là cái bóng của P. falciparum vẫn còn đó) khiến nghiên cứu này càng trở nên có ý nghĩa. Sự sao lãng đó chủ yếu là do sự tập trung được hướng vào P. falciparum - KSTSR nguy hiểm hơn và loài P. vivax thường không gây tử vong và P. vivax không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Thêm vào đó, gánh nặng sốt rét do P.vivax sẽ làm phức tạp những nỗ lực kiểm soát P. falciparum ở những khu vực cả 2 loại SR này cùng xuất hiện. 


Hình 10

Dự án dẫn tới việc giải mã bộ gen của P. vivax là công trình nghiên cứu trong 6 năm với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ Anh, Tây Ban Nha, Úc, Braxin và Mỹ. Sau hai năm, tiền tài trợ từ dự án bộ gen P. falciparum đã cạn kiệt, dự án có thể hoàn thành là nhờ khoản tài trợ từ Quỹ Burroughs Wellcome và Viện Y tế quốc gia. P. vivax là loài KSTSR thứ hai được giải mã. Các nhà nghiên cứu phát hiện bộ gen của P. vivax khác xa bộ gen của KSTSR đã được giải mã trước đây về bản chất, cấu trúc và độ phức tạp. Họ đã sử dụng phương pháp shotgun để tạo ra hình ảnh chất lượng cao cho phép các nhà nghiên cứu sốt rét trên toàn cầu thực hiện nghiên cứu sâu hơn về loài KSTSR này. Bước tiếp theo là giải mã 6 bộ gen khác của P. vivax từ Braxin, Mauritania (Ấn Độ), Triều Tiên và Indonesia để tìm những vaccine mới và xây dựng sơ đồ tiến hóa cho KSTSR này. Jane M. Carlton- giáo sư tại Khoa Y học ký sinh trùng thuộc Trường ĐH Y New York cho biết Dự án là thành quả của sự kiên trì của cộng đồng nghiên cứu SR. Họ luôn bền bỉ nghiên cứu bất chấp khó khăn về tài chính và sự thiếu quan tâm để đạt được kết quả vô giá. Những phát hiện của dự án sẽ được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu SR trong nhiều năm tới để tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu về KSTSR đang bị quên lãng này. TS Claire Fraser-Liggett, giám đốc Viện Khoa học Di truyền tại ĐH Y Maryland, cựu chủ tịch học Viện Nghiên cứu di truyền Rockville Maryland, nơi dự án được triển khai cho biết dữ liệu về bộ gen được đã được giả mã sẽ đẩy nhanh quá trình nhận biết và phát triển các vaccin và liệu pháp mới nhằm đối phó với SR, một nguồn bệnh chính ở người. Tiến sĩ Carlton đáng được chúc mừng trong cương vị chỉ đạo và hoàn thành nghiên cứu. GS. Nick White thuộc Đại học Oxford (Anh) và ĐH Mahidol (Thái Lan) cho biết giải mã bộ gen của P. vivax là một tiến bộ quan trọng trong sinh học ký sinh và trong cuộc chiến chống lại sốt rét.

Vaccine phòng bệnh sốt rét có thể chữa ung thư

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cancer Cell đưa đến hy vọng mới về chữa trị ung thư nhờ vào vaccine chống SR. Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu sốt rét ĐH Copenhagen (Đan Mạch) và các nhà nghiên cứu ung thư ĐH British Columbia (Canada) công bố trên tạp chí Cancer Cell đưa đến hy vọng mới về chữa trị ung thư nhờ vào vaccine chống SR. Điều này vô tình được phát hiện khi các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm sáng chế vaccine chống SR cho PNMT. Nhau thai hình thành từ một số tế bào và chỉ trong vài tháng đã tăng trưởng thành một bộ phận nặng gần cả ký để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Đà tăng trưởng của các khối u ung thư cũng mạnh như vậy. Sự tương đồng này đã được các nhà khoa học chú ý tìm kiếm hàng thập niên nay, theo GS Ali Salanti tại khoa Miễn dịch và vi sinh học tại ĐH Copenhagen. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy có sự tương đồng giữa nhau thai và khối u: đều có các phân tử carbohydrate có nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng. Họ đã tạo ra một loại phân tử protein có chứa độc tố trong các KSTSR. Một khi được đưa vào cơ thể, các phân tử protein có độc tố này sẽ tìm và tiêu diệt các phân tử carbohydrate có trong nhau thai và tế bào ung thư, dẫn đến nhau thai và khối u sẽ chết dần. Thử nghiệm đã được thực hiện trên chuột và đã cho kết quả tốt trong điều trị một số loại bệnh ung thư. Thử nghiệm trên người sẽ chỉ được bắt đầu sớm nhất sau 4 năm nữa. Các nhà nghiên cứu tự tin phương pháp điều trị này sẽ không có tác dụng phụ, vì thực tế thử nghiệm đã cho thấy các phân tử protein có độc tố trong ký sinh trùng sốt rét sẽ chỉ tìm kiếm và tiêu diệt các phân tử carbohydrate có trong nhau thai và tế bào ung thư chứ không ảnh hưởng đến các tế bào khác. Điều hạn chế là phương pháp này sẽ không áp dụng được với PNMT.


Hình 11

Chữa ung thư kết trực tràng bằng thuốc sốt rét

Ung thư kết trực tràng là dạng ung thư nói chung ở kết tràng và trực tràng vốn được xem là dạng ung thư tương đối khá nhiều trong độ tuổi hơn 50 ở cả nam và nữ. Các nhà khoa học ghi nhận trong điều kiện chữa trị tốt nhất hiện nay, có khoảng 60% bệnh nhân còn sống 5 năm sau khi bị chẩn đoán có bệnh này.

Các nhà khoa Anh tại ĐH Luân Đôn đã phát hiện tác dụng điều trị ung thư kết trực tràng của một loại thuốc chống SR artesunate thông dụng. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí EBioMedicin, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 42 bệnh nhân ung thư kết trực tràng, trong đó có 10 người dùng artesunate và 12 người dùng giả dược để đối chứng trước khi họ được phẫu thuật lấy khối u. Liều artesunate là 200 mg, được uống trong 14 ngày và ngưng 2 hoặc 3 ngày trước khi phẫu thuật.

42 tháng sau phẫu thuật, chỉ có 1 ca trong nhóm dùng artesunate bị tái phát, trong khi ở nhóm dùng giả dược có đến 6 ca ung thư tái phát. Trưởng nhóm nghiên cứu, GS. Devinder Kumar, ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân sống sau 2 năm ở nhóm dùng artesunate là 91%, trong khi tỉ lệ này ở nhóm dùng giả dược chỉ là 57%. Các nhà khoa học đề nghị nên có thêm thử nghiệm lâm sàng quy mô rộng hơn để chứng tỏ hiệu quả của artesunate.


Hình 12

Phát hiện hoa tú cầu chữa được bệnh sốt rét

Bệnh SR là một loại bệnh gây ra bởi KSTSR Plasmodium spp. lây truyền từ người này sang người khác, nguyên nhân là do không có các biện pháp chống muỗi bảo vệ hiện nay, kể cả vaccine. Bệnh gặp phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Ắt hẳn các bạn chưa biết đến tác dụng của loại hoa tú cầu không những là loài hoa đẹp mà còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh SR. Khoảng 2.000 năm qua, các chuyên gia đông y Trung Quốc vẫn chữa bệnh SR bằng chiết xuất từ rễ cây của loại hoa tú cầu này để chữa bệnh SR, một hợp chất có trong chiết xuất này có thể dùng để chữa nhiều loại rối loạn tự miễn dịch khác. Các nhà khoa học ở Trường ĐH Y Harvard vừa phát hiện ra những bí mật phân tử đằng sau sức mạnh của chiết xuất thảo dược này. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy halofuninone tạo ra một phương thức phản ứng căng thẳng, ngăn chặn sự phát triển của một lớp tế bào miễn dịch có hại, gọi là các tế bào Th17 liên quan tới nhiều rối loạn tự miễn dịch. Chất này có tác dụng làm giảm sẹo, bệnh cứng da, đa xơ cứng, thậm chí còn ngăn cản sự tiến triển của bệnh ung thư. Halofuninone bảo vệ cơ thể chống lại các tế bào miễn dịch Th17 có hại mà không ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch có lợi, tạo sức đề kháng chống bệnh SR do muỗi SR gây ra.

Cảnh báo sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á

Một loại KSTSR được coi là cực kỳ kháng đa thuốc hiện đang ảnh hưởng mạnh đến khu vực 3 nước Campuchia, Thái Lan và Lào đồng thời đe dọa sẽ làm chậm khả năng và tiến độ kiểm soát dịch bệnh sốt rét trên toàn cầu. Mẫu máu của những đứa trẻ sống tại biên giới Thái Lan - Myanmar được kiểm tra ở Viện Sốt rét Quận Sai Yoke. Ngày 2/2, hãng tin Reuters cho biết loại KSTSR có khả năng kháng gần như tất cả các phương thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh SR tốt nhất hiện nay. KSTSR này đã lây lan khắp đất nước Campuchia, sang cả Nam Lào và phía Đông Bắc Thái Lan.


Hình 13

GS. Nicholas White đến từ ĐH Oxford của Anh và ĐH Mahidol của Thái Lan cho biết Loài người chúng ta hiện đang thua “đậm” trong cuộc chiến loại bỏ ký sinh trùng sốt rét có khả năng kháng thuốc artemisinin ngay trước khi sự kháng thuốc lan rộng trên toàn cầu khiến cho việc “tiêu diệt” và xử lý chúng trở nên bất khả thi. Hiện hậu quả của tình trạng kháng thuốc này đang lan rộng ra cả Ấn Độ và một vài nước ở châu Phi. Tình hình này có thể trở nên rất nghiêm trọng hơn nếu không được giải quyết kịp thời theo góc độ khoa học và y tế cộng đồng toàn cầu. Nghiên cứu chính thức còn cho biết đến năm 2017 này, hơn một nửa dân số trên thế giới đang có nguy cơ bị lây chéo (?) và lây nhiễm bệnh sốt rét. Thực tế cho thấy, hầu hết các nạn nhân đa phần đều là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và sống ở những khu vực, vùng đất nghèo nhất của châu Phi, gần Sahara.

Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) cho biết những tiến bộ y tế và khoa học gần đây nhằm mục đích phòng và chống các căn bệnh do loài muỗi gây ra đã giúp giảm thiểu một con số lớn người chết và thương vong vì các bệnh này. Tuy nhiên, những bệnh do loài muỗi gây ra đến nay vẫn là nguyên nhân chính của hơn 420.000 người tử vong mỗi năm. Các chuyên gia hàng đầu về bệnh SR cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng kháng thuốc nổi lên mạnh mẽ tại châu Á hiện nay. Họ cho rằng đây là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng mạnh nhất lên sự tiến bộ trên. Theo nghiên cứu công bố chính thức trên tạp chí Lancet Infectious Diseases (Mỹ), các nhà khoa học danh tiếng cho biết họ đã kiểm tra mẫu máu của các bệnh nhân mắc bệnh SR tại 4 nước Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Đồng thời đã phát hiện ra một dòng KSTSR đã đột biến duy nhất có tên gọi là PfKelch13 C580Y ở trong máu những bệnh nhân có kháng thuốc tại 3 nước Lào, Campuchia và Thái Lan.


Hình 14

Căn bệnh SR với nguồn lây bệnh chính là muỗi đã khiến nhân loại kinh hoàng và thiệt hại khủng khiếp về người suốt nhiều năm qua. Được biết, từ cuối thập kỷ 1950 đến đầu thập kỷ 1970, KSTSR kháng thuốc chloroquin đã lan rộng khắp các nước ở châu Á và châu Phi, gây hàng triệu người thiệt mạng. Sau đó thuốc chloroquin đã được thay thế bằng thuốc sulphadoxine-pyrimethamine (SP), nhưng các kết quả lâm sàng về tình trạng kháng thuốc SP lại xuất hiện tại nước Campuchia và tiếp tục một lần nữa lây lan rất nhanh đến châu Phi. Do đó, các chuyên gia hàng đầu trong giới y học đang lo sợ khả năng kháng thuốc artemisinin rất có khả năng một lần nữa lại lan rộng trên phạm vi toàn thế giới. Nhóm nghiên cứu này cũng cho rằng cộng đồng y tế tại các quốc gia châu Á cần tích cực và chủ động kiểm soát dịch sốt rét mạnh và hiệu quả hơn trước khi nó trở nên "gần như không thể điều trị được nữa.

ADN hé lộ nguồn gốc bệnh sốt rét kháng thuốc

Miền tây Campuchia là nơi có KSTSR phát triển kháng với hầu hết các thuốc sốt rét hàng đầu có hiệu lực - Một nghiên cứu quốc tế cho biết. Nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của tiến sĩ Olivo Miotto từ Đại học Oxford (Anh) cho thấy các dòng KSTSR kháng thuốc artemisinin đã “tiến hóa” trong khu vực này. Kháng thuốc với ba loại thuốc sốt rét trước đây, gồm chloroquine, primethamine và sulfadoxine, cũng được cho là cũng xuất phát từ miền tây Cam-pu-chia. Phát hiện trong nghiên cứu đăng trên tạp chí ‘Nature Genetics’ có thể làm sáng tỏ bí ẩn về lý do tại sao khu vực này “nuôi dưỡng” những KSTSR kháng thuốc. Nhóm nghiên cứu phát hiện dòng KSTSR kháng thuốc bất thường ở Campuchia khi so sánh hệ gen của 825 loài KSTSR từ Đông Nam Á và Châu Phi. Trong mỗi dòng, KSTSR có vẻ là bản sao chính xác của nhau. Điều này chứng tỏ chúng bắt nguồn từ một cá thể tạo lập nên dòng đó.


Hình 14

Lai gần đặc điểm di truyền chủ chốt

Theo TS Olive Miotto, nguy cơ nhiễm bệnh sốt rét ở miền tây Campuchia khá thấp và đây có thể là một manh mối về vai trò của khu vực trong quá trình phát triển kháng thuốc. Ở khu vực đó, bạn sẽ bị muỗi nhiễm bệnh đốt khoảng một lần mỗi năm trong khi nguy cơ đó là một lần mỗi tuần hoặc mỗi ngày ở nhiều vùng thuộc châu Phi. Ở một giai đoạn trong vòng đời, KSTSR nhân lên trong cơ thể con người, tự sao chép, nghĩa là khi muỗi đốt người ở miền tây Campuchia, nó chỉ lấy một phiên bản di truyền của KSTSR. Ký sinh trùng khi đó sinh sản hữu tính trong muỗi nhưng vì nó chỉ có thể phối giống với bản sao của mình, hệ gen vẫn không thay đổi, nghĩa là nếu ký sinh trùng đã kháng thuốc thì KSTSR mới cũng thuộc dòng kháng thuốc. Mặt khác, ở châu Phi, muỗi đói sẽ tiếp nhận một số biến thể di truyền kết hợp từ ký sinh trùng. Dòng này sẽ phối giống trong muỗi và ký sinh trùng sinh ra sẽ không còn kháng thuốc. Artemisinin và các dẫn suất của nó hiện là loại thuốc hàng đầu sử dụng trong chống sốt rét (ACTs) trên toàn thế giới. Mức độ kháng thuốc hiện nay mới chỉ làm chậm quá trình phản ứng với thuốc nhưng điều nguy hiểm là KSTSR sẽ phát triển xa hơn và thuốc trở nên vô tác dụng. Chúng tôi muốn tránh trường hợp artemisinin bị vô hiệu hóa. Nếu điều đó xảy ra thì sẽ là một thảm họa bởi hiện nay artemisinin đang cứu sống hàng triệu trẻ em châu Phi. Ông Miotto bổ sung thêm kỹ thuật nhóm nghiên cứu phát triển sẽ giám sát sự phát tán của các dạng KSTSR kháng thuốc TS Alyssa Barry từ Viện Nghiên cứu Walter and Eliza Hall tại Melbourne (Úc) đánh giá kết quả nghiên cứu ‘rất ấn tượng’ Đây là dự án lập bản đồ gen KSTSR lớn nhất cho đến nay. Các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu các dòng ký sinh trùng chi tiết hơn. Mặc dù ý kiến của nhóm nghiên cứu về lý do tại sao kháng thuốc có xu hướng phát triển ở một khu vực vẫn chỉ là giả thuyết, TS Barry cho rằng phát hiện ba dòng KSTSR riêng biệt là điều ‘bất ngờ’.


Hình 15

Sáng kiến “Xà phòng đuổi muỗi” chống bệnh sốt rét ở châu Phi

Năm ngoái, đã có 214 triệu ca sốt rét trên toàn thế giới với các bệnh do muỗi gây ra giết chết 438.000 người, hầu hết đều ở tiểu vùng Sahara châu Phi.

Hai cựu sinh viên từ Burkina Faso đã sáng chế ra một loại xà phòng chống muỗi, mà họ hy vọng có thể là một giải pháp đơn giản giá rẻ để chấm dứt căn bệnh SR. Tuy nhiên, họ cần thêm vốn đầu tư để thử nghiệm ý tưởng, theo lời của một người tham gia dự án cho biết. Moctar Dembele và Gérard Niyondiko, những người đứng đầu dự án Xà phòng Faso, đã được trao một giải thưởng 25,000 USD cho sáng chế của họ vào năm 2013 khi họ là những người châu Phi đầu tiên đoạt giải cuộc thi Dự án xã hội toàn cầu tại Đại học California ở Berkeley (Mỹ).

Tuy nhiên, Xà phòng Faso cần phải được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh SR trước khi nó có thể được sản xuất hàng loạt tại châu Phi, Franck Langevin- Giám đốc chiến dịch cho các doanh nghiệp mới từ Ouagadougou cho biết. Xà phòng Faso, được làm từ các loại dầu tự nhiên và thực vật, có thể rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh SR vì nó sẽ có giá rẻ và phù hợp với thói quen sinh hoạt của hộ gia đình châu Phi - Langevin nói. Mọi người ở châu Phi rất khó thay đổi thói quen của họ, nhưng xà phòng có mặt trong hầu hết mọi nhà và được sử dụng để tắm, lau nhà và giặt quần áo. Xà phòng được thiết kế để đuổi muỗi có tác dụng lên đến 6 giờ sau khi sử dụng và khi người ta rải nước xà phòng này trên đường, chúng sẽ giúp ngăn cản việc côn trùng sinh sản trong các nguồn nước tù đọng. Nó là một vũ khí đơn giản giá rẻ chống lại bệnh SR - Langevin nói với Tổ chức Thomson Reuters. Tháng trước, Dự án Faso Soap (Xà phòng Faso) đã gọi vốn từ đại chúng với số tiền 113.000 USD để có thể hoàn thiện sản phẩm và phân phối cho 6 quốc gia châu Phi bị bệnh SR hoành hành nặng nhất vào năm 2018. Họ hiện đang làm việc với các nhà sản xuất xà phòng và các cơ quan viện trợ. Jo Lines-Một giáo sư chuyên về kiểm soát bệnh SR và các sinh vật mang mầm bệnh tại Trường ĐH Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Luân Đôn, ca ngợi ý tưởng của dự án này, nhưng cho biết nếu không được kiểm định chuẩn xác, việc sử dụng sản phẩm này có thể tiềm ẩn nguy cơ trong việc ngăn chặn bệnh SR. Với tư cách là một dự án xã hội mới thành lập, Langevin nói Faso Soap đang tìm kiếm nguồn đầu tư từ các nhà tài trợ, bao gồm cả TCYTTG và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), chuyển hướng từ các nhà tài trợ đơn lẻ sang đại chúng. Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết chấm dứt căn bệnh SR trên toàn cầu vào năm 2030 khi họ thông qua các mục tiêu phát triển bền vững vào năm ngoái. Tháng trước châu Âu là khu vực đầu tiên trên thế giới công bố không còn bệnh sốt rét sau khi tổng kết báo cáo năm 2015. Một cựu quan chức TCYTTG cho biết thế giới có thể sớm loại bỏ căn bệnh này, nhưng cần phải có thêm chi phí để cô lập và loại trừ chúng.


Hình 16

Điêu đứng vì thuốc sốt rét giả - Sự sống đang chết mỗi ngày

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có đến hơn 120.000 người ở châu Phi chết mỗi năm vì sử dụng thuốc chống SR giả, các loại thuốc này không hề đạt tiêu chuẩn, kém chất lượng và thậm chí là chẳng có thành phần nào liên quan đến chữa bệnh SR. Hãy thử tưởng tượng, khi con cái bạn mắc phải chứng bệnh nguy hiểm là SR (một trong những kẻ giết người tàn độc nhất đối với trẻ em trên toàn thế giới), khiến cho con bạn bị sốt cao, ra mồ hôi trộm, nôn mửa, co giật và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Đối với những người nghèo thì việc chạy chữa bằng thuốc có lẽ là niềm hy vọng lớn nhất, bởi thuốc phần nào đó sẽ làm thuyên giảm bệnh tật cho con em họ. Nhưng thật là đau lòng, khi đến thuốc cũng chẳng làm được gì, bởi vì mua phải thuốc giả. Theo hãng tin CNN, đây là thực trạng tàn khốc hiện nay, khi mà nạn buôn bán thuốc giả trên thế giới vẫn đã và đang phát triển, thu về lợi nhuận lên tới hàng tỷ đô la Mỹ. Theo ước tính, khoảng 1/3  các loại thuốc chống SR ở châu Phi và vùng cận sa mạc Sahara, châu Phi là thuốc giả. Hàng giả có thể tìm thấy ở các nhà thuốc, phòng khám, quầy thuốc bán lẻ, quầy bán rong hoặc được bán tràn lan trên hàng ngàn những trang Web trực tuyến mà không hề được kiểm soát. 

Tác hại khác của thuốc giả là hiện tượng kháng thuốc. Khi dùng thuốc giả không có hoạttính chống sốt rét, bệnh nhân có thể tử vong do thuốc không có tác dụng chữa bệnh; trường hợp sử dụng thuốc có chứa hoạt tính chống SR, nhưng thành phần hoạt tính không đủ để diệt toàn bộ KSTSR, thì không những thuốc không tiêu diệt vi khuẩn hay virus mà ngược lại còn tạo cơ hội cho chúng biến đổi thành dạng dễ gây chết người hơn. Được biết, tại  châu Phi, 35% trong số 2297 mẫu thu thập được từ 21 nước có số lượng hoạt chất sai; 36 % trong số 77 mẫu đóng gói sai, và 20% trong số 389 mẫu là giả thực sự. Tại Đông Nam Á, nhiều loại thuốc sốt rét khác nhau từ 7 nước được phân tích, trong số 1437 mẫu, 35% có thành phần hóa học sai, gần nửa trong số 919 mẫu đóng gói sai, 36% trong số 1260 mẫu là giả thực sự. Hiện nay, một số ít người nhận ra những tai hại của việc mua và sử dụng thuốc giả, nên công nghệ cũng được ứng dụng để kiểm tra thuốc. Gần đây, điện thoại di động được sử dụng như một công cụ xác nhận. Công ty Sproxil của Mỹ thiết kế một hệ thống cho phép các nhà sản xuất thuốc đóng các thẻ cào vào bên trong mỗi hộp thuốc. Mỗi thẻ cào có một số ID duy nhất, người mua hàng có thể quét mã vạch hoặc đánh số ID trong hộp thuốc rồi gửi cho công ty duy trì hệ thống này. Thậm chí đơn giản hơn nữa là gọi hoặc nhắn tin thẳng đến trung tâm, lập tức khách hàng sẽ nhận được câu trả lời phản hồi nói rằng thuốc đó là giả hay thật, các tin nhắn này hoàn toàn miễn phí. Công ty Sproxil rất khích lệ người tiêu dùng sử dụng loại hình dịch vụ này, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. 

Theo phát ngôn viên của Công ty Sproxil Tolulope Gbamolayun, hiện nay đã có tới 70 công ty sản xuất thuốc đăng ký dịch vụ thẻ cào này, trong đó có các công ty đa quốc gia như GlaxoSmitKline và Novartis và đã có khoảng 28 triệu lượt người tiêu dùng xác minh thuốc giả trên toàn cầu kể từ khi đề án này được đưa ra hồi năm 2009. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở Nigeria. Chính phủ công bố thông tin và cách kiểm tra thuốc bằng điện thoại trên các quảng cáo TV và áp phích ở các cửa hàng thuốc. Hiện nay, Nigeria là nước được yêu cầu kiểm tra tất cả các loại thuốc sốt rét, loại thuốc bị làm giả nhiều nhất, khiến cho thuốc thật trở nên dần mất hiệu lực. Công ty Sproxil đã bán được hơn năm triệu thẻ cào như vậy ở đất nước này và đang bắt tay vào dự án ở Ấn Độ và Kenya. Những cách sáng tạo khác để thử chất lượng của thuốc như tấm thẻ thử bằng giấy dễ mang và có thể phát hiện thuốc sốt rét chất lượng kém. Nhưng công nghệ mới không thôi cũng không đủ để đối phó với vấn nạn này mà cần tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về thuốc giả cũng như hợp tác quốc tế nhiều hơn và hiệu quả hơn. Giới lãnh đạo cần tập trung vào vấn đề này, có chế tài đủ mạnh để răn đe những kẻ phạm tội thu lợi bất chính từ sản xuất và buôn bán thuốc giả.


Hình 17

TS Ashifi Gogo, Giám đốc của công ty Sproxil cho biết dịch vụ thẻ cào này có thể nói là một biện pháp an ninh đơn giản và mất ít chi phí. Tại châu Phi, dịch vụ này đã hoạt động ở các nước Kenya, Ghana, Nigeria, Nam Phi, Tanzania và gần đây nhất là Mali. Tuy nhiên, mục đích của chúng tôi không chỉ dừng tại đây, mà chúng tôi muốn dịch vụ này sẽ lan truyền và được sử dụng ở tất cả các nước châu Phi. Không chỉ Công ty Sproxil, một nhà kinh doanh có triển vọng Bright Simons ở Ghana cũng đã đưa ra một ý tưởng tuyệt vời trong việc chống thuốc giả. Công ty của ông có tên “mPedigree” được thành lập năm 2007 với sự trợ giúp về công nghệ của Tập đoàn Công nghệ thông tin Hewlett Packard. Tổ chức này thiết lập quan hệ đối tác với các công ty viễn thông và nhà thuốc để bất cứ khi nào một loại thuốc mới được đưa ra thị trường, trên bao bì của loại thuốc đó đều có mã cào nhận diện. Hệ thống này cung cấp mã số cho tất cả loại thuốc SR thật, được đóng dấu trên mặt sau vỏ bọc ngoài viên thuốc. Người nhận có thể nhắn số mã này bằng điện thoại di động cá nhân, sau đó sẽ nhận được tin nhắn xác nhận là thuốc thật hay thuốc giả. MPedigree nhận sự hỗ trợ thông qua quan hệ đối tác với nhiều tổ chức, bao gồm chương trình người tiên phong công nghệ của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Ashoka và Nokia. Điều này giải quyết một vấn đề lớn về nạn thuốc giả tràn lan. Các chuyên gia y tế cũng nhận định, sáng kiến này có thể ngăn chặn làn sóng thuốc giả lan tràn tại châu Phi, cứu sống hàng trăm ngàn người mỗi năm. Họ ước tính có khoảng 700.000 người mắc bệnh SR và bệnh lao chết mỗi năm vì dùng thuốc giả.

Ông Simons cho biết ứng dụng này có thể giúp người mua thuốc theo dõi các sản phẩm ở từng giai đoạn, trong từng quá trình sản suất từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Ứng dụng sẽ cho phép người tiêu dùng nhận diện dễ dàng các sản phẩm thật giả. Ông cho biết, ứng dụng cũng giúp cho các nhà sản xuất và nhà quản lý theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng. Thậm chí, ứng dụng này ở Nigeria còn giúp cho các nhà quản lý xác định được những nơi sản xuất hàng giả và bắt giữ những kẻ lừa đảo.  Simons ước tính, có khoảng 75 triệu người đã được hưởng lợi từ việc tra cứu hàng giả và đã đem lại một dấu hiệu tốt trong việc ngăn chặn các loại thuốc giả tràn lan ở châu Phi, và hiện nay Công ty mPedigree cũng đang hoạt động tại 12 quốc gia trên khắp châu Á và châu Phi.


Hình 18

Mặc dù các giải pháp công nghệ trên đang hoạt động và hoạt động rất hiệu quả, nhưng tại sao rất nhiều người vẫn phải chịu đau khổ, thậm chí là chết vì thuốc giả? Những nguyên nhân nhỏ dẫn tới vấn đề trên như bệnh nhân mua thuốc không có đơn thuốc, việc tự điều trị cùng với việc dùng thuốc quá hạn sử dụng hoặc thuốc kém phẩm chất do bảo quản thuốc không đúng cách. Ngoài ra, theo ông Simons cho biết hầu hết các loại thuốc SR đều sản xuất ở châu Á và chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ và sau đó được nhập khẩu vào châu  Phi. Quy mô thương mại về thuốc giả là rất lớn mà những gì chúng ta đang làm chỉ là hạt cát trong sa mạc vô cùng. Không chỉ thế, vì khoảng 1/3 dân số thế giới sống tại hai nước này và đây có thể là nguồn gốc của nhiều loại thuốc giả. Minh chứng là hồi năm 2006, cảnh sát đã bắt giữ một nghi can sản xuất và tiêu thụ thuốc trị SR giả ở Vân Nam, khi đang vận chuyển 2.880.000 viên thuốc trị SR giả, đủ để điều trị cho 250.000 người. Đồng tình với ý kiến trên, ông Gbamolayun  thuộc Công ty Sproxil cũng nói thêm rằng thuốc giả vẫn là một vấn nạn lớn, là nguyên nhân khiến cho những cái chết thương tâm vẫn diễn ra hàng ngày. Chúng tôi đang cố gắng hết sức mình để nâng cao nhận thức và truyền bá mọi thông tin liên quan đến thuốc giả tới các nhà sản xuất, nhà quản lý, người tiêu dùng trên toàn thế giới, nhưng đồng thời mọi người tiêu dùng cũng phải tự cảnh tỉnh bản thân, tìm hiểu kỹ mọi thông tin trước khi mua thuốc. Một nguyên nhân nữa khiến cho nạn thuốc giả vẫn tràn lan khắp nơi, đó là tham nhũng. Các quan chức Chính phủ dường như vì lợi ích cá nhân là ăn cắp thuốc men viện trợ, sau đó bán cho người dân với giá cao; thanh tra viên, cảnh sát thì ăn hối lộ rồi làm ngơ trước không biết bao nhiêu container thuốc giả. Ông Simons cho rằng đây được cho là hố đen của trách nhiệm, chúng ta cần phải làm gì đó để minh bạch tất cả mọi thứ. Hiện nay, cơ quan quản lý vấn đề thuốc giả ở các nước hoạt động rất yếu kém, nhân viên không có năng lực, nhưng nơi được cho là hoạt động chống thuốc giả như hải quan, các cơ quan chính sách cũng yếu kém... Chính điều này cũng khiến cho thuốc giả tiếp tục hoạt động và phát triển”. 


Hình 19

Ứng dụng biến đối gen sản xuất vaccine sốt rét ưu việt nhất

Nhà vi sinh học Stefan Kappe kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen có thể sản xuất được loại vaccine hiệu quả, an toàn và mạnh mẽ hơn trong tương lai chống lại căn bệnh sốt rét (SR). Theo một nghiên cứu vừa mới được công bố, chỉ cần làm tê liệt 3 trong số 5.000 gen của ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) là có thể tạo ra loại vaccine an toàn, hiệu quả nhằm phòng ngừa căn bệnh đang lây nhiễm cho hơn 200 triệu người mỗi năm này. Chuyên gia dịch tễ Robert Seder, người đang làm việc tại Viện nghiên cứu quốc gia về bệnh truyền nhiễm và dị ứng Mỹ phấn khởi cho biết, đây sẽ là bước tiến lớn và rất kỳ vọng vào sự thành công của loại vaccine này.

Bệnh sốt rét gây ra bởi Plasmodium spp., một loại KSTSR lây truyền vào cơ thể người thông qua vật chủ là muỗi. Khi bị muỗi đốt có nghĩa là bạn đã bị lây nhiễm KSTSR nếu nó mang mầm bệnh vào trong da và chúng sẽ di chuyển đến gan, nơi mà chúng sẽ nhân lên thành hơn 30.000 KST nữa trong thời gian ngắn. Khi vào cơ thể thông qua đường máu và tấn công các tế bào hồng cầu, gây ra bệnh sốt rét, trường hợp bị nặng có thể dẫn đến tử vong. Phương thức lây nhiễm phức tạp này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều chế vaccine, đặc biệt là nhóm vaccien RTS,S - giúp hệ miễn dịch kháng lại KSTSR bằng các protein được trích xuất từ Plasmodium falciparum, một trong loại KSTSR nguy hiểm nhất đối với con người. Việc nuôi cấy chế tạo vaccin từ chính ký sinh trùng Plasmodium spp. nguyên bản để có thể tấn công trực tiếp vào "ổ bệnh" bằng bức xạ và làm tổn hại DNA của chúng. Đây là một phương thức khá mới mẻ và còn nhiều nghi ngại khi phải tiêm vào người KSTSR P. falciparum nguyên bản và sau đó là cung cấp các liều thuốc chữa trị để kích thích hệ miễn dịch. Tuy vậy, vaccine RTS,S vẫn được coi là hữu hiệu hơn cả và sẽ được áp dụng rộng rãi ở 3 nước khu vực Sahara vào năm 2018, mặc dù trên thực tế phương pháp trên chỉ có hiệu quả từ 29-39% trên trẻ em. Trong khi đó, phương pháp mới của các nhà nghiên cứu sẽ phá vỡ chu kỳ truyền nhiễm bằng cách làm hư hại 3 gen giúp ký sinh trùng P. falciparum có thể di chuyển trong máu.

Nhóm nghiên cứu của nhà ký sinh vật học Stefan Kappe thuộc trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Seattle cho biết, đã tiêm một lượng ký sinh trùng đã bị biến đổi gen (GAP) vào chuột thí nghiệm và kết quả cho thấy những con chuột này sau đó hoàn toàn có khả năng kháng lại những KSTSR khỏe mạnh được tiêm vào sau đó. Nhóm nghiên cứu cũng cho muỗi lây nhiễm KSTSR đã bị biến đổi gen và tiến hành thử nghiệm trên 10 tình nguyện viên khỏe mạnh. Kết quả đạt được cho thấy, hệ miễn dịch của các tình nguyện viên đã xuất hiện những kháng thể chống lại “ổ bệnh” của KSTSR trong gan và không một ai có dấu hiệu nhiễm KSTSR hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Seder cho biết, việc làm suy yếu gen của KST đã giúp hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn và học được khả năng chống lại KSTSR.


Hình 20

Nhiều người đồng ý rằng phương pháp RTS,S hiện nay vẫn còn khá nhiều điểm hạn chế, ngoài sức chịu đựng yếu thì nó nhanh chóng bị yếu đi và đòi hỏi phải được bổ sung liều tăng cường. Kappe và các đồng nghiệp cho rằng, loại vaccine mà họ đang phát triển cũng có những ưu điểm khác. Trong khi phương pháp dùng phóng xạ sẽ phá hủy DNA của KSTSR ở những điểm ngẫu nhiên và không thể lựa chọn thì họ có thể cẩn thận kiểm soát cách mà “ổ bệnh” yếu đi và tạo nên tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng KSTSR nguyên bản cũng làm tăng khả năng người được tiêm vaccin bị nhiễm bệnh. Phương pháp GAP thì ngược lại, có thể tạo được miễn dịch cho cơ thể với độ an toàn tuyệt đối. Hiện tại, vẫn còn quá sớm để kết luận trước khi tiến hành những thí nghiệm chi tiết và cẩn thận hơn để chắc chắn rằng vaccin này là an toàn, hiệu quả và có thể ứng dụng rộng rãi. Đầu tiên nhóm cần thử nghiệm trên các tình nguyện viên bằng các KSTSR nguyên bản vào năm sau, và nếu có bất kỳ tình nguyện viên nào bị lây nhiễm thì sẽ ngay lập tức được điều trị). Kappe kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen có thể sản xuất được loại vaccine hiệu quả, an toàn và mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Tiết lộ bất ngờ về mối quan hệ giữa muỗi và bệnh sốt rét

Không phải muỗi vô tình đốt người bị SR và là vật trung gian truyền bệnh cho người khác mà KSTSR tiết ra một loại tín hiệu thu hút muỗi đến đốt người bệnh. Đầu tháng 4/2017, các nhà khoa học Thụy Điển vừa công bố một phát hiện mới lý giải mối quan hệ giữa muỗi và căn bệnh SR - Những phát hiện mới này có thể dẫn tới các cách điều trị tích cực mà có thể không cần dùng đến các loại thuốc hay hóa chất. TS. Noushin Emami đến từ ĐH Stockholm (Thụy Điển) đã thu thập mẫu của những loài muỗi được cho là trung gian truyền bệnh SR. Các thí nghiệm của những chủng muỗi này đã mang đến một kết quả khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, đó là chính KSTSR tiết ra một loại tín hiệu thu hút muỗi đến đốt người bị bệnh, nên nếu phá vỡ được loại tín hiệu này, chúng ta sẽ ngăn chặn được sự lây lan của bệnh SR. Cũng theo nghiên cứu, loại tín hiệu mà các nhà khoa học phát hiện ra chính là một loại carbon dioxit có trong hồng cầu. Khi người bệnh bị nhiễm KSTSR, cơ thể sẽ tiết ra một số mùi để thu hút muỗi đốt.

Giáo sư Ingrid Faye đang công tác tại Viện Nghiên cứu Sinh học cho biết khi tách hồng cầu ra khỏi máu, chỉ để lại tế bào KSTSR và huyết tương, muỗi lại chẳng hề bị thu hút. Chính vì thế chúng tôi tìm cách xử lý loại carbon dioxit có trong hồng cầu và đó là mấu chốt để muỗi không bị thu hút với virus sốt rét này nữa.


Hình 21

Amodiaquine hydrochloride - ứng dụng làm thuốc kết hợp điều trị sốt rét

Hiện nay, SR vẫn là một trong những căn bệnh nghiêm trọng gây tử vong cao tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi. Theo thống kê của TCYTTG hàng năm tại châu Phi có 350 đến 500 triệu người mắc bệnh SR và trong đó có khoảng 1 triệu người tử vong, chủ yếu là trẻ em.

Thuốc amodiaquine (AQ) đã được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh SR từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Từ năm 1975 thuốc này đã ít được sử dụng trong điều trị dự phòng sốt rét do một số tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khi sử dụng AQ kết hợp với Artesunate thì hiệu quả điều trị tăng lên rõ rệt, tránh hoặc trì hoãn kháng thuốc của KSTSR và giảm được tác dụng phụ của các đơn thuốc gây ra. Hiện nay, TCYTTG khuyến cáo nên sử dụng thuốc phối hợp (ACTs) hai thành phần là AQ và Artesunate trong công cuộc PCSR trên toàn thế giới. Công ty dược phẩm Sanofi-Aventis của Pháp sản xuất thuốc kết hợp và đưa ra thị trường với tên Artesunat-Amodiaquine (Winthrop) có thành phần AS-AQ hay Coarsucam.

Ở Việt Nam, Amodiaquine hydrochloride được một số công ty dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc để bào chế thuốc chống sốt rét phối hợp 2 thành phần AQ hydrochloride/Artesunate.


Hình 22

Ký sinh trùng sốt rét phát triển ở muỗi truyền bệnh thế nào ?

Trong các bệnh do muỗi truyền, KSTSR gây nên SR có giai đoạn ký sinh ở cơ thể muỗi để thực hiện vai trò truyền bệnh khi đốt máu và truyền mầm bệnh sang người lành. KSTSR muốn phát triển được trong cơ thể muỗi cần có những điều kiện cơ bản là phải có loài muỗi thích ứng, có đủ thời gian để mầm bệnh hoàn thành giai đoạn sinh trưởng trong cơ thể muỗi và có nhiệt độ ở ngoài trời thích hợp đối với từng loại KSTSR. Loài muỗi thích ứng truyền bệnh SR là loài Anopheles. Tại nước ta, có ít nhất 59 loài Anopheles, trong đó 15 loài là muỗi truyền bệnh chính, truyền bệnh phụ và nghi ngờ truyền bệnh. Muỗi truyền bệnh chính gồm có 3 loài An. minimus hoạt động ở vùng rừng núi trên toàn quốc, An. dirus hoạt động ở vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam và An. sundaicus hoạt động ở vùng ven biển nước lợ Nam Bộ. Thời gian để mầm bệnh KSTSR hoàn thành giai đoạn sinh trưởng trong cơ thể muỗi cần điều kiện muỗi phải sống đủ lâu để nang trùng của ký sinh trùng ở thành dạ dày có thời gian phát triển thành thoi trùng ký sinh ở tuyến nước bọt muỗi. Khi muỗi đốt máu, mầm bệnh sẽ truyền thoi trùng sang cho người lành để gây bệnh. Nhiệt độ ở ngoài trời thích hợp đối với từng loại KSTSR cũng là điều kiện cần thiết để mầm bệnh có thể phát triển được trong cơ thể muỗi truyền bệnh. Chủng KSTSR P. falciparum, P. malariae cần nhiệt độ tối thiểu ở ngoài trời phải lớn hơn 16oC. Chủng KSTSR P. vivax cần nhiệt độ tối thiểu ở ngoài trời phải lớn hơn 14,5oC. Nếu nhiệt độ ở ngoài trời thấp hơn nhiệt độ tối thiểu này thì KSTSR không có khả năng phát triển được trong cơ thể muỗi. Các nhà khoa học đã xác lập được công thức tính thời gian hoàn thành giai đoạn phát triển hữu tính trong chu kỳ phát triển của từng chủng loại KSTSR ở cơ thể muỗi truyền bệnh. Theo công thức này để tính toán: Chủng KSTSR P. falciparum cần 26 ngày để phát triển ở nhiệt độ từ 19-20oC, cần 12 ngày để phát triển ở nhiệt độ 25oC, cần 8 ngày để phát triển ở nhiệt độ 30oC. Chủng P. vivax cần 45 ngày để phát triển ở nhiệt độ từ 16-17oC, cần 19 ngày để phát triển ở nhiệt độ 20oC, cần 10 ngày để phát triển ở nhiệt độ 25oC, cần 6,5 ngày để phát triển ở nhiệt độ 30oC. Chủng loại ký sinh trùng sốt rét P. malariae cần 18 ngày để phát triển ở nhiệt độ 24oC, cần 16 ngày để phát triển ở nhiệt độ 25oC. Như vậy, để đảm nhận được vai trò truyền bệnh SR tại địa phương nơi bệnh lưu hành, phải có loài muỗi Anopheles thích ứng hoạt động, muỗi phải có tuổi thọ có nghĩa là phải sống đủ lâu để KSTSR có thể phát triển được các giai đoạn trong cơ thể của nó và nhiệt độ ngoài trời phải thích hợp đối với từng chủng KSTSR gây bệnh ký sinh ở cơ thể muỗi. Điều này đã được chứng tỏ tại các nước, các khu vực, các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ và lạnh quanh năm thường không có bệnh SR lưu hành.

Dự đoán dịch sốt rét nhờ nhiệt độ nước biển

Căn cứ vào sự thay đổi nhiệt độ trên mặt nước biển ở Nam Đại Tây Dương, người ta có thể dự đoán dịch SR ở Tây Bắc Ấn Độ từ rất lâu trước khi nó bùng phát – Tạp chí The Hindustan Times cho hay. Mỗi năm, bệnh SR Ấn Độ lan truyền thêm 9 triệu người, mang đến cho nước này những tổn thất nghiêm trọng về người và của. Người ta đã đi tìm yếu tố gì có liên quan đến sự bùng phát này để có thể dự báo, nhằm ngăn chặn và đối phó trước. Một trong các yếu tố được phát hiện qua các số liệu thống kê, là mỗi khi nhiệt độ tháng 7 thấp là bệnh SR lại hoành hành ở các bang Delhi, Rajasthan, Punjab và Haryana. Vì vậy, có thể có một thời gian là 4 tháng để chuẩn bị PCSR - Tác giả của phát hiện này là các nhà khoa học Trường ĐH Michigan (Mỹ) và nếu đúng, nó là phương pháp có hiệu quả hơn bất cứ một phương pháp dự báo nào khác. Chẳng hạn, hiện nay, người ta thường sử dụng số liệu về mùa mưa. Trên cơ sở đó, người ta dự báo nơi nào mưa nhiều, muỗi anophen truyền bệnh gặp điều kiện thuận lợi để nảy nở sinh sôi làm lan truyền bệnh SR. Tuy khá chính xác nhưng nó chỉ cho phép dự báo được trước một tháng - thời gian quá gấp gáp không đủ để các chuyên gia y tế kịp trở tay. Các chuyên gia dịch tễ học Mỹ đã vào cuộc để cùng giải quyết vấn đề này. Họ phân tích tần suất xuất hiện sự bùng phát của bệnh SR ở các bang của Ấn Độ trong hơn 20 năm từ 1985-2006 và so sánh dữ liệu này với mô hình khí hậu. Từ đó họ phát hiện ra mỗi khi nhiệt độ mặt nước ở Nam Đại Tây Dương vào tháng 7 dưới mức bình thường thì lượng mưa năm ấy đều tăng lên một cách rõ rệt và vài tháng sau các bang ở Tây Bắc Ấn Độ bệnh SR lại bùng phát. Kết luận này tỏ ra có hiệu quả và đáng tin cậy. Nếu từ đó đưa ra được những dự báo chính xác, nó sẽ giúp Ần Độ hạn chế được thiệt hại to lớn do dịch SR gây ra.

Ngày 15/05/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích