Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 1 2 0 1
Số người đang truy cập
2 0 1
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo ngày 7/3 dến 8/3 năm 2017

Pháp luật về an toàn thực phẩm không còn phù hợp với thực tế; An toàn Thực phẩm: Phải quản từ chợ đầu mối; Hai học sinh tử vong nghi do ăn trứng cóc; Bệnh ho gà gia tăng, nhiều trường hợp biến chứng nặng; Bộ Y tế: Gia tăng các trường hợp mắc bệnh ho gà; Trung Quốc: Phát hiện người nhiễm H7N9 tại tỉnh giáp giới Việt Nam. Hà Nội: Quán cơm bán rượu chứa methanol vượt ngưỡng hơn 2.000 lần; Khám sức khỏe siêu tốc ở Bắc Giang; Quán ăn Hà Nội bán rượu chứa methanol vượt ngưỡng hơn 2.000 lần ; Nhiều trẻ mắc ho gà, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống; Lần đầu tiên chỉnh gen chữa thiếu máu hồng cầu thành công; Hà Nội công bố đường dây nóng về dịch cúm gia cầm; Trẻ tử vong vì ho gà, Bộ Y tế cảnh báo khẩn

 

Lao động

Pháp luật về an toàn thực phẩm không còn phù hợp với thực tế

Ngày 6.3 tại TPHCM, Đoàn Giám sát về ATVSTP của Quốc hội đã tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2011-2016 khu vực các tỉnh phía Nam. Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, ATTP là một vấn đề được cả Quốc hội và cử tri quan tâm, vì vậy, việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 đã được chọn là chuyên đề giám sát tối cao đầu tiên của Quốc hội khoá 14. Về vấn đề an toàn thực phẩm cần được nhìn nhận ở ba góc độ: Bảo đảm cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế; Bảo đảm cho sức khỏe, thể chất và tầm vóc người Việt Nam, hạn chế ngộ độc thực phẩm, tác hại của thực phẩm bẩn gây ung thư, các bệnh truyền qua thực phẩm; Bảo đảm cho một môi trường sống trong lành, thu hút đầu tư, khách du lịch. Vài năm qua công tác quản lý an toàn thực phẩm tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập, nhiều nơi đã tiến đến ngưỡng báo động "đỏ". Thời gian qua đoàn đã tiến hành giám sát tại 19/21 tỉnh - thành được chọn thực hiện trong chuyên đề này. Dù chương trình giám sát mới đi được non nửa hành trình. Đó là, mỗi năm Việt Nam sử dụng trên 110 ngàn tấn thuốc kháng sinh cho chăn nuôi, thuỷ sản sử dụng khá tự do; hoóc môn tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi còn chưa được kiểm soát chặt chẽ... gây ảnh hưởng lớn đối với chất lượng thực phẩm. Bên cạnh đó, việc giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn thực phẩm là phổ biến ở các địa phương, trừ TPHCM là có hệ thống và quản lý tương đối chặt chẽ, cả nước còn 29.557 cơ sở giết mổ, trong đó đa số là nhỏ lẻ. Kết quả giám sát cho thấy, nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm soát chặt chẽ, và quản lý thị trường phân phối sản phẩm thực phẩm còn rất nhiều bất cập. UBND TPHCM cho biết, trong giai đoạn 2011-2016, TPHCM đã lập hơn 2.000 đoàn thanh tra hơn 283 nghìn cơ sở thực phẩm, phát hiện hơn 73,5 nghìn cơ sở vi phạm. Trong đó, hơn 33 nghìn cơ sở bị xử phạt với số tiền lên tới hơn 110 tỷ đồng, đồng thời tịch thu tiêu hủy hơn 23 nghìn tấn thực phẩm không đảm bảo ATTP. Công tác thực thi chính sách pháp luật về ATTP trên địa bàn TP giai đoạn 2011 -2016 đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý về ATTP trên địa bàn TP vẫn còn một số khó khăn vướng mắc như: Kinh phí đầu tư cho hoạt động đảm bảo ATTP còn thấp; nhân sự còn thiếu; điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất còn hạn chế,… Trên cơ sở vướng mắc trên, TPHCM kiến nghị Chính phủ đánh giá lại Luật ATTP sau 5 năm thực hiện để bổ sung, sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn.   Tại hội nghị, các ý kiến tham luận của các Bộ ngành cũng như địa phương đều cho rằng, việc kiểm soát ATTP hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do sự chồng chéo trong công tác quản lý, đồng thời hệ thống chính sách và pháp luật về ATTP hiện vẫn chưa sát với thực tế. Ngoài ra, cần phải phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP đến các địa phương khi ở tuyến cơ sở chưa thực sự vào cuộc quyết liệt. Đề nghị các cơ quan chức năng và địa phương cần phải làm rõ chất lượng thực phẩm và vấn đề bảo đảm ÂTP đã đi đôi với nhau chưa, hay còn có khoảng cách. Liên quan đến hệ thống pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Hệ thống pháp luật đã đủ chưa, có điểm gì vẫn xung đột; Luật được ban hành đã đi vào cuộc sống chưa; tính khả thi và bảo đảm tính hội nhập; quyền lợi của người sản xuất và quyền lợi của người tiêu dùng...

Hà Nội ra quân xử lý rượu không nhãn mác

Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội đã họp khẩn bàn giải pháp tăng cường phòng, chống ngộ độc thực phẩm do rượu, sau khi liên tiếp có các nạn nhân cư trú tại Hà Nội phải nhập viện vì ngộ độc rượu. Qua kiểm tra một nhà hàng ăn uống trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm sáng ngày 3.3, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP TP. Hà Nội đã niêm phong 6 chum đựng rượu với khoảng 200 lít rượu không có nhãn mác.  Ngày 2.3, sau khi xác minh có 5 bệnh nhân ở Hà Nội trên tổng số 7 bệnh nhân vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vì ngộ độc rượu do uống rượu không nhãn mác, Ban Chỉ đạo ATVSTP TP. Hà Nội đã tổ chức họp khẩn để tăng cường các biện pháp phòng, chống ngộ độc rượu. Một trong những giải pháp quan trọng mà Hà Nội sẽ triển khai là yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiến hành kiểm tra đồng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn. Phát biểu tại cuộc họp, Cục ATP (Bộ Y tế) cho rằng, cần phải tăng cường tuyên truyền tác hại do uống rượu, chất có cồn không rõ nguồn gốc, không nhãn mác. Bên cạnh đó, ngành công thương phải phối hợp với Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, nhất là những loại rượu không nguồn gốc và nhãn mác cụ thể. Và người dân khi có biểu hiện nghi có ngộ độc rượu cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Ngay trong sáng ngày 3.3, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP số 2 TP. Hà Nội đã tiến hành ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn. Tại thời điểm kiểm tra tại nhà hàng Thu Thắng (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm), đoàn kiểm tra đã phát hiện cơ sở có 6 chum đựng rượu với khoảng 200 lít rượu nhưng không có nhãn mác. Số rượu này được chủ nhà hàng cho biết là rượu nếp và được lấy của người quen ở huyện Đông Anh (Hà Nội) nên không có hóa đơn chứng từ. Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong toàn bộ 6 chụm đựng rượu nói trên và yêu cầu chủ nhà hàng tiếp tục làm việc với Phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm để làm rõ nguồn gốc của số rượu này. Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong trường hợp nhà hàng không xuất trình được giấy tờ liên quan, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tịch thu và tiêu hủy theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng đã lấy 3 mẫu rượu của nhà hàng, 3 mẫu rau, 10 mẫu bát, đĩa tiến hành xét nghiệm nhanh. Kết quả test nhanh các mẫu rượu, rau đều đảm bảo an toàn nhưng 3 mẫu bát, đĩa không đảm bảo vệ sinh. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu cơ sở rửa lại toàn bộ số bát, đĩa và không sử dụng bát, đĩa đã cũ để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Liên quan đến các trường hợp ngộ độc rượu trên địa bàn Hà Nội phải vào BV Bạch Mai để cứu chữa, Từ tết đến giờ, gặp rất nhiều bệnh nhân ngộ độc methanol, tử vong cũng nhiều. Có ngày 3 - 5 bệnh nhân ngộ độc methanol. Cá biệt, có người hàm lượng methanol trong máu lên đến trên 500 mg/dL, tổn thương não, hoại tử não (nặng hơn cả tai biến mạch máu não), nguy cơ tử vong, tổn thương não do hôn mê kéo dài là rất cao. Đây là lời cảnh báo nguy hiểm đến tất cả mọi người, đặc biệt với người thường uống rượu không rõ nguồn gốc.

1,7 triệu trẻ em chết mỗi năm do môi trường ô nhiễm

Nước và không khí nhiễm bẩn, khói thuốc, điều kiện vệ sinh thiếu gây các bệnh tiêu chảy, sốt rét và viêm phổi, mỗi năm làm chết 1,7 triệu trẻ em, chiếm 1/4 tổng số ca tử vong trên toàn cầu của trẻ em dưới 5 tuổi. WHO ngày 6-3 công bố báo cáo "Kế thừa một thế giới bền vững: Atlas về sức khỏe của trẻ em và môi trường" cho biết, tiếp xúc gây hại có thể bắt đầu ngay từ trong bụng mẹ, sau đó tiếp tục nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong nhà lẫn ngoài trời hoặc khói thuốc, làm tăng nguy cơ thời thơ ấu mắc bệnh viêm phổi cùng rủi ro suốt đời mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như hen suyễn cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ và ung thư khi trưởng thành. Báo cáo lưu ý rằng trong các gia đình không được tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh, hoặc bị ô nhiễm khói từ các nguồn nhiên liệu bẩn như than đá hoặc phân dùng nấu ăn và sưởi ấm, trẻ em có nguy cơ cao mắc các bệnh tiêu chảy và viêm phổi. Trẻ em cũng dễ bị phơi nhiễm trước các hóa chất độc hại thông qua thực phẩm, nước, không khí và các sản phẩm xung quanh. Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan tuyên bố: "Môi trường bị ô nhiễm là một nguyên nhân gây chết người, đặc biệt với trẻ nhỏ. Các cơ quan và hệ thống miễn dịch đang phát triển, cùng cơ thể và đường hô hấp còn nhỏ, đã làm trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương do nước và không khí bẩn". Maria Neira, chuyên gia WHO về sức khỏe cộng đồng, kêu gọi chính phủ các nước phải có nhiều biện pháp hơn nữa để mọi nơi đều an toàn cho trẻ em. "Đầu tư vào việc loại bỏ các nguy cơ môi trường với sức khỏe, như cải thiện chất lượng nước hoặc sử dụng nhiên liệu sạch hơn, sẽ đem lại những lợi ích sức khỏe to lớn".

TPHCM: Phó Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm

Giải quyết bài toán an toàn vệ sinh thực phẩm, TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm. Ngày 6.3, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM làm Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM. Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM là mô hình thí điểm để nhập bộ phận quản lý an toàn thực phẩm của 3 sở: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương cùng về một đầu mối. Cơ quan này sẽ có phòng kiểm nghiệm, đủ năng lực để xét nghiệm và cho kết quả nhanh các chất độc hại, hóa chất cấm. Bà Phạm Khánh Phong Lan được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, thời gian giữ chức vụ cho đến ngày 6.12.2019. Ông Lê Minh Hải - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp trực thuộc Sở Y tế - giữ chức vụ Phó Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM. Bà Huỳnh Thị Kim Cúc- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - giữ chức Phó Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TPHCM. Bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết, sau khi ổn định bộ máy nhân sự tinh gọn và hiệu quả, việc đầu tiên sẽ triển khai xây dựng đội ngũ thanh tra theo mô hình liên quận - huyện, phát huy tác dụng của từng địa phương. Đồng thời, tiếp tục những đề án về chuỗi thực phẩm an toàn, về truy xuất nguồn gốc, mô hình chợ an toàn thực phẩm, tạo điều kiện tốt nhất cho những tổ chức cá nhân, những cơ sở, doanh nghiệp muốn làm được thực phẩm an toàn có nhiều cơ hội để tập trung chuyên môn.

ĐÀ NẴNG: Cứu sống bé 15 tháng tuổi rơi từ tầng 5 chung cư xuống đất

Sáng 6.3, BV Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết bệnh nhi Dương Tấn Trọng (15 tháng tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà) bị rơi từ tầng 5 chung cư xuống đất đã qua nguy kịch, đang bình phục tốt và chuẩn bị xuất viện trong thời gian tới. Sáng 6/3, bác sĩ Võ Hữu Hội, trưởng Khoa Hồi sức nhi (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) – cho biết, bệnh nhi Dương Tấn Trọng (15 tháng tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) bị rơi từ tầng 5 chung cư đã qua nguy kịch, đang phục tốt và chuẩn bị xuất viện. Trước đó, ngày 14.2, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận trường hợp cháu Dương Tấn Trọng được người nhà đưa vào bệnh viện vào sáng cùng ngày trong tình trạng nguy kịch do té từ tầng 5 chung cư xuống đất. Theo các bác sĩ, cháu Trọng nhập viện khi toàn thân tím tái, biến dạng vùng mặt, thở nấc, bụng chướng, đa chấn thương, biến dạng vùng dưới cánh tay phải và vùng đùi bên trái. Kết quả chụp CT cho thấy có xuất huyết vùng trán bên trái, tụ khí trong não, phù não lan tỏa nặng, vỡ xương sọ trán...Theo người nhà cho biết, cháu Trọng bị rơi từ tầng 5 khu chung cư , nơi gia đình cháu sinh sống xuống đất. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định chuyển cháu qua Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng để tiếp tục điều trị. Tại đây, cháu Trọng được các bác sĩ điều trị tiếp tục hồi sức, cho thở máy, chống phù não và kiểm soát nhiễm trùng, bó bột chân và tay… Sau thời gian điều trị, hiện cháu đã tỉnh táo, linh hoạt, tự ăn được và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Nhiều trẻ mắc ho gà, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn yêu cầu các địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh ho gà. hời tiết lạnh, độ ẩm cao trong những tháng đầu năm 2017 là điều kiện để các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có ho gà. Các trường hợp mắc bệnh ho gà tại một số tỉnh, thành phố gia tăng so với cùng kỳ năm 2016, tập trung chủ yếu tại một số tỉnh khu vực phía Bắc. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương tiếp nhận và điều trị hơn 50 bệnh nhi mắc ho gà, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 2 đến 3 tháng tuổi do chưa được tiêm chủng. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng, phải thở máy, có trường hợp phải lọc máu và sử dụng kỹ thuật trao đổi oxy ngoài cơ thể (hay còn gọi là kỹ thuật ECMO), trong đó đã có bốn ca tử vong. Trước tình hình trên, để chủ động phòng chống và không để dịch bùng phát, lan rộng, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị các địa phương thực hiện triệt để việc tiêm vắc xin; tổ chức rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng trên địa bàn và thông báo cho đối tượng tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều, tránh bỏ sót đối tượng. Các cơ sở y tế địa phương cần thực hiện tiêm bổ sung ngay trong tháng đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng, kiên quyết xóa các vùng lõm trong tiêm chủng; Chủ động giám sát, xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời, không để dịch bùng phát; tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Triển khai vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, trường học, lớp học, nhà trẻ để đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng và giữ vệ sinh cá nhân để phòng nguy cơ lây truyền bệnh. Mặt khác, tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh, tập trung vào khu vực có nguy cơ cao, các địa bàn có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Bộ Y tế cảnh báo, bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi và có tính lây truyền rất cao, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học… Triệu chứng ban đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ có thể ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng. Vì vậy, để phòng chống bệnh, người dân cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà (vắcxin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván - DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virus viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đầy đủ, đúng lịch. Hiện có 2 loại vắc xin phòng bệnh ho gà là DTP (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) và Quinvaxem (phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib). Lịch tiêm chủng vắcxin DTP hoặc Quinvaxem cho trẻ cụ thể là mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 tháng; mũi thứ 3 sau mũi thứ hai 1 tháng và mũi thứ 4 khi trẻ 18 tháng tuổi. Ngoài ra, để phòng bệnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hằng ngày. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Sài Gòn giải phóng

ĐBSCL tăng cường phòng chống cúm gia cầm

Chiều 5-3, ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Trước tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, ngành thú y của tỉnh đang phối hợp với chính quyền địa phương, người chăn nuôi… tăng cường nhiều biện pháp phòng chống. Cụ thể, từ đầu năm 2017 đến nay, lực lượng thú y trong tỉnh đã tiêm phòng trên 2 triệu liều vacxin phòng chống cúm gia cầm. Hiện tại, các huyện, thị tiếp tục kiểm tra đàn gia cầm nhằm tiêm bổ sung đầy đủ, không để sót. Đối với các huyện tiếp giáp biên giới Campuchia như Tân Hồng, Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự, công tác kiểm soát việc vận chuyển gia cầm được tăng cường nghiêm ngặt". Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang, cận Tết Nguyên đán 2017, tỉnh đã phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên đàn gà, với 860 con ở hộ ông Nguyễn Văn Toàn, ấp Mỹ Trinh B, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè và đã tiêu hủy hoàn toàn. Hiện nay, toàn tỉnh Tiền Giang có đàn gia cầm khá lớn với khoảng 12,2 triệu con, tăng 46,7% so cùng kỳ (chủ yếu tăng ở đàn gà 65,4%). Vì vậy, việc phòng chống cúm gia cầm rất được quan tâm. Ngành thú y đang tập trung tiêm phòng cúm A/H5N1 cao điểm đợt 1 đối với đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ tiêm phòng đạt 79,6% đối với đàn vịt, 90,19% đối với đàn gà. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh nhằm phát hiện sớm, xử lý ngay và không để dịch lây lan. Đồng thời, thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi từ nay đến ngày 23-3. Chủ các hộ chăn nuôi thực hiện vệ sinh chuồng trại, quét dọn, thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt, chôn hoặc ủ sinh học… sau đó ngành chức năng sẽ phun xịt hóa chất phòng bệnh… Tại An Giang, UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương và lực lượng thú y triển khai nhanh nhiều giải pháp ngăn chặn dịch bệnh. Nghiêm cấm dưới mọi hình thức về vận chuyển, buôn bán, sản phẩm gia cầm qua biên giới, khu vực tiếp giáp với Campuchia; đồng thời thưởng nóng 500.000 đồng cho bất cứ ai báo tin chính xác về gia cầm chết hàng loạt hoặc nghi cúm gia cầm, đàn gia cầm không tiêm phòng…  Ở Sóc Trăng, các ngành chức năng cũng tập trung cao cho công tác phòng chống cúm gia cầm bởi dịch bệnh xuất hiện ở một số địa phương trong tỉnh. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, toàn bộ gia cầm bị bệnh đã được tiêu hủy; đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng; quản lý vùng có ổ dịch; kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn; tăng cường quản lý vịt chạy đồng và đẩy nhanh việc tiêm phòng, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các vùng nông thôn…

Gia tăng tình trạng trẻ bị đuối nước, hóc dị vật

Sáng 6-3, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM cho biết tình trạng trẻ bị hóc dị vật đường thở và ngạt thở do ngã chúi đầu vào xô nước liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây. Mới đây, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận trường hợp trẻ 17 tháng tuổi được gia đình đưa vào cấp cứu do bị đuối nước. Tuy nhiên, khi vào tới viện, bệnh nhi đã ngưng tim, dù các bác sỹ cố gắng cứu chữa nhưng trẻ đã tử vong. Theo người nhà bệnh nhi, trẻ nghịch chậu nước trong nhà và không may bị chúi đầu rồi rơi vào dẫn tới đuối nước. Khi người nhà phát hiện thì trẻ đã tím tái, liền đưa vào bệnh viện. BV Nhi đồng 1 cho biết, trẻ khoảng 1 tuổi ở giai đoạn bò, tập đi thường rất thích nghịch nước. Với những chậu, lu nước đầy thì trẻ ít bị ngạt nước nhưng với những chậu nước ít, trẻ thường chúi đầu vào chơi nên dễ té ngã vào trong, dẫn tới tai nạn thương tâm. Thế nên, nếu nhà nào có trẻ nhỏ phải thường xuyên để mắt tới trẻ, không nên cho trẻ chơi một mình. Ngoài ra, không nên để các vật chứa nước trong khu vực trẻ chơi đùa để tránh tai nạn không đáng có. Trường hợp trẻ không may bị đuối nước thì việc quan trọng để cứu mạng trẻ chính là cách sơ cứu của gia đình. Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ bị đuối nước chỉ có 4 phút. Trong thời gian này, người thân phải cấp cứu để kịp thời hồi sức tim phổi, cung cấp máu, oxy lên não. Nếu quá 4 phút trẻ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, sau 10 phút thì trẻ chết não. Cho dù cứu được trẻ thì để lại di chứng nặng nề như sống thực vật. Ngoài đuối nước thì việc trẻ bị hóc dị vật là trường hợp mà Bệnh viện Nhi đồng 1 thường xuyên tiếp nhận. Gần đây nhất là trường hợp trẻ 5 tuổi (ngụ Q.10) tử vong do bị hóc rau câu. Loại rau câu mà trẻ bị hóc thuộc dạng viên nhỏ, chứa trong hộp nhựa, được bọc bằng lớp bao mỏng phía trên. Khi ăn, trẻ đã tháo nắp đậy và hút mạnh vào miệng. Viên rau câu không may đã rơi vào thanh quản khiến bị trẻ bị hóc, cả người bắt đầu tím tái. Người nhà sau đó đưa trẻ vào bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp khi bệnh nhi đã bị ngưng tim. Trong trường hợp trẻ chẳng may hóc dị vật, người nhà nên nhanh chóng sơ cứu trước khi đưa tới cơ sở y tế. Với trẻ dưới 2 tuổi, người lớn nên vỗ lưng ấn ngực, để làm tăng áp lực đột ngột giúp tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ trên 2 tuổi thì dùng dùng tay ấn lên lồng ngực, hoặc vùng thượng vị, làm tăng áp lực trong lồng ngực.  Nếu làm cách đó không hiệu quả, trẻ vẫn tím tái thì hà hơi thổi ngạt để cung cấp máu cho não, oxy cho phổi, sau đó nhanh chóng gọi Trung tâm cấp cứu 115.

Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài giờ: Bệnh viện tích cực, bệnh nhân hài lòng

Nhờ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ngoài giờ được triển khai vài năm gần đây mà nhiều bệnh viện (BV) đã giảm quá tải trong giờ hành chính, chất lượng dịch vụ tăng lên. Không chỉ thuận tiện cho người bệnh mà khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ còn tăng thêm thu nhập cho bác sĩ, y tá, nhân viên phục vụ của BV, đồng thời hạn chế được tình trạng bác sĩ “tuồn” người bệnh ra phòng khám tư, BV tư. Ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng có điều kiện mở rộng đối tượng tham gia BHYT, vì người dân nhận thấy ngày càng có nhiều quyền lợi trong khám chữa bệnh.

Khám bệnh BHYT 24/7

Hơn 17 giờ, nhiều người mặc đồng phục công nhân hay quần áo còn dính đầy bụi bẩn từ những công trình và có cả nhân viên văn phòng đang ngồi trước các phòng khám của BV Quận Bình Tân. Dù hết giờ làm việc nhưng toàn bộ dãy ghế đã đông nghẹt người chờ đến lượt khám, bởi những năm gần đây, BV đã triển khai khám ngoài giờ mà vẫn được hưởng BHYT. Ngồi chờ đến lượt khám, anh Hồ Đức Thuận, đang làm công nhân trong Khu công nghiệp Tân Tạo, cho biết: “Thấy xương bị đau nhức bên trong nhưng không có thời gian đi khám, do ban ngày phải đi làm. Khi nghe chủ nhà trọ cho biết BV Quận Bình Tân có khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ nên tôi thử đi xem sao. Người hướng dẫn cho biết chỉ có tiền khám bệnh tăng hơn chút so với giờ hành chính, còn lại thì đều được hưởng theo chế độ BHYT. Thấy mọi người khám rất nhanh, không bị ách tắc ở khâu nào. Tôi nghĩ cách làm này cần nhân rộng ra nhiều nơi thì rất tốt cho người lao động như chúng tôi. Bởi công việc lao động thì nghỉ ngày nào mất tiền ngày đó, nay có thể đi khám BHYT sau khi làm việc xong thì quá tuyệt vời”. Tương tự, BV Quận 2 cũng đông nghẹt người đến khám bệnh vào ngày cuối tuần. Tại quầy hướng dẫn luôn có nhiều người đứng chờ được nhân viên hướng dẫn các thủ tục để khám. Đang ngồi chờ mẹ siêu âm trong phòng, chị Huỳnh Thị Thùy Trang (ngụ trên đường Nguyễn Duy Trinh) cho hay: “Người lớn tuổi thường hay ốm đau bệnh tật. Đi khám ngày thường thì cũng mất cả buổi sáng, có khi đến tận chiều. Từ khi BV triển khai khám BHYT ngoài giờ, tôi không phải nghỉ việc mà vẫn có thể chăm lo chu đáo cho người thân”. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” hơn các BV khác trong câu chuyện khám chữa bệnh ngoài giờ, nhưng BV Nguyễn Tri Phương rất tích cực thực hiện, thậm chí đã điều chỉnh giờ khám bệnh 24/7 phục vụ nhu cầu của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào và khung giờ nào. Theo BV Nguyễn Tri Phương, nhu cầu bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú trong các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ rất lớn, vì vậy BV rất chú trọng và triển khai dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú theo yêu cầu, khi tới khám bệnh, bệnh nhân đóng thêm phí khám chữa bệnh ngoài giờ hành chánh nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của người có thẻ BHYT, nghĩa là được cấp thuốc và hưởng chế độ chi trả BHYT theo quy định.

Hướng đến người bệnh

BV Bình Tân, cho biết việc khám chữa bệnh BHYT ngoài giờ đã triển khai từ cách đây 2 năm do nhu cầu của người bệnh ngày càng nhiều. Do xung quanh BV có rất nhiều khu công nghiệp, xưởng sản xuất nên người lao động phổ thông rất đông. Xuất phát từ nhu cầu của người dân, BV mở khám bệnh ngoài giờ, đã giúp cho nhiều người lao động được thuận tiện hơn. Người bệnh được khám BHYT từ giờ hành chính cho đến 21 giờ, kể cả ngày thứ bảy và chủ nhật, với trung bình mỗi ca 400 - 500 bệnh nhân. Dù việc tăng ca khám chữa bệnh khiến y bác sĩ vất vả nhưng BV muốn tạo thuận lợi trên hết cho người bệnh, vừa giải quyết được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, vừa tăng thêm thu nhập chính đáng cho nhân viên y tế. Được thực hiện vào tháng 5-2016, BV Nguyễn Tri Phương đã mạnh dạn làm đề án xin Sở Y tế TPHCM cho phép được khám chữa bệnh ngoài giờ nhưng vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ của thẻ BHYT. Từ khi triển khai khám ngoài giờ đã giảm tải cho ngày thường rất nhiều. “Cách đây vài năm, tôi chứng kiến nhiều người bệnh phải chờ vất vả đi khám bệnh, còn phải tranh thủ khám nhanh để cho kịp giờ đi làm. Nhiều người thân của tôi cũng rơi vào tình cảnh mỗi khi đi khám bệnh phải xin nghỉ việc. Từ thực tế đó, tôi đã làm đề án xin sở cho khám bệnh ngoài giờ nhưng vẫn hưởng BHYT. Nhờ vậy mà nhiều người đi làm không phải nghỉ, học sinh không bỏ học, công nhân không phải mất ngày lương… Đối với bệnh nhẹ thì việc khám ngoài giờ rất thuận tiện mà còn giảm tải cho BV rất nhiều. Còn các bệnh mãn tính, bệnh lý bất thường thì buộc phải đi khám ban ngày để lấy mẫu xét nghiệm”. Sở Y tế và BHXH TPHCM  đã có hướng dẫn và tuyên truyền cho các BV về việc khám chữa bệnh ngoài giờ mà vẫn hưởng đầy đủ quyền lợi của BHYT. Theo đó, các cơ sở y tế này cần phải thông báo trước cho cơ quan BHXH; cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai và thông báo trước những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng khi tham gia BHYT.

Chú trọng liên kết, truy xuất nguồn gốc để đảm bảo an toàn thực phẩm

Ngày 6-3 tại TPHCM, Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016” tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật tại khu vực phía Nam. Cùng dự có đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM. Phát biểu đề dẫn, ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội cho biết: An toàn thực phẩm là vấn đề được người dân rất quan tâm và được Quốc hội lựa chọn giám sát chuyên đề tối cao đầu tiên của khóa XIV. Đoàn đã đi giám sát tại 19/21 tỉnh, thành phố làm việc với các bộ, ngành liên quan và nghe Chính phủ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm. Hiện nay, việc đánh giá mức độ an toàn thực phẩm còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến cho rằng nhiều địa phương đã tới “giới hạn đỏ”, gây bức xúc trong nhân dân. Do vậy, chúng ta cần làm rõ, có đánh giá đúng thực trạng an toàn thực phẩm hiện nay, những tồn tại hạn chế và đặc biệt đề ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn thời gian tới. Trong giai đoạn 2011 - 2016, ngành y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 3 triệu lượt cơ sở thực phẩm, số cơ sở vi phạm chiếm khoảng 20%. Số lượt thanh tra, hậu kiểm đã tăng gấp 1,5 - 2 lần so với các năm trước. Trong năm 2016, công tác thanh tra, kiểm tra đã thực hiện quyết liệt tại các địa phương. Số cơ sở bị xử lý tăng từ 17,6% năm 2015 lên 23,4% năm 2016; tỷ lệ cơ sở bị phạt tiền tăng từ 50,5% năm 2015 lên 67% năm 2016; số tiền phạt trung bình một cơ sở tăng từ 3,59 triệu đồng lên 3,73 triệu đồng năm 2016, cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho rằng, nếu không kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ thì chúng ta sẽ “mất kiểm soát”. Cần phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bởi nếu không truy xuất được thì công tác hậu kiểm sẽ không giải quyết được vấn đề cũng như không thể xử phạt, xử lý tận gốc. Tham luận trình bày tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm trong đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó có áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo và đang hướng tới truy xuất nguồn gốc đối với toàn bộ các sản phẩm khác; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ; liên kết vùng nguyên liệu và sản xuất, tiêu thụ...Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở nuôi trồng tập trung như giá thuê đất, thuế, vốn; chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết, sản xuất trong các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản; tập trung phát triển các hình thức hợp tác kinh tế phù hợp đối với các lĩnh vực thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, mô hình liên kết giữa nông hộ và doanh nghiệp cũng như các đối tác khác trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản thực phẩm. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp quản lý, đẩy nhanh tốc độ phát triển, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, hiện cả nước có 61 tỉnh, thành phố xây dựng được 519 mô hình điểm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, trong đó 224 chuỗi đã được giám sát, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.

Khám, tư vấn mắt miễn phí 40.000 học sinh

Nhằm cải thiện sức khỏe thị giác và cung cấp kiến thức chăm sóc mắt cần thiết cho học sinh, Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) tiếp tục thực hiện chương trình chăm sóc mắt học đường năm 2017 với chủ đề “Mắt khỏe mỗi ngày, ngời sáng tương lai”. Chương trình năm nay có sự tham gia của đội ngũ bác sĩ nhãn khoa từ Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Phương Nam và Bệnh viện Mắt Hà Nội, sẽ khám, tư vấn mắt miễn phí cho 40.000 học sinh tại 6 tỉnh, thành: TPHCM (từ ngày 6 đến 10-3), Cần Thơ (từ ngày 13 đến 17-3), Đắk Lắk (từ ngày 20 đến 24-3), Bình Định (từ ngày 27 đến 31-3), Hà Nội (từ ngày 10 đến 14-4),  Thái Bình (từ ngày 17 đến 21-4).

Tiền phong, Tuổi trẻ

An toàn Thực phẩm: Phải quản từ chợ đầu mối

Tại hội thảo chuyên đề đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2011 - 2016 khu vực phía Nam do Đoàn giám sát Quốc hội tổ chức diễn ra hôm qua, nhiều đại biểu cho rằng những kẽ hở quản lý và thói quen tiêu dùng của người dân đang góp phần làm cho thực phẩm không an toàn vẫn “len lỏi” trong bữa ăn hằng ngày. Ở nhiều địa phương đang tồn tại “nghề bơm tạp chất”. “Năm vừa rồi, tiêu có giá rất cao nhưng xuất khẩu không được vì hàm lượng hóa chất, thuốc trừ sâu cao; gạo bị Mỹ trả lại cũng vì nhiễm hóa chất; cá tra, tôm bị bơm chích tạp chất ngay tại ruộng... Việc bơm chích tạp chất gần như là một cái “nghề” vì siêu lợi nhuận”. Cũng vì chạy theo lợi nhuận, sản phẩm đẹp, bắt mắt mà người kinh doanh, thương lái đã tiếp tay đưa thực phẩm không an toàn đến người tiêu dùng. Heo tại TPHCM thời gian qua đã được truy suất nguồn gốc, tuy nhiên thịt heo loại này chỉ mới được phân phối chủ yếu ở siêu thị chứ chưa “phủ sóng” đại trà. Thói quen dùng thịt nóng của người dân cũng khiến họ thích mua thịt ở chợ truyền thống nhiều hơn. Bà Đặng Thị Phương Ninh – Phó Tổng giám đốc Công ty CP VN Kỹ nghệ súc sản Vissan cho biết: “Heo truy suất nguồn gốc đều là heo VietGap, thịt sau khi giết mổ được làm mát, cấp đông rồi mới đưa ra thị trường. Trong khi đó ở Việt Nam, thịt tươi được bán ở các chợ truyền thống là chủ yếu. Thịt heo ở chợ sau khi bán không hết, người bán mới cho vào tủ cấp đông, hôm sau bán tiếp với giá rẻ hơn. Thậm chí họ còn dùng hóa chất để tẩm ướp nên rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng”. Nhiều người tiêu dùng biết sản phẩm mất vệ sinh, kém an toàn nhưng vẫn sử dụng (tiết canh, rượu có methanol...), “tiếp tay” cho thực phẩm bẩn không chỉ từ ý thức người dân mà còn có sự tham gia của phòng thí nghiệm. Bà cho rằng phòng thí nghiệm, là thước đo an toàn thực phẩm, làm ăn rất xô bồ, chứng nhận “khống”. “Chuyện những nơi này không kiểm tra mà chỉ bán giấy ăn tiền là có thật”

Cần quản lý từ gốc

Theo Đoàn giám sát của QH, công tác quản lý ATTP đã có chuyển biến nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập với nhiều con số đáng báo động. Mỗi năm cả nước sử dụng trên 110.000 tấn thuốc, hóa chất cho chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt chưa được kiểm soát chặt chẽ... ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực phẩm. Việc giết mổ nhỏ lẻ, không bảo đảm ATTP còn phổ biến ở các địa phương. Hiện nay, cả nước có 29.557 cơ sở giết mổ, trong đó đa số là nhỏ lẻ, nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở này chưa được kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, công tác quản lý thị trường còn rất nhiều bất cập, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn tràn lan nhưng việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, mức xử phạt còn chưa đủ sức răn đe. Theo nhiều đại biểu, cần quản lý các loại thực phẩm trên thị trường ngay từ chợ đầu mối bán buôn – đây là khâu đầu tiên của thị trường. Ở Việt Nam, hệ thống thương lái đang làm cho thực phẩm mất an toàn: heo bơm nước, tôm bơm hóa chất… Do đó, nếu quản lý được thương lái ngay từ chợ đầu mối sẽ hạn chế được tình trạng mất ATTP như hiện nay.

Tiền phong, Tuổi trẻ, Thanh niên

Hai học sinh tử vong nghi do ăn trứng cóc

Nghi do ăn phải trứng cóc, hai học sinh ở huyện rẻo cao Đakrông đã tử vong. Tối 6/3, UBND xã Hướng Hiệp (huyện Đakrông) xác nhận trên địa bàn xã này vừa xảy ra vụ ngộ độc làm 2 học sinh tử vong, một em khác nhập viện cấp cứu.  Theo ông Cường, sáng 5/3, hai em Hồ Văn Ngọc (14 tuổi) và Hồ Văn Nam (12 tuổi) cùng trú thôn Ra Lu rủ theo Hồ Văn Cươi (12 tuổi) ra suối bắt cá về ăn. Sau bữa ăn trưa do bà nội nấu, Nam và Ngọc được người nhà phát hiện đã tử vong lúc 16 giờ cùng ngày. Riêng Hồ Văn Cươi đau bụng dữ dội và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, hiện sức khỏe đã ổn định. Ông Cường cho hay: “Theo người nhà nạn nhân, có thể Nam và Ngọc trong lúc bắt cá dưới suối đã vớt nhầm trứng cóc trong nước mang về. Bà nội của hai em đã già yếu, không để ý nên đã nấu cả trứng cóc lẫn trong cá gây ngộ độc. Chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi gia đình, hỗ trợ tạm thời kinh phí để gia đình lo hậu sự cho hai cháu. Nam và Ngọc là anh em chú bác ruột, ở cùng nhà với bà nội, là học sinh trường THCS Hướng Hiệp”.

Thanh niên

Khẩn cấp ngăn chặn bệnh ho gà

Chiều 6.3, Bộ Y tế ký công văn khẩn yêu cầu các sở y tế tăng cường phòng, chống bệnh ho gà. Theo đó, y tế các địa phương thực hiện triệt để việc tiêm vắc xin, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95% ở quy mô xã, phường; tiêm bổ sung ngay trong tháng đối với các trường hợp trì hoãn tiêm, kiên quyết xóa các vùng lõm trong tiêm chủng… Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời, không để dịch bùng phát; triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, nhà trẻ đề phòng nguy cơ lây bệnh...Theo Bộ Y tế, những tháng đầu năm 2017, các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có bệnh ho gà, các ca mắc bệnh tập trung chủ yếu ở trẻ 2 - 3 tháng tuổi do chưa được tiêm chủng. Từ đầu năm đến nay, đã có 50 ca mắc ho gà vào Bệnh viện Nhi T.Ư, trong đó 4 ca tử vong. Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản - phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

Pháp luật TP Hồ Chí Minh

Bệnh ho gà gia tăng, nhiều trường hợp biến chứng nặng

Theo BV Nhi Trung ương, ba tháng gần đây, số mắc ho gà vào Bệnh viện Nhi Trung ương có xu hướng tăng, trong đó có nhiều trẻ rất nhỏ. Hầu hết các trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều. Gần đây, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận các trẻ bị biến chứng nặng do ho gà vào nhập viện. Hầu hết các trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều. Các bác sĩ cũng cho biết, đáng lưu ý, ghi nhận các trẻ mắc ho gà còn rất nhỏ (dưới 2 tháng tuổi), trước thời điểm có chỉ định tiêm vắc xin (theo chỉ định, trẻ tiêm vắc xin ho gà mũi 1 lúc đủ hai tháng tuổi). Trong khi đó, trẻ dưới sáu tháng tuổi mắc ho gà dễ bị biến chứng nặng. Theo BV Nhi Trung ương, ba tháng gần đây, số mắc ho gà vào Bệnh viện Nhi Trung ương có xu hướng tăng, trong đó có nhiều trẻ rất nhỏ. Thống kê trong 2015 cho thấy có 56,5% trẻ mắc ho gà dưới ba tháng tuổi. Đây là nhóm trẻ có nguy cơ biến chứng nặng rất cao. Riêng từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 39 ca ho gà nhập viện tại bệnh viện này (cùng kỳ 2016 có 12 ca; cùng kỳ 2015 có 10 ca). Trong số nhập viện, một số trẻ rất nặng phải thở máy, nguy cơ tử vong rất cao. Thời tiết miền Bắc hiện là thời điểm có xu hướng tăng các ca mắc ho gà, do đó các cha mẹ cần đưa bé đi khám khi thấy bé bị ho để được chẩn đoán đúng. Đặc biệt lưu ý với trẻ nhỏ 1 - 3 tháng tuổi vì ho gà ở các bé mới sinh không dễ dàng phát hiện và dễ gây biến chứng nặng. Phụ huynh không nên qua lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan vì ngay cả khi bé chỉ được chăm sóc tại nhà cũng vẫn có thể lây vi khuẩn ho gà từ thành viên trong gia đình (người lớn có thể mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện bệnh).

Phẫu thuật thành công ca bệnh hiếm gặp trên thế giới

Theo y văn thế giới, đây là bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ gặp khoảng 3,4% với bệnh nhân trên 50 tuổi và 9,4% với bệnh nhân trên 60 tuổi. Ngày 6-3, BS Nguyễn Huy Phương, Khoa Chấn chương chỉnh hình, BVĐK Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết phẫu thuật thành công một ca bệnh rất hiếm gặp tại Việt Nam – bệnh hoại tử vô mạch lồi cầu đùi.  Bệnh nhân là Nguyễn Văn Đ, 54 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhập viện trong tình trạng đau chân phải gần 3 tháng, đi lại khó khăn. Ông Đ. có triệu chứng đau khớp gối phải từ trước Tết. Gần ba tháng chịu đựng đau đớn, khó đi lại, ông mới đi khám và phát hiện ra bệnh lý. Cách đây bốn năm, ông Đ cũng được mổ thay khớp háng do bị hoại tử xương khớp háng. BV Xanh Pôn cho biết, trường hợp bệnh nhân Đ là ca mổ đầu tiên tại BV Xanh Pôn mà người bệnh vừa hoại tử chỏm xương đùi, khớp gối, lại từng thay khớp háng trước đó. BS Phương, người trực tiếp mổ cho bệnh nhân cho biết: Sau khi thăm khám, chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ thấy có một ổ tiêu xương rất lớn nằm ở vùng lồi cầu đùi trong ở xương đùi phải. Bệnh nhân được chẩn đoán bị hoại tử vô mạch lồi cầu đùi ở khớp gối phải. Hoại tử vô mạch lồi cầu đùi là tình trạng tiêu xương dưới sụn, có thể dẫn đến thoái hoá nặng khớp gối, tàn phế nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp bệnh nhân Đ khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối của hoại tử xương khớp gối, buộc phải phẫu thuật để thay khớp gối nhân tạo.  Trong lúc phẫu thuật, các bác sĩ thấy phần lồi cầu đùi trong xương đùi của bệnh nhân bị khuyết xương rộng, khoảng 3 đến 5cm nên đã trám một lớp xi măng xương và tiến hành thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân. Sau 8 ngày, bệnh nhân đã hồi phục rất tốt, đầu gối có thể gập 45 độ, đã đi lại được và xuất viện trong ngày 6-3. Sau khi xuất viện, bệnh nhân sẽ phải tập vật lý trị liệu từ 1-2 tháng mới có thể đi lại bình thường. Triệu chứng đau đặc trưng của bệnh lý này là đau khớp gối, đau tăng khi vận động cơ học như đi lại, lên xuống cầu thang và đau kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Cơ chế bệnh lý của hoại tử khớp gối là do tổn thương mạch máu cung cấp nuôi xương hay còn gọi là nhồi máu xương, xương bị tắc mạch và hoại tử. Khi bị phù xương và tăng áp lực lên tế bào xương làm người bệnh đau đớn, không đi lại được, cần phải khoan giảm áp, để dịch xung quanh tế bào và các tổ chức hoại tử thoát ra, làm giảm áp lực cho tế bào chưa chết. Nguyên nhân của bệnh lý này chủ yếu là do cơ chế thiếu máu nuôi cầu đùi trong; do mật độ chất khoáng của người bệnh (bệnh nhân càng cao tuổi thì tỷ lệ bệnh lý càng cao). Ở Việt Nam hiện nay chưa có tổng kết về bệnh lý này. Tuy nhiên với vài trường hợp mà bác sĩ từng tiến hành phẫu thuật thì bệnh lý này hay gặp ở nam giới ở độ tuổi trung niên.

Tuổi trẻ

Thai phụ hôn mê sâu sau khi khám ở phòng khám tư

Một gia đình ở Quảng Ninh đang đề nghị công an xem xét người thân của họ là một phụ nữ có thai 20 tuần tuổi đã hôn mê sâu sau khi đi khám ở một phòng khám tư tại Hà Nội.Gia đình chị T.T.T.H ở Quảng Ninh chiều 6-3 đã gửi đơn trình báo tới công an huyện Thanh Trì, Hà Nội, đề nghị công an vào cuộc xem xét việc người thân là T.T.T.T, 29 tuổi (đang có thai 20 tuần) ở Hạ Long, Quảng Ninh, đang hôn mê sâu, tiên lượng xấu. Chị T đang được cấp cứu tại Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai sau khi đi khám và điều trị (chưa rõ loại dịch vụ) tại phòng khám tư ở Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. Theo chị H., tối ngày 5-3 chị gọi cho em là chị T. nhưng một người lạ nghe điện thoại nói là em chị đang ngất và bị co giật, sau đó chị không liên lạc được với em chị nữa, một giờ sau thì có người gọi báo em chị đang được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Gia đình tìm hiểu thì được biết trước khi vào Bạch Mai, chị T. có đến khám tại một phòng khám ở Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. Sở Y tế Hà Nội cho biết đã nhận được thông tin về vụ việc. Ông Cường cho biết ngày 7-3 sẽ tiến hành kiểm tra phòng khám tư mà chị T. đã đến khám vào chiều 5-3 để tìm hiểu nguyên nhân, trong đó có loại thuốc và dịch vụ đã được sử dụng cho bệnh nhân, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngất và co giật… ở bệnh nhân.

Lấy mẫu gia cầm xét nghiệm cúm A/H7N9

60 mẫu ngẫu nhiên từ đàn gia cầm đang bày bán tại chợ Giếng Vuông (phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn) đã được lấy mẫu để xét nghiệm cúm A/H7N9, cúm A/H5N1, H5N6 và một số chủng cúm khác. Sáng 6-3, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) phối hợp với ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn tiến hành lấy mẫu gia cầm để xét nghiệm. Đây là hoạt động trong đợt cao điểm dịch cúm A/H7N9 tại chợ đầu mối lớn nhất tỉnh biên giới Lạng Sơn và sẽ triển khai công việc này trên toàn quốc trong các ngày tới. Các ngành chức năng còn tiến hành tiêu độc, khử trùng, kiểm soát gia cầm đang bán tại chợ, xem xét nguồn gốc, xuất xứ gà, vịt. Từ 1-3, chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn thành lập 5 tổ lấy mẫu giám sát chủ động trên gia cầm sống ở các chợ trên địa bàn thành phố và các huyện biên giới; nhằm sớm phát hiện vi rút xâm nhập để có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời địa phương đã chuẩn bị khoảng 5.000 lít thuốc sát trùng, đảm bảo cấp phun tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh.

Lần đầu tiên chỉnh gen chữa thiếu máu hồng cầu thành công

Một bệnh nhân mắc chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm tại Pháp vừa khỏi bệnh hoàn toàn nhờ liệu pháp điều trị mới. Phương pháp lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới này do bệnh viện nhi Necker tại Paris thực hiện, mang lại hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân. Các nhà khoa học đã thay đổi các chỉ thị di truyền trong tủy xương của bệnh nhân, từ đó giúp sản xuất ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Tính đến nay, liệu pháp đã hoạt động được 15 tháng trên cơ thể bệnh nhân. Người bệnh không còn phải dùng thêm bất cứ loại thuốc nào. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm khiến các tế bào hồng cầu có hình dạng giống như hình lưỡi liềm, làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu và oxy đến các bộ phận của cơ thể, gây ra đau đớn, tổn thương nội tạng và có thể gây tử vong. Vào thời điểm điều trị, tình trạng bệnh nhân nặng đến mức phải cắt bỏ lá lách và thay phần hông. Mỗi tháng, thiếu niên này phải vào bệnh viện để truyền máu. Năm lên 13 tuổi, các bác sĩ tại bệnh viện Necker đã lấy tủy xương của bệnh nhân, sau đó biến đổi trong phòng thí nghiệm để thay đổi các DNA khiếm khuyết, sử dụng một loại virus chỉnh sửa để các chỉ thị di truyền hoạt động cho đúng. Tủy xương hoàn chỉnh được lắp lại vào cơ thể bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc cho thấy máu bệnh nhân đã trở lại bình thường sau khi được chữa trị vào 15 tháng trước. Philippe Leboulch, giáo sư y khoa tại trường Đại học Paris cho biết tính đến thời điểm này, thiếu niên không còn dấu hiệu bị bệnh, không đau đớn và cũng không cần nhập viện để truyền máu hay điều trị nữa. Giáo sư Leboulch cũng khá căng thẳng khi dùng chữ “chữa khỏi”, vì đây chỉ là bệnh nhân đầu tiên trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, ít nhất nghiên cứu này cho thấy sức mạnh tiềm tàng của liệu pháp gene trong việc thay đổi cuộc sống của những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Một trong các vấn đề đặt ra là quy trình chữa bệnh đắt đỏ này chỉ có thể thực hiện tại các bệnh viện hoặc phòng thí nghiệm tiên tiến, trong khi bệnh nhân mắc bệnh này phần lớn lại ở châu Phi. Ngoài ra, thử thách khác là làm thế nào để biến một nghiên cứu khoa học trở thành liệu pháp thực sự giúp chữa bệnh cho hàng triệu người.

VOV

Bệnh viện đa khoa Quảng Trị cứu sống một trẻ sinh non, dị tật bẩm sinh

BVĐK tỉnh Quảng Trị vừa mổ cứu sống một trẻ sinh non bị suy hô hấp nặng và dị tật bẩm sinh. Sản phụ Nguyễn Thị Thanh Thảo ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đưa con gái nhập BVĐK tỉnh Quảng Trị từ ngày 13/2/2017 trong tình trạng bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân, bị suy hô hấp nặng kèm dị tật khiếm khuyết thành bụng, ruột bị xoắn và hoại tử. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp cắt ruột non, tái tạo lại thành bụng. Sau 45 phút phẫu thuật, cháu bé đã được cứu sống. Hiện, bé bú mẹ tốt và đi vệ sinh bình thường. BVĐK tỉnh Quảng Trị, phẫu thuật cho biết, nếu không phẫu thuật nhanh, chính xác, trẻ rất dễ hạ nhiệt dẫn đến tử vong. "Khi mở bụng ra, tôi đánh giá có 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất nếu không đóng bụng được thì phải dùng tấm nhân tạo, tấm nilon của huyết học úp lại sau đó kéo đợi 1 tháng sau mới đóng lại. Trường hợp thứ 2 nếu đóng được thì sẽ bị tổn thương bên trong, phải làm thật tốt, thật nhanh, trẻ con nguy hiểm nhất là hạ thân nhiệt, dễ dẫn đến tử vong"/.

Phòng bệnh tay chân miệng trong trường học như thế nào?

Để phòng chống bệnh, các trường cần vệ sinh lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và đồ chơi phải được ngâm Chloramin B, rửa sạch phơi nắng...Theo các chuyên gia y tế, tháng 3 là khoảng thời gian đầu trong năm xuất hiện đỉnh dịch bệnh tay chân miệng, thủy đậu, cảm cúm... Nhằm chủ động phòng tránh các dịch bệnh này, các trường học ở Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp như tổ chức phun thuốc diệt muỗi, tăng số lần vệ sinh trường lớp từ hai đến ba lần trong tuần, tẩy rửa vệ sinh đồ dùng đồ chơi cho trẻ bằng nước khử trùng Chloramin B.... Bệnh tay chân miệng dễ lây lan đối với trẻ em từ độ tuổi tiểu học trở xuống. Hiện, toàn thành phố Hà Nội có hơn 1.000 trường mầm non, gần 20 nghìn số nhóm, lớp mầm non và gần 730 trường tiểu học. Trong đó, tổng số trẻ mầm non ra lớp khoảng 550 nghìn bé và gần 640 nghìn học sinh bậc tiểu học. Thời điểm này, được dự báo là dịch bệnh tay chân miệng có thể bùng phát nên công tác phòng chống được tất cả các trường quan tâm chú trọng. Trường Mầm non B (quận Hoàn Kiếm) có trên 500 trẻ. Ngay từ đầu tháng hai, trường đã tuyên truyền để phụ huynh khi gửi con biết về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, cảm cúm, sốt xuất huyết... đồng thời yêu cầu giáo viên phải rửa tay, rửa mặt cho trẻ trước khi ăn. Đồ chơi, bàn, ghế thường xuyên được lau sạch sẽ. Hàng ngày, sau khi trả hết trẻ vào cuối buổi, các cô giặt khăn mặt bằng xà phòng, hấp sấy theo đúng quy định, nhằm hạn chế không để trẻ bị lây chéo.Cô Nguyễn Thị Phượng, giáo viên Trường mầm non B, quận Hoàn Kiếm cho biết: “Cứ thứ 6 hàng tuần tổng vệ sinh toàn trường như lật thảm; quét dọn vệ sinh mạng nhện, dùng nước tẩy rửa để lau sàn và tẩy rửa vệ sinh đồ chơi, sau đó phơi nắng để cho các con sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, nhà trường cũng dán thông báo tuyên truyền ở ngoài bảng để phụ huynh cũng như các cô giáo nắm bắt được những điều cần thiết để phòng chống dịch tay chân miệng, cho các con rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”. Cùng với việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ học tập và đồ chơi, các trường tiểu học có học sinh bán trú tăng cường công tác an toàn thực phẩm; đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến, bếp ăn; dùng Chloramin B để khử khuẩn sàn nhà, khu vệ sinh; giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân... Trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân cho biết: Trường có trên 1.700 học sinh, trong đó có khoảng 900 em ăn bán trú. Trước và sau khi ăn, học sinh đều rửa tay bằng xà phòng. Vào cuối tuần, Trường huy động giáo viên và học sinh cùng tham gia tổng vệ sinh trường lớp. Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây lan. Trung tâm YTDP Hà Nội khuyến cáo: “Đỉnh dịch bệnh tay chân miệng là vào tháng 3. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và không được vệ sinh tay sạch sẽ. Bệnh tay chân miệng xuất hiện có sốt nhẹ cộng với các nốt phỏng ở tay chân và miệng. Vì thế, trong mùa dịch, các trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ khi tiếp nhận các con đi học phải kiểm tra bàn tay, sờ đầu xem con có ấm không và xem bàn tay có nốt gì không. Để phòng chống bệnh tay chân miệng, các trường tổ chức vệ sinh lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và các đồ chơi phải được ngâm Chloramin B, rửa sạch phơi nắng... Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo 30 quận, huyện, thị xã và các trường học yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, các trường học có trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm tại đơn vị; theo dõi chặt sĩ số học sinh nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.../.

An ninh thủ đô; Lao động; Hà Nội mới; Công an nhân dân; Tiền phong; Sức khỏe & Đời sống; Nhân dân; Thanh niên. 

Hà Nội: Quán cơm bán rượu chứa methanol vượt ngưỡng hơn 2.000 lần

Đầu giờ chiều nay, 7-3, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP Hà Nội đã họp khẩn với các sở ngành, quận/ huyện liên quan để bàn biện pháp truy xuất và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn, sau khi liên tiếp có bệnh nhân ở Hà Nội bị ngộ độc rượu methanol. Chỉ trong khoảng 10 ngày qua, đã ghi nhận 11 người ở Hà Nội bị ngộ độc rượu methanol phải vào Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, 1 trường hợp tử vong. Hầu hết bệnh nhân là người ở địa phương khác về Hà Nội làm việc, cư trú tại 5 quận/ huyện gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Phúc Thọ, Ba Đình. Chi cục ATVSTP thành phố Hà Nội cho biết, qua điều tra từ các nạn nhân bị ngộ độc rượu, có tới 3 người bị ngộ độc rượu sau khi uống rượu ở các quán ăn tại quận Đống Đa… Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, hơn 1 tuần qua, Sở Y tế, Sở Công Thương, các quận/ huyện/ thị xã của Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn và truy tìm rượu methanol. Đến nay, đã kiểm tra được 225 cơ sở; lấy mẫu xét nghiệm tại labo 25 mẫu (xét nghiệm nhanh tại cơ sở 3 mẫu rượu có 1 mẫu dương tính với methanol); niêm phong 1.970 lít rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ; tiến hành xử phạt 18 cơ sở với số tiền gần 70 triệu đồng. Tính đến chiều 7-3, đã có kết quả xét nghiệm 10 mẫu rượu, trong đó có 2 mẫu rượu có hàm lượng methanol vượt ngưỡng rất cao. Cụ thể, mẫu rượu trắng pha cẩm lấy tại quán cơm Vĩnh Thành (địa chỉ: số 95 khu giãn dân phương Mộ Lao, Hà Đông) có hàm lượng methanol lên tới 202.475mg/L, vượt ngưỡng cho phép 2.002 lần. Hay mẫu rượu ngâm của gia đình ông Nguyễn Đình Chính (địa chỉ: số 59, tổ 24, phương Khương Đình, quận Thanh Xuân) có nồng độ là 89.680mg/L, vượt ngưỡng gần 900 lần. Với mẫu rượu trắng có hàm lượng gấp tới hơn 2.000 lần ngưỡng cho phép như vậy thì chắc chắn là rượu bị cố ý pha cồn công nghiệp vào, tính ra cứ 1 lít rượu thì có 200cc (ml) cồn công nghiệp. Vì thế, trong bối cảnh bệnh nhân bị ngộ độc methanol gia tăng như hiện nay, giải pháp cấp bách là phải tập trung vào kiểm tra, xử lý nhóm pha chế rượu chứ không phải các cơ sở nấu rượu truyền thống. Trước thực trạng này, Sở Y tế Hà Nội đề nghị các sở ngành liên quan, các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, truy xuất nguồn gốc các loại rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là nguồn rượu từ những cơ sở đã khiến bệnh nhân ngộ độc methanol. Mặt khác, phải tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân, song song với việc bắt buộc các cơ sở nấu rượu phải cam kết đảm bảo an toàn, cấm pha cồn công nghiệp vào rượu 

Tiền phong

Khám sức khỏe siêu tốc ở Bắc Giang

Chỉ  với 2 máy xét nghiệm máu bán tự động và 1 máy xét nghiệm nước tiểu như ng trong 2 ngày, Phòng khám đa khoa chất lượng cao Bích Động (Bắc Giang) đã hoàn thành việc khám, xét nghiệm cho hơn 1.700 người. Theo một số  chuyên gia trong lĩnh vực này, đây là kết quả “không tưởng”…

Khám siêu tốc               

Theo hợp đồng khám sức khỏe định kỳ cho công nhân ký với Công ty Hana Kovi (Cụm công nghiệp Đồng Đình, Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), Phòng khám đa khoa Bích Động (có địa chỉ tại Khu 2, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thuộc Công ty Cổ phần Y tế Nham Biền) đã chuẩn bị nhân lực gồm 18 người, trong đó có 8 bác sĩ, 5 kỹ thuật viên, điều dưỡng, 2 lái xe và 3 nhân viên giúp việc cùng 2 máy xét nghiệm máu bán tự động và 1 máy xét nghiệm nước tiểu.  Bà Chu Thị Nhàn, Trưởng Phòng khám đa khoa chất lượng cao Bích Động cho biết, sau một ngày chuẩn bị các điều kiện, hai ngày 7 và 8/10/2016, đơn vị này đã thực hiện việc lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu và khám cho toàn bộ công nhân ngay tại nhà máy của Công ty Hana Kovi. Nội dung khám bao gồm khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu (18 thông số) và nước tiểu, khám phụ khoa, phân loại sức khỏe… Mức phí là 65 nghìn đồng/người do Công ty Hana Kovi Việt Nam chi trả. 10 ngày sau, phòng khám đã chuyển kết quả về cho công ty với 409 người sức khỏe đạt loại 1; 936 người đạt loại 2; 357 người đạt loại 3 và 1 người loại 4. Chị Nguyễn Thị L., (xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên) cũng là một trong những người thực hiện khám bệnh định kỳ tại Công ty Hana Kovi ngày 8/10/2016 cho biết: “Việc lấy máu của tôi hết khoảng 5 phút, nước tiểu thì do mỗi người tự lấy và mang đến. Các hoạt động khám khác hết khoảng 20 phút nữa bao gồm kiểm tra mắt, tai, mũi, họng, xương khớp… Tôi cũng được trả kết quả loại 2 nhưng nhiều người còn không được trả kết quả”. Cũng theo một số công nhân nơi đây thì việc khám chỉ qua loa, đại khái, không cẩn thận cho lắm.

Thanh tra ra… không phép

Theo Pòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân (Sở Y tế Bắc Giang) thì Phòng khám đa khoa chất lượng cao Bích Động chỉ có 1 máy xét nghiệm máu và  1 máy xét nghiệm nước tiểu bán tự động có hồ sơ lưu tại Sở Y tế. Cũng theo bác sĩ Quyền, quy trình để làm một mẫu xét nghiệm của loại máy bán tự động mất khoảng 3-5 phút. Mỗi máy 1 giờ làm liên tục được khoảng 20 mẫu. Tính toán như vậy thì nếu làm trong khoảng gần 4 ngày với điều kiện máy hoạt động suốt 24/24 giờ mới có thể trả kết quả cho 1.700 người. Tuy nhiên, chỉ trong 2 ngày mà đơn vị đã hoàn thành được điều này thì rất vô lý. Sở Y tế Bắc Giang cho biết, Sở Y tế đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất cơ sở này và đã phát hiện sai phạm ban đầu. Cụ thể: đơn vị này đã có hành vi cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động; đã tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho 1.703 lao động tại Công ty TNHH Hana Kovi Việt Nam khi chưa gửi hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe về Sở Y tế. Với sai phạm này, ngày 3/3, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ký quyết định xử phạt Phòng khám đa khoa chất lượng cao Bích Động số tiền 120 triệu đồng. Sở Y tế Bắc Giang thông tin thêm: Hiện nay, Thanh tra Sở Y tế Bắc Giang tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập đối với Phòng khám đa khoa chất lượng cao Bích Động và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của phòng khám này. Thời hạn kiểm tra đến hết ngày 15/3. Khi nào có kết quả sẽ thông báo cho các cơ quan báo chí rõ. Quy trình để làm một mẫu xét nghiệm của loại máy bán tự động mất khoảng 3-5 phút. Mỗi máy 1 giờ làm liên tục được khoảng 20 mẫu. Tính toán như vậy thì nếu làm trong khoảng gần 4 ngày với điều kiện máy hoạt động suốt 24/24 giờ mới có thể trả kết quả cho 1.700 người. Tuy nhiên, chỉ trong 2 ngày mà đơn vị đã hoàn thành được điều này thì rất vô lý.

Hà Nội công bố đường dây nóng về dịch cúm gia cầm

Người dân khi phát hiện cơ sở kinh doanh gia cầm nhập lậu, không nguồn gốc, hay có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần gọi ngay đến hai số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên người do Sở Y tế Hà Nội vừa công bố. Ngày 7/3, Hà Nội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban công tác phòng chống dịch bệnh ở người trên địa bàn. Theo đánh giá, dịch cúm A(H7N9) đang tăng nhanh tại Trung Quốc có khả năng xâm nhập vào nước ta. Trước tình hình trên, Trung tâm YTDP Nội đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phòng chống dịch cúm A(H7N9), giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua sân bay Nội Bài. Trung bình, mỗi ngày tại Nội Bài có khoảng 50-60 chuyến bay quốc tế và khoảng 7.000-8.000 hành khách nhập cảnh, vì vậy Sở này đã triển khai 2 máy đo thân nhiệt phát hiện sớm hành khách có dấu hiệu nghi ngờ, đặc biệt là hành khách đến từ vùng có dịch. Sở Y tế Hà Nội cho rằng, vi rút cúm A(H7N9) không gây bệnh và không gây chết gia cầm, nên rất khó phát hiện gia cầm nhiễm vi rút. Trong khi các chốt kiểm dịch chủ yếu là kiểm soát bằng mắt thường nên không thể phát hiện ra gia cầm nhiễm bệnh: “Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng”, ông Hiền cho biết. Ngoài việc bảo đảm đủ hoá chất, thuốc men, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác giám sát xử lý dịch và cấp cứu điều trị cho bệnh nhân, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã công bố hai số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên người. Cụ thể hai số gồm: 0949.396.115 và 0969.082.115. Theo đó, người dân khi phát hiện cơ sở kinh doanh gia cầm nhập lậu, không nguồn gốc, hay có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần gọi ngay đến số điện thoại đường dây nóng. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 366 trường hợp mắc sốt xuất huyết; 19 trường hợp tay chân miệng; 20 trường hợp sốt phát ban dạng sởi; 12 trường hợp ho gà; 3 trường hợp liên cầu lợn, chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh".

Sức khỏe & đời sống

Phát hiện gia cầm lậu tại Hà Nội, người dân gọi đến đường dây nóng

Để phòng dịch cúm gia cầm có hiệu quả, hiện tại, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan bảo đảm đủ hoá chất, thuốc men, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác giám sát xử lý dịch và cấp cứu điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội đã công bố hai số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm Thông tin tại Hội nghị trực tuyến giao ban công tác phòng chống dịch bệnh ở người trên địa bàn TP Hà Nội với điểm cầu các quận/huyện/thị xã diễn ra ngày 7/3, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết để ngăn dịch cúm gia cầm không xâm nhập vào nước ta, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài phòng chống dịch cúm A(H7N9), giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 50-60 chuyến bay quốc tế và khoảng 7.000-8.000 hành khách nhập cảnh, triển khai 2 máy đo thân nhiệt phát hiện sớm hành khách có dấu hiệu nghi ngờ, đặc biệt là hành khách đến từ vùng có dịch. Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với ngành thú y trao đổi thông tin về dịch bệnh trên đàn gia cầm để giám sát tại cộng đồng. Mặt khác, tăng cường phối hợp với các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn giám sát để phát hiện sớm trường hợp nghi mắc bệnh. Từ đầu năm 2017 đến nay đã giám sát được 3 trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút, trong đó có 2 trường hợp tại phương Mai Động và phường Đại Kim (quận Hoàng Mai) và 1 trường hợp tại phường Phúc Xá (quận Ba Đình), kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút cúm A và B. “Theo dự kiến ngày 13/3 tới, Sở Y tế Hà Nội sẽ phối hợp với Sở NN& PTNT và UBND huyện Thường Tín tổ chức diễn tập về phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) tại xã Lê Lợi-nơi có chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ”- ông Hoàng Đức Hạnh cho biết. Trước thực tế vi rút cúm A(H7N9) không gây bệnh và không gây chết gia cầm, vì vậy rất khó phát hiện gia cầm nhiễm vi rút, nên tai các chốt kiểm dịch chủ yếu là kiểm soát bằng mắt thường nên không thể phát hiện ra gia cầm nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Khắc Hiền- Giám đốc Sở Yế, tới đây, Sở Y tế sẽ phối hợp với Sở NN& PTNT tăng cường xét nghiệm nhanh vi rút cúm định kỳ và đột xuất trên địa bàn, đặc biệt là những nơi nguy cơ cao. “Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng”, ông Nguyễn Khắc Hiền nói. Để phòng dịch có hiệu quả, hiện tại, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan bảo đảm đủ hoá chất, thuốc men, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác giám sát xử lý dịch và cấp cứu điều trị cho bệnh nhân, trong đó có hơn 7.300 kg Cloramin B và gần 2.000 viên Tamiflu. Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội đã công bố hai số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên người, cụ thể là: 0949.396.115 và 0969.082.115. “Khi người dân khi phát hiện cơ sở kinh doanh gia cầm nhập lậu, không nguồn gốc, hay có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần gọi ngay đến số điện thoại đường dây nóng”- ông Hiền nói.

Ngày 13/03/2017
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích