Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 1 2 5 8
Số người đang truy cập
1 8 5
 Tin tức - Sự kiện
“Đừng để thêm nhiều người chết vì bệnh dại” là thông điệp toàn cầu của OIE
Đừng để thêm nhiều người chết vì bệnh dại

Xã hội ngày càng phát triển đi lên dường như làm cho người và vật nuôi có cơ hội xích lại gần nhau hơn, tạo điều kiện phơi nhiễm bệnh dại nhiều hơn.“Đừng để thêm nhiều người chết vì bệnh dại” (No more deaths from rabies) là thông điệp toàn cầu của Tổ chức Thú y thế giới (World Organisation for Animal Health_OIE) và “Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại” cũng là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021.

Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nhóm B có mã số (ICD-10 A82: Rabies) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật sang người bởi chất tiết thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, liếm của động vật bị bệnh dại, đôi khi có thể nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại, khi đã lên cơn dại thì hết phương cứu chữa (100% tử vong) trong khi bệnh dại hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu như được tiêm phòng vaccine sớm, đúng và đủ liều do đó Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người bị động vật cắn cần sớm tiêm vaccine dự phòng bệnh dại. 


Rabies là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật sang người,
nếu người bị chó dại cắn mà đã lên cơn dại thì hết phương cứu chữa, tử vong 100%

Thực trạng bệnh dại trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới

Theo OIE, bệnh dại vẫn rất phổ biến vớimột nửa dân số thế giới sống trong vùng lưu hành dịch bệnh, 2/3 số quốc gia trên thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng,nguy cơ cao nhất là châu Phi và châu Á.Hàng năm, bệnh dại giết chết gần 70.000 người chủ yếu là trẻ em ở các nước đang phát triển,cứmỗi 10 phút lại có một người nào đó trên thế giới chết vì bệnh dại là thực tế đáng buồn của thực trạng bệnh dại hiện nay trong khi> 95% số trường hợp bị bệnh dại do súc vật nhiễm virus dại cắn có thể được loại bỏ từ các công cụ cần thiết để diệt trừ nó do đó thêm mỗi nạn nhân mới bị bệnh dại cũng đã là quá nhiều.OIE cho biết> 80% số ca tử vong do bệnh dại xảy ra ở các khu vực nông thôn, nơi người dân ít có điều kiện tiếp cận các chiến dịch truyền thông y tế sau phơi nhiễmhoặc dự phòng hạn chế chiếm > 95% số tử vong do bệnh dại trên thế giới, đồng thời cũng là những khu vực chó dại ít bị kiểm soát nhất.Theo ước tính của WHO, có đến 99% trường hợp bệnh dại ở người được truyền qua vết cắn của chó bị nhiễm virus dại gây ra hàng chục ngàn trường hợp tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở châu Phi và châu Á, trong đó 4 trong số 10 ca tử vong do bệnh dại là trẻ em độ tuổi < 15; hơn 10 triệu người phải tiêm vaccine phòng dại chủ yếu từ các nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống. Các nhóm virus gây bệnh dại có mặt trên tất cả các châu lục trừ Nam Cực, có thể giết chết bất cứ ai nếu bị phơi nhiễm với chúng.


98% số người bị nhiễm virus dại là do bị chó dại cắn

Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ và hầu hết lục địa châu Mỹ các trường hợp tử vong do bệnh dại hiếm khi xảy ranhờ thành công trong các chương trình kiểm soát và tiêm chủng động vật. Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC)ước tính hàng năm có khoảng 40.000 người Mỹ nhận được một loạt các thông điệp dự phòng sau phơi nhiễm (post-exposure prophylaxis_PEP) khi tiếp xúc với một con vật có thể bị bệnh dại, trong khi chi phí y tế công cộng liên quan với bệnh dại Mỹ rất cao khoảng 500 triệu đô la (USD) mỗi năm.Đặc biệt, ở khu vực Mỹ Latinh và Caribê đã giảm đáng kể về số lượng các trường hợp bệnh dại ở người và động vật sau khi thực hiện chương trình kiểm soát chó dại.Theo báo cáo chính thức của Tổ chức Y tế liên Mỹ (Pan American Health Organization_PAHO), các trường hợp bệnh dại ở người truyền bởi những con chó giảm từ khoảng 250 (năm 1990) xuống còn< 10 (năm 2010),PAHO đã đặt mục tiêu loại trừ bệnh dại chó trung gian từ châu Mỹ vào năm 2015.


Ngoài chó dại thì dơi là nguồn lây bệnh chủ yếuở châu Mỹ

Về động vật lây truyền bệnh dại cho người thì chó được xem là động vật chủ yếu gây bệnh dại trên thế giới nhưng ở châu Mỹ thì dơi là nguồn lây bệnh chủ yếu, đặc biệt những năm gần đây dơi cũng là loài động vật lây bệnh dại cho người ở châu Đại dương (Australia) và châu Âu. Các động vật hoang dại như chồn, cáo, sóc, chó rừng, mèo rừng hiếm khi lây bệnh dại cho người. Bệnh dại lây truyền khi tiếp xúc với nước bọt, vết thương của người bệnh dại hoặc vết cắn của động vật có virus dại. Tại châu Âu bệnh dại lưu hành rộng rãi ở loài cáo, tuy nhiên số trường hợp mắc dại ở miền Tây châu Âu đã giảm rất mạnh từ năm 1992. Tại Châu Mỹ, thú hoang dã bị bệnh dại thường xảy ra ở gấu trúc, chồn, cáo, chó sói đồng và dơi. Tại Hoa Kỳ, các loài động vật thường có bệnh dại là động vật hoang dã như gấu trúc, chồn hôi, dơi và cáo. Đặc biệt virus bệnh dạilây lan từ chó là nguyên nhân dẫn đến 98% sốca tử vong trên toàn thế giới. Tại  châu Phi và châu Á, chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, số người chết hàng năm vì bệnh dại rất cao. Ở khu vực Đông Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới.Hiện nay, bệnh dại chó hầu như không được kiểm soát ở nhiều nơiở châu Phi và châu Álà mối đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của con người và động vật các khu vực này. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 500 triệu con chó trên thế giới, nhiều quốc gia chó chưa được tiêm chủng và thả rông khi bị bệnh dại thường truyền virus cho chủ sở hữu, các thành viên gia đình và hàng xóm do đótiêm chủng cho chó là cách tốt nhất để ngăn chặn cái chết của con người.


Ở Việt Nam chó đang trở thành thú cưng với nhiều hộ gia đình

Ở Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (MARD), từ năm 2015-2016 cả nước có 394.189 người bị chó cắn làm ít nhất 78 người tử vong vì bệnh dại, Hội nghị Cục Thú y (MARD) cho biết cả nước có gần 4 triệu hộ dân nuôi gần 8 triệu con chó nuôi nhưngchỉ gần 3 triệu con chó trong số đó được tiêm phòng vaccine dại.

Theo Bộ Y tế (MOH), bệnh dại lưu hành nhiều năm nhưng số tử vong do bệnh dại tăng cao trong giai đoạn 1990-2000 với hàng trăm trường hợp mỗi năm;đặc biệt năm 2015 cả nước ghi nhận 394.189 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng và đã có 78 người tử vong do bị chó dại cắn tại 29 tỉnh/thành phố; từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước ghi nhận 57 người tử vong do chó dại cắntại 21 tỉnh/thành phố trung du và miền núi phía bắc(Thanh Hóa, Nghệ An, Điện Biên, Bắc Giang, Sơn La…).Cùng với đó, hàng năm bình quân 400.000 người bị chó, mèo cắn phải sử dụng vaccine điều trị dự phòng tốn kém ước tính hơn 300 tỷ đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Khu vực miền núi phía Bắc được coi là trọng điểm bệnh dại với trên 80% số ca tử vong nhưng từ năm 2010 trở lại đây số tử vong do bệnh dại cả nước đã giảm xuống dưới 100 trường hợp mỗi năm. 


Tiếp cận với đàn chó đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của một số đối tượng người
dân

Theo WHO, đến cuối tháng 9/2016 cả nước ghi nhận 49 người chết do bệnh dại ở 20 tỉnh/thành phố so với 52 người chết tại 22 tỉnh/thành phố cùng kỳ năm 2015. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại không được tiêm phòng vaccine thường gặp ở những vùng có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vaccine cho chó và thiếu hiểu biết phòng, chống bệnh dại. Mặc dù tỷ lệ giảm số ca chết và số tỉnh/thành phố phát hiện năm nay không có sự khác biệt nhiều so với năm ngoái nhưng tiến bộ này chứng tỏ MOH đang đi đúng hướng để loại trừ bệnh dại nhưng WHO cho rằng giai đoạn cuối cùng là khó khăn nhất nên Việt Nam cần phải tiếp tục hành động mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh dại của ASEAN vào năm 2020.


Bản đồ các khu vực có nguy cơ bệnh dại trên toàn cầu

Liên minh toàn cầu kiểm soát và loại trừ bệnh dại (GARC)

Liên minh Toàn cầu phòng chống bệnh dại (Global Alliance for Rabies Control_GARC) cho rằng đa số ca bệnh dại được truyền sang người qua vết cắn của một con chó bị nhiễm bệnh,từ đó kiểm soát và diệt trừ bệnh dại đồng nghĩa với việc chống lại virus dại ngay từ nguồn động vật, đó chính là lý do vì sao "3 bên liên minh" (Tripartite Alliance) bao gồm Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO) cùnghợp tác loại trừ bệnh dại toàn cầu vì cho rằng cách tốt nhất để đạt được điều này là tiêm phòng vaccine đại trà cho đàn chó là cách duy nhất để phá vỡ chu kỳ lây truyền bệnh từ động vật sang người. Theo đó, “Chiến lược kiểm soát bệnh dại hiệu quả chỉ có thể đạt được thông qua sự phối hợp chặt chẽ của các đối tác áp dụng các chiến lược tương tự giữa OIE, FAO, WHO và GARC để phát triển các khuyến nghị quốc tế phối hợp liên ngành lớn hơn và toàn cầu thực hiện những chiến lược thích hợp nhất.Bệnh dại cũng là vấn đề được "liên minh 3 bên"xác định ưu tiên trong cách tiếp cận "Một sức khỏe" (One Health). Từ đó, Hội nghị toàn cầu về kiểm soát bệnh dại (Global Conference o­n Rabies Control) đượcliên minh 3 bên”tổ chức tại Incheon (Seoul, Hàn Quốc) năm 2011 cung cấp các cơ hội để phát triển một chiến lược chung nhằm kiểm soát căn bệnh này trên toàn cầu. Ưu tiên đã được đưa ra để quản lý tốt về phân phối nguồn lực công cộng và tư nhân, địa phương, quốc gia và quốc tế nhằm vào các hành động phòng ngừa ưu tiên ở động vật.Theo ước tính của các nhà khoa học bằng cách tiêm chủng cho 70% của những con chó ở các nước còn lưu hành bệnh dại có thể được loại trừ ở chó và số ca bệnh ở người có thể giảm nhanh chóng đến 0 (zero).Tiêm phòng đại trà đàn chó cũng là cách tiết kiệm nhất để bảo vệ con người chống lại dịch bệnh, liên minh này cho biết mỗi năm có khoảng 9-12.000.000 người trên thế giới được điều trị dự phòng sau khi bị cắn bởi một con vật có khả năng bị nhiễm bệnh dại với tổng chi phí khoảng 2,1 tỷ USD.


GARC cho rằng tiêm phòng đại trà cho chó là cách tiết kiệm nhất bảo vệ người chống lạibệnh d
ại

Kiểm soát bệnh dại toàn cầu

Kiểm soát bệnh dại động vật trong lĩnh vực thú y

OIE là một trong 3 bên liên minh cam kết chống căn bệnh này trong nhiều thập kỷ, ngoài việc phát triển và thường xuyên rà soát các tiêu chuẩn phòng chống bệnh dại và kiểm soát, phương pháp chẩn đoán và sản xuất vaccine thú y chất lượng cao của OIE cũng có mục tiêu gấp đôi:

            i.OIE nhằm đảm bảo tính minh bạch của các kiến ​​thức về bệnh dại ở động vật thông qua các thông báo bắt buộc tới180 nước thành viên của mình và thu thập các dữ liệu khoa học được sản xuất bởi các mạng lưới toàn cầu của các phòng thí nghiệm tham chiếu;

            ii.Tổ chức này khuyến khích các chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế đầu tư vào các chương trình kiểm soát bệnh dại bao gồm tiêm chủng đàn chó.

Thách thức tài chính mà các chương trình này có thể xuất hiện để trình bày phải được đặt trong viễn cảnh khoảng 10% các nguồn lực tài chính hiện đang được sử dụng để điều trị cấp cứu người bị chó có khả năng bị bệnh dại có khả năng đủ cung cấp cho các dịch vụ thú y quốc gia trên toàn thế giới để diệt trừ bệnh dại ở nguồn từ động vật trong nước cụ thể là ở chódo đó ngăn chặn hầu hết các trường hợp nhiễm virus dại ở người trên khắp toàn cầu. Cùng với đó, đoàn kết với các nước đang phát triển là điều cần thiết, Quỹ thế giới OIE về thú y và phúc lợi (The OIE World Fund for Animal Health and Welfare) đã tạo cho nhiều hành động được thực hiện như ngân hàng vaccine bệnh dại cho chó (rabies vaccine bank for dogs) dành cho các nước nghèo nhất châu Á.Nhờ sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Australia, đến nay OIE đã giao khoảng 3 triệu liều thuốc chủng ngừa bệnh dại cho một số trong 10 quốc gia khác nhau để hỗ trợ các chiến dịch tiêm chủng của họ, trong đó Philippines đã lợi dụng ngân hàng vaccine để phát triển các chương trình riêng của mình nhằm xóa bỏ bệnh dại vào năm 2016. Hiện nay, Liên doanh đầu tiên này phải phục vụ như một mô hình sáng tạo của các ngân hàng trong khu vực vaccine mới cho các khu vực khác trên thế giới nhằm đảm bảo sự sẵn có của vaccine có chất lượng cao được sản xuất theo tiêu chuẩn OIE và giao hàng nhanh chóng của họ trong lĩnh vực này.


Chó thả rông khó kiểm soát virus dại và dễ truyền bệnh dại cho người

Bác sĩ thú y và các dịch vụ thú y quốc gia của các nước thành viên OIE có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược ở cấp quốc gia và khu vựcđược huy động để các hoạt động có thể phối hợp với các dịch vụ y tế công cộng, chính quyền địa phương, thành phố, các lực lượng cảnh sát, và các tổ chức NGO làm việc tại các nước nghèoó cũng là điều cần thiết cho các dịch vụ thú y và tất cả các đối tác của họ được tham gia vào kiểm soát dân số chó thả rông và các chiến dịch nâng cao nhận thức công cộng.


Chó là vật chủ chính chứa virus dại

Để nâng cao nhận thức về tác động nguy hiểm của bệnh dại và các nguồn lực trên thế giới phải được huy động để kiểm soát bệnh trong cộng đồng quốc tế, gần đây OIE sản xuất 3 video để chuyển tải thông điệp quan trọng về bệnh dại trong một định dạng hình ảnh có sẵn trên website của OIE. Ủng hộ sáng kiến này này, Công chúa Haya Al Hussein, Đại sứ thiện chí của OIE đã kêu gọi thế giới nhận thấy tình hình cấp bách và các giải pháp cụ thể kiểm soát bệnh dại;những đoạn phim này và nhiều công cụ truyền thông khác có sẵn cho tất cả những ai muốn tham gia cuộc chiến chống lại căn bệnh gây chết người nhưng dễ kiểm soát này liên quan đến tất cả mọi người phải cùng chung tay hành động không thể chậm trễ hơn nữa.


Những con số đáng chú ý về lịch sử bệnh dại toàn cầu

Kiểm soát bệnh dại trong lĩnh vực y tế

Trong lĩnh vực y tế, WHO ước tính 99% trường hợp bệnh dại ở người được truyền qua vết cắn của chó bị nhiễm virus dại gây ra hàng chục ngàn trường hợp tử vong mỗi năm, chủ yếu là ở châu Phi và châu Á, 4/10 ca tử vong do bệnh dại là ở trẻ em trong độ tuổi dưới 15 tuổi.Tổ chức này cho rằng loại bỏ bệnh dại chó để ngăn ngừa bệnh dại ở người và có 3 giải pháp để tránh trường hợp người bệnh dại bao gồm tiêm chủng hàng loạt chó ở các vùng bị nhiễm bệnh cách duy nhất để làm gián đoạn vĩnh viễn chu kỳ lây truyền giữa người và động vật (Mass vaccination of dogs in infected areas-the o­nly way to permanently interrupt the disease’s infectious cycle between animals and humans); tiêm chủng phòng ngừa cho người (preventative vaccination for humans); quản lý huyết thanh chống bệnh dại sau một vết cắn của một con chó nghi ngờ bị nhiễm bệnh; administration of anti-rabies serum following a bite by a dog suspected to be infected).Tiêm phòng đại trà của chó là phương pháp được lựa chọn vì đây là cách duy nhất thực sự làm gián đoạn chu kỳ truyền nhiễm của bệnh giữa người và động vật,theo ước tính của GARCbằng cách tiêm chủng 70% số chóởkhu vực đang cóbệnh lưu hành, bệnh dại có thể được loại trừ ở chó và số lượng các trường hợp con người sẽ nhanh chóng giảm xuống gần như bằng 0 (rezo),vaccine chống bệnh dại hiệu quả cho chó được phát triển theo tiêu chuẩn của OIE ngày nay có sẵn ở tất cả các quốc gia toàn cầu. 


B
ệnh dại ở người đang được kiểm soát do phối hợp tốt hơn công nghệ đang nổi với cải thiện tiếp cận vaccine

Theo WHO, khi người bị chó dại cắn biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tiêm phòng bệnh dại (vaccinate) bằng vaccine hoặc huyết thanh kháng dại,virus dại nhân lên trong cơ gần nơi chích cho đến khi có đủ nồng độ nhiễm vào hệ thần kinh trung ương. Kháng thể thụ động có tác dụng trung hòa bớt virus, làm giảm nồng độ virus do đó vaccine phòng ngừa có tác dụng bảo vệ sau 2-8 tuần. Tất cả các vaccine dùng cho người đều chứa virus dại bất hoạt mà theo đó vaccine chế từ nuôi cấy tế bào có ưu thế hơn vaccine chế từ mô thần kinh vì ít gây phản ứng phụ, vaccine tế bào lưỡng bội người, vaccine dại hấp thụ, vaccine tế bào phôi gà tinh chế, vaccine mô thần kinh, vaccine phôi vịt và các virus sống giảm độc lực.Có 2 loại huyết thanh kháng dại (kháng thể dại) bao gồmglobudin miễn dịch kháng dại của người là một gamma globulin có tính miễn dịch cao, điều chế từ huyết tương người với ethanol lạnh ít gây phản ứng phụ hơn huyết thanh ngựa kháng dại; huyết thanh ngựa kháng dại là huyết thanh được cô đặc từ ngựa có đáp ứng miễn dịch tốt với virus dại, đến nay huyết thanh ngựa kháng dại vẫn được dùng ở những nơi không có glubulin miễn dịch kháng dại của người.Xử lý vết thương bị chó dại cắn: rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn, chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày, tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần.Điều trị bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu, dùng vắc xin dại tế bào hoặc dùng cả vaccine và huyết thanh kháng dại (HTKD) để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng nhưng không được lạm dụng. Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vaccine dại hoặc vaccine + HTKD phải thực hiện càng sớm càng tốt. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vaccine, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh.   


Máy bay không người lái
 dân sự (civilian drones)cung cấp vật tư y tế phòng chống bệnh dại tại Rwanda

Quy mô của vấn đề và chi phí cung cấp dịch vụ chăm sóc một người sau khi bị một con chó cắn rất lớn, mỗi năm hơn 15 triệu người trên thế giới nhận được chủng ngừa sau phơi nhiễm (PEP).TS. Bernadette Abela-Ridder, Trưởng nhóm bệnh từ động vật sang người (zoonotic),đơn vị các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) thuộc khoa kiểm soát NTDs của WHOcho biết:"Vaccine ngăn chặn hàng trăm ngàn người chết vì bệnh dại mỗi năm, có rất nhiều ca bệnh nhưng họ không thể tiếp cận các loại vaccine hoặc các huyết thanh miễn dịch kịp thời do nhiều yếu tố nhưkhông có khả năng chi trả dịch vụ y tế cần thiết, xa cơ sở y tế hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện chủng ngừa". Để thúc đẩy các nỗ lực loại trừ bệnh dại, WHO phối hợp với OIE bắt đầu dự trữ các loại vaccine dự phòng bệnh dại cho cả chó và người, nhất là cung cấp một kho đệm (a buffer stock).TS. Abela-Ridder cho biết thêm: "WHO đang làm việc với các đối tác và các cơ quan khác để đảm bảo một nguồn cung cấp duy trì các loại vaccine globulin miễn dịch phòng bệnh dại cho cả người và chó, đồng thời chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những gì có lợi cho các công nghệ mới và hội tụ có thể mang lại các vắc xin đặc hữu, đặc biệt là vaccine bệnh dại chịu nhiệt (thermostable rabies vaccines) hoặc vaccine tiêm qua kim cực nhỏ trên một bản vá (vaccines administered via microscopic needles o­n a patch). WHO cũng đang xem xét cách thức sáng tạo để cung cấp vaccine thông qua máy bay không người lái dân sự (civilian drones), hy vọng có thể trở thành điểm khởi đầuthay đổi phương tiện vận chuyển cung cấp nguồn vaccine từ xa để tiếp cậncác vùng sâu, vùng xa và khó khăn trong giao thông đi lại".


Cung cấp kịp thời nguồn vaccine và huyết thanh kháng dại không chỉ bảo vệ đàn chó mà còn có thể cứu sống được nhiều người

           Theo đó, một số công ty quốc tế đang sử dụng phương pháp mới này dễ dàng giao hàng cho các sản phẩm tiêu dùng khác nhau. Chẳng hạn gần đây, Rwanda đã được Chính phủ cho phép tiến hành các thử nghiệm đáng tin cậy đầu tiên nhằm cung cấp vaccine bệnh dại và nguồn cung cấp máu bởi máy bay không người lái để khám sức khỏe từ xa.Dự án này là sáng kiến ​​thuộc khu vực tư nhân tạo ra một công nghệ đáng ngạc nhiên khi những chiếc máy bay có thể được lập trình để bay đibay về sau khi cung cấpnguồn sinh phẩm của họ đến một địa điểm đã được định trước.Được sử dụng một cách chính xác và có trách nhiệm, công nghệ mới nổi có thể cung cấp những cơ hội chưa từng có để hỗ trợ các chương trình kiểm soát dịch bệnh ở các vùng nông thôn xa xôi.TS. Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO phát biểu:"Máy bay không người lái dân sự có thể cung cấp nhiều biện pháp can thiệp y tế khác, phương pháp điều trị sau phơi nhiễm với bệnh dại và rắn cắn là đặc biệt quan trọng vì hầu hết các ca tử vong do những điều kiện này xảy ra ở các khu vực nông thôn hoặc các vùng xa xôi khó tiếp cận".


Một trong những thông điệp của WRD là “Đừng để thêm nhiều người chết vì bệnh dại”

Nnhững thông điệp từ WRD

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm xuất hiện từ 2.300 năm trước công nguyên được coi là căn bệnh chết người nguy hiểm nhất, ngay từ năm 1885 nhà bác học Louis Pasteur đã thử nghiệm thành công vaccine phòng dại đầu tiên được nuôi cấy từ tủy sống của thỏ. Theo WHO, bệnh dại có ở hầu khắp các lục địa (trừ châu Nam Cực) với trên 55.000 người chết vì bệnh dại hàng năm, trong đó 95% các ca tử vong xảy ra ở Châu Á và Châu Phi. Về các loài động vật lây truyền bệnh dại cho người thì chó được xem là động vật chủ yếu gây bệnh dại trên thế giới nhưng ở châu Mỹ thì dơi là nguồn lây bệnh chủ yếu, đặc biệt là những năm gần đây dơi cũng là loài động vật lây bệnh dại cho người ở châu Đại dương (Australia) và châu Âu. Các động vật hoang dã như chồn, cáo, sóc, chó rừng, mèo rừng hiếm khi lây bệnh dại cho người. Bệnh dại lây truyền khi tiếp xúc với nước bọt, vết thương của người bệnh dại hoặc qua vết cắn của động vật có chưa virus dại. Ngày thế giới phòng chống bệnh dại (World Rabies Day_WRD) là một chiến dịch quốc tế phối hợp của liên minh toàn cầu về kiểm soát bệnh dại (GARC)-một tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Hoa Kỳ (USA) và Vương Quốc Anh (UK) là tổ chức có xác nhận quốc tế của các tổ chức sức khỏe con người và thú y như WHO, OIE, các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh…Ngày thế giới phòng chống bệnh bại liệt diễn ra vào ngày 28/9 hàng năm nhằm kỷ niệm ngày mất của nhà bác học Louis Pasteur, người đã cùng các đồng nghiệp thử nghiệm thành công loại vắc xine phòng dại đầu tiên được nuôi cấy từ tủy sống của thỏ. WRD cũng nhằm mục đích nâng cao nhận thức toàn cầu về tác động của bệnh dại trên người và động vật, tăng cường giáo dục cồng đồng địa phương phòng chống bệnh dại, cung cấp thông tin và lời khuyên về cách để ngăn chặn căn bệnh này và làm thế nào các cá nhân và tổ chức có thể giúp loại bỏ các nguồn chính toàn cầu, huy động và tổng hợp tất cả các nguồn lực để phòng dại cho người và kiểm soát dịch bệnh trên động vật.


Một thông điệp khác của WRD: Hãy chung tay xóa bỏ bệnh dại

Truyền thông giáo dục (Educate) sức khỏe người dân được xem là biện pháp dự phòng chủ yếu như cung cấp thông tin cần thiết về bệnh dại và cách phòng chống bệnh dại, nhất là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc; đến các cơ sở y tế dự phòng để khám, tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời; phổ biến nội dung, biện pháp phòng chống bệnh dại ở động vật và ở người để cộng đồng biết và thực hiện. Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở súc vật, những nơi mua bán súc vật nhất là chó, mèo; thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi; những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm cần được gây miễn dịch bằng vaccine dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.WHO xác nhậnloại trừ bệnh dại đòi hỏi cam kết chính trị bền vững và nhất quán, năng lực mạnh mẽ của hai ngành y tế và thú y;bệnh dại là vấn đề đáng ngại toàn cầu nhưng có thể loại trừ được bằng cách truyền thông giáo dục cộng đồng về các biện pháp phòng chống, tiêm phòng cho đàn chó ngăn chặn tận gốc gốc căn bệnh này, không chỉ góp phần cứu sống người dân mà còn loại trừ bệnh dại ở bất cứ nơi nào. Sự cam kết và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh của chính quyền địa phương tại các tỉnh có bệnh dại là hết sức cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh qua sự quản lý của MARD và MOH.


Toàn dân quyết tâm khống chế và loại trừ bệnh dại theo quyết định của Chính phủ

Thực hiện cam kết này với GARC và WHO, ngày 13/2/2017 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đãban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg về "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021" nhằm thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh dại ở Việt Nam, WHO và GARC cam kết tiếp tục hỗ trợ chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại ở Việt Nam ở cả người và động vật, nhất là quản lý đàn chó ở cộng đồng, tiêm phòng, giám sát và xử lý ổ dịch liên ngành và phát triển năng lực teho đúng mục tiêu đề ra.

Ngày 17/02/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo OIE, WHO, USCDC, MOH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích