Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 6 9 8 8
Số người đang truy cập
3 8 6
 Tin tức - Sự kiện
Tỷ lệ nuôi chó được tiêm phòng dại đạt 85% là một trong những mục tiêu“Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021”
Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại ở Việt Nam

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE),cứ mỗi 10 phút lại có một người chết vì bệnh dại trong khi> 95% số ca bệnh dại do súc vật nhiễm virus cắn có thể loại trừ. Ở Việt Nam, đến năm 2016 bệnh dại đã có xu hướng giảm nhưng vẫn là gánh nặng ở nhiều vùng vì vậy ngày 13/2/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 193/QĐ-TTgvề “Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dạigiai đoạn 2017-2021”.

Theo Bộ Y tế (MOH), ở Việt Nam bệnh dại lưu hành nhiều năm nhưng số tử vong do bệnh dại tăng cao trong giai đoạn 1990-2000 với hàng trăm trường hợp mỗi năm; hàng năm bình quân 400.000 người bị chó, mèo cắn phải sử dụng vaccine điều trị dự phòng tốn kém ước tính hơn 300 tỷ đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Khu vực miền núi phía Bắc được coi là trọng điểm bệnh dại với trên 80% số ca tử vong nhưng từ năm 2010 trở lại đây số tử vong do bệnh dại cả nước đã giảm xuống dưới 100 trường hợp mỗi năm. Theo Tổ chức Y tế thế giới(WHO), đến cuối tháng 9/2016 Việt Nam ghi nhận 49 người chết do bệnh dại ở 20 tỉnh/thành phố so với 52 người chết tại 22 tỉnh/thành phố cùng kỳ 2015. Nguyên nhân tử vong củahầu hết các cado bệnh dại là do không được tiêm phòng vaccine ở những vùng có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vaccine cho chó và thiếu hiểu biết về phòng chống bệnh dại. Mặc dù tỷ lệ giảm tử vong do bệnh dại trong năm 2016 không có nhiều khác biệt so với 2015 nhưng với vai trò là quốc gia dẫn đầu phòng chống bệnh dại khu vực ASEAN,những năm gần đây Việt Nam đã tích cực triển khai chỉ đạo của Chính phủ giảm thiểu tử vong bệnh dại hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh dại trong “Chiến lược loại trừ bệnh dại ASEAN” (ASEAN Rabies Elimination Strategy_ARES) do Việt Nam là đầu mối xây dựng đã được Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp ASEAN phê duyệt năm 2014. WHO cho rằng giai đoạn cuối cùng là khó khăn nhất nên Việt Nam cần phải tiếp tục hành động mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh dại của ASEAN vào năm 2020.


Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 193/QĐ-TTg về "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021"

Xuất phát từ những nỗ lực này, ngày 13/2/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg về"Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021"giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và Bộ Y tế(MOH) đồng quản lý chương trình phối hợp với các Bộ Kế hoạch và đầu tư (MPI), Bộ Giáo dục và đào tạo (MOET), Bộ Thông tin và truyền thông (MIC), Bộ Tài chính (MOF) và UBND các tỉnh/thành phố trong cả nước thực hiện với các mục tiêu và nội dung cụ thể được tóm tắt như sau:

Mục tiêu

Mục tiêu chung là khống chế bệnh dại trên đàn chó nuôi và trên người vào năm 2021 nhằm tiến tới loại trừ bệnh dại với các mục tiêu cụ thể bao gồm > 95% xã, phường lập được danh sách hộ nuôi chó; tỷ lệ nuôi chó được tiêm phòng dại đạt 85%;> 70% số tỉnh không có ca bệnh dại trong 2 năm liên tiếp; giảm 60% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại trên người; giảm 60% số người tử vong do bệnh dại vào năm 2021 so với trung bình số ca mắc bệnh dại giai đoạn 2011-2015.

Nhiệm vụ và giải pháp

Quản lý chó nuôi

Tổ chức quản lý chó nuôi theo hướng UBND xã/phường và trưởng thôn/ấp/khu vực lập danh sách các hộ nuôi chó và thống kê thực tế số chó nuôi trong mỗi hộ gia đình nhằm hỗ trợ tiêm vaccine phòng dại triệt để trên đàn chó. Chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn/khu vực hoặc UBND cấp xã/phường, đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích chó) trong khuôn viên gia đình.


Quản lý chặt chẽ dịch bệnh cho đàn chó nuôi sẽ hạn chế dịch bệnh trên người

Tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó

UBND cấp tỉnh/huyện phát động tháng cao điểm tiêm phòng vaccine dại cho chó vào tháng 3-4; UBND cấp xã tổ chức đợt tiêm phòng tập trung theo địa bàn thôn/khu vực hoặc cụm dân cư; tổ chức tiêm bổ sung cho đàn chó phát sinh hoặc bỏ sót chưa được tiêm, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt mục tiêu đề ra. UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ vaccine dại tiêm phòng cho chó nuôi trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương trong giai đoạn thực hiện chương trình khống chế bệnh dại.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người

Kiện toàn và mở rộng số điểm tiêm vaccine hoặc huyết thanh kháng dại phục vụ công tác điều trị dự phòng bảo đảm kịp thời hiệu quả, đặc biệt là ở khu vực có nguy cơ cao. Về nguyên tắc mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm có đầy đủ cơ sở vật chất và cán bộ được đào tạo theo đúng quy định về tổ chức 1 điểm tiêm chủng. UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ vaccine miễn phí cho người nghèo ở khu vực có nguy cơ cao như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hay tiêm vaccine miễn phí dự phòng trước phơi nhiễm cho người có nguy cơ cao như cán bộ làm công việc lấy bệnh phẩm, xét nghiệm, tiêm vaccine dại cho chó.


Điều trị dự phòng phơi nhiễm cho người bằng huyết thanh kháng dại

Hoàn thiện các văn bản quy định pháp luật, chính sách của nhà nước

Nghiên cứu sửa đổi, quy định bổ sung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo hướng tăng mức xử phạt trong phòng chống bệnh dại ở động vật;đề xuất Chính phủ xem xét, bổ sung vaccine dại cho động vật vào Chương trình 30a để hỗ trợ cho các huyện nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021. Lập quỹ dự phòng vaccine dại do Bộ NN-PTNT quản lý để tiêm bao vây khẩn cấp ổ dịch dại trên đàn chó với số lượng khoảng 500 ngàn liều. Xây dựng chính sách hỗ trợ tiêm phòng dại cho nhân viên thú y, nhân viên y tế, người tham gia phòng chống bệnh dại trước phơi nhiễm và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Bổ sung chính sách bảo hiểm y tế đối với người bị chó cắn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người nuôi chó; chính sách hỗ trợ vaccine dại và huyết thanh kháng dại cho người nghèo ở những vùng có nguy cơ cao.


Tăng cường tuyên truyền phòng chống bệnh dại trước và sau phơi nhiễm cho cộng đồng

Hoạt độngtruyền thông

MARD, MOH xây dựng và cung cấp tài liệu truyền thông cho các địa phương tổ chức tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương thực hiện các chương trình truyền thông về bệnh dại; phối hợp với MOET thực hiện giáo dục truyền thông học đường, UBND các cấp tổ chức thực hiện chương trình truyền thông về bệnh dại tại địa phương theo quy định.

Nâng cao năng lực hệ thống giám sát

Tăng cường giám sát phát hiện bệnh dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư;tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ thú y, y tế dự phòng để nâng cao kỹ năng giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh dại ở người và động vật;tổ chức thu thập, xét nghiệm mẫu để đánh giá lưu hành bệnh dại. Hàng năm lập bản đồ phân bố đàn chó, phân bố dịch tễ bệnh dại ở người và động vật để xác định các khu vực có nguy cơ cao về bệnh dại nhằm ưu tiên tập trung các nguồn lực trong phòng chống bệnh dại.

Điều tra và xử lý ổ dịch

Điều tra, xử lý các ổ dịch bệnh dại trên người và động vật theo hướng tiếp cận "Một sức khỏe" (One Health), có sự phối hợp của ngành thú y và y tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. UBND cấp xã/phường thành lập các tổ, đội bắt chó có dấu hiệu mắc bệnh dại và chó thả rông ở vùng có ổ dịch dại để xử lý. MARD xem xét hỗ trợ vaccine từ quỹ dự phòng vaccine dại để xử lý ổ dịch bệnh dại động vật.

Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chó

Tăng cường kiểm dịch vận chuyển chó trong nước và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó bất hợp pháp qua biên giới theo quy định của pháp luật về thú y.


Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển chó

Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh dại

Tập trung cho 4 phòng xét nghiệm của ngành thú y và 2 phòng xét nghiệm của ngành y tế bảo đảm đáp ứng yêu cầu phòng chống bệnh dại.

Nâng cao năng lực chuyên môn trong phòng chống bệnh dại

Chuẩn hóa các tài liệu phòng chống bệnh dại trên người và động vật, tổ chức tập huấn các kỹ năng cần thiết về quản lý đàn chó; điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh dại; kỹ năng truyền thông về bệnh dại, kỹ năng xử lý vết thương do động vật cào cắn, quy trình điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, kỹ năng bắt chó mắc bệnh dại và các biện pháp xử lý ổ dịch bệnh dại động vật.


Xây dựng vùng an toàn bệnh dại

Xây dựng vùng an toàn bệnh dại

Khuyến khích các thành phố, thị xã, các huyện nơi có khu du lịch xây dựng vùng an toàn bệnh dại để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, thu hút khác du lịch, tham quan;tổ chức đánh giá và công nhận xã/phường. quận/huyện, tỉnh/thành phố không có bệnh dại.

Nghiên cứu khoa học

Tổ chức thực hiện các nghiên cứu cần thiết phục vụ phòng chống bệnh dại bao gồm nghiên cứu trong nước vaccine dại tế bào cho người và động vật, phác đồ điều trị cho người mắc bệnh dại, đề xuất mô hình cộng đồng phòng chống bệnh dại; kiến thức, thái độ và thực hành quản lý đàn chó của người dân và một số nghiên cứu có liên quan.


Để đạt được các mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại phải đảm bảo các nguồn kinh phí cần thiết

Cơ chế tài chính

Ngân sách trung ương

Ngân sách trung ương dành cho chương trình thông qua MARD và MOH bao gồm đảm bảo ngân sách hoạt động cho các cơ quan trung ương bao gồm truyền thông, đào tạo tập huấn, hội tháo;quỹ dự phòng vaccine dại để chống dịch; nâng cao năng lực chẩn đoán phòng thí nghiệm, giám sát lập bản đồ dịch tễ bệnh dại ở người và động vật, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Hàng năm MARD, MOH xây dựng dự toán thực hiện chương trình, tổng hợp chung trong dự toán gửi MOF trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngân sách địa phương

Đảm bảo cho các hoạt động của tuyến địa phương bao gồm thông tin tuyên truyền, đào tạo kỹ thuật, quản lý đàn chó, giám sát dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Hàng năm UBND các tỉnh/thành phố quyết định bố trí kinh phí thực hiện chương trình tại địa phương.


Người dân phải tự bỏ tiền ra để tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn chó nuôi của mình

Kinh phí do người dân tự đảm bảo

Chủ vật nuôi (chó/mèo) phải đảm bảo chi trảcho tiêm phòng vaccine cho vật nuôi; người bị chó cắn phải đảm bảo chi trả cho y tế dự phòng.

Kinh phí hỗ trợ/tài trợ

Nguồn kinh phí huy động từ các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ cho các hoạt động phòng chống bệnh dại ở Việt Nam.

Cùng với nỗ lực toàn cầu, Quyết định này của Chính phủđã thể hiện cam kết nỗ lực của Viêt Nam quyết tâm khống chế và tiến tới loại trừ căn bệnh nguy hiểm này; đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của bệnh dại ở người và động vật, tăng cường giáo dục phòng chống bệnh dại, cung cấp thông tin và tư vấn phòng ngừa căn bệnh này,huy động và tổng hợp tất cả các nguồn lực để phòng chống bệnh dại cho người và kiểm soát dịch bệnh trên động vật mang lại sức khỏe bền vững cho người dân ở các vùng có dịch bệnh lưu hành .

Ngày 16/02/2017
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo Chinhphu.vn, MOH, WHO)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích