Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 9 7 7 1
Số người đang truy cập
1
 Tin tức - Sự kiện
Thông tin cập nhật về bệnh sốt mò do Rickettsia Orientalis

Bệnh sốt mò hay còn gọi là sốt triền sông Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm nhiệt đới nguy hiểm với trung gian truyền bệnh là một số loài mò. Tác nhân gây bệnh thường là Rickettsia Orientalis do tác giả Hayashi tìm thấy lần đầu ở Nhật Bản, sau đó bệnh phổ biến ở các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 

Ở Việt Nam, bệnh sốt mò đã được phát hiện ở Sài Gòn từ năm 1915 do Goutron mô tả, đến năm 1964bệnh đã lan rộng và lưu hành ít nhất 11 tỉnh, thành. Sau năm 1990, bệnh sốt mò có xu hướng mở rộng diện phân bố về mặt dich tễ học và hàng nghìn người mắc và hàng trăm người chết tại các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Phước,... Từ 1998-2005, nhiều bệnh viện đã tổng kết số ca chẩn đoán xác định và điều trị rất lớn như tại bệnh viện 110, bệnh viện 87 Nha Trang, bệnh viện quân y 13 Quy Nhơn, BVĐK tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Đinh, BVĐK Trung ương Quảng Nam, BVĐK huyện Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian từ 2001-2003, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới đã thống kê được 166 ca bệnh sốt mò từ 24 tỉnh thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ nhập viện điều trị. Từ năm 2010 đến nay, bệnh tiếp tục lưu hành ở nhiều vùng trung du và rừng núi của Việt Nam, đặc biệt số ca báo cáo nhiều ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình với số ca bệnh lên đến hàng trăm ca mỗi năm. Nghiên cứu về véc tơ sốt mò nước ta đãchú ý từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã xác định được hơn 100 loài thuộc họ Trombiculidae. Trong đó, có 5 loài đã phân lập được mầm bệnh R. orientalis. Những loài mò có khả năng truyền bệnh chủ yếu sinh trên các động vật gặm nhấm, nhất là trên các loài chuột hoang dại sống sinh cảnh savan cây bụi. Điều kiện thuận lợi để duy trì ổ bệnh là nhiệt độ 250C-280C, độ ẩm khoảng 85%, có nhiều loại gặm nhấm có mặt.


Hình 1

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, phổ biến ở khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng một triệu trường hợp người mắc bệnh xảy ra mỗi năm và ước tính có khoảng một tỷ người có nguy cơ bị bệnh này. Khu vực của châu Á, châu Úc và châu Đại Dương sốt mò là đặc hữu, các trường hợp nghi ngờ cũng được báo cáo ở châu Phi (Cameroon) và Nam Mỹ (Chile). Nghiên cứu về phân bố của bệnh sốt mò, nhiều tác giả cho rằng bệnh sốt mò là đặc hữu của một phần thế giới được gọi là “Tsutsugamushi tam giác” kéo dài từ miền bắc Nhật Bản và đến miền đông nước Nga, tới miền Bắc Australia, đến phía Tây Pakistan và Afghanistan. Bệnh còn có nhiều ở người lớn vùng nông thôn Thái Lan và Lào. Dimitri M và cộng sự (1998) đã cho thấy sự phân bố của bệnh sốt mò ở Australia, vùng nhiệt đới ven biển Queensland, khu vực rừng mưa nhiệt đới của Kimberley, Tây Bắc nước Úc. Đánh giá về tình hình bệnh sốt mò tại Trung Quốc của tác giả Yuehong Wei và cộng sự (2006-2012). Trong 4.001 trường hợp sốt mò ở Quảng Châu trong thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ mắc bệnh sốt mò tăng từ 3,29/100.000 (năm 2006) lên 9,85/100.000 (năm 2012). Bệnh có thời gian cao điểm là vào mùa hè khoảng tháng 6-7. Đa số các trường hợp (71,4%) là những người trên 40 tuổi, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn. Trong thời gian 2010-2013, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có 43 trường hợp sốt mò, các bệnh nhân hầu hết là nông dân. Theo tác giả Hyeong Woo Lee từ năm 2001-2013, có 70.914 trường hợp sốt mò ở Hàn Quốc, ít hơn 2.700 trường hợp báo cáo hàng năm từ 2001-2003. Sau đó, tỷ lệ nhanh chóng tăng lên mức cao điểm khi có tới 6.780 trường hợp vào năm 2005. Đặc biệt, trong năm 2012-2013 tỷ lệ tăng nhanh, với 10.485 trường hợp.

HÌNH THÁI HỌC

Liên quan đến vòng đời và đặc điểm hình thái của mò, mò trải qua 4 giai đọan chính: trứng, ấu trùng, thanh trùng và trưởng thành. Trứng được đẻ trên đất, mỗi ngày từ 1-7 trứng. Trứng phát triển thành tiền ấu trùng trong thời gian 4-7 ngày. Từ tiền ấu trùng đến ấu trùng diễn ra từ 8-10 ngày, ấu trùng rất bé, chiều dài 200-2000 micron, chiều rộng 150-160 micron. Sau khi nở ấu trùng bò trên cỏ hoặc những bụi cây thấp, hay các đám lá mục để đợi vật chủ như chim, thú, bò sát hay người đi qua để bám vào ký sinh. Khi ký sinh trên người, mò chọn những nơi kín đáo, nơi quần áo bó sát da, thắt lưng, bẹn, nách; vết đốt của mò có thể gây ngứa và sinh phản ứng dị ứng.


Hình 2

Ấu trùng bám vào da vật chủ để kiếm ăn trong thời gian từ 2 ngày đến 1 tháng, tùy theo từng loài. Sau đó chúng rơi xuống chui vào đất nằm im và không hoạt động trong 2-3 ngày, để phát triển sang nhộng thanh trùng cần 2 hoặc 3 ngày nữa. Sau 6-7 ngày, nhộng thanh trùng nở ra thanh trùng có 8 chân, thanh trùng giống như mò trưởng thành về hình dạng ngoài, nhưng nhỏ hơn, đồng thời chưa phân biệt đực và cái. Giai đoạn thanh trùng chiếm 20-26 ngày, sau đó thêm 2-3 ngày nữa thì chuyển sang giai đoạn 3 thanh trùng. Sau 10 ngày, giai đoạn 3 thanh trùng lột xác thành mò trưởng thành, mò trưởng thành lớn hơn ấu trùng một tí, có màu đỏ sáng hay nâu đỏ. Thanh trùng và mò trưởng thành, trên cơ thể có hình số 8, phủ nhiều lông phân nhánh, có 4 đôi chân và sống tự do trong đất, rác và các chất nền khác, thức ăn của chúng là nhộng và ấu trùng của các chân đốt khác. Ấu trùng có hình ô van, phủ ít lông, 3 đôi chân, sống ký sinh

Về hình thể ấu trùng mò, cơ thể ấu trùng gồm 2 phần đầu giả và thân. Đầu giả gồm gốc đầu, kìm, pan, họng và bao kìm. Gốc đầu cố định, phía dưới có một đôi lông phân nhánh gọi là lông gốc đầu và lỗ điểm. Lỗ điểm rời rạc hay xếp thành hàng. Cách sắp xếp lỗ điểm là đặc điểm để phân loại tới chi. Kìm gồm hai phần: gốc kìm và phiến kìm. Phiến kìm gồm thân và ngọn hay đỉnh kìm, trên thường có răng. Số lượng, hình dạng và cách sắp xếp răng trên kìm khác nhau tuỳ thuộc chi và loài. Đa số chi và loài mò chỉ có 1 răng ở lưng và 1 răng ở bụng gần đỉnh kìm. Chi Schoengastia kìm có dạng răng cưa, chi Whartonia kìm đặc biệt có nhiều răng to mập uốn cong ra sau.

Pan gồm 5 đốt đốt chuyển, đùi, gối, cẳng và đốt bàn. Trên các đốt đều có lông gọi là lông pan, hình dạng và số lượng lông pan là đặc điểm phân loại loài. Trên đốt đùi và đốt gối đều có 1 lông ở mặt lưng. Đốt cẳng gồm 3 lông (1 ở giữa lưng, 1 ở bờ và 1 ở mặt bụng của đốt. Bàn pan thường có 3-7 lông phân nhánh, 1 gậy cảm giác ở ngay gốc bàn và có hay thiếu lông đơn ở mút bàn. Hình dạng, số lượng lông pan ở các loài được biểu hiện bằng công thức riêng viết tắt là PF. Ví dụ, mò Leptotrombidium deliense công thức lông pan PF: N/N/BNN, có nghĩa là lông đùi và gối pan trần, lông lưng cẳng pan phân nhánh, lông bên và lông bụng cẳng pan trần; vạch “/” trong công thức trên dùng để phân biệt giữa các đốt. Lông bàn pan cũng được hiển thị bằng công thức, ví dụ chi Chiroptellacông thức bàn pan PTF: 7B nghĩa là bàn pan có 7 lông phân nhánh hoặc 7Bs nghĩa là ngoài 7 lông phân nhánh còn 1 lông đơn hay hình răng cưa nhỏ. Cuối đốt bàn có móng pan xẻ 2 hay 3 hoặc đơn tuỳ tường loài hoặc chi. Họng hay hàm là phần cố định gắn liền với gốc đầu. Bao kìm hay bao hàm là tấm bao bọc ở thân kìm, mỗi bên có một lông đơn hay phân nhánh gọi là lông bao kìm.


Hình 3

Tiếp sau đầu giả gọi là phần thân. Kích thước và hình dạng thân ấu trùng phụ thuộc vào mức độ no, đói của từng loài mò. Thân gồm mặt lưng và mặt bụng. Trên mặt lưng có tấm mai lưng hay scutum, mắt và lông. Mặt bụng có 3 đôi chân, lông và lỗ sinh dục. Mai lưng là tấm ki tin trên lưng ở phía trước thân ấu trùng, thường có dạng hình chữ nhật, vuông, thang hay lưỡi xẻng. Trên mai lưng có lông lưng và lông cảm giác. Lông trên mai lưng có tên tuỳ theo vị rí của chúng, thường có trên 3 lông. Đa số các chi, mai lưng có 5 lông (1 lông trước giữa kí hiệu AM; 2 lông trước bên kí hiệu AL và 2 lông sau bên kí hiệu PL). Trường hợp mai lưng chỉ có 3 lông không kể lông cảm giác gồm 2 lông sau bên ở ngoài mai. Trường hợp mai lưng chỉ có 4 lông thì lông AM thiếu. Phân chi Gahrliepia có nhiều lông phụ sau lông sau bên. Lông cảm giác hình dạng thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài từ hình sợi đến hình cầu. Trên mai lưng có lỗ điểm, mức độ to, nhỏ, dày hay thưa tuỳ thuộc vào từng loài.

Mắt ở trên lưng gần góc sau bên của mai lưng. Mắt nằm trong tấm mắt. Mỗi bên thường có 2 mắt (2+2) hoặc 1 mắt (1+1). Lông trên thân ấu trùng gồm có lông lưng và lông bụng, số lượng lông lưng và lông bụng thay đổi tuỳ theo từng loài, xếp thành hàng hay không thành hàng. Lông lưng: hàng đầu tiên là lông vai, tiếp theo đến hàng lông lưng thứ nhất, thứ hai....Số lượng lông trong các hàng thay đổi tuỳ theo từng loài mò được biểu thị bằng công thức lông lưng. Lông lưng thường phân nhánh hình lông chim và dài hơn lông bụng ở phân chi Trombiculindus thuộc chi Leptotrombidium, lông lưng mở rộng từ hình là đến hình tim. Lông bụng gồm: lông ức, lông bụng và lông đuôi. Lông ức ở giữa ức thường 2 hay 3 đôi, nếu 2 đôi thì mỗi bên có 2 lông kí hiệu là 2 + 2, nếu 3 đôi mỗi bên có 3 lông kí hiệu là 3 + 3. Lông bụng ở sau các gốc chân III, mọc thành hàng hay không thành hàng, ngắn hơn lông lưng, hình lược hay phân nhánh một bên. Lông đuôi ở phía sau lỗ hậu môn đến cuối bụng, kích thước và hình dạng gống lông lưng.

Ấu trùng mò có 3 đôi chân, mỗi chân có 6 hay 7 đốt. Nếu chân 7 đốt gồm: đốt gốc, chuyển, gốc đùi, ngọn đùi, gối, cẳng và đốt bàn. Nếu chân 6 đốt thì đốt gốc và ngọn đùi gắn liền thành đốt đùi. Trên các đốt chân đều có lông phân nhánh, ngoài ra còn có lông đơn dài có phân nhánh ở gốc, gậy cảm giác có gai nhỏ. Bàn chân I, II còn có lông gần mút bàn, lông bên gần mút bàn và lông trước bàn. Cuối các đốt bàn có 2 móng và 1 đệm. Móng thường mập hơn đệm, đôi khi phủ bởi nhiều tơ nhỏ.

ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ MÒ Ở VIỆT NAM

Việt Nam đã thống kê được 106 loài mò thuộc 23 giống, 2 phân họ của họ Trombiculidae. Có 17 loài đặc hữu cho khu hệ mò Việt Nam. Số lượng và giống loài của khu hệ mò ở Việt Nam phong phú nhưng tập trung chủ yếu ở phân họ Trombiculidae có 101 loài, chiếm 95,2% và giống Leptotrombilidium có 28 loài chiếm 26,41%, giống Gahrliepia có 20 loài chiếm 18,81%, 21 giống còn lại chỉ 1-8 loài.

Tỷ lệ nhiễm và thành phần loài mò Việt Nam tập trung chủ yếu ở thú, đặc biệt là thú gặm nhấm. Ở động vật khác tỷ lệ nhiễm và thành phần loài mò ký sinh không lớn.


Hình 4. Thu thập mẫu mò trên tai chuột

Sử dụng que tre nhỏ và kẹp kim loại sạch để bắt mò từ tai chuột. Sau đó, cho từng quần thể mò bắt được vào ống nghiệm vô trùng 1.5mL không có hóa chất. Đồng thời, một vài cá thể nhỏ mò được cho vào ống nghiệm vô trùng chứa alcohol 70%. Chỉ các cá thể mò hay quần thể trên cùng một vật chủ mới cho vào cùng một ống nghiệm. Các ống nghiệm chứa mẫu mò này ngay lập tức được cho vào bình chứa đá gel ở nhiệt độ 0-4°C và chuyển đến tủ đông -20°C trong vòng 12 giờ. Nhiệt độ bảo quản được bảo đảm trong khoảng -18°C đến -30°C trong suốt quá trình vận chuyển đến la bô để phân tích.


Hình 5

Khu hệ mò ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở cảnh quan đồi núi có 102 loài, ở đồng bằng có 21 loài. Có 17 loài phát hiện ở cả cảnh quan đồng bằng và đồi núi. Trong đó có một số loài được xác định truyền bệnh sốt mò ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.Ở Việt Nam có mặt 5 loài mò được xác định truyền bệnh sốt mò trên thế giới, đó là Leptotrombidium denliense, Leptotrombidium akamushi, Leptotrombidium scutellare, Ascoschoenggastia audyi, Ascoschoenggastia indica. Tuy nhiên, chỉ có loài Leptotrombidium denliense phân lập được mầm bệnh. Còn 4 loài kia vẫn chưa phân lập được mầm bệnh, nhưng số lượng và mật độ cá thể lớn ký sinh trên nhiều động vật hoang vu cũng như nơi gần người và phân bố khá rộng ở đồng bằng, miền núi và hải đảo.

Bảng 1. Số lượng loài mò trong các giống mò khác nhau

TT

Tên giống

Số loài

Tỷ lệ (%)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Phân họ Trombiculinae

Leptotrombidium

Lorillatum

Toritrombicula

Trombigastia

Eutrombicula

Blankaartia

Neotrombicula

Siseca

Microtrombicula

Chiroptila

Schoengastia

Walchiella

Ascoschoengastia

Helenicula

Neochoengastia

Doloisia

Schoutedenichia

Cheladonta

Pseudoschegastia

Gahrliepia

 

 

28

4

2

1

2

2

3

1

3

1

4

3

6

8

6

4

1

1

1

20

101

 

26.41

3,77

1,88

0,94

1,88

1,88

2,83

0.94

2,83

0,94

3,77

2,83

5,67

7,55

5,67

3,77

0,94

0,94

0,94

18,86

95,29

 

21

22

23

Phân họ Leeuwenhoekinae

Odontacarus

Whartonia

Shunsenia

 

1

3

1

 

0,94

1.88

0,94

Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại học và sinh thái học của mò. Việc nghiên cứu về mò đã có từ thời Linnaueus (1707-1778), loài mò đầu tiên được phát hiện là Leptotrombidium acarus batatas, đó là loài mò khoai lang ở Surinam. Năm 1974, Nadchatram và Dohany đưa ra khóa định loài cho 50 giống, phân giống của họ Trombiculidae khu vực Đông Nam Á và cũng cho biết trên thế giới có khoảng 1900 loài thuộc họ Trombiculidae đã được công bố, trong đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương có khoảng 600 loài, vùng Đông Nam Á có khoảng 350 loài. Gần đây, ở khu vực Đông Nam Á một số nước lân cận Việt Nam có những công trình nghiên cứu về khu hệ mò khá toàn diện. Năm 1973, ở Thái Lan, Panita Lakshana đã công bố có 121 loài, thuộc 17 giống, đồng thời nêu sự phân bố của từng loài mò và các loài vật chủ. Năm 1962 ở Nhật Bản, Takeo Tamiya đã cho ra khóa định loại tới loài và phân loài, công bố có 73 loài, thuộc 11 giống, nêu ra vai trò dịch tễ và một số biện pháp phòng chống mò. Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của các vector, năm 2001, Frances và cộng sự đã điều tra vai trò của vector Blankaartia acuscutellaris đối với bệnh sốt mò ở tỉnh Phitsanulok thuộc miền trung Thái Lan, cho rằng Blankaartia acuscutellariscó thể không phải là vector chính truyền bệnh sốt mò ở đây, nhưng cần nghiên cứu nhiều hơn nữa về bệnh sốt mò ở đây.



Hình 6

Một cuộc khảo sát để xác định sự phân bố địa lý và sự phong phú của véc tơ truyền bệnh sốt mò đã được tiến hành (2006), tại 13 địa phương trong cả Hàn Quốc. Tổng cộng có 10.860 mò được thu thập thuộc 4 chi và 8 loài. Leptotrombidium pallidum (74,9%) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là Leptotrombidium scutellare (18,9%), Leptotrombidium palpale (2,7%), Leptotrombidium Orientale (2,1%), Leptotrombidium zetum (0,7%), Neotrombicula tamiyai (0,5%), Euschoengastica koreaensis (0,1%), và Cheladonta ikaoensis (< 0,1%). Leptotrombidium pallidum là loài mò chủ yếu được thu thập tại các điểm ở Giang Nguyên (100%), Kinh Kỳ (87,2%), Trung Nam (100%), Trung Thanh (100%), La Bắc (73,9%), La Nam (77,0%), và Khánh Thượng (66,1%), trong khi Leptotrombidium scutellare là loài mò chủ yếu thu thập tại tỉnh Khánh Thượng (77,9%) và đảo Jeju (62,3%). Tại Đài Loan, các nghiên cứu trên véc tơ sốt mò được giới hạn ở một vài nơi, khảo sát không có hệ thống đã từng được thực hiện. Leptotrombidium deliense đã được tìm thấy ở Bành Hồ, Leptotrombidium imphalum là loài phổ biến nhất ở Hualien.

Trong quần đảo Kim Môn, sự xuất hiện của các loài mò thay đổi theo mùa với Leptotrombidium deliense là loài chính trong mùa hè và Leptotrombidium scutellare chủ yếu trong mùa đông. Những nghiên cứu cho thấy một thay đổi địa lý ở các loài mò và kêu gọi một cuộc điều tra rộng rãi hơn đối với mò tại Đài Loan. Tương tự như vậy, gặm nhấm là vật chủ chính của mò, đã được ghi nhận ở một số địa phương ở Đài Loan, bao gồm Penghu, Kinmen và Hualien. Vật chủ của mò được khảo sát tại 15 tỉnh ở Đài Loan. Gần đây, vật chủ của mò được nghiên cứu trong sáu quận ở Đài Loan trong đó xác định những vật chủ có mò bị nhiễm R. orientalis bằng kỹ thuật khuếch đại gen (PCR).


Hình 7

Trong những giai đoạn sống của mò, thì ấu trùng mò ký sinh trên động vật gặm nhấm và là vật chủ chính. Tầm quan trọng của ấu trùng mò trong y học là truyền bệnh sốt mò. Xác định các loài loài mò giúp cho việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh sốt mò, bởi vì chỉ có một ít loài mò truyền bệnh sốt mò, chủ yếu là chi Leptotrombidium. Hơn nữa, ngay cả trong số các chi Leptotrombidium, loài mò khác nhau cũng xuất hiện ở những mùa khác nhau. Như ở Nhật Bản, Leptotrombidium akamushi xuất hiện chủ yếu vào mùa hè, trong khi Leptotrombidium pallidumLeptotrombidium scutellare xuất hiện chủ yếu từ mùa thu đến đầu mùa xuân. Bên cạnh đó, các chủng R. orientalis truyền bởi Leptotrombidium akamushiLeptotrombidium pallidum thường nghiêm trọng so với Leptotrombidium scutellare. R. orentalis ghi nhân trong các loài mò là điều kiện cần thiết để hiểu rõ về cơ chế bệnh cũng như sự đột biến của tác nhân này sau khi hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguy cơ mắc bệnh sốt mò có thể là do sự gia tăng sự phong phú hoặc hậu quả của một sự thay đổi trong các loài mò. Khi điều tra các môi trường sống khác nhau tỷ lệ sốt mò cũng khác nhau.

Ở Việt Nam, quá trình nghiên cứu mò đã có từ lâu, trước năm 1955 ở Việt Nam chỉ mới phát hiện 3 loài Aschoengastia indica, Eutrombicula wichmanniTrombicula deliensis. Từ năm 1962-1966, tổ chức điều tra động vật ký sinh trùng với sự tham gia của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và trường ĐH Nông nghiệp I tiến hành ở 12 tỉnh miền phát hiện 18 loài mò, thuộc 6 giống trong đó có 4 phân giống. Năm 1970, Nguyễn kim Bằng công bố có 56 loài mò, thuộc 9 giống trong đó có 6 phân giống, bổ sung cho khu hệ mò Việt Nam gồm Eutrombicula hirsti, Gahrliepia pintanensis, Gahrliepia yangchenensis, Gahrliepia neosinensis, Gahrliepia parapacifica và Shunsenia.

Trong thời gian 1976-1985, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương tiến hành điều tra cơ bản tại 84 điểm của 17 tỉnh ở miền Nam, phát hiện được 50 loài, thuộc 7 giống. Từ 2002-2005, Nguyễn Văn Châu điều tra một số nhóm tiết túc y học trong đó có mò tại một số điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, phát hiện 18 loài mò, thuộc 5 giống, ký sinh trên các vật chủ như chuột, gà, mèo. Năm 2007, Đặng Tuấn Đạt và Nguyễn văn Châu, điều tra trên địa bàn Tây Nguyên phát hiện 48 loài mò, 14 giống, thuộc 2 phân họ Trombiculidae ewingLeewwenhoekiinae womerslei. Đỗ Công Tấn (2009), nghiên cứu thành phần loài mò giữa 2 sinh cảnh rừng trồng và rừng tự nhiên ở Trà Thủy-Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Hương Lộc-Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) xác định xã Trà Thủy (Quảng Ngãi) có 13 loài mò, thuộc 6 giống, trong đó có mặt 4 loài có khả năng truyền bệnh sốt mò là Leptotrombidium deliense, Leptotrombidium indica, Eutrombicula wichmanniLeptotrombidium audyi. Xã Hương Lộc (Thừa Thiên-Huế) có 10 loài, thuộc 5 giống, trong đó mặt 5 loài có khả năng truyền bệnh sốt mò: Leptotrombidium deliense, Eutrombicula wichmanni, Leptotrombidium indica, GahrliepiaWalchiella parapacificaGahrliepiaWalchiella chinensis. Tại sinh cảnh rừng tự nhiên có thành phần loài phong phú hơn sinh cảnh rừng trồng. Mật độ ký sinh trên thú gặm nhấm của các loài có vai trò dịch tễ cao hơn rất nhiều so với các loài không có vai trò dịch tễ, loài Leptotrombidium deliense có mật độ ký sinh trên thú gặm nhấm rất cao.

Động vật gặm nhấm là vật chủ chính của mò và vai trò của chúng trong việc duy trì truyền R. orientalis cần nghiên cứu rõ hơn. Động vật gặm nhấm không thể thiếu cho sự sống còn của mò và đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền sốt mò. Bởi vì mật độ của mò, khác nhau đáng kể với các loài động vật gặm nhấm.

LƯU HÀNH CỦA MÒ TRUYỀN BỆNH VÀ MẦM BỆNH

Ổ lưu hành bệnh nơi con người ở và lân cận, mò truyền bệnh có thể là Leptotrombidium denliense, Leptotrombidium scutellare, Ascoschoenggastia indica. Vật chủ mang mầm bệnh là chuột nhà, chuột nhắt, chuột đồng lớn, chuột cống, chuột lợn lớn, chuột lợn bé, sóc đất, gà nhà. Trong khi đó, ổ lưu hành bệnh nơi hoang vu, mò truyền bệnh gồm Leptotrombidium denliense, Leptotrombidium akamushi, Leptotrombidium scutellare, Ascoschoenggastia audyi, Ascoschoenggastia indica. Vật chủ mang mầm bệnh là sóc bụng đỏ, sóc mỏ hung, sóc má vàng, sóc chuột, chuột nhắc nương, chuột mốc lớn, chuột mốc bé, chuột hưu lớn, chuột rừng, chuột bóng, chuột trắng gai và chuột núi.

Rickettsia orientalis là một loài Rickettsia có kích thước nhỏ, dài 0,3-0,5 µm, rộng 0,2-0,4 µm, Gram âm, không bắt màu fuschin, khi nhuộm giêm sa, R. orientalis bắt màu tím, 2 đầu sẫm, ở giữa nhạt. Khả năng tạo ATP từ gluconate yếu nên chúng không tạo ATP để đáp ứng nhu cầu phát triển của chúng. Vì vậy, chúng phải ký sinh trong nội bào, chúng cần được nuôi cấy ở tổ chức sống như trong súc vật thực nghiệm, chuột nhắt trắng, bào thai của trứng gà, tế bào nuôi cấy trong ống nghiệm. Các súc vật thí nghiệm là chuột lang, chuột nhắt, chuột bông, khỉ, chuột hamster. R. orientalis có 2 loại kháng nguyên: [i] Kháng nguyên đặc hiệu cho từng type riêng biệt, có nhiều type kháng nguyên khác nhau đại diện cho một địa phương nào đó. Có 3 type huyết thanh chính là Karp, Gilliam và Kato. Ngoài 3 type này còn có đến 30 type huyết thanh được xác định ở nhiều nước; [ii] Kháng nguyên không đặc hiệu là kháng nguyên polysaccharide giống như kháng nguyên OX-K của trực trùng Proteus vulgaris.

Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của mò

Nguyễn Văn Châu (2000-2002), nghiên cứu sự phân bố các loài mò và mối liên quan đến sự phân bố của bệnh sốt mò ở một số nơi của tỉnh Quảng Ninh nhận định: bệnh sốt mò tập trung ở các huyện thuộc phía Tây-Nam của tỉnh, tháng 5-10 lượng bệnh nhân nhiều nhất. Đồng thờitại các điểm nghiên cứu phát hiện được 14 loài mò, thuộc 5 giống, trong đó có 4 loài mò có vai trò truyền bệnh sốt mò Leptotrombidium deliense, Ascoschoenggastia indica, GahrliepiachinensisGahrliepiaparapacifica, các loài mò chủ yếu ký sinh trên chuột.

Nguyễn Văn Châu (2009), tiến hành điều tra chuột, mò và mầm bệnh sốt mò cho thấy tại Dục Mỹ (Khánh Hòa) thu được 3 loài chuột và 3 loài mò, trong đó loài mò vai trò truyền bệnh là Ascoschoenggastiaindica chiếm 84,9% tổng số cá thể cá loài . Có 14,3% số thể chuột nhắt bécó kháng thể kháng R. orientalis.TạiBình Giáo-Chư Prông (Gia Lai), thu được 1 loài chuột và 2 loàimò, trong đóloài Ascoschoenggastia indicavai trò truyền bệnh chiếm tỷ lệ 50%, 40% số cá thể chuột lắt phát hiện được kháng thể kháng R. orientalis.Tại xã Đất Bằng-Krông Pa (Gia Lai), thu được 3 loài chuột và 3 loài mò, trong đó 2 loài có khả năng truyền bệnh sốt mò Ascoschoenggastia indicaLeptotrombidium deliense. 20% cá thể chuột lắt 50% chuột mốc có kháng thể kháng Rickettsia Orientalis. Hiện nay, ở Việt Nam đã xác định có mặt 9 loài mò có vai trò truyền bệnh sốt mò trên thế giới là Leptotrombidium akamushi, Leptotrombidium deliense, Leptotrombidium scutellare, Ascoschongastia audyi, Leptotrombidium indica, Gahrliepia chinensis, Gahrliepia parapacifica, Gahrliepia pintanensis, Eutrombicula wichmani.


Hình 8

CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Từ vết loét, R. orientalis xâm nhập vào hệ bạch huyết, gây viêm hạch tại chỗ rồi tiếp đến gây sưng, viêm và đau hạch toàn thân, đồng thời chúng xâm nhập vào máu, gây viêm nội mạc vi mạch máu toàn thân gây tổn thương viêm nhiễm ở các cơ quan. Bệnh cảnh lâm sàng nặng hay nhẹ, tuỳ thuộc nhiều vào điều kiện như nơi cư trú, độc tính của từng chủng, chẳng hạn chủng sốt mò ở Nhật Bản, Trung Quốc có tỷ lệ tử vong cao nhưng chủng ở Malaysia chỉ là biểu hiện bệnh nhẹ. Chủng ở Ấn Độ và Indonesia thường có vết loét điển hình, trong khi chủng ở Malaysia hiếm thấy vết loét. Vết loét và biểu hiện triệu chứng còn phụ thuộc sức đề kháng của bệnh nhân, kết hợp với cơ chế nhiễm độc - dị ứng của cơ thể đối với R. orientalis.

Kháng sinh không diệt được R. orientalis, chỉ hạn chế sự phát triển của nó. Do đó, dù đã được điều trị đặc hiệu R. orientalis vẫn tồn tại trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm trong các hạch và có thể gây hiện tượng tái phát bệnh. Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm khuẩn cấp có đặc điểm khởi phát đột ngột, đầu tiên sốt cao, đau đầu, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ và kèm theo nổi ban. Ban có màu đỏ xuất hiện vào cuối tuần thứ 1, ban chỉ tồn tại vài ngày hoặc có khi hàng tuần tùy theo độc lực của vi khuẩn. Đặc điểm của ban là kiểu dát sẩn, ít khi xuất huyết. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng; sau đó lan ra toàn thân và tứ chi, hiếm thấy ban mọc ở mặt, gan bàn chân, bàn tay. Đặc điểm của sốt thường là một cơn rét run và kéo dài từ 2-3 tuần lễ. Một đặc điểm cần lưu ý là nơi bị mò đỏ đốt thường tạo thành vết loét. Vết loét này thường không ngứa, vị trí của vết đốt hay ở hõm nách, cánh tay, bắp chân hoặc có thể có ở thân mình, đùi, bìu.


Hình 9

Thể điển hình, trong giai đoạn ủ bệnh: trung bình từ 8 đến 12 ngày, sớm nhất là 6 ngày, dài nhất là 21 ngày. Giai đoạn khởi phát, tại vị trí nơi mò đốt nổi lên nốt phổng nước, thời gian này chỉ trong vòng một ngày tính từ khi mò đốt, song bệnh nhân không hề biết vì không thấy đau, dát sẩn hay ngứa. Bệnh nhân chỉ đi điều trị khi bị sốt cao và bệnh đã vào giai đoạn toàn phát. Nốt phổng này sau đó sẽ thành vết loét. Giai đoạn toàn phát:hội chứng nhiễm trùng nhiễm độcthường nặng, là những triệu chứng sớm của bệnh với các biểu hiện: sốt nhẹ 1 đến 2 ngày đầu, sau đó sốt cao liên tục, cũng có nhiều trường hợp đột ngột sốt cao ngay 39-40°C trong ngày đầu giống như sốt rét. Do vậy, nhiều trường hợp trước đây các thầy thuốc chẩn đoán và điều trị theo hướng sốt rét không cắt được cơn sốt. Đặc điểm cơn sốt thường là sốt cao liên tục dai dẳng xung quanh 40°C, biểu đồ hình cao nguyên hoặc kiểu nối cơn kéo dài từ 15- 20 ngày, nếu không được điều trị nhiệt độ và mạch thường phân ly giống thương hàn.

Tình trạng nhiễm độc thần kinh thường nặng nề, nhức đầu là dấu hiệu khởi đầu, đau khắp đầu, đầu nhức như búa bổ, dai dẳng nhiều ngày, có thể nhức cả 2 hố mắt, mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, run rẩy, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều như trong bệnh Leptospirosis. Có những trường hợp cũng li bì, u ám như trong bệnh thương hàn.


H
ình 10. Các vị trí vết loét (Eschar) trong bệnh sốt mò ở nam và nữ

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh sốt mò như vết loét có ở 80% số bệnh nhân bị sốt mò, sau 24 giờ vết đốt phồng lên, đường kính 2 mm, 4 ngày sau dịch đục, 5 ngày sau mụn vỡ, xung quanh có sẩn cứng sau đóng vẩy màu nâu đen. Vị trí vết loét thường ở chỗ da mềm, ẩm, kín như bộ phận sinh dục, hậu môn, nách, bẹn, có thể thấy ở đùi, bụng, cổ, ngực, lưng (phần lớn chỉ 1 nốt, một số ca bệnh có 2 nốt). Khi vết loét khỏi, da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu. Vết loét không ngứa, không đau rát, nên bệnh nhân không để ý đến. Sưng hạch bạch huyết, 91% trường hợp có hạch nổi ở khu vực gần vết loét, hạch bằng hạt táo, hạt mận, di động, hơi đau. Hạch toàn thân thấy ở nách, bẹn, cổ (45%), thường nhỏ hơn hạch khu vực. Ban dát sẩn: mọc vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, có ở 82% các trường hợp, đường kính bằng hạt kê đến 1 cm, màu mận chín, sờ hơi cứng. Ban mọc toàn thân không theo thứ tự, mọc ở mặt, ngực, bụng, tồn tại 4-5 ngày.


Hình 11

ĐỊNH DANH MÒ BẰNG HÌNH THÁI HỌC & SINH HỌC PHÂN TỬ

Định danh mò bằng hình thái

Cố định mẫu mò trên lam kính và phương pháp định danh hình thái mò.

*Làm sạch mẫu mò gồm 4 bước:

+Bước 1: Từng cá thể mò tách ra từ quần thể đang được bảo quản trong dung dịch alcohol 70°, cho vào ống nghiệm plastic khô, sạch;

+Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm chứa mẫu cá thể mò vài giọt dung dịch Nesbitt, đun nóng đến nhiệt độ 60°C và giữ ống nghiệm ở nhiệt độ này trong 1 giờ;

+Bước 3:Chuyển mẫu mò từ dung dịch này sang ống nghiệm plastic mới chứa nước vô trùng và tiếp tục giữ ở nhiệt độ 60°C trong 1 giờ;

+Bước 4 : Để nguội ống nghiệm chứa mẫu ở nhiệt độ phòng, chuẩn bị cố định mẫu trên lam.

*Cố định trên lam kính gồm 7 bước:

+Bước 1: Nhỏ 1 giọt môi trường Hoyer ở giữa lam kính sạch.

+Bước 2: Đặt mẫu mò vào giữa giọt môi trường Hoyer trên lam kính, dùng kẹp đầu mảnh thao tác nhẹ nhàng trên mẫu mò để đẩy mẫu mò xuống dưới đáy giọt môi trường và chú ý sắp xếp các vị trí đầu, các chân mò theo trình tự;

+Bước 3: Dùng kẹp mảnh để đưa kính mỏng đậy trên giọt môi trường có mẫu mò (kính mỏng đường kính 12mm, cỡ số 1);

+Bước 4: Đun nóng nhẹ lam kính này cho đến khi các bong bóng khí không còn;

+Bước 5: Để lam kính này ở nhiệt độ phòng trong 1 tuần chờ môi trường khô;

+Bước 6: Dùng dầu bóng (sơn móng tay) bôi quang rìa kính đậy;

+Bước 7: Ghi mã số mẫu mò trên lam và chuẩn bị định danh dưới kính hiển vi.

*Định danh hình thái mò theo phương pháp của các tác giả Nadchatram M. và Dohany A.L. (1974), bảng định danh mò bằng hình thái của Nguyễn Văn Châu (1997).


Hình 12

Quy trình sinh học phân tử

-Chiết tách DNA: cho từng cá thể mò vào một ống nghiệm dung tích 2ml vô trùng không chứa hóa chất, thêm 180µl buffer G2 và 20 µl proteinase K vào ống nghiệm chứa mẫu mò và ủ ở nhiệt độ 56°C qua đêm. Sau đó, các ống nghiệm này được tách chiết DNA bằng hệ thống máy tự động, sử dụng kít chiết tách DNA EZ1 (Qiagen, Hilden, Đức). DNA sau đó được xét nghiệm ngay hoặc bảo quản ngay ở nhiệt -20°C đến khi được xét nghiệm;

-Xét nghiệm PCR định lượng: DNA được xét nghiệm tìm R. orientalis và các tác nhân nhóm Rickettsia bằng các đoạn mồi đặc hiệu cho R. orientalis, Rickettsia spp., Bartonella spp. và Borrelia spp. Kỹ thuật real-time PCR được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất với hệ thống CFX Connect TM real-time PCR detection system (Bio-Rad, Hercules, Mỹ) và Eurogentec Takyon qPCR kit (Eurogentec, Seraing, Bỉ). Gen mã hóa periplasmic serine protease được dùng để xác định R. orientalis, gltA được dùng để xác định nhóm Rickettsia gây sốt đốm, ITS2 được dùng để xác định Bartonella spp. và Borrelia rrs dùng để xác định Borrelia spp. DNA của R. orientalis, R. montanensis, Bartonella elizabethae, Borrelia crocidurae được dùng làm chứng dương PCR cho các tác nhân R. orientalis, Bartonella, Borrelia spp. Mỗi lượt mẫu xét nghiệm dùng một mẫu PCR chứng không chứa DNA làm mẫu chứng âm;

-PCR chuẩn và giải trình tự: Gen sử dụng là COI-1 để xác định gen mò. Khuếch đại gen bằng hệ thống Bio-Rad thermocycler (Bio-Rad laboratories, Hercules, Mỹ) trước khi giải trình tự. Giải trình tự bằng hệ thống ABI PRISM DNA sequencing analysis phần mềm version 3.0 (Applied Biosystem) và so sánh với dữ liệu từ ngân hàng gen bằng cách sử dụng thuật toán BLAST algorithm.

-Trình tự mồi và giải mã gen mò L. deliense:
 

ACAAATGTTGAAATAAAATTGGATCCCCACCCCCCGAAGGGTCAAAGAACGAAG
TATTAAAATTTCGATCTGTCAACAATATTGTAATAGCACCTGCTAAAACAGGTAATGATA
GTAGTAATAAAATAGTCGTTACTAAGACAGATCACACAAAAAGGGGTATCCGCTCCCA
CGTTCTAGTTGTAGCCCCTAAAATAGTAGTAATAAAGTTAATCGCTCCCAAAATAGAGG
AAATTCCAGCCAAATGTAAAGAAAAAATAGTTAAATCGACTGAGAAGCCTCTGTGAGC
CAGATTTCCAGAAAGGGGAGGGTATACTGTTCATCCTGTTCCAGCTCCTCCCCCTGAG
AATATAGATATTGAAAGTAATATAAGAGAAGGAATAAGTAATCAAAATCTTATATTGTT
AAGTCGAGGAAAAGCTATGTCTGGAGTCCCAATTATCAAAGGCACTAATCAGTTCCC
AAACCCGCCGATTATAGCCGGCATAACCATGAAGAAAATCATAATAAAAGCATGAGC
TGTTACTAAGGCGTTATAAGTCTGGTCTCTACCAATAAAAGACCCAGGTTGAGAAAG
TTCAATTCGGATTAACATCCTTAAACTTGTTCCTTTATTCCTGCCCAGGCTGCTAAAGC
AAAGTATAAAGT


Hình 13

MỘT SỐ BỆNH DO RICKETTSIA KHÁC VÀ BỆNH LIÊN QUAN

-Một số bênh do Rickettsia mới hoặc đang nổi đã được mô tả trong vài thập niên trở lại đây, gồm có bệnh lý hạch lympho do ve (tickborne lymphadenopathy_TIBOLA) Dermacentor-borne-necrosis-eschar-lymphadenopathy (DEBONEL) liên quan đến nhiễm trùng loài Rickettsia slovacacũng như Rickettsia liên quan đến viêm hạch lympho donhiễm trùng loài Rickettsia sibricia. Gần đây, một loài Rickettsia spp. mới 364D, gây bệnh lý liên quan đến vết loét Eschar xác định tại California;

-Các vi sinh vật Ehrlichia (gây bệnh lý human monocytic ehrlichiosis và nhiễm trùng Ehrlichia ewingii), Anaplasma phagocytophilum (gây bệnh human granulocytic anaplasmosis) và Bartonella spp. (gây bệnh Catscratch, relapsing fever và Trench fever) là các vi sinh vật liên quan đến Rickettsiae;

-Sốt Q là một bệnh gây ra bởi Coxiella burnetii, gần đây loại bỏ khỏi Rickettsiales. Bệnh được mô tả và so sánh với các loài Ricketsia khác.

Tính ổn định môi trường, kích thước nhỏ, sự lan truyền không khí, tồn tại các vật chủ nhiễm, liều nhiễm thấp và tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao liên quan đến các vũ khí sinh học. Quả thật, R. prowazekiiC. burnetii đã trở thành vũ khí. Tuy nhiên, các tác nhân sinh bệnh Rickettsia đang phát triển như là các vũ khí sinh học (biological weapons) có nhiều mặt hạn chế như thiếu đi sự lan truyền trực tiếp từ vật chủ sang vật chủ và tính sẵn có các liệu pháp điều trị chống lại chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Walker DH. Rickettsiae and rickettsial infections: the current state of knowledge. Clin Infect Dis. 2007 Jul 15. 45 Suppl 1:S39-44. [Medline].

2.Jensenius M, Fournier P, Raoult D. Rickettsioses and the international traveler. Clin Infect Dis. 2004. 34(10):1493-9. [Medline].

3.Center of Disease Control and Prevention (CDC). Rickettsial Diseases. Infectious Disease Information. Available at http://www.cdc.gov/ncidod/dvrd/branch/vrzb.htm.

4.Edwards MS, Feigin RD. Rickettsial diseases. Feigin RD, Cherry JD, Demmler GJ, Kaplan SL, eds. Textbook of Pediatric Infectious Diseases. 5th ed. WB Saunders Co; 2004. 2497-2515/Chapter 195.

5.Tissot-Dupont H, Raoult D. Q Fever. Infect Dis Clin N Am. Sept 2008. 22:505-514. [Medline].

6.Walker DH. Rickettsiae. Baron S, ed. Medical Microbiology. 4th ed. University of Texas Medical Branch; 1996. [Full Text].

7.Shapiro MR, Fritz CL, Tait K, Paddock CD, Nicholson WL, Abramowicz KF, et al. Rickettsia 364D: a newly recognized cause of eschar-associated illness in California. Clin Infect Dis. 2010 Feb 15. 50(4):541-8. [Medline].

8.Johnston SH, Glaser CA, Padgett K, Wadford DA, Espinosa A, Espinosa N, et al. Rickettsia spp. 364D causing a cluster of eschar-associated illness, California. Pediatr Infect Dis J. 2013 Sep. 32 (9):1036-9. [Medline].

9.Azad AF. Pathogenic Rickettsiae as Bioterrorism Agents. Clin Infect Dis. 2007 Jul 15. 45 Suppl 1:S52-55. [Medline].

10.Rovery C, Raoult D. Meditteranean Spotted Fever. Infect Dis Clin N Am. Sept 2008. 22:515-530. [Medline].

11.Drexler NA, Dahlgren FS, Heitman KN, Massung RF, Paddock CD, Behravesh CB. National Surveillance of Spotted Fever Group Rickettsioses in the United States, 2008-2012. Am J Trop Med Hyg. 2015 Aug 31. [Medline].

12.Dumler JS, Walker DH. Rocky Mountain spotted fever--changing ecology and persisting virulence. N Engl J Med. 2005 Aug 11. 353(6):551-3. [Medline].

13.Graf PC, Chertien JP, Ung L, et al. Prevalence of serpositivity to spotted fever group rickettsiae and Anaplasma phagocytophilum in a large, dempgraphically diverse US sample. Clin Infect Dis. Jan 2008. 46 (1):70-77. [Medline].

14.Cowan G. Rickettsial diseases: the typhus group of fevers--a review. Postgrad Med J. 2000 May. 76(895):269-72. [Medline].

15.Marshall GS. Rickettsia typhi seroprevalence among children in the Southeast United States. Tick-Borne Infections in Children Study (TICKS) Group. Pediatr Infect Dis J. 2000 Nov. 19(11):1103-4. [Medline].

16.Fergie JE, Purcell K, Wanat D. Murine Typhus in South Texas children. Pediatr Infect Dis J. 2000. 19(6):535-38. [Medline].

17.Aung AK, Spelman DW, Murray RJ, Graves S. Rickettsial infections in Southeast Asia: implications for local populace and febrile returned travelers. Am J Trop Med Hyg. 2014 Sep. 91 (3):451-60. [Medline]. [Full Text].

18.Centers for Disease Control and Prevention. Q Fever- Statistics and Epidemiology. Centers for Disease Control and Prevention. Available at http://www.cdc.gov/qfever/stats/index.html. Accessed: 02/23/2013.

19.Williams M, Izzard L, Graves SR, et al. First probable Australian cases of human infection with Rickettsia felis (cat-flea typhus). Med J Aust. Jan 2011. 194(1):41-43. [Medline].

20.Walker DH, Dumler JS. Emerging and reemerging rickettsial diseases. N Engl J Med. 1994 Dec 15. 331(24):1651-2. [Medline].

21.Rombola F. Mediterranean spotted fever presenting as an acute pancreatitis. Acta Gastroenterol Belg. Mar 2011. 74(1):91-92. [Medline].

22.Cascio A, Giordano S, Dones P, et al. Haemophagocytic syndrome and rickettsial diseases. J Med Microbiol. Apr 2011. 60(4):537-542. [Medline].

23.Abramson JS, Givner LB. Rocky Mountain spotted fever. Pediatr Infect Dis J. 1999 Jun. 18(6):539-40. [Medline].

24.Parola P, Davoust B, Raoult D. Tick- and flea-borne rickettsial emerging zoonoses. Vet Res. May-Jun 2005. 36:469-492. [Medline].

25.Ruiz-Contreras J, Gonzalez Montero R, Ramos Amador JT, et al. Q fever in children. Am J Dis Child. 1993 Mar. 147(3):300-2. [Medline].

26.Nourse C, Allworth A, Jones A, et al. Three cases of Q fever osteomyelitis in children and a review of the literature. Clin Infect Dis. 2004 Oct 1. 39(7):e61-6. [Medline].

27.Sexton DJ, Corey GR. Rocky Mountain "spotless" and "almost spotless" fever: a wolf in sheep's clothing. Clin Infect Dis. 1992 Sep. 15(3):439-48. [Medline].

28.Demma LJ, Traeger MS, Nicholson et al. Rocky Mountain spotted fever from an unexpected tick vector in Arizona. N Engl J Med. 2005 Aug 11. 353(6):587-94. [Medline].

29.Nicholson WL, Allen KE, McQuiston JH, et al. The increasing recognition of rickettsial pathogens in dogs and people. Trends Parasitol. Apr 2010. 26(4):205-212. [Medline].

30.Hildebrandt A, Franke J, Meier F, et al. The potential role of migratory birds in transmission cycles of Babesia spp., Anaplasma phagocytophilum, and Rickettsia spp. Ticks Tick Borne Dis. Jun 2010. 1(2):105-107. [Medline].

31.Raoult D, Paddock CD. Rickettsia parkeri infection and other spotted fevers in the United States. N Eng J Med. 2005. 353:626-7. [Medline].

32.Bechah Y, Socolovschi C, Raoult D. Identification of Rickettsial Infections by Using Cutaneous Swab Specimens and PCR. Emerg Infect Dis. Jan 2011. 17(1):83-86.

33.Angelakis E, Richet H, Rolain JM, La Scola B, Raoult D. Comparison of real-time quantitative PCR and culture for the diagnosis of emerging Rickettsioses. PLoS Negl Trop Dis. 2012. 6(3):e1540. [Medline].

34.Giulieri S, Jaton K, Cometta A, Trellu LT, Greub G. Development of a duplex real-time PCR for the detection of Rickettsia spp. and typhus group rickettsia in clinical samples. FEMS Immunol Med Microbiol. 2012 Feb. 64(1):92-7. [Medline].

35.Raoult D, Drancourt M. Antimicrobial therapy of rickettsial diseases. Antimicrob Agents Chemother. 1991 Dec. 35(12):2457-62. [Medline].

36.Purvis JJ, Edwards MS. Doxycycline use for rickettsial disease in pediatric patients. Pediatr Infect Dis J. 2000 Sep. 19(9):871-4. [Medline].

37.Kim CO, Huh AJ, Yeom JS, Lee KS, Chin BS, Han SH. Lack of effect of dexamethasone o­n growth of Orientia tsutsugamushi Gilliam in mouse L929 cells. Yonsei Med J. 2011 Jul. 52(4):624-9. [Medline].

38.Biggs HM, Behravesh CB, Bradley KK, Dahlgren FS, Drexler NA, Dumler JS, et al. Diagnosis and Management of Tickborne Rickettsial Diseases: Rocky Mountain Spotted Fever and Other Spotted Fever Group Rickettsioses, Ehrlichioses, and Anaplasmosis - United States. MMWR Recomm Rep. 2016 May 13. 65 (2):1-44. [Medline].

39.Richards AL. Rickettsial Vaccines: the old and the new. Expert Rev Vaccines. October 2004. 3:541-555. [Medline].

40.Chapman AS, Bakken JS, Folk SM, et al. Diagnosis and management of tickborne rickettsial diseases: Rocky Mountain spotted fever, ehrlichioses, and anaplasmosis--United States: a practical guide for physicians and other health-care and public health professionals. MMWR Recomm Rep. 2006 Mar 31. 55(RR-4):1-27. [Medline].

41.Fournier PE, Gouriet F, Brouqui P. Lymphangitis-associated rickettsiosis, a new rickettsiosis caused by Rickettsia sibirica mongolotimonae: seven new cases and review of the literature. Clin Infect Dis. 2005 May 15. 40(10):1435-44. [Medline].

42.Jensenius M, Fournier P, Kelly P. African tick bite fever. Lancet Infect Dis. 2003. 3(9):557-64. [Medline].

43.Spach DH, Liles WC, Campbell GL, et al. Tick-borne diseases in the United States. N Engl J Med. 1993 Sep 23. 329(13):936-47. [Medline].

Ngày 06/02/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích