Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 5 7 7 2
Số người đang truy cập
3 9 9
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo ngày 25/12 đến 27/12 năm 2016

Tuổi trẻ

Sinh con một bề là gái sẽ được hỗ trợ

TP.HCM sẽ triển khai thử nghiệm chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái và có hính sách cho các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đây là nội dung đáng chú ý trong dự thảo kế hoạch thực hiện đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, vừa được Sở Y tế trình UBND TP xem xét ban hành. Theo đó, trong thời gian từ 2016-2020, TP.HCM sẽ triển khai thử nghiệm chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội; Chính sách cho các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo (lồng ghép với chính sách giảm nghèo đa chiều của TP); chính sách cho các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái đang sống tại xã đảo Thạnh An và huyện Cần Giờ; chính sách cho cha mẹ sinh con một bề là gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Để thực hiện nghiêm quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, kế hoạch trên cũng yêu cầu thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, xây dựng mạng lưới cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin tố giác, tố cáo vi phạm ở cộng đồng dân cư. Đưa nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh vào chương trình học tại các trường chính trị, trung học phổ thông, các tường có đào tạo mã ngành y tế và dân số. Trong 10 năm qua, TP.HCM không còn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Năm 2015, tỉ số giới tính khi sinh đạt 105,2 bé trai/100 bé gái. TP.HCM đặt mục tiêu  tỷ số này không vượt quá mức 110 trẻ trai/100 trẻ gái vào năm 2020.

Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa sắp hoạt động

Công trình trị giá gần 30 tỉ đồng, trong đó bạn đọc Tuổi Trẻ đóng góp 22 tỉ đồng tại đảo Trường Sa Lớn đã cơ bản hoàn thành. Trong hai ngày 25 và 26-12, đoàn công tác của Bệnh viện quân y 175 và báo Tuổi Trẻ gồm BV quân y 175, Tư lệnh hải quân và biên tập báo Tuổi Trẻ đã có chuyến thăm và kiểm tra tiến độ công trình Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa, tại đảo Trường Sa Lớn, tỉnh Khánh Hòa. Công trình Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa nâng cấp từ bệnh xá thị trấn Trường Sa có vốn đầu tư gần 30 tỉ đồng, trong đó bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp 22 tỉ đồng thông qua chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” của báo. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn đánh giá đến thời điểm này công trình đã cơ bản hoàn thành, chất lượng, công năng, thẩm mỹ được đảm bảo. Ông đề nghị lãnh đạo, chỉ huy đảo Trường Sa lớn sớm chọn thời điểm thích hợp để chuyển toàn bộ thiết bị y tế, nhân lực từ bệnh xá hiện nay sang trung tâm y tế vừa xây dựng để kịp thời khám chữa bệnh cho nhân dân, chiến sĩ, cán bộ trên đảo Trường Sa lớn và khu vực lân cận. Chia sẻ với quân và dân trên đảo Trường Sa, ông Lê Xuân Trung nói công trình Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa là tình cảm, trách nhiệm của bạn đọc dành cho Trường Sa gửi gắm qua báo Tuổi Trẻ. Và báo sẽ luôn làm hết sức mình để tình cảm, trách nhiệm đó của bạn đọc giúp sức cho Trường Sa hiệu quả, thiết thực nhất. Ngoài 22 tỉ đồng của bạn đọc góp sức vào công trình, báo Tuổi Trẻ cùng BV quân y 175 đã vận động một gói thiết bị y tế 7 tỉ đồng để trang bị cho Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa. Cũng trong chuyến công tác, Bệnh viện quân y 175 và báo Tuổi Trẻ đã thăm và tặng quà tết cho chiến sĩ, cán bộ, nhân dân trên đảo Trường Sa lớn. Trung tá Đỗ Thế Tuyến - chỉ huy trưởng kiêm chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa lớn - cho biết nhờ có nhiều chuyến tàu, máy bay ra đảo vào dịp cận tết nên hàng hóa cho chiến sĩ, người dân trên đảo đã được đáp ứng đầy đủ, sung túc

Tiền phong

Chủ nhật Đỏ 2017 chính thức khởi động

Ngày 24/12, hơn 700 học viên Học viện Hải quân và đoàn viên ở tỉnh Khánh Hòa tham gia “Chủ nhật Đỏ” lần thứ IX năm 2017 với chủ đề “Hiến máu cứu người - sinh mạng của bạn và tôi”. Chương trình do Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Khánh Hòa phối hợp báo Tiền Phong, Học viện Hải quân và Tỉnh Đoàn tổ chức. Sau lễ phát động, các học viên, đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện với hơn 650 đơn vị máu. Chương trình “Chủ nhật Đỏ” do báo Tiền Phong khởi xướng năm 2009. Qua 9 lần tổ chức, chương trình đã thu được hàng trăm ngàn đơn vị máu, góp phần phục vụ công tác cấp cứu và điều trị. Năm 2016, có 22 tỉnh, thành tham gia chương trình; tổng lượng máu hiến thu được là 22.455 đơn vị. Dự kiến, ngày 8/1/2017, chương trình sẽ đồng loạt được tổ chức tại 40 điểm ở 25 tỉnh, thành với số lượng máu hiến thu được khoảng 25.000 đơn vị. Riêng tại Khánh Hòa, đây là năm thứ 3 tham gia chương trình. Qua 3 đợt, tổng lượng máu hiến thu được ở tỉnh là 1.500 đơn vị.

Bệnh nhân bị vi khuẩn “ăn” thủng tim được cứu sống như thế nào

TS Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch (Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai), cho biết các bác sĩ mới cứu sống bệnh nhân vụ vi khuẩn “ăn” thủng nhiều bộ phận của tim. Bệnh nhân Nguyễn Thị Hòa nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng rất nặng. Bệnh nhân bị vi khuẩn tấn công rách hết van động mạch chủ, sang cơ tim, suy tim, khó thở, sốt, phải dùng nhiều loại kháng sinh đắt tiền. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân không thể kiểm soát được bằng kháng sinh. Qua chẩn đoán, các bác sĩ nghi ngờ vi khuẩn tấn công vào tim người bệnh, gây viêm cơ tim và nhiều ổ áp xe mủ ở cơ tim. Bác sĩ Hùng nhận định đây là ca khó, cần thời gian điều trị lâu dài. Thông thường với những bệnh nhân khác cần điều trị khỏi hết các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng trước khi phẫu thuật tim. Nhưng với trường hợp này, bệnh nhân cần phải phẫu thuật sớm vì thuốc đã không thể kiểm soát được nhiễm khuẩn. Khi phẫu thuật, bệnh nhân không thể thay van tim nhân tạo bởi vi khuẩn đã làm hỏng nhiều bộ phận của tim. Thêm nữa, khi thay van tim nhân tạo việc kiểm soát nhiễm khuẩn càng khó hơn. Các bác sĩ phải hoán đổi van, cắt van động mạch phổi để ghép sang vị trí của van động mạch chủ, sau đó lấy màng tim tạo ra một van nhân tạo khác thay thế van động mạch phổi bị cắt. Sau 6 tiếng phẫu thuật, ca mổ thành công ngoài sức tưởng tượng của các bác sĩ. Bác sĩ Hùng cho hay, những thương tổn nặng nề khiến van rách nát, cơ tim ăn thành ổ áp xe đầy mủ, các bác sĩ phải làm sạch, lấy banh gắp hết tổ chức mùn ra để phẫu thuật. TS Hùng chia sẻ: “Kỹ thuật này được phẫu thuật viên người Anh làm từ những năm 1967, không phải trung tâm nào trên thế giới cũng thực hiện vì khó. Đây là phẫu thuật phức tạp, nguy cơ rủi ro nên không tiến hành đại trà, chỉ dùng cho những trường hợp đặc biệt, nhiễm trùng nặng hoặc với trẻ có van nhỏ, không có van nhân tạo để thay van động mạch chủ”. Được biết, trước khi bệnh nặng, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, sốt đi sốt lại. Khám bác sĩ tuyến dưới được chẩn đoán sốt virus, xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên bệnh nhân uống thuốc không đỡ, sức khỏe ngày càng suy giảm, mệt mỏi, ăn uống kém, người đau. Hơn 3 tháng sau khi có những triệu chứng trên, bệnh nhân bị ngất, người tím tái. Gia đình đưa thẳng chị lên Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vào giữa tháng 9. Sau 2 tuần hậu phẫu, bệnh nhân mới ổn định, được rút ống thở, chuyển ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt, tiếp tục điều trị nhiễm khuẩn cho triệt để bằng cách dùng kháng sinh mạnh, kháng sinh đắt tiền. Sau 3 tháng được điều trị tích cực, bệnh nhân đã xuất viện với tình trạng sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Hiện bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng, ăn uống ngon miệng hơn. Viêm cơ tim là tình trạng các tế bào cơ tim bị tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau (trong đó có nguyên nhân do virus) dẫn đến hiện tượng viêm, hoại tử tế bào cơ tim. Ngoài ra, bệnh còn có thể do nhiễm các vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng khác. Nhiễm độc hóa học do tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc dị ứng với một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến viêm cơ tim. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu trong vài ngày đến một vài tuần sau đợt sốt cấp hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc có suy tim mà không có triệu chứng trước đó. Thường có đau ngực do màng phổi, màng tim. Các triệu chứng toàn thân không đặc hiệu cũng thường có. Thăm khám thấy nhịp tim nhanh, nhịp ngựa phi và các dấu hiệu khác của suy tim hoặc rối loạn dẫn truyền.

Vụ hai bệnh nhân tử vong sau gây mê tại BV Trí Đức: Yêu cầu kiểm tra chất lượng thuốc

Ngày 26/12, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố 2 bệnh nhân tử vong sau tiêm thuốc gây mê tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (219 Lê Duẩn, Hà Nội), báo cáo của lãnh đạo bệnh viện cho biết, lô thuốc sử dụng cho hai bệnh nhân này đã sử dụng cho bệnh nhân khác và không xảy ra tai biến. Trước thời điểm 2 bệnh nhân tử vong nghi sốc phản vệ, các thuốc này cũng đã được sử dụng cho một số bệnh nhân khác và gần đây nhất là sử dụng hôm 24/12 cho bệnh nhân được phẫu thuật, nhưng không ghi nhận phản ứng bất thường.  Được biết, cơ quan công an cũng đã làm việc với hai bác sĩ chịu trách nhiệm về gây mê ở hai kíp mổ, lấy tường trình tại thời điểm xảy ra vụ việc. Đoàn kiểm tra chuyên môn đã kiểm tra điều kiện bảo quản thuốc tại bệnh viện, cho thấy điều kiện đảm bảo phù hợp với nhiệt độ, độ ẩm của thuốc được nhà sản xuất ghi trên nhãn. Bệnh viện đã xuất trình toàn bộ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thuốc gây mê này. Hiện toàn bộ số thuốc còn lại của bệnh viện đã được niêm phong để phục vụ công tác điều tra. Liên quan đến hai cán bộ y tế tham gia kíp mổ nhưng không có tên trong hồ sơ nhân sự làm việc thường xuyên, hai điều dưỡng này đã có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề liên quan và có hợp đồng làm việc tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức. Cả hai cán bộ này chỉ tham gia phụ mổ, không trực tiếp làm các thủ thuật liên quan trực tiếp cho bệnh nhân. Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm: “Sở đã làm việc với nhà cung cấp loại thuốc gây mê sử dụng cho 2 bệnh nhân nói trên, đồng thời xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế về thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân thì đây là những thuốc thông thường vẫn sử dụng tại các bệnh viện”.  Sở Y tế cho hay, ba nhà cung ứng các loại thuốc đã dùng cho bệnh nhân bị tử vong, gồm: Công ty Dược liệu T.Ư 2, Công ty cổ phần dược phẩm T.Ư 1 và Công ty Dược phẩm Vĩnh Phúc. Sở đã yêu cầu các đơn vị này rà soát báo cáo về số thuốc cùng lô dùng cho 2 bệnh nhân cung ứng cho các bệnh viện; các phản ứng bất thường liên quan đến thuốc (nếu có), các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc… Về thông tin một trong hai kíp mổ liệu có biết việc tai biến xảy ra với bệnh nhân còn lại không, bà Hà cho hay, hai ca phẫu thuật được thực hiện gần như song song tại hai phòng mổ, với hai kíp mổ khác nhau. Theo nhận định của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, đánh giá ban đầu các bác sĩ chẩn đoán 2 bệnh nhân bị sốc phản vệ. Theo bà Nhị Hà: “Sau tiền mê 30 giây bệnh nhân tím tái, khó thở, tụt huyết áp, lú lẫn, lơ mơ. Thuốc bệnh nhân sử dụng gây mê giống nhau, chỉ khác nhau liều lượng (phụ thuộc vào cân nặng của bệnh nhân), là loại thuốc sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, bệnh nhân xuất hiện cùng triệu chứng huyết áp tụt, vã mồ hôi, ngừng tim; cùng xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức, một thời điểm cách 20 phút. Để tìm ra nguyên nhân vụ việc, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Trí Đức rà soát lại toàn bộ quy trình gây mê, hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân của bệnh viện”. Sở Y tế Hà Nội cho rằng những nhận định trên là nghi vấn ban đầu, kết quả cuối cùng phải phụ thuộc vào khám nghiệm tử thi của hai bệnh nhân do cơ quan pháp y thực hiện. Dự kiến, khoảng 4 tuần nữa mới có kết quả pháp y. Sở Y tế Hà Nội cũng sẽ thành lập hội đồng chuyên môn của ngành để xem xét hồ sơ đã niêm phong.

Các thuốc gây mê đều có nguy cơ sốc phản vệ

Quá trình gây mê diễn biến qua các giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê, hồi tỉnh và giai đoạn sau mổ. Trong bất kỳ giai đoạn nào đều có thể xảy ra các tai biến và biến chứng. Người gây mê cần phải thăm khám, đánh giá, tiên lượng tình trạng bệnh nhân trước thực hiện để có kế hoạch gây mê hồi sức hợp lý.  Đồng thời cần phải theo dõi sát bệnh nhân trong và sau gây mê, nhằm kịp thời phát hiện và xử trí các biến chứng có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Thuốc gây mê là tiến bộ của y học nhưng cũng là con dao hai lưỡi.  Bên cạnh những lợi ích, thuốc gây mê có thể gây tác dụng phụ. như suy hô hấp, giảm huyết áp, suy chức năng tuần hoàn não. Một số thuốc có thể gây suy gan, suy thận. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc gây mê, thường phối hợp nhiều thuốc có tác dụng khác nhau để tạo ra trạng thái mê cân đối. “Về nguyên tắc, tất cả thuốc gây mê đều có nguy cơ sốc phản vệ. Chỉ có điều tỷ lệ nhiều hay ít. Muốn xác định nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ khi gây mê, cần tìm hiểu thuốc sử dụng gây mê, quy trình tiến hành gây mê, trình độ người thực hiện…  Một số bệnh nhân mắc các bệnh lý đặc biệt như loạn dưỡng cơ, bỏng, tổn thương tủy sống, đái tháo đường; bệnh tim, thận; tăng huyết áp… là những trường hợp có nguy cơ cao gây phản ứng với thuốc gây mê”. Khi tiến hành gây mê, cần đánh giá sức khỏe của bệnh nhân, thảo luận với bệnh nhân về phương thức gây mê giảm đau cho từng trường hợp phẫu thuật cụ thể. Chịu trách nhiệm gây mê kiểm soát đau cho bệnh nhân, theo dõi chăm sóc bệnh nhân trong phẫu thuật và ngay sau phẫu thuật. Bác sĩ gây mê phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên khoa gây mê hồi sức hợp lệ

An ninh Thủ đô

Chửa trứng và biến chứng ung thư nhau thai

Là một bất thường thai nghén nguy hiểm, chửa trứng không chỉ khiến bạn mất con mà nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người mẹ.

Khó phát hiện sớm

Chửa trứng là một bất thường thai nghén nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do một phần hoặc toàn bộ gai nhau (lớp màng đệm bao quanh phôi thai) bị thoái hóa biến thành các túi dịch với nhiều kích thước lớn nhỏ. Chúng kết lại từng chùm như trứng ếch và xâm chiếm buồng tử cung. Nhiều người thắc mắc rằng chửa trứng đơn thuần là trong bụng thai phụ chỉ toàn là các túi dịch hay vừa có túi dịch, vừa có tổ chức thai? Cả hai trường hợp này đều có thể xảy ra. Khi tử cung thai phụ chỉ chứa túi dịch, người ta gọi đó là chửa trứng toàn phần. Ngược lại, nếu nó vừa chứa túi dịch vừa có tổ chức thai thì được gọi là chửa trứng bán phần. Trên thực tế, nhiều tổ chức thai của chửa trứng bán phần còn có thể sống đến tháng thứ ba, thứ tư của thai kỳ. Không giống như nhiều bất thường thai nghén khác, chửa trứng khó phát hiện bởi các dấu hiệu nhận biết bệnh thường không điển hình, chẳng hạn như nghén nặng (giống với nhiễm độc thai nghén), rong kinh (hay bị chẩn đoán nhầm là dọa sảy ở giai đoạn đầu), phù chân tay, bụng to… Với chửa trứng toàn phần, bất thường có thể được phát hiện ra vào khoảng tuần thứ tám khi siêu âm không thấy tim thai. Tuy nhiên, với chửa trứng bán phần, nhất là trong trường hợp tổ chức thai phát triển song song với túi dịch thì nhận biết bệnh sẽ khó hơn. Thông thường, đến giữa thai kỳ, các bất thường này mới nhìn rõ bằng siêu âm. Đặc biệt, khi xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy nồng độ HCG ở mức rất cao, trên 3.000 đơn vị quốc tế.

Chỉ nên mang thai lại sau đó 2 năm

Chửa trứng có thể tự vỡ, tuy nhiên, trong trường hợp đó nó sẽ vô cùng nguy hiểm vì dễ dẫn đến băng huyết. Do vậy, ngay khi phát hiện chửa trứng, bạn cần phải tiến hành nạo hút ngay lập tức.  Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là biến chứng xấu nhất mà chửa trứng có thể mang lại. Các nghiên cứu cho thấy, chửa trứng còn có thể biến chứng thành ung thư nhau thai. Lúc đó, bệnh sẽ phát triển rất nhanh và mau chóng lan rộng đến các cơ quan khác như não, phổi… Mặc dù tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 2-3%, song vẫn cần đề phòng. Sự thực là chửa trứng có thể gây ra nhiều nguy hiểm, nhưng không nên quá lo lắng. Bởi lẽ, nếu thai kỳ được theo dõi thường xuyên, chửa trứng có thể phát hiện kịp thời và hơn 80% số đó là lành tính. Có một điều cần lưu ý đó là, dù đã được xử lý nhưng những thai phụ từng bị chửa trứng vẫn cần phải theo dõi các biến chứng sau đó. Trong thời gian theo dõi này (do bác sĩ quyết định), bạn không nên có thai ngay mà tốt nhất hãy chờ khoảng 2 năm sau đó. Người từng bị chửa trứng hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh ở những lần sau, song nếu mang thai lại cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Ước tính, tỷ lệ mắc thai trứng lần nữa chỉ khoảng 1-2%. Cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chửa trứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng tuổi tác (ngoài 40 tuổi), đẻ nhiều, thai phụ thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là đạm) là các lý do chính dẫn tới tình trạng này. Vì thế, nếu muốn bảo vệ bản thân, bạn cần đảm bảo rằng mình không rơi vào những trường hợp kể trên. Chửa trứng nếu để lâu, các túi dịch sẽ ăn sâu vào cơ tử cung, gây thủng lớp cơ tử cung, chảy máu ổ bụng. Thực tế có khoảng 10-15% các ca chửa trứng vì chủ quan mà rơi vào tình huống xấu này.

Sản xuất xà phòng dành cho bệnh nhân HIV

Từ mong muốn của các bệnh nhân HIV về một loại xà phòng vừa đảm bảo an toàn giúp tắm rửa cả những chỗ có vết thương vừa có tác dụng chữa bệnh... Sau nhiều đêm trăn trở, nghiên cứu và đã cho ra đời xà phòng Cocosavon từ dầu dừa tinh khiết. 

Sản phẩm 100% Việt Nam

Trước khi bước sang lĩnh vực sản xuất xà phòng thiên nhiên, Nguyễn Trung Đức từng làm cho một công ty xuất khẩu. Một lần gặp gỡ đối tác nước ngoài vào đầu năm 2009, nghe chia sẻ từ phía đối tác về lợi ích của dầu dừa nguyên chất đối với sức khỏe, anh vô cùng thích thú và nhận thấy tiềm năng to lớn với sản phẩm làm ra từ những quả dừa của Việt Nam. “Ban đầu tôi chỉ xem dầu dừa có công dụng chính là chữa bệnh nên thường gửi tặng các bệnh nhân nhiễm HIV tại một số trung tâm hỗ trợ cộng đồng. Sau đó, phản hồi từ một số bệnh nhân cho biết, nhờ uống đều đặn dầu dừa mà sức đề kháng của họ trở nên tốt hơn, các chỉ số xét nghiệm chuyển biến tích cực mỗi tháng. Khi nhận biết được lợi ích rất lớn đối với người bệnh, những người cần tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là người có HIV, mình đã quyết định nghĩ đến việc về làm dự án riêng. Tuy nhiên, lúc đó dầu dừa nguyên chất không thông dụng như bây giờ nên lên mạng tìm hiểu cũng không có nhiều thông tin”, anh Đức nhớ lại. Lúc đầu Đức gặp rất nhiều khó khăn. Số tiền tích góp được trước đây khoảng 200 triệu đồng được đổ hết vào để sản xuất dầu dừa tinh khiết nhất từ đó mới sản xuất xà phòng. Đúng là vạn sự khởi đầu nan, những bánh xà phòng đầu tiên “ra lò” chưa đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản. Khi đạt được độ trắng thì bánh xà phòng lại quá mềm. Còn khi đạt được chuẩn độ cứng thì bánh xà phòng lại chuyển sang màu vàng và không còn trong suốt. Mất khá nhiều thời gian mày mò, điều chỉnh, Đức mới tìm được công thức cho sản phẩm đạt tới sự ổn định. Sau nhiều lần thử nghiệm không thành công, Đức rút ra được kinh nghiệm. Xà phòng dừa có các thành phần đông cứng trộn với dầu dừa thành dạng bột. Sau khi hỗn hợp này được đưa vào máy trộn lên thì phải đổ ngay vào khuôn. Khâu tiếp theo là chờ đợi để bánh xà phòng cứng lại rồi mới có thể đóng gói. Tính tổng thời gian thì Đức và nhóm bạn phải mất 4 tháng mới cho ra được sản phẩm hoàn thiện. Đức cho biết, một mẻ có thể cho ra 2.000-3.000 bánh xà phòng, trọng lượng 100 gram một bánh, trong đó dầu dừa chiếm hai phần ba thành phần.  Ưu điểm của loại xà phòng dừa là ít bọt, xối nước nhanh sạch, không có hương liệu tổng hợp mà chỉ có hương thơm nhẹ tự nhiên của dừa, không bị cay khi vào mắt. Đặc biệt với hiệu quả kháng khuẩn mạnh mẽ, xà phòng dừa rất thích hợp với các bệnh nhân HIV luôn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn cao... Sau khi sản phẩm định hình thành công, các chuyên gia đã đánh giá kỹ về độ an toàn, kiểm định đăng ký sáng chế và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Từ đó, cứ mỗi tuần ở các Trung tâm y tế điều trị cho bệnh nhân HIV, vị giám đốc trẻ lại khệ nệ bê từng thùng xà phòng đến tặng. “Ai sử dụng cũng đánh giá cao và thích sản phẩm của tôi. Đó là điều động viên lớn nhất với tôi khi mang lại món quà thiết thực cho các bệnh nhân HIV”.

Không bao giờ nản chí

Là một người đã từng làm nhiều công việc khác nhau, Đức cho rằng, để thành công cần luôn học tập để hoàn thiện bản thân. “Tôi hay nhẩm trong đầu, bao nhiêu doanh nhân và người nổi tiếng dù có xuất phát điểm kém hơn người khác, không được học hành đầy đủ nhưng bằng quyết tâm đi con đường riêng của mình, họ vẫn thành công. Đó cũng là động lực rất lớn mà tôi luôn nói với chính mình và nhân viên ngay từ lúc đầu cũng như mỗi khi gặp khó khăn”, chàng giám đốc 8X nói. Các chuyên gia về mỹ phẩm đánh giá, về mặt sản phẩm, loại xà phòng từ dầu dừa của Nguyễn Trung Đức đã vượt qua một thử thách lớn, vì công nghệ sản xuất của Việt Nam khác với công nghệ đùn phôi như máy công nghiệp. Đối với xà phòng công nghiệp chỉ cần trộn phôi với hương thơm và màu sắc là có thể tạo ra một sản phẩm theo ý muốn và sở thích hương thơm của người dùng. Còn xà phòng thiên nhiên thì phải trải qua rất nhiều công đoạn với đôi bàn tay khéo léo. Bên cạnh đó, khó nhất là áp dụng từ quy mô thí nghiệm sang thực tiễn sản xuất. Nguyễn Trung Đức cho hay, một cái khó nữa là tại Việt Nam chưa có ai từng làm loại xà phòng này nên kinh nghiệm để có thể học hỏi là số không. Sản phẩm thành công là cả quá trình dài của thử nghiệm, của thất bại và cũng có không ít những giờ phút nản lòng... Đức nhớ lại: “Ngày sản phẩm kiểm tra đạt chất lượng, cũng là lúc vốn đã cạn. Lúc đó bỗng có đối tác Hàn Quốc ngày trước làm về dầu dừa gọi điện hỏi thăm sức khỏe và tin tưởng vào uy tín của tôi nên đã đề nghị hợp tác. Ban đầu là đơn hàng sản xuất xà phòng với số lượng lên tới 20.000 bánh. Sau khi hàng tới nơi, đối tác phản ánh chất lượng có vấn đề vì quá trình vận chuyển khiến hàng bị móp méo. Vừa mất tiền vận chuyển hàng trả về, vừa phải điều chỉnh lại công thức và phải kịp tiến độ giao hàng cho đối tác khiến tôi không khỏi nản lòng”. “Lúc đó áp lực rất nhiều, trong khi tiền đầu tư chưa thu về được, rất nhiều chi phí chờ trang trải. Trong tình cảnh đó, để đảm bảo uy tín, tôi phải động viên anh em trong công ty làm việc tối đa công suất để có thể đảm bảo đủ hàng gửi lại cho đối tác với chất lượng tốt hơn. Khó khăn vẫn chưa dừng lại ở đó, khi khách hàng nhận được họ lại phản ánh sau khi dùng thì ra rất ít bọt, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Dù đã giải thích rằng sản phẩm của tự nhiên là sẽ ít bọt vì không thêm chất tạo bọt, nhưng đối tác vẫn nhất quyết trả lại hàng để làm lại”, Nguyễn Trung Đức nói.  Một lần nữa, anh cùng các thành viên trong công ty lại trắng đêm suy nghĩ để thay đổi công thức làm sao cho bọt nhiều hơn theo đúng phương pháp tự nhiên. Sau khi điều chỉnh lại, đến lần thứ ba, xà phòng đã đạt chất lượng như khách hàng yêu cầu... “Chính sự khắt khe của khách hàng giúp công ty càng ngày càng hoàn thiện sản phẩm. Dễ dãi sẽ làm chúng ta chủ quan và không chăm chút được sản phẩm của mình”, Đức chia sẻ bài học kinh nghiệm của chính anh đã trải qua. Nguyễn Trung Đức cho biết, công ty định hướng phát triển thị trường nội địa trong 3 năm tới với mục tiêu phát triển chiều rộng và chú trọng phục vụ các bệnh nhân HIV. Bên cạnh đó, Đức cũng dự tính phát triển sản phẩm ra thị trường thế giới. Bởi thực tế, sản phẩm đặc biệt này đã được xuất khẩu nhiều sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Khách hàng tại các thị trường này đều nhận xét tích cực và cảm thấy thú vị về sản phẩm “Made in Viet Nam”. Công ty của Nguyễn Trung Đức đang xúc tiến sản phẩm tới thị trường EU và Bắc Mỹ thông qua các chương trình xúc tiến thương mại. “Vì đặc tính kỹ thuật đặc biệt của sản phẩm nên không thể cho ra số lượng lớn cùng một lúc. Vì thế chúng tôi đang nghiên cứu để tăng năng suất, đảm bảo đáp ứng sản phẩm cho các hợp đồng lớn”, Nguyễn Trung Đức tự chia sẻ về dự định lớn của mình. Xà phòng với tinh chất dừa tinh khiết rất hiệu quả trong việc chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng; có khả năng kháng nấm, kháng virus và kháng khuẩn.

Sài Gòn Giải Phóng

Mùa dịch bệnh rình rập

Cùng với dịch bệnh do virus Zika diễn biến phức tạp với số người mắc không ngừng gia tăng ở khu vực các tỉnh phía Nam thì tại miền Bắc đang vào thời tiết của đông - xuân nhưng lại khắc nghiệt, nhiệt độ thay đổi thất thường đã tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân. Đáng lo ngại hơn khi đây cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát như: sốt xuất huyết, cúm, tay chân miệng, sởi, rubella, viêm não.

Zika tung hoành, cúm đe dọa

Hiện nay, Zika đã trở thành virus lưu hành tại nước ta nhất là tại khu vực phía Nam do thời tiết nóng ẩm gây ra, đặc biệt là muỗi vằn truyền sốt xuất huyết cũng là muỗi truyền virus Zika có mật độ rất cao. Thống kê cho thấy, tính đến cuối tháng 12-2016, cả nước đã ghi nhận khoảng 150 trường hợp nhiễm virus Zika tại các địa phương: TPHCM, Bình Dương, Khánh Hòa, Phú Yên và Đồng Nai. Trong đó số ca mắc tại khu vực TPHCM chiếm tới trên 90% trong tống số ca mắc. Nhiều chuyên gia dịch tễ cảnh báo, hiện nay, tại khu vực phía Nam, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao sẽ khiến số người mắc virus Zika còn tiếp tục tăng cao do muỗi vằn truyền bệnh gây ra. Trong khi đó, tại khu vực miền Bắc, thời tiết đông - xuân nhưng nhiệt độ môi trường liên tục thay đổi, đặc biệt sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn khiến cho cơ thể con người giảm sức đề kháng, làm nhiều dịch bệnh đe dọa. Cục YTDP cảnh báo, dịp cuối năm, dịch bệnh cúm, nhất là cúm A/H5N1, H1N1… rất dễ bùng phát và lan rộng vì đây là thời điểm mà nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm thực phẩm từ gia cầm tăng cao, trong đó không tránh khỏi nguy cơ gia cầm nhập lậu qua biên giới. Bên cạnh đó, hiện nay, tại một số quốc gia ở châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... dịch cúm gia cầm cũng đang gia tăng và phức tạp. Ở trong nước từ đầu năm tới nay đã phát hiện 7 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 với trên 6.000 con gia cầm phải tiêu hủy. Mặc dù các ổ dịch cúm gia cầm đã được khống chế nhưng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) vẫn cảnh báo các địa phương cần chủ động phòng chống cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng virus cúm có thể lây sang người như H7N9. Trước việc virus cúm đang đe dọa sức khỏe con người, một số chuyên gia y tế cảnh báo, khi bị nhiễm virus cúm thường có các biểu hiện như: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho… nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh trong giai đoạn mùa đông xuân. Vì thế, khi cơ thể có các biểu hiện trên cần phải rất cảnh giác và nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Cẩn trọng dịch bệnh từ động vật

Mặc dù có số ca mắc không nhiều như các dịch bệnh thường gặp, nhưng bệnh liên cầu khuẩn lợn lại rất nguy hiểm khi số người mắc và tử vong thường tăng cao vào mùa đông - xuân. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay cả nước đã có 17 trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn với 2 ca tử vong. Dù không gây thành dịch, nhưng bệnh liên cầu khuẩn lợn lại chủ yếu xảy ra vào mùa đông - xuân vì đây cũng là thời điểm cuối năm, người dân tại nhiều địa phương có phong tục giết mổ heo ăn tết và lễ hội. Trong khi đó, không ít người lại có tâm lý cho rằng heo nhà nuôi không sợ bệnh nên nhiều người đã ăn tiết canh heo. Tuy nhiên, thực tế trong một đàn heo khỏe cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể mang vi khuẩn liên cầu. Đó là lý do tại sao có những gia đình tự nuôi heo, thấy heo rất khỏe mạnh nhưng khi ăn tiết canh vẫn mắc liên cầu khuẩn và tử vong. Mùa đông - xuân với sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng khiến cho các dịch bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, rubella, viêm màng não bùng phát. Thống kê cho thấy, tính đến nay, cả nước ghi nhận hơn 27.000 người mắc tay chân miệng tại 62 tỉnh, thành, tập trung nhiều tại TPHCM, Đồng Tháp, Hà Nội, Hải Phòng. Bên cạnh đó, số ca mắc sốt xuất huyết cũng tăng rất cao lên tới hơn 72.000 người, với 21 ca tử vong. Tệ hơn khi một số bệnh từ lâu không xuất hiện, hay đã được khống chế thì lại đang có chiều hướng quay trở lại như: bạch hầu, ho gà. Bên cạnh đó, các dịch bệnh mới nổi như: Ebola, Mers-CoV cũng có nguy cơ xâm nhập cao vào nước ta. Các chuyên gia dịch tễ cho rằng, dịch bệnh gia tăng là do gia tăng sự giao lưu đi lại, đô thị hóa mạnh mẽ, biến đổi khí hậu, gia tăng kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh, môi trường ô nhiễm và cả sự chủ quan của người dân trong phòng chống dịch bệnh. Do đó, để phòng tránh các dịch bệnh nguy hiểm thường xuất hiện vào mùa đông - xuân, người dân cần phải thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của ngành y tế về việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyệt đối không ăn tiết canh, nội tạng heo và các sản phẩm từ thịt heo chưa được nấu chín, cũng như không sử dụng gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt, không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, nhất là với trẻ em.

Lập 6 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Tết 2017

Ngày 25-12, TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội Xuân năm 2017, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã quyết định thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 12 tỉnh thành: Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bình Phước, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Thọ, Tuyên Quang, An Giang, Đồng Tháp, Gia Lai và Kon Tum. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành tham mưu cho UBND, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội Xuân năm 2017. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các cấp, từ cấp tỉnh đến quận, huyện, xã, phường, có đại diện MTTQ cùng cấp tham gia giám sát kiểm tra. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ trung ương đến địa phương sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất lớn, với các sản phẩm như: thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, rau củ quả… Đó là những nhóm hàng tiêu thụ rất lớn trong dịp tết. Ngoài ra, các đoàn thanh tra sẽ tập trung thanh tra tại các thành phố lớn, các chợ đầu mối, những địa điểm tập trung chuyển các nguồn hàng về các tỉnh, cửa khẩu. Quá trình kiểm tra nếu phát hiện bất cứ vi phạm nào liên quan tới an toàn thực phẩm đều bị xử lý nghiêm khắc nhằm ngăn chặn thực phẩm xuất hiện trên thị trường vào dịp Tết Nguyên đán.

Nhân dân

Cùng Bộ trưởng Bộ Y tế nhìn lại thành tựu một năm của ngành

Chiều nay, 26-12, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có gần hai giờ đồng hồ để thông tin với báo chí về thành tựu và những vấn đề nóng của ngành Y tế trong năm qua. Tại buổi trả lời báo chí, Bộ trưởng đã thông tin cụ thể về các vấn đề như: đổi mới thái độ phục vụ của cán bộ ngành y tế; điều chỉnh giá dịch vụ; giảm quá tại tại bệnh viện tuyến trên; đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện xã hội hóa ngành y tế; tổng kết về tuyến y tế cơ sở; đổi mới hệ thống đào tạo y tế.

Triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Một trong những thành tựu mà Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời đầu tiên, đó là việc triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Trong đó, ngành Y tế đã triển khai các công việc cụ thể như tập huấn cán bộ, mở nhiều kênh để nhận thông tin từ phía người dân như đường dây nóng, hòm thư góp ý, facebook, zalo... Một số bệnh viện tuyến huyện bước đầu cũng đã có những biến chuyển, làm giảm thời gian chờ đợi của người dân khi đi khám bệnh. Việc xây dựng cơ sở y tế xanh sạch đẹp cũng được cụ thể hóa bằng các tiêu chí như nhà vệ sinh sạch, hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế. Bộ trưởng cũng cho biết, năm qua, ngành Y tế đã tăng cường quản lý các dịch vụ đầu vào như bảo vệ, gửi xe, cantin, siêu thị hay những người dọn vệ sinh... nhằm nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hoá cung cấp dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo sự hài lòng cho người bệnh… Theo kết quả đánh giá độc lập của Viện Chiến lược và Chính sách y tế tại 22 bệnh viện (11 bệnh viện tuyến Trung ương, 8 bệnh viện tỉnh và 3 bệnh viện huyện) trong thời gian gần đây cho thấy: Mức độ hài lòng của người bệnh về chung về thời gian khám bệnh đạt 81,1%; Mức độ hài lòng của người bệnh về thời gian khám bệnh chung đạt 81,3% (tuyến Trung ương: 77,9%; tuyến tỉnh: 87,3%; tuyến huyện: 77,5%); Mức độ hài lòng của người bệnh đối với phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế: đạt chung 89,8% (Trung ương: 88%; tỉnh: 94%; huyện: 85,7%). Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận những hạn chế, vẫn còn rải rác cán bộ y tế và điều dưỡng có thái độ và phong cách phục vụ chưa tốt. Việc quá tải người bệnh ở các cơ sở y tế còn tồn đọng do cơ sở vật chất nên không thể giảm nhanh và giảm mạnh tình trạng này.

Giảm tải y tế tuyến trên

Về tình trạng nằm ghép bệnh nhân và quá tải ở các cơ sở y tế tuyến trung ương, Bộ trưởng thông tin, năm qua tình trạng này đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Trong quá trình đi khảo sát trực tiếp tại các bệnh viện và hỏi trực tiếp người dân, Bộ trưởng cũng phát hiện ra còn tình trạng nằm ghép bệnh nhân ngoại trú và nội trú tại Bệnh viện K - Tân Triều hoặc Bạch Mai bị quá tải trong việc khám chữa bệnh. Bộ trưởng khẳng định, việc quá tải bệnh viện tuyến trên vẫn chủ yếu do người dân chưa tin vào bệnh viện tuyến địa phương. Cách tổ chức của các cơ sở y tế địa phương chưa khoa học, không hẹn được lịch trước dẫn đến sáng thì rất đông nhưng chiều lại vắng người khám. Việc quá tải còn do việc người nhà đi theo người bệnh, có những trường hợp 1 bệnh nhân có tới 3 người nhà đi cùng. Việc nằm ghép sẽ rất khó thực hiện được ngay lập tức vì những khoa như chấn thương, chỉnh hình; ung bướu; tim mạch luôn trong tình trạng quá tải. Để giải quyết tình trạng này, Bộ Y tế đã triển khai rất hiệu quả Đề án bệnh viện vệ tinh để chuyển giao công nghệ cao, kỹ thuật và chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới. Nhờ đó, một số tỉnh như Bắc Giang, Hòa Bình trước khi chuyển tuyến 100% thì nay chỉ còn từ 5 đến 30% bệnh nhân chuyển tuyến. Bộ trưởng cũng khẳng định tới đây sẽ quyết liệt tăng cường y tế cơ sở. Ngành Y tế cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào Bệnh viện vệ tinh để rút ngắn thời gian điều trị của người bệnh. Ví dụ trước nay bệnh nhân có khi nhập viện cả tuần mới làm đủ các xét nghiệp mới tiến hành mổ thì nay sẽ phải rút ngắn xuống 1, 2 ngày hội chẩn để mổ, giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân. Năm qua, các cơ sở y tế đã hình thành trung tâm y tế hai chức năng, vừa dự phòng, vừa điều trị. Trung tâm sẽ vừa thực hiện khám chữa bệnh vừa phòng chống dịch, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc này làm giảm bớt đầu mối, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước. Việc đánh giá chất lượng của bệnh viện với 83 tiêu chí và thí điểm tiêu chí mới, Bộ trưởng cho hay, có nhiều bệnh viện chưa dám ký cam kết cụ thể về việc giảm quá tải. Bộ trưởng cũng khẳng định, nếu bệnh viện nào tái diễn tình trạng quá tải thì giá dịch vụ trong định mức sẽ giảm bớt đi. Và khi các bệnh viện phải tự chủ về tài chính, không có ngân sách Nhà nước thì chính các bệnh viện sẽ bị thiệt.

Đưa tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Việc đưa tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng nằm trong tốp 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế năm qua. Hiện nay, đã có 36 tỉnh thành thực hiện việc đưa tiền lương vào giá dịch vụ. Điều đó làm cho việc thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân đã có những con số vượt trội. Cụ thể, là 81,3% dân số tham gia bảo hiểm y tế, vượt chỉ tiêu của Quốc hội và Chính phủ giao (năm 2016 Chính phủ giao 79%). Việc điều chỉnh này khiến cho số người dân, đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh mua thẻ bảo hiểm tăng lên rõ rệt. Hiệu quả của nó thể hiện rõ rệt ở chỗ, các đối tượng có thẻ bảo hiểm không phải mất nhiều chi phí như trước mà được hưởng chất lượng y tế cao hơn. Trong năm 2017, Bộ Y tế tiếp tục thực hiện mức giá có tiền lương đối với người có thẻ bảo hiểm y tế tại 27 tỉnh, thành phố. Đối với đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế thì hiện nay, vẫn thực hiện mức giá ban hành từ năm 2006 và 2012, chưa tính đủ chi phí trực tiếp, chưa có tiền lương, thấp hơn mức giá khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Lộ trình thực hiện mức giá cho người chưa có thẻ bảo hiểm y tế đang chậm hơn thời gian quy định của Chính phủ. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết về việc trục lợi bảo hiểm, một số vụ việc trong thời gian qua đã được pháp luật xử phạt nghiêm minh (Bệnh viện Chợ Rẫy, Sở Y tế Gia Lai…). Bộ Y tế sẽ giám sát chặt chẽ, nếu đơn vị nào có tính lạm dụng, chỉ định lâm sàng quá mức cần thiết thì bảo hiểm y tế sẽ không thanh toán. Nếu có sai phạm có Nghị định xử phạt hành chính, nếu trục lợi thì cơ quan pháp luật sẽ xử lý triệt để.

Đấu thầu thuốc tập trung, tránh chênh lệch giá

Bộ Y tế trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Đề án Đấu thầu thuốc tập trung giúp quản lý giá tốt hơn, tránh chênh lệch giá giữa các vùng miền. Có những danh mục đấu thầu trung ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và tại từng các bệnh viện. Một trong những điểm mới là bên cạnh việc đấu thầu công khai là việc đàm phán giá, giúp cho giá thuốc có thể giảm tới 50%. Năm 2016 cùng với Luật Dược sửa đổi, đưa ra một loạt đổi mới làm cho quản lý thuốc và giá cả, công nghiệp dược, quản lý dược liệu chặt chẽ hơn, cung ứng thuốc an toàn và hợp lý.

Đổi mới toàn diện đào tạo cán bộ y tế

Việc đổi mới toàn bộ hệ thống đào tạo y tế gắn với hai đề án đào tạo được Chính phủ phê duyệt mô hình đào tạo y khoa và chuyên khoa rành mạch hơn về hệ hàn lâm - lý thuyết nghiên cứu và thực hành. Điều đó đảm bảo đội ngũ thầy thuốc chất lượng, hội nhập hơn và lương khởi điểm của ngành y tế tăng lên với trước.

Xã hội hóa và đầu tư cho Y tế

Tăng cường xã hội hóa bằng các biện pháp như liên kết với các nhà máy; khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập vay vốn ngân hàng để xây dựng cơ sở khang trang hơn, mua thiết bị...; kết hợp và kêu gọi xã hội cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Bộ trưởng cũng thông tin việc đề nghị các cơ sở y tế đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa để phát triển ngành y tế, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân và người dân được sử dụng dịch vụ chất lượng cao.

55 năm Ngày dân số Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày dân số Việt Nam (26-12-1961 - 26-12-2016), sáng 26-12, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh có buổi gặp mặt, biểu dương 67 đại biểu cán bộ và cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tiêu biểu toàn quốc. Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước ghi nhận những nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm của 170 nghìn cán bộ, cộng tác viên dân số trong cả nước; khẳng định, nhờ những đóng góp của công tác dân số với những con số “biết nói” đã tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội, công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đất nước, góp phần cải thiện thu nhập của người dân, đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nước có thu nhập trung bình. Phó Chủ tịch nước cho rằng, quy mô dân số chưa ổn định, chất lượng dân số còn nhiều vấn đề phải quan tâm, tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi, tật bệnh, mất cân bằng giới tính khi sinh khá cao...; đồng thời đề nghị ngành DS-KHHGĐ tiếp tục giữ vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, dân số - phát triển; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số. Chiều cùng ngày, Bộ Y tế tổ chức kỷ niệm 55 năm Ngày dân số Việt Nam. 55 năm qua, hệ thống làm công tác dân số gia đình trải qua nhiều giai đoạn thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” của các cán bộ, cộng tác viên DS-KHHGĐ, công tác dân số đã đạt được nhiều thành công. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm giảm xuống, chỉ còn 1%/năm. Mức sinh thay thế được duy trì ổn định từ năm 2006 đến nay, trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 có 2,09 con. Nhờ những thành công trong việc giảm mức sinh, tỷ lệ tăng dân số hằng năm giảm xuống, số người gia tăng hằng năm cũng giảm, quy mô dân số nước ta hiện nay khoảng 93 triệu người, dự kiến đạt 100 triệu người vào năm 2026. Tuổi thọ bình quân của người dân tiếp tục tăng, đạt 73,3 tuổi vào năm 2015. Các chỉ số tử vong bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi, dưới 1 tuổi, nguy cơ bệnh tật, tử vong do quá trình thai sản… giảm rõ rệt. Để bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững đất nước, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, ngành dân số phải có các giải pháp thiết thực hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dân số để tiến tới đạt Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. 55 năm qua là một chặng đường đầy cam go, thử thách nhưng cũng đáng tự hào của ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Việt Nam khi đạt những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề để đất nước phát triển kinh tế - xã hội. Khi bắt đầu thực hiện chương trình DS-KHHGĐ (năm 1961), tỷ lệ tăng dân số hằng năm của Việt Nam là 3,6%, nhưng nhờ sự nỗ lực của toàn ngành, tỷ lệ này từng bước giảm xuống và hiện còn 1%/năm. Mức sinh của Việt Nam khi đó cũng rất cao, trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49) có 6,4 con, đã giảm còn 2,9 con vào năm 2006 (đạt mức sinh thay thế) và được duy trì ổn định trong một thập kỷ qua. Nhờ những thành công trong việc hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, giảm mức sinh, số người gia tăng hằng năm cũng giảm xuống và quy mô dân số nước ta hiện nay khoảng 93 triệu người, dự kiến đạt 100 triệu người vào năm 2026. Mức sinh giảm, số người sinh ra giảm đã làm cho tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi của Việt Nam giảm từ 42% (năm 1979) xuống còn 25% (năm 2015). Ngược lại, cũng trong khoảng thời gian đó, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 đến 64) tăng từ 53% lên 68,4%. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 63 triệu người trong độ tuổi lao động, là nền tảng cơ hội cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tỷ trọng nhóm dân số dưới 15 tuổi giảm cũng mang đến các cơ hội lớn cho việc tăng nguồn lực đầu tư y tế, giáo dục, phát triển. Chất lượng dân số Việt Nam ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng lên. Trong 55 năm qua, tuổi thọ người Việt Nam đã tăng 33,3 tuổi từ 40 tuổi (năm 1960) lên 73,3 (năm 2015), trong thời gian này thế giới tăng trung bình 23 tuổi. Thành công của công tác dân số cũng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm tăng GDP. Kết quả giảm sinh đã tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội để dành vốn đầu tư cho các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục và làm tăng GDP, cải thiện đời sống nhân dân. Khi quy mô dân số quá lớn, tất yếu GDP tính bình quân đầu người sẽ giảm. Theo tính toán, kết quả chương trình dân số chỉ riêng giai đoạn năm 1991-2010 đã trực tiếp làm tăng 0,38 lần GDP bình quân đầu người, bình quân tăng khoảng 2%/năm. Theo kinh nghiệm của quốc tế, nếu chi 1 USD cho KHHGĐ thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Thành công của công tác DS-KHHGĐ cũng đưa Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới thực hiện thành công các MDGs vào năm 2015 và Việt Nam cũng đã được lựa chọn là một trong những nước tham gia xây dựng hoạch định Mục tiêu Phát triển bền vững sau năm 2015 (SDGs), đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe bà mẹ (MDG5) và giảm tử vong ở trẻ em (MDG4). Hằng năm, Việt Nam giảm khoảng 900 nghìn phụ nữ không tham gia quá trình sinh đẻ, không có nguy cơ tử vong do thai sản. Các chỉ số tử vong bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi, dưới 1 tuổi của Việt Nam đều giảm rõ rệt, như tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 42,3 phần nghìn (năm 1989) xuống còn 14,73 phần nghìn (năm 2015). Việc “tránh sinh” hàng chục triệu người trong những thập kỷ qua là một thành công và đóng góp rất lớn vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Mặc dù vậy, trong bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước có nhiều thay đổi, công tác dân số cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề mới phát sinh. Đòi hỏi công tác dân số tập trung thực hiện chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển để giải quyết toàn diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số (duy trì mức sinh thay thế, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng với quá trình già hóa dân số, điều chỉnh phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số) bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của MTTQ; các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong công tác dân số. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đưa công tác dân số và phát triển thành một nội dung trọng tâm công tác, hoạt động thường kỳ; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số và phát triển vào nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm tỷ lệ bệnh tật, giảm tử vong, tăng tuổi thọ và số năm trung bình sống khỏe mạnh; thực hiện tốt các chương trình, biện pháp để nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Tiếp tục thực hiện các biện pháp duy trì mức sinh thay thế và điều tiết mức sinh hợp lý. Tập trung chỉ đạo để giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kết quả đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp; bảo đảm quy mô dân số không quá 98 triệu người vào năm 2020 và tạo cơ sở vững chắc để tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức 115 đến 120 triệu người từ giữa thế kỷ 21. Tận dụng giai đoạn cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước; thích ứng với thời kỳ già hóa dân số thông qua việc phát huy vai trò và tăng cường chăm sóc người cao tuổi; đồng thời can thiệp giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, từng bước tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức tự nhiên. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng dân số và phát triển, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc điểm văn hóa vùng, miền. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho dân số và phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số; tích cực tranh thủ viện trợ quốc tế.

Hai bệnh nhân tử vong nghi do sốc thuốc ở Bệnh viện Trí Đức

Chiều 25-12, liên quan tới vụ việc 2 bệnh nhân tử vong nghi do sốc phản vệ trong quá trình gây mê để phẫu thuật tại BVDDK Trí Đức (số 219 Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Sở Y tế đã nắm được thông tin nhưng vụ việc đang được Công an quận Hai Bà Trưng thụ lý giải quyết. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội chưa thể có ý kiến về chuyên môn, cũng như công tác quản lý nhưng Sở Y tế Hà Nội sẽ sớm kiểm tra làm rõ và yêu cầu bệnh viện báo cáo cụ thể vụ việc. Trong khi đó, Công an quận Hai Bà Trưng cho biết, vào sáng cùng ngày, một bệnh nhân nam và một bệnh nhân nữ vào điều trị tại BV Trí Đức đã bị tử vong nghi do sốc thuốc trong quá trình gây mê để phẫu thuật. Trong đó, bệnh nhân nam tới Bệnh viện Đa khoa Trí Đức khám, được chẩn đoán và chỉ định điều trị viêm tuyến giáp và cắt Amidan. Bệnh nhân nữ  tới Bệnh viện Đa khoa Trí Đức cũng để phẫu thuật tuyến giáp. Phía Bệnh viện Đa khoa Trí Đức cho biết, ngay sau phát hiện bệnh nhân có biểu hiện bị sốc thuốc, cả 2 bệnh nhân đều được bệnh viện nhanh chóng cho chuyển tới cấp cứu BV Bạch Mai. Tuy nhiên, cả 2 bệnh nhân đều không qua khỏi vì tình trạng quá nặng. Hiện nay, Bệnh viện Trí Đức vẫn đang phối hợp với Cơ quan Công an, các cơ quan chức năng và gia đình nạn nhân để làm rõ nguyên nhân tử vong. BVDDKTrí Đức là bệnh viện ngoài công lập được thành lập từ tháng 4-2007. Theo lời tự giới thiệu thì bệnh viện này có các chuyên gia đầu ngành tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bạch Mai, Việt Đức, K, Phụ sản Trung ương, 108... trực tiếp tham gia khám và điều trị cho bệnh nhân.

Đình chỉ hoàn toàn hoạt động phẫu thuật, thủ thuật của Bệnh viện đa khoa Trí Đức

Ngày 26-12, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quyết định đình chỉ hoàn toàn hoạt động phẫu thuật, thủ thuật có liên quan đến sử dụng thuốc gây mê tại BV Trí Đức, khiến hai người bệnh chết. Trước nghi vấn chất lượng thuốc gây mê cho hai người bệnh có vấn đề, Ngay sau khi xảy ra sự cố, đoàn cán bộ của Sở Y tế đã có mặt tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức, cùng phối hợp cơ quan công an để làm việc. Theo báo cáo của lãnh đạo BV Trí Đức, lô thuốc sử dụng cho hai người bệnh này đã sử dụng cho người bệnh khác và không xảy ra tai biến. Ngoài ra, cơ quan công an cũng đã làm việc với hai bác sĩ chịu trách nhiệm về gây mê ở hai kíp mổ, lấy lời tường trình tại thời điểm xảy ra vụ việc. Đoàn kiểm tra chuyên môn đã kiểm tra điều kiện bảo quản thuốc tại bệnh viện. Kết quả cho thấy, điều kiện bảo đảm phù hợp nhiệt độ, độ ẩm của thuốc được nhà sản xuất ghi trên nhãn. Bệnh viện đã xuất trình toàn bộ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của thuốc gây mê này. Hiện toàn bộ số thuốc còn lại của bệnh viện đã được niêm phong. Sở Y tế Hà Nội cũng đã làm việc với nhà cung cấp loại thuốc gây mê nói trên, xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế về thuốc đã sử dụng cho người bệnh, thì đây là những thuốc thông thường vẫn sử dụng tại các bệnh viện... Cùng ngày, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn đề nghị Sở Y tế Hà Nội giải quyết vụ việc hai người bệnh tử vong do phẫu thuật tại BV Trí Đức. Theo đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để xác định nguyên nhân dẫn đến tử vong hai người bệnh tại BVDDK Trí Đức; kịp thời thăm hỏi, động viên, chia sẻ với gia đình người bệnh tử vong. Xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và xử lý kịp thời theo đúng quy định hiện hành (nếu có)…

Sức khỏe & đời sống

Quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế

Bộ Y tế vừa ban hành TT 43/2016/TT-BYT quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế làm việc trong các cơ sở y tế công lập. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-2-2017. Thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế được quy định như sau: người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp y sĩ (hạng IV), điều dưỡng (hạng IV), dược (hạng IV), hộ sinh (hạng IV), kỹ thuật y (hạng IV), dinh dưỡng (hạng IV), dân số viên (hạng IV) phải thực hiện thời gian tập sự 6 (sáu) tháng. Người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), bác sĩ y học dự phòng (hạng III) phải thực hiện thời gian tập sự 9 (chín) tháng. Người trúng tuyển chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (hạng III), dược sĩ (hạng III), điều dưỡng (hạng III), hộ sinh (hạng III), kỹ thuật y (hạng III), dinh dưỡng (hạng III), dân số viên (hạng III) phải thực hiện thời gian tập sự 12tháng….

Thanh niên

Cấp cứu bệnh nhân từ Trường Sa về TP.HCM bằng thủy phi cơ

Một bệnh nhân bị viêm tụy cấp được Thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-772 đưa từ Trường Sa vào đất liền cấp cứu. Lúc 10 giờ 59 phút ngày 26.12, thủy phi cơ VNT-772 (thuộc Lữ đoàn Không quân Hải quân 954) đã đưa bệnh nhân từ Trường Sa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, chuyển về Bệnh viện quân y 175 (TP.HCM) tiếp tục điều trị. Bệnh nhân là thiếu tá Nguyễn Văn Lâm, đang công tác ở Trường Sa, bị viêm tụy cấp. Bệnh viện quân y 175, người trực tiếp tham gia đưa bệnh nhân về đất liền chữa bệnh, cho biết đoàn công tác Bệnh viện quân y 175 có chuyến làm việc tại Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa (thuộc đảo Trường Sa) chuẩn bị cho việc khai trương trung tâm y tế sau khi nâng cấp và sửa chữa. Sáng 26.12, trước khi đoàn công tác trở về thì Bệnh xá Trường Sa báo có ca cấp cứu ngoại khoa về ổ bụng. Sau khi khám và hội chẩn sơ bộ nhận thấy có một số xét nghiệm của bệnh nhân có dấu hiệu bất thường, nếu điều trị tại bệnh xá thì sẽ gặp một số khó khăn nên cho bệnh nhân và quyết định vận chuyển bệnh nhân về đất liền theo đoàn công tác cho kịp thời gian. Ngay sau khi xuống sân bay, bệnh nhân đã được chuyển về Bệnh viện quân y 175 an toàn. "Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm thêm và hội chẩn ngay trong chiều nay (26.12)".

Hà Nội mới

Giải pháp giảm thiểu tai biến y khoa

Năm 2016 ngành y tế đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, nhưng tai biến y khoa cũng là vấn đề nóng của ngành này. Năm 2016, một số vụ tai biến y khoa đã xảy ra. Trả lời câu hỏi của báo chí về giải pháp giảm thiểu sự việc này, ngày 26/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 40/2009/QH12 đã nêu rõ khái niệm về tai biến y khoa: Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh là hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh hoặc rủi ro xảy ra ngoài ý muốn trong khám bệnh, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, tai biến có thể là do rủi ro xảy ra ngoài ý muốn. Mà nghề y là một nghề đặc biệt, đối tượng cung cấp hay tiếp nhận dịch vụ khám, chữa bệnh đều là con người mà con người thì “nhân vô thập toàn”, vì vậy việc xảy ra các tai biến trong quá trình khám, chữa bệnh luôn có khả năng xảy ra. Một số nghiên cứu dựa trên bằng chứng được báo cáo (của ĐH John Hopkins, được CNN công bố): Tại Mỹ, đất nước được coi là có nền y học tiên tiến bậc nhất thế giới, sai sót y khoa là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau viêm phổi và ung thư, với số lượng được báo cáo là 251.454 ca/năm, và con số thực tế có khả năng cao hơn nhiều. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, nhưng các vụ việc tai biến xảy ra được cho là do sai sót chuyên môn vẫn được báo chí đưa tin rất nhiều, mà gần đây nhất là vụ mổ nhầm chân của bệnh viện (BV) Việt Đức. Đối với các trường hợp mà các phương tiện truyền thông đề cập đến, Bộ Y tế đều khẩn trương, nghiêm túc chỉ đạo xem xét, xử lý nghiêm minh như: Vụ mổ nhầm chân ngày 9/7/2016 tại BV Việt Đức, đã ký quyết định tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật với bác sĩ Phan Văn Hậu-phẫu thuật viên chính cho người bệnh; vụ việc cháu Lê Thị Hà Vi (Đắc Lắk) bị cưa chân có thiếu sót trong quá trình điều trị do trình độ chuyên môn hạn chế, khi có diễn biến xấu không được xử trí kịp thời, Sở Y tế tỉnh Đắc Lắk đã kỷ luật Ban giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin. Đồng thời, Sở Y tế cũng đưa ra khung xử phạt vi phạm hành chính đối với bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin theo quy định. Người đứng đầu ngành Y tế cho rằng, để giải quyết vấn đề trên, bảo hiểm trách nhiệm chính là hình thức bảo hiểm giúp chung sức giải quyết trách nhiệm cho người hành nghề, cho cơ sở khám, chữa bệnh khi xảy ra tình huống tai biến không mong muốn đó. Trong khuôn khổ chức năng quản lý Nhà nước, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo về vấn đề phòng ngừa, hạn chế và khắc phục sai sót y khoa như Thông tư 19/2013 yêu cầu thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, trong đó có hoạt động báo cáo, phòng ngừa, giám sát sự cố y khoa, sai sót chuyên môn, bảo đảm an toàn người bệnh; Chỉ thị 09/CT-BYT năm 2013 về thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trực tiếp của người dân; quyết định ban hành hướng dẫn chuyên môn, phác đồ điều trị của bệnh, quy trình kỹ thuật thuộc chuyên ngành; hướng dẫn soạn thảo và ban hành 26 quy trình chuyên môn khám bệnh chữa bệnh, hướng dẫn soạn thảo quy trình thực hành chuẩn trong lĩnh vực xét nghiệm làm cơ sở để thực hiện giám sát tuân thủ, kiểm định chất lượng lâm sàng… Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng Thông tư hướng về quản lý rủi ro, sự cố y khoa tự nguyện, trong đó chú trọng việc thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo rủi ro sự cố bắt buộc và tự nguyện trong bệnh viện, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2017. Đồng thời, Bộ đang xây dựng chuẩn chất lượng bệnh viện, các chuẩn chất lượng chuyên môn (hiện xây dựng được cho một số chuyên ngành như đơn vị đột quỵ, mổ đục thủy tinh thể…); thiết lập tổ chức chứng nhận chất lượng bệnh viện độc lập thực hiện việc đánh giá, giám sát, kiểm định chất lượng bệnh viện một cách khách quan và được chuẩn hóa; đào tạo, tập huấn thay đổi văn hóa an toàn người bệnh, thay đổi tư duy xử phạt, quy lỗi cá nhân sang khuyến khích báo cáo tự nguyện. Bộ Y tế phối hợp Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn, quy định cụ thể mức bảo hiểm, định mức cơ sở dữ liệu khác nhau về rủi ro, mức trách nhiệm bảo hiểm theo vụ việc, chuyên khoa/đa khoa, hạng bệnh viện..., giúp chung sức giải quyết trách nhiệm cho người hành nghề, cho cơ sở khám, chữa bệnh khi xảy ra tình huống tai biến không mong muốn.

Lao động 

Vụ hai bệnh nhân tử vong  tại BV Trí Đức, Xử lý nghiêm nếu có sai phạm

Tai biến y khoa là vấn đề nóng hiện nay. Bên cạnh những tai biến y khoa do không lường trước được thì có những tai biến do trình độ, năng lực cũng như thái độ thờ ơ, vô cảm của một số cán bộ ngành y trong quá trình chăm sóc và điều trị khiến tính trạng bệnh nặng thêm, thậm chí có trường hợp tử vong.

Tất cả đều đau xót

Chiều 26.12, trong buổi tiếp xúc báo chí thông tin về công tác y tế năm 2016, Bộ trưởng Y tế cho biết hiện nay ngành y tế đang tiến hành thay đổi toàn diện về thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế. Tuy nhiên, chuyện một số cơ sở y tế xảy ra những tai biến y khoa đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành. Đối với các trường hợp mà Bộ Y tế nắm được thông tin từ các phương tiện truyền thông, Bộ Y tế đều khẩn trương, nghiêm túc chỉ đạo xem xét, xử lý nghiêm minh. Vụ mổ nhầm chân ngày 9.7 tại BV Việt Đức, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã ký quyết định tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật với bác sĩ Phan Văn Hậu – phẫu thuật viên chính cho người bệnh. Vụ việc cháu Lê Thị Hà Vi (Đắc Lăk) bị cưa chân có thiếu sót trong quá trình điều trị do trình độ chuyên môn hạn chế, khi có diễn biến xấu không được xử trí kịp thời, Sở Y tế tỉnh Đắc Lăk đã kỷ luật ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin, đồng thời Sở Y tế cũng đưa ra khung xử phạt vi phạm hành chính đối với bệnh viện này theo nghị định 176 của Chính phủ. Mới đây nhất là vụ việc hai bệnh nhân tử vong sau gây mê tại BV Trí Đức ngày 25.12, Bộ trưởng đã thay mặt lãnh đạo ngành y tế, xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất, chia sẻ với mất mát lớn lao của hai gia đình người bệnh. “Bản thân tôi và tất cả những người làm trong ngành y tế đều cảm thấy đau đớn. Tôi tin là không chỉ gia đình, người thân của nạn nhân mà cả phía bệnh viện cũng rất đau đớn về mất mát này. Bộ Y tế cho biết đã yêu cầu Cục Quản lý Khám chữa bệnh chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để làm rõ nguyên nhân sự việc với quan điểm xử lý nghiêm nếu có sai phạm.

“Bảo hiểm trách nhiệm”

Theo bộ trưởng Tiến, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 40/2009/QH12 quy định rất rõ ràng về tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh. Luật Khám bệnh chữa bệnh cũng dành hẳn Mục 1 Chương 7 để quy định về “Sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh chữa bệnh”. Theo đó, tai biến y khoa có thể do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh như nhầm thuốc, nhầm phẫu thuật (người bệnh, vị trí, phương pháp, sót dụng cụ), chẩn đoán sai/chậm; phác đồ/quy trình không cập nhật, do nhân viên y tế (nhân viên mới, tắc trách…)... Tuy nhiên, tai biến y khoa cũng có thể do xảy ra ngoài ý muốn trong khám bệnh, chữa bệnh mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật. Như vậy, có thể nói không phải tất cả các vụ việc xảy ra vừa qua sai sót đều thuộc về phía bệnh viện. “Tai biến có thể là do rủi ro xảy ra ngoài ý muốn. Mà nghề y là một nghề đặc biệt, đối tượng cung cấp hay tiếp nhận dịch vụ khám, chữa bệnh đều là con người mà con người thì “nhân vô thập toàn”, vì vậy việc xảy ra các tai biến trong quá trình khám, chữa bệnh luôn có khả năng xảy ra”, bà Tiến cho hay. Tại Mỹ, đất nước được coi là có nền y học tiên tiến bậc nhất thế giới, sai sót y khoa là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau viêm phổi và ung thư, với số lượng được báo cáo là 251.454 ca/năm, và con số thực tế có khả năng cao hơn nhiều. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, tuy nhiên các vụ việc tai biến xảy ra được cho là do sai sót chuyên môn vẫn được báo chí đưa tin rất nhiều, mà gần đây nhất là vụ mổ nhầm chân của BV Việt Đức. Để giải quyết vấn đề trên, bảo hiểm trách nhiệm chính là hình thức bảo hiểm giúp chung sức giải quyết trách nhiệm cho người hành nghề, cho cơ sở khám, chữa bệnh khi xảy ra tình huống tai biến không mong muốn đó.

Xây dựng Thông tư hướng về quản lý rủi ro, sự cố y khoa tự nguyện

Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo về vấn đề phòng ngừa, hạn chế và khắc phục sai sót y khoa, chỉ thị về thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trực tiếp của người dân,… Cần phải thay đổi tư duy trừng phạt sang khuyến khích động viên báo cáo tự nguyện rủi ro, sự cố y khoa. Quán triệt quan điểm “nhân vô thập toàn”, “học hỏi, rút kinh nghiệm từ sai sót để hạn chế lặp lại từ các cấp lãnh đạo. mong được Quốc hội ủng hộ, hỗ trợ cho việc thiếp lập tổ chức chứng nhận chất lượng độc lập. Đồng thời các Bộ ngành và người dân phối hợp cùng Bộ Y tế kiểm tra, giám sát chất lượng bệnh viện và an toàn người bệnh. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Y tế tìm giải pháp để Nghị định 102/2011/NĐ-CP thực sự có hiệu lực, giúp cho người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh trước những nguy cơ, rủi ro, sự cố không mong muốn. Đặc biệt, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng Thông tư hướng về quản lý rủi ro, sự cố y khoa tự nguyện, trong đó chú trọng việc thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo rủi ro sự cố bắt buộc và tự nguyện trong bệnh viện, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2017 

Vụ 2 người tử vong sau gây mê: truy cứu trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan

Sáng nay, 26.12, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo về việc giải quyết vụ việc 2 người bệnh tử vong do phẫu thuật tại BVDDK Trí Đức. Tiếp theo ý kiến chỉ đạo qua Đường dây nóng của Cục Quản lý Khám chữa bệnh với Sở Y tế TP Hà Nội ngày 25.12, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã nhận được báo cáo của Sở Y tế thành phố Hà Nội và BV Trí Đức về việc tử vong của người bệnh Quách Thị Mai P và Hoàng Văn Tr ngay sau khi tiến hành tiền mê để phẫu thuật. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan để xác định nguyên nhân dẫn tới tử vong của 2 người bệnh trên, kịp thời thăm hỏi, động viên, chia sẻ với gia đình người bệnh tử vong. Xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và xử lý kịp thời theo đúng quy định hiện hành nếu có vi phạm. Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các cơ sở Khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phẫu thuật theo chỉ đạo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phẫu thuật. Bộ Y tế cũng yêu cầu báo cáo về Bộ Y tế về diễn biến quá trình xác định nguyên nhân tử vong, giải quyết vụ việc tử vong của 2 người bệnh trên để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. Trước đó, khoảng 10 giờ sáng ngày 25.12 tại BV Trí Đức đã xảy ra hai ca sốc phản vệ sau khi gây mê, cả hai bệnh nhân đều ở Hà Nội. Nam bệnh nhân Hoàng Văn Tr nhập viện để cắt amidan, còn nữ bệnh nhân Quách Thị Mai P nhập viện để phẫu thuật tuyến giáp. Ngay sau khi sự việc xảy ra BV Trí Đức đã chuyển bệnh nhân đến BV Bạch Mai cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong sau đó.

Bệnh viện K kỷ luật 7 cán bộ sau cuộc vi hành của Bộ trưởng Bộ Y tế

Ngày 19.12 vừa qua, PGS - TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K thông báo, Hội đồng Kỷ luật của bệnh viện đã ra quyết định cảnh cáo, cắt thưởng 6 cán bộ y tế, điều chuyển công tác 1 cán bộ y tế bị người dân “tố” về thái độ nhũng nhiễu bệnh nhân.

Kỷ luật 7 cán bộ y tế là... quá ít

Ngày 8.12 vừa qua, sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát đột xuất Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều), rất nhiều bệnh nhân tại đây đã kéo đến, “quây” Bộ trưởng phản ánh về những bức xúc về việc phải chờ đợi khám, lấy máu xét nghiệm lâu; bị phân biệt đối xử giữa những bệnh nhân có biếu tiền và không biếu tiền, bác sĩ, điều dưỡng thiếu nhiệt tình, quát mắng bệnh nhân ... Trước sự có mặt rất nhiều quan chức của Bộ Y tế, của lãnh đạo BV, nhiều bệnh nhân không dám tố cáo y, bác sĩ tại đây vì lo sợ cho người nhà đang trao tính mạng cho bác sĩ. Mặc dù Bộ trưởng hỏi thế nào, thuyết phục thế nào những người nhà bệnh nhân đều kiên quyết không tiết lộ những khoản chi “khó nói”. Bộ trưởng đã phải kết luận rằng: “Tình trạng này “lặp đi lặp lại”, lần nào kiểm tra tại Bệnh viện K cũng có bệnh nhân phàn nàn song không hề được chấn chỉnh. Chỉ đến khi Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) công bố kết quả khảo sát “chấm điểm” tại bệnh viện này với mức độ hài lòng của người bệnh thấp nhất chỉ khoảng 52% cùng với danh sách cán bộ y tế nhũng nhiễu người bệnh thì Bệnh viện K mới chính thức đưa ra hình thức kỷ luật 7 cán bộ y tế. Theo đánh giá của dư luận thì con số này quá ít. Thực tế số cán bộ y tế “hành” bệnh nhân còn lớn hơn rất nhiều. Trong vai người nhà bệnh nhân vào Bệnh viện K Tân Triều sẽ được nghe rất nhiều những lời than thở của người dân như: “Vào đây chỗ nào cũng phải đút lót tiền thì thái độ bác sĩ mới nhiệt tình, nhanh chóng được. Người nghèo không còn thứ gì bán nhưng vẫn phải phong bì cho bác sĩ khi không đành lòng nhìn người nhà đau đớn”; “Bệnh nhân không đăng ký truyền dịch vụ (mất 100.000đ) thì chờ đến 15h mới đến lượt. Vào viện lúc nào trong túi phải có sẵn tiền 20-50 ngàn đồng để dúi cho cán bộ y tế để được làm nhanh mà còn về không thì ngồi đấy mà chờ”...

Cần xử lý triệt để cá nhân vi phạm

6 cán bộ y tế của bệnh viện bị cảnh cáo toàn viện, cắt lương thưởng, 1 cán bộ y tế bị điều chuyển công tác, không cho tiếp xúc với bệnh nhân. Song tên tuổi của những cán bộ nhũng nhiễu này lại không được công khai. Lẽ nào lãnh đạo Bệnh viện K đang chỉ “giơ cao, đánh khẽ”? Ngay sau khi bị “bóc mẽ” hàng loạt những “tật xấu” của nhân viên, ông Giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn đã cho rằng: “Do người dân vẫn coi ung thư là bản án tử hình nên tâm lý của họ và người nhà thường hết sức nặng nề. Chính vì vậy để người bệnh ung thư hài lòng chắc chắn sẽ khó hơn các chuyên ngành khác (!?)”. Ông giám đốc bệnh viện còn giải thích: “Không ít cán bộ nhân viên bệnh viện có tư duy “độc tôn” nên dẫn tới thái độ chưa được hợp lý với người bệnh”. Cuộc “vi hành” mới đây của Bộ trưởng Bộ Y tế đã thắp lên hy vọng sẽ có một cuộc cải cách tại bệnh viện K.

VOV

TP HCM: Dịch bệnh do virus Zika giảm

Tuần vừa qua, tại TP HCM, dịch bệnh truyền nhiễm giảm nhiều so với những tuần trước đó, đặc biệt là bệnh do virus Zika. Phân tích dịch tễ của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho thấy, cao điểm bệnh Zika gia tăng nhất là từ ngày 9/11 đến 27/11 với trung bình mỗi tuần xuất hiện 20 ca bệnh. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, chỉ xuất hiện 4 ca bệnh. Trong hơn 4 tuần liên tục, có 4 quận, huyện không xuất hiện ca bệnh mới là Quận 4, Quận 5, Bình Tân và Cần Giờ. Hiện Bình Thạnh vẫn là địa phương có số người nhiễm Zika nhiều nhất với 31 trường hợp, tiếp đó là Quận 2, Thủ Đức và Tân Phú. Từ khi Zika xuất hiện tại TP HCM đến nay, có 27 thai phụ bị nhiễm Zika, trong đó 3 người đã sinh con bình thường, không ghi nhận bị tật đầu nhỏ; 3 trường hợp bị thai lưu, sảy thai và 1 người đã tự nguyện bỏ do con ngoài ý muốn./.

Dân trí 

Kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất khẩu trang chữ Nhật

Trước thông tin khẩu trang y tế có bao bì, nhãn mác Nhật Bản, nhưng sản phẩm bên trong lại được sản xuất tại Bắc Ninh, không bảo đảm chất lượng, Sở Y tế Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh khẩu trang trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất “khẩu trang” trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh: Công ty TNHH may mặc Quyền Anh và Công ty TNHH HAPAPOLO Việt Nam cùng ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Qua kiểm tra, cả hai công ty đều có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp; phiếu trả kết quả kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng; hàng hóa là nguyên liệu nhập về có hóa đơn theo quy định. Tại thời điểm kiểm tra, công ty TNHH may mặc Quyền Anh có 5 mặt hàng khẩu trang thành phẩm. Trên bao bì của sản phẩm không thể hiện số đăng ký do Bộ Y tế cấp cho sản phẩm khẩu trang, chủ cơ sở khẳng định không sản xuất khẩu trang y tế. Tại Công ty TNHH HAPALOLO Việt Nam, khi đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại cơ sở có 01 mặt hàng thành phẩm là khẩu trang FACE MASK SURGICAL DISPOSABLE. Nội dung vỏ hộp bằng tiếng Anh là khẩu trang dùng trong phẫu thuật 1 lần. Đây là loại khẩu trang chưa đăng ký tiêu chuẩn sản phẩm, chưa được Bộ Y tế cấp số lưu hành sản phẩm, vi phạm quy định về sản xuất đăng ký, lưu hành sản phẩm trang thiết bị. Sau khi xém xét hồ sơ, Đội quản lý thị trường số 9, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh quyết định tạm giữ số lượng bao bì, nhãn mác của các loại khẩu trang và khẩu trang thành phẩm để làm rõ các vấn đề liên quan đến số sản phẩm trên. Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã thành lập 2 đoàn kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh dược tại 8 huyện, thị xã, thành phố. Qua kiểm tra, xác định các cơ sở kinh doanh dược đều bán 2 loại khẩu trang: khẩu trang y tế và khẩu trang thông thường. Các khẩu trang y tế đều được ghi rõ là khẩu trang y tế, có nhãn mác, số đăng ký lưu hành, số lô sản xuất, hạn dùng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Với khẩu trang thông thường trên vỏ bao bì không có dòng chữ khẩu trang y tế và trên bao bì cũng đã ghi được các thông tin: tên hàng hoá; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; xuất xứ hàng hoá. Đoàn kiểm tra, phát hiện lưu hành trên thị trường sản phẩm khẩu trang vỏ bao bì ghi thông tin tiếng Việt là công ty TNHH HAPAPOLO Việt Nam, các thông tin khác hoàn toàn bằng tiếng Nhật (nội dung thông tin tiếng Nhật được phiên dịch không phải là khẩu trang y tế). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 1 cơ sở sản xuất khẩu trang y tế được Bộ Y tế cấp phép và ghi nhận sản phẩm của sơ sở bảo đảm đúng theo hồ sơ đăng ký và giấy chứng nhận đăng ký lưu hành “Khẩu trang y tế” do Bộ Y tế cấp. Các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều thực hiện mua sắm vật tư y tế (trong đó có khẩu trang y tế) bằng hình thức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật.

Vnexpress

Lần đầu tiên bác sĩ Phú Yên can thiệp tim mạch cho bệnh nhân

Bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) hỗ trợ đồng nghiệp Bệnh viện Đa khoa Phú Yên lần đầu can thiệp đặt stent động mạch vành cứu sống 3 bệnh nhân cuối tuần qua. Các ca can thiệp được tiến hành ngay sau Bệnh viện Phú Yên được chuyển giao kỹ thuật và khánh thành đơn nguyên tim mạch can thiệp sau một thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, cử y bác sĩ vào TP HCM học tập. Hai trong 3 bệnh nhân được cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp, đòi hỏi phải xử trí kịp thời. Sau can thiệp, các bệnh nhân đều hồi phục ổn định. Giáo sư Nguyễn Đức Công, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết hoạt động chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh động mạch vành ngày càng tăng tại Phú Yên, kịp thời cứu sống bệnh nhân. Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Lòng động mạch vành hẹp lại do mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch làm giảm lượng máu nuôi cơ tim, gây thiếu máu cơ tim. Nếu mảng xơ vữa bị vỡ ra, kích hoạt quá trình đông máu và kết tập tiểu cầu, tạo cục máu đông làm tắc lòng mạch, gây nhồi máu cơ tim cấp rất nguy hiểm. Sở Y tế Phú Yên cho biết những năm gần đây bệnh nhân thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim tăng nhanh chóng tại bệnh viện tỉnh. Năm 2014 có 320 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu cơ tim, 111 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Năm 2016 có 1.872 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu cơ tim, 523 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Theo bác sĩ Ngọc, đơn nguyên tim mạch can thiệp là bước khởi đầu cho các bước tiếp theo trong việc phát triển chuyên sâu ở lĩnh vực tim mạch can thiệp, giúp cấp cứu và can thiệp kịp thời các ca bệnh lý liên quan đến mạch vành cấp, tim bẩm sinh, tai biến mạch máu não..., giảm tỷ lệ tử vong, chuyển tuyến.

21 lô thực phẩm chức năng bị ngừng lưu thông

Cục ATTP (Bộ Y tế) vừa dừng lưu thông 21 lô thực phẩm chức năng của một công ty dược vì vi phạm quy định về ghi nhãn mác hàng hoá. 21 lô thực phẩm chức năng của Công ty cổ phần dược phẩm Đại Y (Hoàng Mai, Hà Nội) bị ngừng lưu thông vì vi phạm quy định về ghi nhãn mác hàng hóa. Công ty cũng được yêu cầu ngừng sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng vì không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. 21 lô thực phẩm chức năng bị dừng lưu thông gồm siro Philatop, viên nén vitamin B1, vitamin B6, siro bổ phế, vitamin C, viên ngậm streptalisin, siro lợi nhiệt khang, siro mát gan... Công ty phải báo cáo số lượng hàng hóa đã sản xuất, lưu hành và thu hồi cho Cục ATTP Các sản phẩm này chỉ được tiếp tục lưu thông khi có thông báo của Cục.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Giảm tải bệnh viện không thể một sớm một chiều

Chiều 26-12, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp báo với các cơ quan truyền thông về hoạt động của ngành y tế trong thời gian qua.

Đổi mới thái độ phục vụ

5 năm vừa qua là quãng thời gian đột phá nhất của ngành y tế, đổi mới toàn diện phong cách thái độ phục vụ người bệnh. Ngành y tế đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó Bộ Y tế xây dựng đề án đổi mới phong cách, thái độ phục vụ với 83 tiêu chí đánh giá khắt khe. Đồng thời tập huấn cho tất cả các cán bộ trong ngành, kí cam kết, mở các kênh tiếp cận như đường dây nóng, đường dây góp ý, fanpage, zalo... để lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân, cùng sự tiếp sức của thầy thuốc trẻ, đoàn thanh niên để hướng dẫn người bệnh. Bố trí hợp lý hơn các khu khám bệnh để thuận tiện nhất cho bệnh nhân. Tất cả những điều đó tạo cho người bệnh cảm giác dễ chịu. Thời gian chờ đợi giảm trung bình 59 phút, có nơi giảm nhiều hơn.

Vấn đề quá tải vẫn nghiêm trọng

Tuy nhiên, bà Tiến vẫn quan ngại về vấn đề quá tải BV. Hiện vẫn còn tình trạng 2-3 người/giường như BV Bạch Mai, đặc biệt là Trung tâm là tim mạch, khoa thần kinh... Theo bà Tiến, để giải quyết tình trạng quá tải không thể một sớm một chiều, nếu tính trên 10.000 dân thì giờ mới có 24 giường, trong khi các nước là 39 giường. Để giảm tải, ngành y tế cần mở thêm nhiều khoa khám bệnh, xây dựng thêm nhiều toà nhà mới; thứ hai là phát triển đề án bệnh viện vệ tinh; thứ ba là tăng cường trang thiết bị cho BV; thứ tư là thí điểm 7 tỉnh bác sĩ gia đình gắn với y tế cơ sở; những vấn đề này sẽ làm quyết liệt trong giai đoạn tới. “Sắp tới sẽ rút ngắn thời gian nằm điều trị nội trú. Đến nay các nước phát triển họ cũng làm như vậy. Tại VN, bệnh nhân phải nằm nội trú chờ 4-5 ngày mới mổ, cả xét nghiệm nằm cả tuần. Giờ phải làm tất cả các xét nghiệm bên ngoài, khi nào xong thì hội chẩn chuyên môn sau 1-2 ngày là mổ. Sau đó chuyển về cho các bv vệ tinh” – bà Tiến nói.

Đổi mới cơ chế tài chính

Năm 2012 điều chỉnh giá giá dịch vụ lần đầu tiên sau 17 năm nhưng chưa có giá giường bệnh, khám bệnh, chưa có phụ cấp trực. Thời điểm đó, tăng giá dịch vụ cũng là cú hích. Theo bà Tiến, năm 2016 đã có 37 tỉnh điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Các tỉnh còn lại sẽ làm nốt trong quý 1, quý 2 năm 2017. Trong năm tới, những người không có thẻ BHYT sẽ điều chỉnh giá viện phí. Ngoài ra, Bộ Y tế thực hiện NĐ đấu thầu thuốc. Chính phủ đã đồng ý thành lập trung tâm mua sắm tập trung để đấu thầu tập trung ở 3 mức: quốc gia, tỉnh, bệnh viện. Trong đó có đàm phán giá, áp dụng điều này có thể giúp giảm giá thuốc đáng kể. Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Tiến cũng nói về đề án đổi mới y tế cơ sở, đổi mới nhân lực ngành y. Theo đó, Bộ sẽ ban hành tiêu chuẩn giám đốc bệnh viện, giám đốc trung tâm y tế trên tinh thần đổi mới...

Khám bệnh viện tư, trả theo giá bệnh viện công

Theo chủ trương của Bộ Y tế từ tháng 4-2015 về hình thức liên kết công-tư, bệnh viện (BV) công nào quá tải sẽ được đưa nhân lực, y hiệu và cả bệnh nhân qua BV tư điều trị, hoặc cho phép BV công phối hợp với tư nhân đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ người bệnh.

Được hưởng dịch vụ tốt

Đến khám bệnh tại phòng khám BV Ung bướu TP.HCM đặt tại BV Đa khoa Hồng Đức, chị Huỳnh Thị Thúy Hà (39 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) cho biết đang điều trị ung thư vú theo phác đồ của bác sĩ BV Ung bướu. “Tôi bị áp lực rất lớn khi mỗi lần tái khám. Đến BV lại phải chứng kiến cảnh chen chúc chờ đợi, cảnh người bệnh đau đớn vật vờ ngoài hành lang BV Ung bướu” - chị Hà nói. Điều trị tại BV Ung bướu một thời gian, chị được bác sĩ điều trị giới thiệu về mô hình liên kết giữa hai BV, từ đó chị đăng ký tại BV Đa khoa Hồng Đức và được tiếp nhận điều trị. “Ban đầu tôi cũng e ngại khi khám ở BV tư nhưng khi được tư vấn rằng mình vẫn được thanh toán BHYT và mức chênh chi phí không nhiều, tôi đồng ý đến đây điều trị. Chất lượng dịch vụ tốt và tôi cảm thấy mình thoải mái hơn khi đi khám bệnh không phải chờ đợi như trước” - chị Hà nhận xét. Ngoài BV Ung bướu, từ tháng 10-2015, sau khi ký kết với BV Nhi đồng 1 về hợp tác khám chữa bệnh, phòng khám nhi tại BV Triều An (quận Bình Tân) cũng nhộn nhịp bệnh nhi hơn so với trước khá nhiều. Theo đánh giá của chị Lê Thị Anh (đường Mã Lò, quận Bình Tân, TP.HCM), kể từ khi có phòng khám nhi của BV Nhi đồng 1 tại BV Triều An, gia đình chị tiện lợi rất nhiều. Chị cho biết vào BV nhi quá đông, trẻ em đủ thứ bệnh miễn dịch lại yếu, lần nào đưa con đi cũng lo nhiễm bệnh chéo. Sau khi được giới thiệu mô hình liên kết giữa BV Triều An với Nhi đồng 1, chị đưa con qua Triều An khám luôn. “Được phục vụ như BV tư nhưng bé vẫn được BHYT chi trả. Quan trọng là chất lượng tương tự BV Nhi đồng 1, lại không phải chờ đợi quá lâu như khi đến BV công khám nữa nên tôi rất yên tâm” - chị Anh chia sẻ. Theo mô hình hợp tác liên kết công-tư, các bệnh nhân có nhu cầu khám chữa bệnh ở BV tư có liên kết với BV công sẽ được hưởng các quyền lợi đầy đủ từ bác sĩ đến chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất từ BV tư. Chẳng hạn, bệnh nhi tại Nhi đồng 1 đến khám tại BV Triều An sẽ được bác sĩ giỏi của BV Nhi đồng 1 trực tiếp thăm khám, bệnh nhân được sử dụng các thiết bị hiện đại tại BV Triều An. Bảng giá viện phí được thu theo thỏa thuận giữa hai BV và bệnh nhân

Vẫn được thanh toán BHYT

Theo đó, BV Nhi đồng 1 lúc này chỉ là BV tuyến sau của BV Triều An, sẵn sàng hỗ trợ khi có ca khó, phức tạp. Tương tự, BV Triều An chính là tuyến đầu hỗ trợ giảm quá tải cho Nhi đồng 1 với chất lượng dịch vụ tốt, làm hài lòng bệnh nhân. Theo ThS-BS Trương Vĩnh Long, Giám đốc điều hành y khoa Tập đoàn Hoa Lâm (đơn vị hợp tác với BV Chợ Rẫy và BV Nhân dân 115 cũng theo mô hình công-tư), nhận định mối quan hệ hợp tác công-tư là cơ hội mang đến cho người dân những dịch vụ y tế tốt nhất, giảm gánh nặng quá tải cho các BV tuyến cuối tại TP.HCM. Mô hình này giúp bệnh nhân tiếp cận được với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đồng thời, kỳ vọng mở ra hướng mới trong lộ trình thực hiện an sinh xã hội, phúc lợi cộng đồng. Theo GS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, để hướng tới lộ trình mỗi quận, huyện có thể cáng đáng được lượng bệnh nhân của địa bàn mình, giảm gánh nặng quá tải cho các BV tuyến cuối thì mô hình liên kết công-tư là hình thức rất cần thiết. Tại TP.HCM, mô hình này đang được triển khai tốt ở một số BV như Nhi đồng 1 và Triều An, Ung bướu và Đa khoa Hồng Đức, Nhân dân 115 với Thành Đô... Nhờ mô hình này, nhân lực, y hiệu của BV công sẽ hỗ trợ cho BV tư, bên cạnh đó máy móc, thiết bị kỹ thuật của BV tư được sử dụng cho bệnh nhân, giúp kéo giảm tình trạng quá tải. Sắp tới mô hình sẽ được nhân rộng ra các BV đa khoa, chuyên khoa và cả BV tuyến quận, huyện trên địa bàn TP.HCM. Chương trình liên kết công - tư ngoài một số khó khăn như cơ chế tài chính khi chuyển giao bệnh nhân, sự chênh lệch giá viện phí và phân chia lợi nhuận giữa hai BV, mô hình này mang lại nhiều tiện lợi không những cho BV mà còn cho cả bệnh nhân. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn khá khiêm tốn, cần phải được mở rộng nhiều hơn.

Tỉ lệ thịt tươi, rau, củ quả chứa chất cấm giảm

Sáng 26-12, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017. Đến dự buổi tổng kết có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết kết quả giám sát năm 2016 ghi nhận chỉ có 6/1.345 mẫu thịt tươi (0,44%) vi phạm chất cấm Salbutamol, giảm so với năm 2015 (1,07%). “Đặc biệt trong sáu tháng cuối năm 2016 không phát hiện Salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm” - ông Cường cho biết thêm. Theo ông Cường, tỉ lệ mẫu rau, củ quả vượt mức giới hạn cho phép là 12/293 mẫu (4,1%), cũng giảm so với năm 2015 (7,76%). “Tuy nhiên, tỉ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép là 91/2.472 mẫu (3,68%), tăng so với năm 2015 (2,24%)" - ông Cường nói. Cũng theo ông Cường, trong năm 2017, Bộ NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý chất lượng và ATVSTP. Đồng thời xây dựng lực lượng, tăng cường năng lực quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng và ATVSTP. “Bộ NN&PTNT cũng sẽ xử lý nghiêm và công bố công khai các hành vi gian lận, vi phạm các quy định về chất lượng, ATVSTP” - ông Cường nhấn mạnh.

Càng cận tết, heo bơm nước vào thành phố càng nhiều

Hầu như ngày nào cơ quan thú y tại chợ Bình Điền cũng phát hiện heo bơm nước từ Long An tuồn vào. “Tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) trong nông nghiệp vẫn còn xảy ra do sự thiếu hiểu biết và đặt lợi nhuận trên hết của nhà sản xuất, kinh doanh”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét như vậy tại Hội nghị tổng kết ngành năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 26-12.

Đẩy lùi chất cấm salbutamol, vàng ô

Liên quan đến lĩnh vực ATTP, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết năm 2016 là năm đầu tiên cả ba bộ Công an, NN&PTNT, Y tế và cơ quan Quản lý thị trường tăng cường phối hợp kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, chăn nuôi trên phạm vi cả nước, đồng thời tiến hành xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm về việc sử dụng và buôn bán chất cấm. Đến nay, ngành nông nghiệp đã kiểm soát tốt việc sử dụng chất cấm, chất độc hại trong sản xuất chăn nuôi. Riêng trong sáu tháng cuối năm, Thanh tra Bộ NN&PTNT không phát hiện salbutamol trong các mẫu thịt kiểm nghiệm. Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT, đánh giá: “Cái được lớn nhất của năm vừa qua là đã đẩy lùi được chất cấm salbutamol và vàng ô. Tới đây chúng tôi cũng tham mưu để đưa chất cysteamine vào danh mục chất cấm”. Ông Việt cũng cho biết trong năm vừa qua, lực lượng thanh tra chuyên ngành đã xử lý vi phạm được số tiền là 6 tỉ đồng liên quan đến lĩnh vực vệ sinh ATTP.

Heo bẩn, thủy sản nhiễm chất cấm vẫn tăng

Tuy nhiên, báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) 11 tháng đầu năm 2016 cho thấy cả nước phát hiện hơn 80 vụ vi phạm bơm nước vào gia súc, gia cầm trước khi giết mổ, tăng 48 vụ so với năm 2015. Chưa hết, qua kiểm tra phát hiện 8,3% mẫu thịt tươi tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh không đạt yêu cầu chỉ tiêu vi sinh. Trong khi tỉ lệ rau, củ, quả tồn dư chất bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép là 4,1%, giảm so với năm 2015 (7,76%) thì tỉ lệ thủy sản nuôi chứa hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép là 3,68%, tăng so với năm 2015 (2,24%). “Ngành NN&PTNT chỉ mới hoàn thành mục tiêu ngăn chặn, xử lý dứt điểm thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu rõ nét vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Riêng mục tiêu ngăn chặn, xử lý dứt điểm việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản thì chưa hoàn thành. Cần có sự phối hợp, chủ động hơn nữa ở các địa phương trong việc giám sát và kiểm tra đột xuất các cơ sở nuôi trồng thủy sản và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Trao đổi bên lề hội nghị, ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết TP.HCM đang đối mặt với tình trạng thịt heo bơm nước có nguồn gốc từ các tỉnh đưa vào. “Hầu như ngày nào cơ quan thú y tại chợ đầu mối Bình Điền cũng phát hiện thịt heo bơm nước từ Long An tuồn vào. Càng gần tết thì lượng heo bơm nước đưa vào TP.HCM càng nhiều. Khi phát hiện, cơ quan thú y TP.HCM kiên quyết xử phạt nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện” - ông Nguyên nói. Trong khi đó, Sở NN&PTNT TP.HCM, cho biết kết quả khảo sát ghi nhận 3% mẫu thủy sản từ các tỉnh đưa vào chợ đầu mối Bình Điền nhiễm kháng sinh cấm. Phát hiện lô hàng thủy sản của tỉnh nào sai phạm thì TP.HCM thông báo đến cơ quan thẩm quyền của tỉnh đó để xử lý. “Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT TP.HCM cũng đề nghị ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền xử phạt tiểu thương kinh doanh thủy sản nhiễm kháng sinh cấm, nếu tái phạm thì tạm đình chỉ kinh doanh” - ông Trung nói.

Bãi bỏ những chính sách ràng buộc nông nghiệp

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sáu tháng đầu năm nay nông nghiệp tăng trưởng âm, nhất là lũ lụt vừa qua ở các tỉnh miền Trung đã gây ra thiệt hại về người, tài sản ước tính 4.000 tỉ đồng. Thủ tướng cũng chỉ ra nhiều yếu kém của nền nông nghiệp như khoa học-công nghệ lạc hậu , tình trạng thiếu ATTP do trách nhiệm, hiểu biết kinh doanh yếu kém, hạn chế. Trong khi đó đầu vào của nông nghiệp là thuốc trừ sâu, phân bón, quản lý chưa tốt… Thủ tướng yêu cầu ngành NN&PTNT và chính quyền các địa phương cần sớm khắc phục thiên tai, những bức xúc của miền Trung, lo tết cho người dân không bị “đứt bữa, đói cơm”, đặc biệt là các tỉnh hứng chịu thiên tai. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, đồng thời nghiên cứu xu hướng nông nghiệp sạch của thời đại để có bước đi vững chắc. Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ ra những giải pháp, hướng đi phù hợp với ngành nông nghiệp. Một là liên kết chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm. Hai là phát triển công nghiệp chế biến có chiều sâu, sản phẩm chất lượng. Ba là tiếp tục khai thác các thế mạnh, sản phẩm của từng địa phương, vùng. Bốn là tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng chống chịu với thiên tai. Năm là hoàn thiện cơ chế chính sách đất đai. Những chính sách nào ràng buộc nông nghiệp không phát triển được thì phải bãi bỏ để vì người dân, vì ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, đừng để chính sách đó bó buộc sự phát triển.

Vietnamnet 

Thanh Hóa: Chế dấm bằng axit với nước lã để bán dịp Tết

Đội Cảnh sát Môi trường, Công an TP Thanh Hóa hôm nay phối hợp với lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất dấm Thanh Hoa tại số 275 đường Bà Triệu, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng Cảnh sát Môi trường - Công an TP Thanh Hóa đã phát hiện cơ sở sản xuất dấm này đang chuẩn bị cho “ra lò” hàng trăm chai dấm gạo giả được pha chế từ axit axetic và nước lã. Lực lượng chức năng đã thu giữ 348 chai dấm gạo thành phẩm dung tích 500ml (chứa trong nhiều thùng các-tông); 2 lít axit axetic, cùng nhiều tang vật khác có liên quan đến việc sản xuất dấm gạo giả. Chủ cơ sở nói trên là bà Bùi Thị Thơ (SN 1958) đã thừa nhận hành vi vi phạm, đồng thời khai nhận, số hàng trên được pha chế, sản xuất để chuẩn bị đưa đi tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Theo chuyên gia, axit axetic không phải là chất độc cho cơ thể người nếu tỉ lệ trong giấm từ 3-5%, tuy nhiên nếu dùng nó với liều lượng lớn có thể dẫn đến tử vong. Nếu sử dụng axit axetic công nghiệp để làm giấm ăn sẽ có hại cho cơ thể, làm dạ dày bị “bào mòn”. Giấm pha axit axetic công nghiệp cũng có thể giết chết các men tiêu hóa, làm cho độ pH cơ thể giảm,…

 

Ngày 17/01/2017
Ban Biên tập Website
(Điểm tin y tế từ các báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích