Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 8 2 3
Số người đang truy cập
3 7 8
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo ngày 13/12 đến 15/12 năm 2016

Tiền phong

Kinh phí phòng chống ung thư giảm 65%

Ngày 12/12 tại Hội thảo Chương trình quốc gia phòng chống ung thư: Vai trò của giám sát và đánh giá, Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, những năm gần đây kinh phí dành cho phòng chống ung thư bị cắt giảm tới 65% gây nhiều khó khăn cho hoạt động phòng chống ung thư. hoạt động sàng lọc ung thư đã được chứng minh rất hiệu quả từ năm 2009 đến 2013. Tuy nhiên do nguồn kinh phí từ trung ương bị cắt giảm nhiều trong các năm 2014 – 2015, việc theo dõi quản lý và điều trị các tổn thương tiền ung thư đã bị giảm, thậm chí không thực hiện ở tuyến trung ương. Thêm nữa bảo hiểm y tế cũng không thanh toán trong khám sàng lọc khi người bệnh cần khám và xét nghiệm chuyên sâu. Bệnh viện K cho biết, kinh phí dành cho việc phòng chống ung thư hiện chỉ còn khoảng 30% so với năm 2008.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe

Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu, bao gồm cả những tác động về mặt sức khỏe.

Nhiệt độ tăng, bệnh nhân nhập viện tăng

Chuyên viên tư vấn Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho biết, nhiệt độ có mối liên quan đến việc tăng số người nhập viện. Theo thống kê, bệnh nhân nhập viện do bệnh tim mạch ở TPHCM tăng 12,9% trong những ngày có sóng nhiệt. Tại Thái Nguyên, cứ giảm 1 độ C thì số bệnh nhân tim mạch nhập viện tăng 1,12 lần. Tại đồng bằng sông Cửu Long nhiệt độ tăng 1độ C sẽ làm tăng 3,4%  số trẻ nhỏ nhập viện với các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường hô hấp. Nghiên cứu tại Vinh (Nghệ An) cho thấy, từ tháng 6 đến tháng 9 (thời gian nóng nhất) tỷ lệ trẻ nhập viện tăng 1,56 lần so với thời gian từ tháng 2 đến tháng 5. Tỷ lệ trẻ nhập viện do bệnh hô hấp tăng 1,64 lần. Bệnh tiêu chảy cũng bị ảnh hưởng rất lớn khi thời tiết thay đổi. Tăng 1 độ C trong 2-4 tuần ở ĐBSCL sẽ tăng 1,5% ca tiêu chảy.  Mực nước sông tăng 1cm kéo theo số ca tiêu chảy tăng. Nghiên cứu cho thấy, sốt xuất huyết là bệnh chịu tác động mạnh nhất của thời tiết. Các chuyên gia cũng chỉ ra, bệnh sốt xuất huyết có mối liên quan đến độ ẩm tương đối tại khu vực bị ảnh hưởng do nước biển dâng, đến lượng mưa, số ngày mưa, số giờ nắng. Cục Quản lý môi trường y tế khảo sát “Sóng nhiệt và nguy cơ nhập viện nghiên cứu tại một số tỉnh tại Việt Nam” cho thấy, sóng nhiệt gây tăng 3,8% nguy cơ nhập viện do các bệnh nhiễm trùng. Nguy cơ tăng nhập viện do sóng nhiệt ở miền Bắc cao hơn miền Nam.

Nhiều bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh trở lại

Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, một số loại bệnh nhiệt đới đã biến mất ở nhiều nước trên thế giới, nhưng vẫn đang phát triển mạnh tại Việt Nam như lao, sốt xuất huyết, sốt rét. Biến đổi khí hậu và sự phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một quá trình có liên quan với nhau thông qua nhiều cơ chế. Nhiều nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần đã cảnh báo rằng một trong những hệ quả quan trọng của biến đổi khí hậu là ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Các triệu chứng này sẽ được cảm nhận nhiều nhất bởi những người có sẵn biểu hiện bệnh tâm thần, đó cũng là khả năng gia tăng gánh nặng chung về chứng rối loạn tâm thần trên toàn thế giới. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam tình trạng biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Trong hơn 10 năm qua, diễn biến của một số bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền tăng dần qua các năm. Thống kê cho thấy, hàng năm Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm với hàng nghìn trường hợp tử vong.

Sài Gòn giải phóng

TP Hồ Chí Minh: 119 người nhiễm vi rút Zika

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, tính đến cuối giờ chiều ngày 12-12  trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 119 trường hợp mắc vi rút Zika, trong đó có 14 thai phụ đang được theo dõi theo quy định. Trong đó, quận Bình Thạnh có tổng số ca nhiễm Zika là 22 trường hợp, quận 2 là 17 trường hợp, quận 12 có 11 trường hợp, quận Tân Phú có 10 trường hợp trong tổng số 22/24 quận huyện ghi nhận ca bệnh do vi rút Zika. Và tính đến nay, chỉ còn 2 quận, huyện còn an toàn với dịch Zika là quận 8 và quận 11. Cũng theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, mặc dù, chưa có khuyến cáo hạn chế đi đến những nơi có ca bệnh, nhưng trước tình hình virus Zika lây lan nhanh, mọi người dân đặc biệt là thai phụ cần chủ động phòng tránh muỗi đốt. Người dân cần tích cực tham gia diệt muỗi, diệt lăng quăng để phòng muỗi truyền sốt xuất huyết và vi rút Zika.

Doanh nghiệp hóa bệnh viện công

Bắt đầu từ năm 2017, một loạt bệnh viện (BV) công lập của TPHCM, từ cấp quận, huyện đến TP, sẽ không còn nhận “sữa” từ ngân sách (trước giờ, hầu hết BV được ngân sách TP “tiếp sức” hoàn toàn hoặc tự chủ một phần), tiến tới tự chủ hoàn toàn, trở thành đơn vị sự nghiệp. Mặt khác, với xu hướng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hiện đại hóa cơ sở vật chất và dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh, TPHCM đang khuyến khích các cơ sở y tế tiến tới trở thành doanh nghiệp, thậm chí cổ phần hóa.

Tự chủ hoàn toàn

Được tách ra từ Trung tâm Y tế quận cách nay gần 10 năm, BV Quận Bình Thạnh chỉ là một cơ sở y tế nhỏ nhoi về cơ sở vật chất, trang thiết bị lẫn con người. Mọi thứ khởi đầu khó khăn để đảm đương công tác khám chữa bệnh cho một trong những địa bàn đông dân cư nhất TP. Vậy nhưng, chỉ sau 7 năm (tức cách nay 3 năm), BV Quận Bình Thạnh đã là một địa chỉ tin cậy của người bệnh và trở thành đơn vị tự chủ hoàn toàn về tài chính. Bác sĩ Lê Hoàng Quí, Phó giám đốc BV, cho biết từ đầu năm 2016 đến nay, số lượng bệnh nhân tăng lên có lúc 3.000 lượt/ngày, trong khi năm 2014 và 2015 dao động từ 2.000 - 2.500 lượt bệnh/ngày. Theo bác sĩ Quí thì đa số bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT), chiếm 85%, với khoảng 260.000 thẻ. Điều đáng nói, qua tự chủ tài chính, BV Quận Bình Thạnh vẫn đảm bảo thu nhập, đời sống cho cán bộ y bác sĩ, có tích lũy tái đầu tư… Tại buổi làm việc với đoàn lãnh đạo Thành ủy TPHCM và các sở, ban ngành mới đây, BV Quận Thủ Đức, cũng phấn khởi vì được Bộ Y tế đánh giá là phát triển mạnh mẽ, đơn vị là BV cấp quận đầu tiên trong cả nước được xếp hạng 1. Đáng nói hơn, cũng từ nhiều năm qua, BV Quận Thủ Đức đã tự chủ một phần, chỉ còn nhận rất ít kinh phí từ ngân sách cho hoạt động chi thường xuyên cơ bản (năm 2016 khoảng 36 tỷ đồng). Từ chỗ chỉ có 3 phòng chức năng, 4 khoa và 99 nhân sự khám điều trị khoảng 200 lượt bệnh nhân/ngày khi mới thành lập, đến năm 2016, BV Quận Thủ Đức đã có 49 khoa, phòng, 1.447 nhân sự khám và điều trị 5.000 - 5.500 lượt bệnh nhân/ngày, 800 giường bệnh nội trú và rất ít trường hợp phải chuyển viện lên tuyến trên như trước đây. Mặt khác, BV cũng đã triển khai hầu hết các kỹ thuật chuyên môn, đặc biệt là các chuyên khoa kỹ thuật cao về ngoại khoa. “BV đã đăng ký loại hình nhóm 1 là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ năm 2017, hướng tới vận hành tự chủ theo loại hình doanh nghiệp”, bác sĩ Quân nhấn mạnh. Theo Sở Y tế TPHCM, đến nay đã có 8 BV công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính, vẫn còn 42 BV tự chủ một phần và 3 BV phải bao cấp. Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM vừa qua, Sở Y tế TPHCM, cho rằng tự chủ BV vẫn đang là một vấn đề đau đầu của ngành y tế. Tuy nhiên, ngành y tế TP luôn khuyến khích các BV công chuyển đổi sang tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên và chi đầu tư để vừa có điều kiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vừa giảm gánh nặng ngân sách.

Tiến tới doanh nghiệp cổ phần hóa

Cũng như các lĩnh vực và ngành nghề khác, ngành y tế cũng đang được Chính phủ quan tâm đầu tư và cải tổ để vừa phát triển ngang tầm khu vực, thế giới, vừa phục vụ tốt nhất cho người dân. Trong đó, có chủ trương khuyến khích xã hội hóa, tự chủ. Theo Sở Y tế, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TPHCM, từ đầu năm 2016 đến nay, các cơ sở y tế, BV đã được “cởi mở” hơn trong tự chủ đầu tư, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao… Làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM mới đây về nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho người dân TP nói riêng và các tỉnh nói chung, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh việc xã hội hóa, kết hợp công - tư và có thể huy động vốn ODA cho ngành y tế. Đồng thời phân cấp, phân quyền cho các BV tự chủ toàn diện… Ngay cả các BV trung ương cũng được khuyến khích tự chủ, xã hội hóa và cả cơ chế kết hợp công - tư (PPP) trong đầu tư xây dựng BV mới. Đặt vấn đề BV trở thành đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tại buổi làm việc với BV Quận Thủ Đức vừa qua, đại diện Sở Tài chính cho rằng hoàn toàn phù hợp. Thậm chí theo xu hướng của Chính phủ, tiến tới khuyến khích cổ phần hóa bệnh viện - mà BV Giao thông Vận tải là một ví dụ… Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, đặc thù BV có nguồn thu gồm khám chữa bệnh BHYT và khám chữa bệnh dịch vụ. Với BHYT, giá khám chữa bệnh tuân thủ quy định của liên Bộ Tài chính - Y tế, còn khám chữa bệnh dịch vụ thì BV được phép ấn định nhưng phải tuân theo quy định pháp luật về giá. Do đó, các BV công muốn phát triển lên mô hình doanh nghiệp nhưng “vướng” quy định về giá thì vẫn khó khăn. Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế, tính cả tiền lương vào giá và tiến tới tính đủ, BV công sẽ không được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí mà phải hoạt động bằng nguồn thu từ bệnh nhân. Thế nhưng, theo các chuyên gia y tế, ngoại trừ những BV tốt, có nguồn bệnh đông, còn phần lớn các BV yếu kém về cơ sở vật chất, chuyên môn, chưa thu hút được người bệnh thì khả năng tự chủ sẽ là thách thức lớn! những BV tuyến quận, huyện có lượt khám chữa bệnh thấp, thu nhập ít  rất dễ rơi vào khủng hoảng, không đủ lương trả cho đội ngũ y, bác sĩ nếu tham gia lộ trình tự chủ. Do đó, về chuyên môn, ngành y tế phải tập trung nguồn nhân lực để cố gắng vực lên các BV nhỏ, hỗ trợ phòng khám vệ tinh, khoa vệ tinh về các BV này. Đồng thời, đề nghị Sở Tài chính có biện pháp hỗ trợ cho các BV có lượng bệnh nhân thấp trong một năm đầu để trả lương và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất!

Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim nhờ quy trình báo động đỏ

Một bệnh nhân nam bị đâm thủng tim đã được cứu sống kịp thời nhờ hệ thống báo động đỏ liên viện giữa BV Trưng Vương và BV quận Tân Phú, Tp. HCM. Thông tin với báo chí ngày 12/12, BV Trưng Vương cho biết: Vào lúc 0 giờ ngày 9/12, BV Trưng Vương nhận được thông tin từ BV quận Tân Phú về một trường hợp bị đâm thủng tim. 30 phút sau, bệnh nhân T.V.T, 36 tuổi, ngụ tại quận 11 được chuyển đến trong tình trạng có vết thương lớn chiều dài hơn 1 phân ở ngực, ngay trước xương ức do một chiếc dao bấm. Nhận định bệnh nhân bị thương ở vùng nguy hiểm, có khả năng thấu tim nên bệnh viện đã nhấn nút báo động đỏ nội viện, tiến hành phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp nhằm bảo toàn mạng sống cho bệnh nhân. Bệnh nhân có vết thương dài khoảng 1cm, vết thương đâm thủng tâm thất phải, màng tim chứa nhiều máu lưu, gây chèn ép tim và bệnh nhân bị tụt huyết áp nhanh. Ngay lập tức, bệnh nhân được khâu kín vết thương, đồng thời đặt ống dẫn lưu màng tim để giảm bớt ép tim. Trong quá trình phẫu thuật do tim liên tục co bóp nên các bác sỹ vừa phải khâu vết thương vừa tránh không làm tổn thương mạch vành tim, tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim sau này. Với vết thương này chỉ cần chậm trễ thêm một chút, bệnh nhân có thể tử vong. Sau 2 giờ phẫu thuật, bệnh nhân được đưa về phòng hậu phẫu theo dõi. Hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, ổn định, tỉnh táo, có thể ăn và nói chuyện được. Bệnh nhân vẫn tiếp tục được theo dõi thêm ở phòng hồi sức cấp cứu. Vết thương tim là một dạng vết thương khó, khả năng cứu sống tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ, vị trí vết thương và quan trọng là bệnh nhân có được chuyển đến BV kịp thời trước khi ngưng tim hay không. Trường hợp của bệnh nhân T.V.T, may mắn là các bác sỹ BV Tân Phú cho đặt nội khí quản sớm, hỗ trợ hô hấp và chuyển lên BV Trưng Vương kịp thời.

Phấn đấu 100% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe

Theo Bộ Y tế, trước thực trạng chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu người bệnh, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. Đề án trên được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2025 với mục tiêu đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, giữa các cơ sở y tế trên địa bàn và với tuyến trên, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đáng chú ý, đề án phấn đấu đến năm 2025, 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; 100% trung tâm y tế huyện thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện; 100% xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã và 100% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe. Để đạt được mục tiêu trên sẽ tổ chức thống nhất trong cả nước mô hình trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện đầy đủ các chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng. Các trạm y tế xã phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện việc quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng người dân trên địa bàn, tập trung vào việc theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em, phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Theo WHO, 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân là giải quyết được ở tuyến cơ sở. Tuy nhiên ở nước ta, năng lực cung ứng dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở còn hạn chế. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở còn hạn chế về chuyên môn và thực hành. Khảo sát điều tra của Viện Chiến lược và chính sách y tế đối với 750 bác sĩ ở 78 bệnh viện tuyến huyện và trên 250 bác sĩ, y sĩ ở gần 250 trạm y tế xã về kiến thức 5 bệnh thường gặp (viêm phổi trẻ em, tiêu chảy trẻ em, lao, tăng huyết áp, đái tháo đường) cho thấy, chẩn đoán sai bệnh tăng huyết áp độ 1 là 19%, đái tháo đường type 2 14%, tiêu chảy trẻ em 12%, lao 9% và viêm phổi trẻ em 3%.

Nhân dân

Phẫu thuật thành công khối u cổ nặng 1,2 kg trên nữ bệnh nhân

Ngày 12-12, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng cho biết, vừa phẫu thuật thành công khối u cổ lớn của một nữ bệnh nhân. Hiện sức khỏe bệnh nhân đang dần ổn định. Bệnh nhân là Y B, nữ, 58 tuổi quê ở Kun Tum, dân tộc Triêng vừa được Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng phẫu thuật thành công khối u lớn ở vùng cổ. Khối u nặng khoảng 1,2kg. Bệnh nhân này phát hiện khối u vùng cổ đã 18 năm qua. Khối u ngày một lớn khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn, giọng nói nhỏ và khó thở khi nằm ngửa. Khi đến nhập viện và khám tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có khối u tuyến giáp rất lớn, chèn ép vào bó mạch cảnh bên trái và đẩy lệch khí quản hoàn toàn sang phải khiến bệnh nhân ăn uống khó, kèm khó thở khi nằm. Qua các kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp và đã được chỉ định phẫu thuật các toàn bộ tuyến giáp. Ngày 6-12, các bác sĩ Khoa Ung bướu tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đã tiến hành phẫu thuật thành công cắt toàn bộ khối u cho bệnh nhân.Toàn bộ khối u nặng 1,2 kg đã được các bác sĩ mổ, tách bóc thành công sau 2 giờ đồng hồ. Các tuyến mạch máu, dây thần kinh vùng cổ của bệnh nhân được bảo tồn hoàn toàn. Hiện, sức khỏe bệnh nhân sau mổ đã ổn định, không khó thở, ăn uống, nói được chuyện, không khàn giọng, vết mổ khô và chuẩn bị được xuất viện.

Cần kiểm soát chặt chẽ quy trình xử lý chất thải y tế

Nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về tình trạng nhiều BV chưa thực hiện các biện pháp xử lý triệt để chất thải y tế. Nguồn chất thải này mới chỉ được xử lý sơ sài ngay tại các BV hoặc đưa đi chôn lấp không bảo đảm quy trình, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Bài 1: Chất thải y tế đi đâu? Thời gian qua, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển, chôn lấp chất thải y tế không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường, khiến dư luận bức xúc. Thực trạng này xảy ra trong một thời gian dài, nhưng chậm được các cơ quan chức năng xử lý, khắc phục…

Chất thải nằm trong khu dân cư

Dư luận rất bất bình về bãi chất thải y tế được phát hiện nằm trong khu dân cư Gốc Bựu, thôn Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) trong nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe người dân, nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý. Khu vực tập kết chất thải này nằm phía sau bãi rác của thôn Quan Độ, ước tính lên tới hàng chục tấn, với hàng trăm bao tải đựng vỏ chai, ống truyền, xi-lanh, kim tiêm… chất đống cao như núi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bãi chất thải y tế này hình thành từ nhiều năm nay, được thu gom tại các BV khu vực phía bắc. Ngay sau khi nhận được thông tin của người dân về bãi chất thải y tế nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Công an tỉnh Bắc Ninh thành lập đoàn kiểm tra đột xuất công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thu gom, tái chế chất thải trên địa bàn xã Văn Môn. Xét thấy hành vi của chủ thu gom chất thải có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, cần điều tra, xét hỏi nhiều đối tượng để xử lý nghiêm, lãnh đạo các ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công an và Y tế tỉnh Bắc Ninh thống nhất để Công an tỉnh chủ trì điều tra, xác minh. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy: Bãi tập kết chất thải y tế có diện tích 1.800 m2 tại thôn Quan Độ là của Công ty TNHH Bảo Ngọc (Công ty Bảo Ngọc). Tại thời điểm kiểm tra, xác minh, chất thải bao gồm: chai, lọ thủy tinh, ống truyền dịch, bơm kim tiêm… để lộ thiên, không có tường bao, mái che, nền không được xây chống thấm… Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy mẫu giám định đối với chất thải nêu trên để tiến hành phân tích, đánh giá mức độ nguy hại; đồng thời tiến hành bốc dỡ lượng chất thải này đưa về lưu giữ và niêm phong tại Công ty TNHH Môi trường VK, tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, chờ hướng xử lý tiếp. Tính đến nay, lượng chất thải đã được bốc dỡ, vận chuyển đến Công ty TNHH Môi trường VK là 90.280 kg. Theo hồ sơ thu thập được, Công ty Bảo Ngọc đã ký hợp đồng thu gom chất thải từ 12 cơ sở y tế, BV đa khoa trong và ngoài tỉnh. Cụ thể gồm: BV Đa khoa Nông nghiệp, ở huyện Thanh Trì (TP Hà Nội); BV Hữu Nghị Hà Nội; BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh); BV Sản - Nhi tỉnh Quảng Ninh (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh); BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh; BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình; BVĐK tỉnh Phú Thọ; BV A Thái Nguyên; BV C Thái Nguyên; BV Sản-Nhi Bắc Giang; BV Đa khoa tỉnh Bắc Ninh; BV Quân y 110 (TP Bắc Ninh). Đoàn kiểm tra đang tiếp tục làm việc với Công ty Bảo Ngọc để điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm của công ty và các đơn vị liên quan làm cơ sở để xử lý các vi phạm theo quy định. Liên quan vấn đề ô nhiễm môi trường tại thôn Quan Độ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh) Lưu Xuân Hùng cho biết: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí chung quanh bãi chứa chất thải cho thấy, các chỉ tiêu phân tích (tiếng ồn, bụi, SO2, NO2) đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 đến 2,8 lần. Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt, sản xuất không được thu gom, xử lý và xả trực tiếp ra các ao hồ, mương máng thông qua các hệ thống cống rãnh thoát nước chung quanh làng nghề dẫn đến nước thải bị ứ đọng lâu ngày, phát sinh mùi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trao đổi với chúng tôi về những bất cập trong việc quản lý chất thải y tế trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh ho biết: Hiện, toàn bộ các BV tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều có khu xử lý chất thải y tế tại chỗ. Ngoài ra, trong tổng số 18 BV trên địa bàn tỉnh thì có 11 BV có lò đốt rác thải y tế; bảy BV còn lại không có lò đốt nhưng đã có hợp đồng với các công ty và đơn vị chức năng để xử lý chất thải y tế. Việc bảo vệ môi trường, các chế tài, quy định liên quan thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của ngành tài nguyên và môi trường.

Chôn chất thải ngay trong bệnh viện

Qua thông tin phản ánh của người dân về việc BVĐK Đà Bắc (Hòa Bình) chôn lấp chất thải y tế ngay trong BV, gây ô nhiễm môi trường, ngày 8-9-2016, tổ công tác Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Hòa Bình) phối hợp Công an huyện Đà Bắc tổ chức kiểm tra thực tế tại BV này. Quá trình kiểm tra đã phát hiện tại khu vực phía sau Khoa Ngoại của BV có một hố đất lớn, bên dưới hố có nhiều túi ni-lông chứa đựng nhiều vật thải nghi là chất thải y tế. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, yêu cầu lãnh đạo BV Đa khoa Đà Bắc giữ nguyên hiện trạng, đồng thời cung cấp hồ sơ liên quan việc quản lý, xử lý chất thải y tế. Sau đó, Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp các cơ quan chức năng làm việc với lãnh đạo BV đa khoa Đà Bắc và tiếp tục khai quật vị trí chôn lấp chất thải y tế. Tổng số chất thải y tế được phát hiện dưới hố chôn lấp là 71 bao, tương đương 1.335 kg. Tại buổi làm việc với các cơ quan chức năng, Giám đốc BVĐK Đà Bắc thừa nhận, số chất thải y tế nêu trên được BV chôn lấp từ tháng 12-2015 trở về trước. Hành vi chôn lấp chất thải y tế chưa qua xử lý xảy ra tại BV này đã vi phạm quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 21 Nghị định 79/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện, vụ việc đã được Cơ quan cảnh sát điều tra (PC46) Công an tỉnh Hòa Bình tiến hành điều tra, xác minh theo quy định. PC 46 Công an tỉnh Hòa Bình tiếp tục tiến hành công tác giám định mẫu đất, mẫu nước tại khu vực chôn lấp chất thải y tế của BV để xác định mức độ gây ô nhiễm môi trường; tập trung điều tra, xác minh làm rõ tính chất, mức độ vi phạm; hậu quả, thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; xác định trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể có liên quan. Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long) bức xúc: Việc BVĐK Đà Bắc chôn lấp chất thải y tế, khó có thể nằm ngoài bài toán về lợi ích kinh tế. Việc chôn lấp này sẽ tiết kiệm và rẻ hơn nhiều so với phương pháp xử lý đúng quy trình, thân thiện với môi trường. Việc BV chôn lấp chất thải y tế lén lút như vậy là không thể chấp nhận được. BV thường được đặt ở trung tâm các khu dân cư, vì vậy, nếu các chất độc hại, vi-rút gây bệnh thấm vào đường nước ngầm thì hậu quả rất khó lường.

Chất thải qua nhiều phố phường

BVĐK và BV Sản-Nhi tỉnh Bắc Giang mỗi ngày đón tiếp và phục vụ khoảng hai nghìn lượt người đến khám, chữa bệnh, do đó lượng chất thải y tế thải ra mỗi ngày là tương đối lớn. Tuy nhiên, phần lớn trong số chất thải y tế mang mầm bệnh độc hại đã không được xử lý đúng quy trình. Qua quan sát của chúng tôi, cứ khoảng 19 giờ 30 phút hằng ngày, khi chiếc xe rác chuyên dụng của Công ty Vệ sinh môi trường tỉnh lại đỗ trước cổng phụ của BV Đa khoa tỉnh Bắc Giang trên đường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang) để thu gom gần chục xe đẩy chứa rác thải và chất thải y tế đựng trong túi ni-lông kín mít. Chỉ trong chốc lát, tất cả số rác trên các xe đẩy được đưa hết lên thùng xe, kể cả số túi ni-lông chứa chất thải y tế. Chiếc xe lại tiếp tục di chuyển về phía BV Sản-Nhi. Ông chủ quán cà-phê, sống ở gần cổng BV lắc đầu ngao ngán: "Hôi lắm, ngày nào cũng thế, cứ đến giờ này tôi phải vào trong nhà ngồi và đóng cửa lại. Chứ cứ ngồi ngoài đường thì không thở được, 15 phút sau khi xe ô-tô chở rác này đi khỏi mới hết mùi". Khi xe ô-tô này đến BV Sản-Nhi, thì rác đã được chuyển đến "điểm tập kết" nằm ngay ngoài tường bao BV với khoảng chục chiếc xe đẩy đầy có ngọn. Ngoài số rác sinh hoạt không bao gói, có rất nhiều túi ni-lông căng đầy mà nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy là chất thải y tế. Chiếc xe vừa gom rác ở BV như được lập trình trước, tiếp tục “tạt” qua khu chung cư Quang Minh, khu nhà chín tầng đường Hùng Vương, trước cổng trụ sở UBND phường Hoàng Văn Thụ. Rác thải sinh hoạt của các khu dân cư chung quanh đã chờ sẵn. Với những công nhân vệ sinh môi trường làm nhiệm vụ tại các điểm thu gom rác này thì không có gì khác giữa rác hữu cơ, rác vô cơ với rác thải y tế. Tất cả các loại rác đều đưa vào thùng xe "một hành trình, một điểm đến" là bãi rác Đa Mai. Bãi rác này không có chức năng xử lý chất thải y tế, bởi vì không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm vệ sinh môi trường. Việc xử lý rác ở đây chỉ là ép và tạo thành đống chứ chưa được chôn lấp đúng cách. Tình trạng thu gom và xả chất thải y tế bừa bãi ra môi trường cũng diễn ra ngay tại một số BV trên địa bàn TP Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Quý, người dân ở gần BV Nông nghiệp I, ở xã Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: Hằng ngày, cứ vào khoảng 19 giờ, nhân viên của BV lại xách hàng chục túi ni-lông có chứa chất thải y tế từ trong BV chuyển ra khu vực tập kết rác thải sinh hoạt ngay trước cổng BV. Trong những túi ni-lông mầu xanh ấy chứa rất nhiều kim tiêm, dây truyền dịch, bông, băng, gạc vẫn còn dính máu… Phải đến bảy giờ sáng hôm sau, “ổ” rác thải y tế độc hại này mới được Công ty vệ sinh môi trường Hà Nội bốc lên xe chở đi chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội). Ông Phạm Văn Thời là người sống ở gần khu vực tập kết bãi rác nêu trên bức xúc: Vậy là người ta xử lý rác thải sinh hoạt cũng giống như đối với kim tiêm, ống truyền dịch và các chất thải y tế khác. Không ai quan tâm mức độ độc hại cũng như thời gian phân hủy mỗi loại rác không hề giống nhau. Và cũng không ai quan tâm xem bệnh truyền nhiễm có thể theo xe rác rải dọc đường từ đây ra bãi rác, lan tỏa vào không khí và bụi đường để “đậu” vào bất cứ đâu, từ bát phở dọc đường cho đến chui thẳng vào mũi người đi đường. Phải chăng ngành y tế và các đơn vị liên quan về vệ sinh môi trường đang cố tình quên, hoặc nhầm lẫn về giải pháp, hoặc chưa thật sự quan tâm đến những hậu quả độc hại mà số chất thải y tế chưa được xử lý có thể gây ra đối với môi trường sống.

Bước đột phá trong phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống

Bệnh viện Bạch Mai vừa chính thức khai trương, đưa vào sử dụng hệ thống chụp O-arm và định vị trong phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống. Đây là cơ sở y tế đầu tiên ở nước ta ứng dụng công nghệ 3D hiện đại nhất trên thế giới hiện nay để định vị chính xác, tạo ra bước đột phá trong phẫu thuật các bệnh lý cột sống. Cách đây 5 năm, cô gái N.T.L (18 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) xuất hiện triệu chứng đau cột sống thắt lưng gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, đứng, ngồi. Để che đi dáng vẻ cong vẹo vốn gây tò mò cho mọi người chung quanh, em luôn mặc những bộ đồ thật rộng. Khi đến Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán xác định L. bị vẹo cột sống vô căn lên tới 70 độ và chỉ định phải phẫu thuật vì càng để lâu, độ vẹo càng lớn và độ thoái hóa tăng lên. L. và hai người bệnh khác ở Hà Nội, Nghệ An là ba người bệnh đầu tiên được các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình và Phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Bạch Mai) ứng dụng hệ thống O-arm thực hiện ca phẫu thuật. Ngay sau khi phẫu thuật, tình trạng đau giảm hẳn, độ cong vẹo cũng đã cơ bản được khắc phục, L. đã tự tin hơn rất nhiều. Các bác sĩ cho biết, cột sống là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể người: là bộ khung để giữ hình thái, nâng đỡ khối trọng lượng cơ thể, bảo vệ tủy sống và điều khiển các cử động của cơ thể. Cột sống bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, chấn thương, biến dạng hoặc dị tật... có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, gây các triệu chứng: cơ thể tê bì, đau nhức và vận động khó khăn... Khi đó có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật cột sống. Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp phẫu thuật cột sống, tùy theo tổn thương của từng người bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Phẫu thuật cột sống thường liên quan tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu và cấu trúc xương dây chằng chung quanh. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ vừa phải bảo đảm sự an toàn, tránh làm tổn thương thêm cho tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu gây liệt, mất máu... vừa phải xử lý được tổn thương (thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, dị dạng, u đốt sống, chấn thương...) đồng thời tái tạo cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo, nẹp silicon... Kết quả hồi phục lâm sàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó không thể thiếu sự cân bằng cơ sinh học của hệ thống vật liệu thay thế. Phương pháp phẫu thuật cột sống trước đây sử dụng các hệ thống chụp C-arms để hướng dẫn vị trí đặt của các ốc vít hỗ trợ. Hệ thống C-arms chỉ giới hạn trong việc cung cấp hình ảnh 2 chiều (2D), cho nên phẫu thuật viên phải tự tưởng tượng ra các chi tiết giải phẫu, bao gồm cả đường đi, kích thước của ốc vít mà không ảnh hưởng đến tủy sống hay các mạch máu lớn của người bệnh. Hạn chế của C-arms còn nằm ở việc gây ra các bức xạ ảnh hưởng đến người bệnh và nhóm phẫu thuật viên. Theo TS, BS Hoàng Gia Du, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và Phẫu thuật cột sống (Bệnh viện Bạch Mai), trong phẫu thuật cột sống, một mi-li-mét là khoảng cách rất xa vì ở đó là tủy xương, mạch máu, hệ thần kinh... Nếu ca phẫu thuật không được thực hiện chính xác sẽ để lại những biến chứng rất nặng nề, thậm chí người bệnh bị liệt vĩnh viễn. Hệ thống chụp O-arm đã tạo ra sự khác biệt, độ chính xác gần như là tuyệt đối. Nó giúp phẫu thuật viên định vị chính xác vị trí cần can thiệp cũng như đưa ra phương án tối ưu, cung cấp hình ảnh không gian 3D với độ phân giải cao, toàn diện hơn, chính xác hơn và an toàn cho các bác sĩ phẫu thuật. Với cánh tay linh động có thể mở ra và tự động đồng bộ hóa với hệ thống định vị trong phẫu thuật, O-arm đã thay đổi mô hình cho phẫu thuật cột sống. Công nghệ này đã được chứng minh với các ưu thế: tăng độ chính xác của vị trí bắt vít cột sống, làm giảm tỷ lệ phẫu thuật lại do bắt sai vị trí. Nhiều nghiên cứu nhằm xem xét lại một cách kỹ lưỡng đã chứng minh rằng nếu sử dụng O-arm, độ chính xác về vị trí bắt vít đạt từ 93% đến 100%, so với tỷ lệ từ 72% đến 92% của phương pháp thông thường. Nó đồng thời làm giảm các biến chứng phẫu thuật; giảm tiếp xúc với bức xạ cho người bệnh, phẫu thuật viên và nhân viên y tế; cung cấp các thông tin quan trọng cho phép các bác sĩ thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp; giúp bác sĩ phẫu thuật áp dụng các kỹ thuật ít xâm lấn làm giảm tổn thương mô, giảm sử dụng của thuốc và đau hậu phẫu, rút ngắn thời gian phục hồi của người bệnh... Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết: Bộ Y tế khuyến khích và tạo điều kiện để các bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến cuối ứng dụng, phát triển các kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh cho người dân. Đưa kỹ thuật mới về Việt Nam chi phí sẽ thấp hơn, nhiều người bệnh sẽ được sử dụng kỹ thuật cao ngang tầm các nước trên thế giới. Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp chặt chẽ cơ quan bảo hiểm y tế để khi các kỹ thuật cao áp dụng thường quy tại các bệnh viện, người bệnh sẽ được Quỹ Bảo hiểm y tế cùng chi trả.

Lợi ích của đề án bệnh viện vệ tinh chuyên khoa nhi

Cách đây vài năm, chuyên khoa nhi ở tuyến tỉnh chỉ thực hiện được những kỹ thuật cơ bản, thì đến nay, nhiều bệnh viện chuyên khoa nhi, sản nhi các tỉnh được thành lập, đầu tư xây mới về cơ sở vật chất và nhất là nhận chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên thông qua đề án bệnh viện vệ tinh, đã mở rộng quy mô, thành lập các khoa phòng chuyên sâu như sơ sinh, cấp cứu, hồi sức, ngoại khoa… cũng như ứng dụng nhiều dịch vụ kỹ thuật mới. Qua đó, góp phần chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhi hiệu quả hơn, đồng thời giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện Nhi Thái Bình là một trong năm bệnh viện vệ tinh (BVVT) đầu tiên của Bệnh viện Nhi T.Ư theo Đề án BVVT giai đoạn 2013 - 2020. Với sự giúp đỡ hiệu quả của Bệnh viện Nhi T.Ư về đào tạo liên tục nguồn cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn tại chỗ, tư vấn quản lý về lộ trình phát triển, Bệnh viện Nhi Thái Bình đã có bước trưởng thành vượt bậc. Trong ba năm trở thành BVVT, Bệnh viện Nhi Thái Bình được các đồng nghiệp tuyến trên hỗ trợ đào tạo các lĩnh vực như: cấp cứu, hồi sức nhi, ngoại nhi, chấn thương chỉnh hình, các bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, huyết học, truyền nhiễm, hô hấp, thần kinh, tâm bệnh… Ngoài chín gói kỹ thuật được ký kết, nhóm chuyên gia Bệnh viện Nhi T.Ư còn hỗ trợ nâng cao chuyên môn cho các đồng nghiệp trong chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh mãn tính như: hen phế quản, tự kỷ, thận hư, động kinh… Chất lượng xét nghiệm ở Bệnh viện Nhi Thái Bình cũng được nhóm chuyên gia của Bệnh viện Nhi T.Ư chú trọng chuyển giao từ cơ bản đến nâng cao. PGS, TS Lê Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư chia sẻ: Trong thời đại y học bằng chứng, lâm sàng cần sự minh chứng của kết quả xét nghiệm để khẳng định chẩn đoán, điều trị đúng đích, hiệu quả và khoa học, thì việc nâng cao chất lượng xét nghiệm đóng vai trò hỗ trợ quan trọng. Đó là kết quả hết sức đáng khích lệ đối với một bệnh viện mới có tuổi đời chưa đến mười năm. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh viện chuyên khoa nhi mới thành lập, một trong những khó khăn mà Bệnh viện Nhi Thái Bình phải đối mặt là tình trạng thiếu cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu, sự non nớt trong kinh nghiệm chuyên môn cũng như giao tiếp ứng xử. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về thu nhập giữa các tuyến dẫn đến xu hướng dịch chuyển cán bộ có tay nghề cao chuyên môn giỏi từ tuyến dưới lên tuyến trên… Khi trở thành BVVT của Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang ưu tiên phát triển chuyên ngành tim mạch nhi khoa. Với sự hỗ trợ của thầy thuốc tuyến trên, hàng chục cháu bé không may mắc các bệnh lý tim bẩm sinh hiểm nghèo tại Bắc Giang đã được thụ hưởng những dịch vụ y tế tiên tiến. Nhưng để đạt kết quả đó, đội ngũ chuyên gia của Bệnh viện Nhi T.Ư đã tích cực đào tạo nguồn nhân lực cho Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang trong năm lĩnh vực chuyên sâu, như chẩn đoán các dị tật tim trước mổ, gây mê, chạy tim phổi máy, phẫu thuật tim và hồi sức sau mổ. Theo lộ trình giai đoạn 2016 - 2017, các ê-kíp chuyển giao kỹ thuật vẫn tiếp tục thực hiện để duy trì bền vững những kết quả đã đạt được hướng tới mục tiêu sau năm 2017, các cán bộ y tế Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang có thể triển khai kỹ thuật mổ tim một cách độc lập… Theo quyết định của Bộ Y tế, năm bệnh viện: Sản nhi Bắc Giang, Sản nhi Ninh Bình, Sản nhi Vĩnh Phúc, Nhi Hải Dương, Nhi Thái Bình là BVVT của Bệnh viện Nhi T.Ư. Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian qua, Bệnh viện Nhi T.Ư tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, xây dựng tài liệu, chương trình giảng dạy, các hướng dẫn chẩn đoán, các quy trình kỹ thuật và triển khai các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật thuộc chín gói kỹ thuật các lĩnh vực: hồi sức cấp cứu, sơ sinh, ngoại nhi, nội nhi tổng quát… Đến nay, các BVVT đã thực hiện thành thạo cấp cứu cơ bản cũng như các kỹ thuật chuyên sâu nâng cao: thở máy, điều trị rối loạn điện giải, thăng bằng toan kiềm, đặt Catheter động mạch, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm… kỹ thuật hồi sức sơ sinh trở thành thường quy. Một số bệnh viện đã thành lập được khoa Ngoại nhi, gây mê hồi sức và triển khai nhiều kỹ thuật cao… Bên cạnh đó, năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tự kỷ, động kinh, u bướu, huyết học lâm sàng, nội soi phế quản, nội soi tiêu hóa… cũng không ngừng được nâng cao. Nhờ hỗ trợ của BV Nhi T.Ư tại năm BVVT nêu trên, số lượng bệnh nhi chuyển từ các tỉnh lên tuyến trên giảm rõ rệt. Trong khi đó, số ca phẫu thuật mức độ đơn giản ở BV Nhi T.Ư cũng giảm nhiều. Ngoài ra, các BVVT còn được Bệnh viện Nhi T.Ư hỗ trợ lâm sàng trực tuyến hằng tháng để hội chẩn từ xa, tư vấn khám, chữa bệnh. Với việc đáp ứng nhu cầu thực tế của từng địa phương, BV Nhi T.Ư đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe trẻ em các tuyến, giảm quá tải bệnh nhi lên tuyến trên và giảm chi phí cho người bệnh. Hiện nay tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa nhi trong cả nước xếp mức thấp nhất trong các chuyên khoa, lại phân bố không đều (tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn). Do vậy, việc hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật vẫn là nhiệm vụ chính của đề án BVVT chuyên ngành nhi khoa trong thời gian tới. Cùng với các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, thời gian tới BV Nhi T.Ư sẽ hỗ trợ tuyến dưới trong vận chuyển an toàn người bệnh; phát triển các chuyên nhi sâu phù hợp mô hình bệnh trong tương lai; phối hợp liên ngành, đa quốc gia để giải quyết những bệnh dịch mới xuất hiện, tăng cường dự phòng nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, số lượng bệnh viện tham gia là BVVT cũng được điều chỉnh tăng từ 5 lên 12 bệnh viện.

Gợi mở chính sách cho quản lý biến đổi xã hội ở Việt Nam

Ngày 14-12, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam phối hợp Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý biến đổi xã hội: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”. Tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia tại Hội thảo đã chia sẻ, thảo luận quan điểm về cơ sở lý luận, thực trạng biến đổi xã hội hiện nay, nội hàm các cấp độ biến đổi xã hội trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, việc làm, văn hóa đang ngày càng tác động sâu rộng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã nêu những bài học kinh nghiệm và cách ứng phó hiệu quả đối với các vấn đề biến đổi xã hội, từ đó gợi mở những chính sách cụ thể trong quản lý biến đổi xã hội.

TP Hồ Chí Minh xác định 127 người bệnh nhiễm vi-rút Zika

Ngày 14-12, Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh cho biết, đã xác định 127 ca bệnh nhiễm vi-rút Zika (trong đó có 16 phụ nữ mang thai) tại 22 trong số 24 quận, huyện và số ca nhiễm mới tiếp tục tăng nhanh, bình quân 10 ca nhiễm mới/tuần. Trong số đó, quận Bình Thạnh có nhiều ca nhiễm nhất với 23 ca bệnh nhiễm vi-rút Zika; tiếp đến là quận 2 với 17 ca nhiễm; quận Thủ Đức, quận Tân Phú và quận 12 xác định có 11 ca nhiễm. Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân dọn dẹp nhà cửa, vật dụng sinh hoạt, không trữ nước mưa tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, làm bùng phát dịch bệnh do muỗi gây ra như bệnh sốt xuất huyết, vi-rút Zika.

Sức khỏe đời sống

Đầu tư mạnh mẽ y tế cơ sở: Đảm bảo cho chăm sóc sức khỏe gần dân nhất

Sáng ngày 13/12, tại xã Chiềng Yên- huyện Vân Hồ- tỉnh Sơn La, Bộ Y tế và Liên minh Châu Âu (EU), UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức khánh thành công trình xây dựng Trạm y tế xã Chiềng Yên bằng nguồn vốn hỗ trợ của EU. Bà Nguyễn Thúy Anh- Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Sơn La đã cắt băng khánh thành công trình. Phát biểu tại lễ cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trạm y tế xã Chiềng Yên, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: công trình trạm y tế xã Chiềng Yên là một trong số những công trình đầu tư cho trạm y tế xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã do Bộ Y tế ban hành sẽ được đầu tư từ nay đến năm 2020 và 2025 bằng nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau. Việc chọn trạm y tế xã Chiềng Yên là sự chọn lựa đúng đắn, có ý nghĩa, đáp ứng yêu cầu thuận lợi cho nhân dân và đồng bào các dân tộc anh em trong vùng đến khám, chữa bệnh; đây sẽ là nơi cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe một cách có chất lượng, hiệu quả và gần dân nhất. Công trình gồm khu làm việc là nhà cấp III, 02 tầng gồm 11 phòng với tổng vốn đầu tư cho toàn bộ công trình là hơn 3,4 tỷ đồng. Thông tin tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo tỉnh Sơn La cho biết, thực tế qua nghiên cứu khảo sát về cơ sở nhà trạm, nhân lực y tế, nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, Bộ Y tế và UBND tỉnh Sơn La đã chọn xã Chiềng Yên - huyện Vân Hồ là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trạm y tế đã xuống cấp, chật hẹp, nhân dân có nhu cầu khám, chữa bệnh tại trạm lớn, tỉnh đã có quyết định đầu tư nhưng chưa có nguồn vốn là 1 trong 6 xã của tỉnh Sơn La được đầu tư đợt này. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, y tế cơ sở gồm y tế huyện, trạm y tế xã và thôn, bản có vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế và Dân số. Theo thống kê, cả nước có khoảng 2/3 số lượt khám, chữa bệnh là ở tuyến huyện và tuyến xã, riêng đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là những nơi có tỷ lệ người nghèo, người cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Hệ thống y tế cơ sở tốt sẽ bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại gần nơi cư trú, nhất là đối với vùng nông thôn, miền núi, nơi điều kiện Kinh tế - Xã hội, đời sống của người dân còn khó khăn. “Việc thường xuyên khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở cho người dân sẽ góp phần phát hiện và điều trị sớm bệnh, tật, giảm chi phí điều trị và các chi phí gián tiếp không cần thiết như: chi phí đi lại, ăn, ở cho người bệnh và người nhà đi thăm nuôi người bệnh”. Bộ Y tế cũng cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước còn khoảng 200 trạm y tế chưa có nhà; khoảng 2.650 trạm y tế xã là nhà tạm, cần phải xây dựng mới, khoảng 3.000 trạm cần phải đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, đến nay vẫn chưa có nguồn vốn riêng từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các trạm y tế xã, mà chủ yếu đang dựa vào một số dự án ODA, ngân sách địa phương, vốn đầu tư từ Chương trình 135, chương trình nông thôn mới và hỗ trợ từ một số doanh nghiệp,… nên thực tế, số trạm y tế xã được đầu tư để đạt Tiêu chí quốc gia về y tế, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân còn thấp, hiện mới đạt khoảng 50%, phải phấn đấu và quan tâm đầu tư hơn nữa thì mới có thể đạt 70% vào năm 2020.

Pháp luật TPHCM

Phó chủ tịch QH tổng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngày 13-12, các đoàn giám sát thuộc Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiền dẫn đầu đã có các cuộc kiểm tra đồng loạt về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại tỉnh Đồng Nai. Theo đó, các đoàn giám sát thuộc Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã đến kiểm tra tại các địa điểm gồm Siêu thị Lotte Mart (TP Biên Hòa) về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm ăn liền; Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (huyện Trảng Bom) về chuỗi khép kín chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ gà sạch đạt chuẩn VietGAP, trang trại chăn nuôi heo của bà Phạm Thị Kim Loan (xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom), giám sát chất lượng, vệ sinh bếp ăn tập thể tại Công ty TNHH Pouchen Việt Nam (xã Hóa An, TP Biên Hòa)… Qua kiểm tra, siêu thị Lotte Mart đã cung cấp thông tin đầy đủ về nguồn gốc, thời hạn bảo hành, chất lượng và giá cả sản phẩm. Trong khi đó, các đơn vị chăn nuôi được đánh giá dự trữ đầy đủ các loại vaccine chữa bệnh cho heo, bảo quản thuốc tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phải khắc phục như chưa thực hiện tốt các công đoạn thực hành an toàn chăn nuôi theo quy trình Vietgap, vệ sinh khu vực trang trại chưa bảo đảm …

Ổ dịch có 16 học sinh mắc quai bị

Ngày 12-12, ông Ngô Đức Hoàng, phụ trách y tế Trường Tiểu học Tân Xuân, huyện Hóc Môn (TP.HCM), cho biết trường đang có ổ dịch quai bị với tổng cộng 16 học sinh (HS). Các HS này lần lượt được phát hiện vào các ngày 28, 29-11 và 1-12 với triệu chứng chung là nóng, sốt. Sau khi đi khám bệnh, y tế địa phương kết luận các em HS này đều mắc quai bị. “Thực hiện hướng dẫn của y tế địa phương, nhà trường cho 16 HS mắc quai bị nghỉ học suốt 10 ngày để gia đình chăm sóc, đồng thời cách ly với các em không bị bệnh. Đến nay cả 16 em đã ổn định và đi học lại bình thường. Trước khi học trở lại, 16 HS này đều được y tế nhà trường kiểm tra sức khỏe”. Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn, cho biết y tế địa phương đã thực hiện khử khuẩn các bề mặt của vật dụng mà HS thường tiếp xúc như bàn, ghế, cánh cửa… “Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hóc Môn tiếp tục theo dõi các ca mắc quai bị mới. Trung tâm cũng đề nghị nhà trường khi nghi ngờ HS mắc quai bị thì báo với y tế địa phương để giám sát” - BS Trang cho biết thêm. BS Thu Trang cũng cho biết hiện nay vaccine ngừa quai bị không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do vaccine này nằm trong hoạt động tiêm chủng dịch vụ nên còn nhiều phụ huynh không chích ngừa cho con. Do đó, đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu và đưa vaccine này vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Công an nhân dân

Không còn tuyệt vọng khi trẻ bị bệnh điếc bẩm sinh vì có ốc tai điện tử

Ngày 14-12, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện phương pháp điều trị điếc bẩm sinh hiện đại nhất hiện nay là cấy ốc tai điện tử cho một bé gái 5 tuổi, ở Tân Yên, Bắc Giang. Ca phẫu thuật do PGS.TS Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng thực hiện. Được biết, bệnh nhi bị điếc bẩm sinh do mẹ cháu trong thời gian mang thai bị nhiễm rubella ở tháng thứ 2. Từ năm 1 tuổi đến nay bệnh nhi đã đeo máy trợ thính nhưng không hiệu quả nên cháu nói rất khó khăn. Vì thế gia đình đã quyết định cho cháu bé phẫu thuật để cấy ốc tai điện tử. Theo PGS.TS Cao Minh Thành, do nhiều nguyên nhân như người mẹ sử dụng thuốc trong thai kỳ, hoặc bị nhiễm siêu vi trùng hoặc dị dạng bẩm sinh mà tỉ lệ trẻ bị điếc bẩm sinh chiếm khoảng 0,5%. Trong số đó, nhiều trẻ bị điếc hoàn toàn dẫn đến câm. Từ trước đến nay, để giao tiếp, trẻ điếc bẩm sinh chỉ được dạy phương pháp nhìn khẩu hình người khác để đoán nghĩa, chứ không thể nghe và nói nên trẻ khó hòa nhập cộng đồng khi trưởng thành. Nhưng nay, với phương pháp cấy ốc tai điện tử, vấn đề trẻ điếc bẩm sinh có thể được khắc phục. Người bệnh được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện vào trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác chuyển thành các xung động thần kinh lên não khiến người bệnh có thể nghe được âm thanh. Theo PGS.TS Cao Minh Thành, cấy ốc tai điện tử được chỉ định cho những bệnh nhân giảm thính lực mức độ nặng và sử dụng máy trợ thính không hiệu quả. Có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt ở nhóm trẻ em nghe kém nặng bẩm sinh.  Lứa tuổi có thể cấy an toàn là từ 1 tuổi trở lên, thời gian phù hợp nhất để phẫu thuật cho trẻ là lúc trẻ chưa hình thành ngôn ngữ, khoảng dưới 2 tuổi, muộn nhất là khoảng 5-6 tuổi, vì đây là thời gian mà trung tâm thính giác ở vỏ não phát triển mạnh nhất giúp cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu cấy càng muộn, hiệu quả càng kém và người bệnh sẽ mất nhiều thời gian để huấn luyện ngôn ngữ. Bệnh nhi sau khi cấy ốc tai điện tử sẽ phải trải qua thời gian phục hồi chức năng nghe nói và tỷ lệ nghe nói của trẻ sau cấy ốc tai điện tử là 100%. Trẻ bị điếc bẩm sinh sau cấy ốc tai có thể đi học, giúp chúng có cơ hội phát triển như những trẻ bình thường, giảm một phần tỷ lệ trẻ bị tàn tật, giảm gánh nặng cho xã hội, đem lại cuộc đời mới cho người bệnh và gia đình của họ.

Kịp thời cứu sống một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi

Cháu bé được phát hiện trong tình trạng không mảnh vải che thân và bị vứt trong thùng rác. Lúc được phát hiện, người cháu bé bị tím tái vì lạnh và sức khỏe rất yếu. Sau khi được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện, hiện cháu bé đã qua cơn nguy kịch. Ngày 14-12, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã cho biết: Trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một cháu bé sơ sinh được phát hiện trong tình trạng nguy kịch tại thùng rác ở bãi biển. Trước đó, vào khoảng 14 giờ ngày 13-12, một nữ công nhân tên Diệp làm vệ sinh ở khu du lịch Xuân Thiều bất ngờ phát hiện một tiếng khóc trẻ con phát ra từ thùng rác cạnh bãi biển. Sau khi đến gần mở nắp nắp thùng rác ra thì chị hoảng hồn khi thấy một bé sơ sinh vừa mới cắt rốn được bỏ trong một bao đựng gạo khoảng 10 kg. Lúc được phát hiện, người cháu bé bị tím tái vì lạnh và sức khỏe rất yếu. Ngay sau đó, người dân đã lấy khăn trùm cho bé đỡ lạnh. Đồng thời đưa cháu bé đến bệnh viện để cấp cứu.  Đến sáng ngày 14-12, sau khi được các bác sĩ tích cực cứu chữa kịp thời tại bệnh viện, hiện cháu bé đã qua cơn nguy kịch. Được biết, cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi là một bé gái nặng 2,8 kg. Ngay sau thông tin phát hiện và cứu sống cháu bé, đã có một cặp vợ chồng hiếm muộn đến xin nhận cháu bé làm con nuôi. Các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành thủ tục để bàn giao cháu bé cho ba mẹ mới để chăm sóc được tốt hơn.

An ninh thủ đô

Đến tháng 6-2018: 100% CBCS CAND sẽ tham gia bảo hiểm y tế

Trong năm 2016, BHXH CAND đã triển khai thực hiện bảo hiểm y tế ở 10 đơn vị, chiếm khoảng 15% các đơn vị trong lực lượng CAND. Ngoài ra, BHXH CAND cũng phát thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho gần 500 CBCS mắc bệnh nặng, điều trị dài ngày. Để hoạt động y tế trong CAND có sự chuyển biến mạnh mẽ, năm 2017, BHXH CAND dự kiến nâng tổng số CBCS tham gia BHYT lên khoảng 85% và đến tháng 6-2018 đảm bảo 100% CBCS tham gia BHYT. Theo Đại tá, TS. Nguyễn Khắc Thủy, Phó Cục trưởng Cục Y tế kiêm Phó Giám đốc BHXH CAND - Bộ Công an, sau 1 năm triển khai thực hiện BHYT cho thấy, việc tham gia BHYT mang lại nhiều lợi ích cho CBCS. CBCS được chủ động trong đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh (KCB) phù hợp với nơi ở và đơn vị công tác. CBCS có thẻ BHYT còn được lựa chọn và hưởng lợi từ trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế tiên tiến của y tế trong CAND cũng như y tế quân, dân y, do đó đã tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Số CBCS mắc bệnh nặng, điều trị dài ngày, có thẻ BHYT khi đi điều trị đã được thanh toán 100% chi phí KCB trong phạm vi, quyền lợi được hưởng, góp phần giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện cho CBCS an tâm điều trị. Đặc biệt, với Thông tư 43 quy định biện pháp thực hiện BHYT đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND ban hành tháng 10-2016, CBCS Công an tham gia BHYT sẽ có nhiều quyền lợi. Nếu đi KCB BHYT đúng quy định, CBCS sẽ được thanh toán chi phí KCB, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con; chi phí vận chuyển. Ngoài ra, khi KCB đúng theo quy định, CBCS có thẻ BHYT ngoài phạm vi được hưởng BHYT còn được chi trả các chi phí KCB khác, gồm thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụ kỹ thuật y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chỉ định của chuyên môn.

VOV

Thêm 9 trường hợp nhiễm virus Zika ở TP HCM

TP HCM đã phát hiện thêm 9 trường hợp nhiễm virus Zika nâng tổng số ca nhiễm Zika toàn thành phố lên 119 ca. Tính đến 12 giờ trưa ngày 12/12, TP HCM đã phát hiện thêm 9 trường hợp nhiễm virus Zika so với 2 ngày trước đó (10/12), nâng tổng số ca nhiễm Zika toàn thành phố lên 119 ca. 9 ca nhiễm mới ở các quận là: Quận 2, Quận 3, Quận 9, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình và Thủ Đức. Hiện nay chỉ còn Quận 8 và Quận 11 chưa ghi nhận người dương tính với virus Zika. Bình Thạnh vẫn là địa phương có số người nhiễm Zika nhiều nhất với 22 trường hợp. Trong các ca được phát hiện thì có 14 thai phụ bị nhiễm Zika đang được theo dõi theo quy định. Theo Sở Y tế TP HCM, sự gia tăng nhanh của các ca nhiễm virus Zika có thể liên quan đến tình trạng sốt xuất huyết của các tỉnh, thành Đông Nam bộ, nên có thể có sự lây lan chéo giữa các vùng lân cận. Vì vậy, từ nay đến Tết Dương lịch 2017, các khu vực có nguy cơ cao, như: các trường đại học, khu vực giáp ranh các tỉnh lân cận sẽ được tăng cường phun hóa chất bằng kỹ thuật mù nhiệt để diệt muỗi. Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho rằng: thời tiết nắng mưa thất thường là cơ hội sinh sản của muỗi vằn, nguy cơ bệnh sốt xuất huyết và Zika sẽ gia tăng nhiều hơn trong thời gian tới. “Giữa Zika và sốt xuất huyết thì bà con đừng quá lo lắng quá về Zika, tại vì sốt xuất huyết còn đáng ngại hơn. Bị sốt xuất huyết bệnh nhân có thể bị sốt, ra máu nhiều dẫn đến tử vong. Quan trọng nhất vẫn là vệ sinh môi trường sạch sẽ, làm sao để không có muỗi, không có lăng quăng”. 

Một thế giới

Zika lan nhanh, TP.HCM tìm diệt muỗi ở cả những địa phương lân cận

Cho rằng vi rút Zika đang lây lan nhanh trên địa bàn TP.HCM là do lây nhiễm chéo ở các địa phương lận cận, trong khi đó thời tiết thời gian tới sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của loại vi rút lây truyền dịch bệnh này. Do đó, Sở Y tế TP.HCM quyết định phun hóa chất bằng kỹ thuật phun mù nhiệt tại các địa phương lân cận để diệt muỗi. Trong 2 ngày cuối tuần TP.HCM liên tiếp ghi nhận thêm mỗi ngày 4 trường hợp nhiễm vi rút Zika và trong ngày ngày hôm nay (12.12) tiếp tục ghi nhận thêm 5 trường hợp, nâng số ca nhiễm Zika lên 119 trường hợp. 5 ca nhiễm vi rút Zika được ghi nhận trong ngày hôm nay nằm rải đều ở 5 quận gồm: quận 9, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình và quận 3, mỗi quận 1 trường hợp. Như vậy trong 3 ngày liên tiếp vừa qua tại địa bàn quận 3 đều có ghi nhận ca nhiễm vi rút Zika. Tính đến thời điểm này TP.HCM đã có đến 22/24 quận, huyện có người nhiễm vi rút Zika, chỉ còn 2 quận là quận 8 và quận 11 chưa ghi nhận ca nhiễm vi rút Zika. Trong các quận, huyện có ca nhiễm vi rút Zika nhiều nhất TP dẫn đầu vẫn là quận Bình Thạnh với 22 trường hợp, kế đến là quận 2 có 17 trường hợp, quận 12 có 11 trường hợp, quận Tân Phú có 10 trường hợp, quận 9 và quận Thủ Đức có 9 trường hợp... Theo Sở Y tế TP.HCM sự tăng nhanh số ca nhiễm vi rút Zika ở TP.HCM có liên quan đến tình trạng sốt xuất huyết của các tỉnh, thành Đông Nam bộ, nên có thể có sự lây lan chéo giữa các vùng lân cận. Vì vậy, từ nay đến Tết Dương lịch 2017, các khu vực có nguy cơ cao, như: các trường đại học, khu vực giáp ranh các tỉnh lân cận sẽ được tăng cường phun hóa chất bằng kỹ thuật phun mù nhiệt để diệt muỗi. BV Bệnh nhiệt đới cho rằng thời tiết từ nay cho đến Tết Nguyên đán 2017 có rất nhiều yếu tố thuận lợi; đặc biệt là tình trạng mưa nắng thất thường sẽ tạo điều kiện cho muỗi Aedes – muỗi lây truyền vi rút Zika phát triển, nguy cơ bệnh sốt xuất huyết và Zika sẽ gia tăng nhiều hơn trong thời gian tới.  “Trong lúc này người dân không nên quá lo lắng về căn bệnh vi rút Zika. Điều quan  trọng nhất là người dân phải tự chủ động làm vệ sinh môi trường thật tốt, không để muỗi, lăng quăng phát sinh; đồng thời tích cực diệt lăng quăng, diệt muỗi”.

Vietnamnet

Giám đốc BV tư mổ xẻ chuyện 4 bệnh nhân/giường BV công

Dư luận lại một phen ồn ào khi Bộ trưởng Y tế đi thị sát, bắt gặp cảnh 4 người nằm chung một giường ở một bệnh viện tuyến TƯ. Có vẻ như những nỗ lực cam kết trước đây không có hiệu quả.Một điều rất đáng khen trong chuyến thị sát lần này là có vẻ như nó không được chuẩn bị trước. Và Bộ trưởng, cũng như Cục Khám chữa bệnh đã rất xông xáo tìm ra sự thật khi nghe người dân phản ánh những tồn tại trong bệnh viện. Nhưng vấn đề chính không phải sự xông xáo trước mặt các phóng viên, mà là làm sao giảm quá tải bệnh viện. 

Bài toán quá tải khó giải

Những gì Bộ Y tế đã và đang làm thể hiện nỗ lực giải quyết giảm tải của mình. Từ tăng giá viện phí, đến thông tuyến BHYT, rồi giao quyền tự chủ cho bệnh viện, và bây giờ là chuyển bệnh viện thành doanh nghiệp. Nhưng có vẻ như còn lâu lắm những cố gắng đó mới mang lại được hiệu quả giảm tải thật sự. Con đường đi rất đúng, rất phù hợp với sự chuyển đổi từ một nền y tế bao cấp sang một ngành dịch vụ. Vậy mà vẫn còn tới 4 người bệnh nằm trên một cái giường. Thực ra, đi đúng hay không là do kết quả xác định. Mọi thứ đúng mà kết quả không tốt thì chắc chắn là có gì đó không đúng. Bài toán giảm tải không thể giải quyết ngày một ngày hai được. Nhưng đã hơn 1 năm kể từ khi các bệnh viện ký cam kết không để bệnh nhân nằm đôi. Việc tăng giá viện phí cũng đã đi được một chặng đường khá dài. Vậy mà vẫn tồn tại cảnh 4 bệnh nhân nằm chung một giường. Thực ra, số giường bệnh không đến nỗi quá ít so với những nước có cùng mức thu nhập. Nhưng sự quá tải của chúng ta lại rất ấn tượng, giống như ở những nước nghèo hơn chúng ta rất nhiều. Trên thực tế, chúng ta có khá nhiều bệnh viện, trạm y tế còn trống, không có hoặc chỉ lèo tèo vài ba bệnh nhân. Chúng ta đã lãng phí một nguồn lực lớn về y tế khi để những bệnh viện, những trạm y tế đó vắng vẻ, trong khi bệnh nhân tập trung vào các bệnh viện tuyến trên.  Sai lầm phân tuyến trong quá khứ sẽ còn đeo đuổi chúng ta một thời gian nữa, khi mà những biện pháp Bộ Y tế đưa ra chưa phát huy hiệu quả.

Lãnh đạo bệnh viện quản lý kém

Một trong các nguyên nhân được nhiều người nói đến là trình độ quản lý. Trong khi nước Úc, với dân số chỉ bằng 1/4 nước ta, nhưng đã có hàng chục trường đại học đào tạo chuyên ngành quản lý bệnh viện, từ cấp độ cơ bản đến cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…  Chúng ta chỉ có một số tiết học dành cho cán bộ học tại chức trong chương trình quản lý ngành. Đấy là chưa kể giáo trình có độ vênh không nhỏ. Việc để bệnh nhân nội trú và ngoại trú lẫn lộn với nhau mà Bộ trưởng đã nhắc nhở cho thấy khả năng quản lý rất kém. Ý tưởng tuyển giám đốc bệnh viện không phải là nhà chuyên môn giỏi với mục tiêu phát huy khả năng gia tăng trình độ quản lý bệnh viện, chỉ có thể mang lại hiệu quả thiết thực khi vị giám đốc đó được đào tạo quản lý bệnh viện một cách chuyên nghiệp. Một nguyên nhân nữa là chúng ta chưa có hệ thống bác sĩ gia đình. Mọi thứ, nhức đầu, cảm mạo, ghẻ lác… đều đến bệnh viện, thậm chí là bệnh viện tuyến trung ương. Không có con số thống kê, nhưng một vài bác sĩ nói với tôi, khoảng 2/3 số bệnh nhân khám tại các bệnh viện tuyến trung ương chỉ cần khám và điều trị tại bác sĩ gia đình là được. Nhưng liệu đó đã phải là tất cả nguyên nhân chưa? Tôi cho rằng còn một nguyên nhân nữa, rất quan trọng. Đó là việc ngay cả khi bệnh viện được chuyển thành doanh nghiệp, thì nó vẫn là một doanh nghiệp nhà nước. Và Bộ Y tế, nơi lẽ ra phải là cơ quan quản lý nhà nước thì lại dần trở thành một công ty mẹ. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, do khả năng quản lý yếu kém, do tham nhũng, do thiếu minh bạch...

Úc cho phép bác sĩ ký hợp đồng với nhiều cơ sở

Khi BV thành doanh nghiệp nhà nước thì cũng vậy thôi. Hãy đừng duy ý chí. Lại phải nhắc đến nước Úc. Những khu vực nào, những lĩnh vực nào trong y tế có thể mang lại lợi nhuận, nhà nước Úc khuyến khích tư nhân đầu tư. Nhà nước chỉ lo cho những khu vực và những lĩnh vực không sinh lời. Để giải quyết nhân sự, chính phủ Úc cho phép các bác sĩ được ký hợp đồng với nhiều cơ sở, không phân biệt công tư, và hoàn toàn không có chế độ biên chế, công chức hay viên chức trong các bệnh viện nhà nước. Để giải quyết quá tải, cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó, có những biện pháp mà Bộ Y tế không chủ động được.

Lạ kỳ ngôi chùa có nhiều bệnh nhân thoát án tử

Mắc trọng bệnh về phổi, được sư cô chẩn bệnh và sắc thuốc. Ông ăn chay, tụng kinh niệm Phật. Nhờ thuốc và nhờ sự thanh thản trong tâm hồn, bệnh của ông ngày càng thuyên giảm và sau 3 năm, đến nay đã khỏi hẳn. Chùa Lá ẩn mình bên dòng kênh Xáng (xã Đức Hòa Hạ, H. Đức Hòa, Long An) từ nhiều năm nay. Chùa có tên gọi chính thức là Tịnh thất An Nhiên. Hiện vẫn chưa xác định chùa được xây dựng từ năm nào. Nhưng giới thương hồ qua lại trên kênh quen gọi là chùa Lá vì khởi thủy nơi đây chỉ là một ngôi nhà lợp lá nhỏ trên khuôn viên 2000m2. Mãi đến năm 2008, người trông nom ngôi chùa này là ông Xuân nhuốm bệnh không còn khả năng cai quản đã mời bà Nguyễn Thị Sự, một doanh nhân kiêm một đông y sĩ về tiếp quản lập nên cơ sở khám chữa bệnh từ thiện. Sau khi tiếp nhận ngôi chùa, bà Sự xuống tóc qui y bỏ lại sau lưng những ưu phiền thế sự. Sư cô Thích nữ Diệu Thiện đã bán đi số tài sản có được cộng với sự giúp đỡ của thập phương bá tánh, lập nên ngôi chùa như ngày nay. Người bệnh đến với chùa Lá được miễn phí hoàn toàn, thậm chí cả với những người điều trị dài ngày. Không một ai phải mất một đồng nào, lại được đối xử rất nhiệt tình và thân thiện.

Chữa những bệnh các cơ sở y tế "chê"

Khu bệnh nhân nghỉ dưỡng và điều trị dài ngày có 10 phòng với sức chứa 40 người hiện vẫn còn nhiều phòng trống. Ở đây hầu hết là những người bệnh nặng - thậm chí đã được các bệnh viện tây y bó tay tìm đến. Người thì đến bằng băng ca, người thì được dìu vào. Anh Nguyễn Thanh Bình, 36 tuổi, công nhân ngành may. Tháng 10/2015, trong lúc đang làm việc, bổng dưng huyết áp tăng cao làm anh không còn đứng vững. Bạn bè đồng nghiệp đã đưa anh vào bệnh viện Bình Tân cấp cứu. Sau một tuần điều trị, kết luận của bệnh viện là suy thận mãn và cao huyết áp. Anh được cho chạy thận và chữa bệnh được vài tháng thì bác sĩ cho biết theo tây y căn bệnh này chỉ chữa như thế không có khả năng cao hơn. Sau khi chạy chữa vài nơi mà không có kết quả, anh được nhiều người mách bảo tìm đến chùa Lá. Lúc đến đây, sức khỏe anh đã xuống nhiều, hai chân phù to và phải có người dìu mỗi khi muốn di chuyển. Ngồi trên giường bệnh, gương mặt anh tươi tỉnh. Anh cho biết, cuối tháng 11 anh vào đây theo lời mách bảo của một người bạn. Đến nay, sau gần nửa tháng uống thuốc, bệnh nhẹ nhiều, huyết áp giảm hẳn. Hy vọng đang nhen nhóm trong anh. Cùng chung với anh Bình, một chị nông dân người Trà Vinh cũng đang được tích cực chạy chữa căn bệnh khối u trực tràng. Chị Nhành là một nông dân ở huyện Châu Thành (Trà Vinh), vợ chồng chị có 2 con trai. Quanh năm hai vợ chồng bán mặt cho đất bán lưng cho trời mới đủ miếng ăn qua ngày. Một ngày, trong lúc đang làm cỏ ngoài đồng chị bất ngờ đau bụng quằn quại. Chị đi cầu liên tục. Người nhà đưa chị vào bệnh viện Trà Vinh để khám và điều trị. Các bác sĩ tại đây cho biết chị không sao hết, chỉ đau bụng thường uống thuốc vài hôm sẽ hết. Nhưng vẫn không khỏi sau nhiều tuần dùng thuốc, chị lên Sài Gòn vào khám tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết luận của bác sĩ, chị bị rối loạn tiêu hóa. Chưa yên tâm với kết luận đó, chị đề nghị được nội soi. Kết quả khá bất ngờ, một khối u nằm ngay trực tràng. Sau nhiều lần đề nghị được phẩu thuật tại Chợ Rẫy không thành công, chị tìm đến bệnh viện Bình Dân để thực hiện ca mổ. Sau khi mổ xong chị được đưa về bệnh viện ung bướu để hóa trị. Sau hai đợt hóa trị dài, chị gần như kiệt sức, tóc rụng sạch. Thân thể gầy nhom, đôi chân chị sưng phù lên... Không còn sức để tiếp tục điều trị, chị nghe lời nhiều người tìm đến Chợ Mới (An Giang) để điều trị thuốc nam nhưng trải qua nhiều tháng vẫn không có triệu chứng gì thuyên giảm. Ngày 26/11 vừa qua, chị được người nhà chuyển đến chùa Lá. Lúc này thì chị không đi được nữa mà phải có người dìu. Đích thân sư cô sắc thuốc đem đến tận giường bệnh cho chị ngày 3 lần.  Chị uống thuốc được một tuần cảm thấy trong người nhẹ hơn trước và đến hôm nay thì tuy bụng vẫn còn to nhưng đã mềm và xẹp hơn trước. Sinh hoạt vệ sinh đã ổn và gần như bình thường. 

Chết đi, sống lại

Đang ngồi trò chuyện với chị Nhành, ni sư Diệu Thiện bước vào. Ấn tay vào bụng chị, ni sư hỏi tôi, anh có biết nhờ gì mà nó xẹp không? Ni sư trả lời luôn: "Để trị được  chứng to bụng, cần đến đậu đỏ, tùng chi, gạo nếp mỗi thứ 100gr kèm với 30gr tỏi. Nấu đậu đỏ và gạo nếp lấy nước sắc với tùng chi và tỏi rồi cho uống. Nhờ có thế mà chỉ nửa tháng bụng cô ấy đã mềm và xẹp bớt. Những người có mặt tại đây cho chúng tôi biết, hầu hết những người làm công quả tại chùa đều là những bệnh nhân trước đây giờ đã khỏi bệnh. Họ không về nhà mà nguyện hiến thân nơi cửa Phật để đền đáp nơi đã cứu họthoát chết. Trong số những người này phải kể đến sư Thiện Minh. Ông thế danh là Trần Văn Cẩm, 48 tuổi, quê Quảng Ngãi. Bà con cho biết ngày ông mới đến, hai lá phổi xem như đã hỏng. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã xác nhận phổi ông bị viêm ở giai đoạn nặng. Ông ho ra máu liên tục, tức ngực và không ăn uống được. Người ông gầy nhom và khô đét. Cha ông đã phải bán đi tài sản để có tiền chạy chữa cho ông nhưng theo các bác sĩ, phổi ông đã hư hết một lá và khả năng chữa khỏi bệnh rất thấp. Ông về quê chờ chết. Ông chết thật. Gia đình tổ chức tang lễ. Trong lúc chuẩn bị tẩm liệm ông thì bất ngờ ông phát ra tiếng nói. Gia đình cấp tốc chuyển ông vào bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Vào lại bệnh viện, sức khỏe ông có khá hơn nhưng những cơn ho dai dẳng không hề thuyên giảm. Tiền hết, tình cũng trôi theo. Người vợ đầu ấp tay gối bao nhiêu năm lẳng lặng xách gói ra đi. Ông hụt hẫng tột độ. Trong lúc ông định thu xếp để về quê thì một người bạn đến thăm và mách bảo ông đến chùa Lá. Nếu có chết, thì nơi đây cũng là nơi thanh thản nhất. Hàng ngày, ông được sư cô chẩn bệnh và sắc thuốc. Ông ăn chay, tụng kinh niệm Phật. Nhờ thuốc và nhờ sự thanh thản trong tâm hồn, bệnh của ông ngày càng thuyên giảm và sau 3 năm, đến nay đã khỏi hẳn. Từ đó, ông qui y cửa Phật, ở lại chùa Lá để làm những công việc Phật sự. Ông cố gắng sống những ngày còn lại để chiêm nghiệm giá trị của sự sống... (Còn nữa)

Vnexpress

7 bệnh ung thư sẽ tấn công nhiều người Việt trong 4 năm tới

Dự báo đến năm 2020, số người ung thư thực quản ở đàn ông Việt tăng 2,8 lần; ung thư buồng trứng ở nữ cũng tăng 2,5 lần so với năm 2010; cùng với ung thư phổi, dạ dày, vú, đại trực tràng, tuyến giáp. Theo số liệu công bố tại hội thảo về vai trò giám sát và đánh giá trong chiến lược phòng chống bệnh ung thư diễn ra ở Hà Nội ngày 12/12, năm 2010 Việt Nam phát hiện hơn 126.000 ca ung thư mới ở cả hai giới. Dự báo đến năm 2020, con số này là gần 200.000 ca. Các bệnh ung thư nam giới mắc nhiều nhất vẫn là phổi, dạ dày, đại trực tràng, thực quản... và ở nữ là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, buồng trứng… Trong giai đoạn 2010-2020, dự báo số người bị ung thư thực quản tăng 2,8 lần (từ 3.872 lên 10.920 ca). Tương tự, số người mắc ung thư đại trực tràng tăng 1,75 lần; bị ung thư phổi tăng 1,56 lần (lên gần 23.000 ca), ung thư dạ dày tăng hơn 1 lần. Ở nữ giới, ung thư vú vẫn phổ biến nhất với số bệnh nhân dự báo sẽ tăng từ hơn 12.500 năm 2010 lên 22.612 ca vào năm 2020 (1,8 lần). Tương tự số người bị ung thư đại trực tràng cũng tăng 1,8 lần, ung thư phổi tăng 2 lần, tuyến giáp tăng 2,1 lần. Đáng chú ý số ca ung thư buồng trứng dự báo tăng 2,5 lần trong 4 năm tới, từ 2.185 ca lên 5.558. Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, giống như các nước trong khu vực và các nước đang phát triển; Việt Nam đang đối mặt với bệnh tật kép: Bệnh lây nhiễm, mới nổi và bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư đang là vấn đề báo động. “Phát hiện ung thư giai đoạn cuối giống như án tử hình. Sao ngày nay nhiều người bị ung thư đến như vậy? Có thể do biến đổi khí hậu, lối sống thay đổi, ô nhiễm môi trường, mất an toàn thực phẩm, tiến bộ khoa kỹ thuật giúp phát hiện sớm bệnh, người dân có ý thức đi khám hơn…”, phó giáo sư Khuê nói. Bà Julie Toredo, Phó giám đốc điều hành Hội kiểm soát ung thư quốc tế cho biết, các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi gồm thuốc lá, chế độ ăn không lành mạnh, thiếu vận động, sử dụng đồ uống có cồn. Bạn có thể chiến thắng ung thư bằng cách chăm sóc sức khỏe trọn đời: Đăng ký tiêm chủng, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, vú, đại tràng, miệng... Với trên 100 loại ung thư khác nhau ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, bệnh gây những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trên thế giới có hơn 14 triệu ca ung thư mới, 8,2 triệu người tử vong do ung thư. Quá nửa ca ung thư mới, tử vong xảy ra ở các vùng kém phát triển. Theo phó giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám Đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Nghiên cứu phòng chống ung thư, ung thư đang trở thành thảm họa sức khỏe thầm lặng. 80% bệnh nhân ung thư có liên quan đến môi trường sống hàng ngày, bao gồm lối sống thiếu khoa học, các thói quen sinh hoạt, tật xấu như hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không an toàn. Nhiều bệnh ung thư có thể ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy cơ cao, chẳng hạn như khói thuốc lá, một số hóa chất độc hại. Năm 2016 là giai đoạn đầu tiên thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống ung thư. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát về ung thư để lập kế hoạch phòng và kiểm soát ung thư dựa trên bằng chứng khoa học. Hệ thống này cần bảo đảm cung cấp các thông tin y tế thường xuyên, kịp thời về các chỉ số sức khỏe; phân tích các chỉ số theo thời gian, địa điểm và giữa các nhóm quần thể; đồng thời chia sẻ, phổ biến thường xuyên các kết quả theo dõi, đánh giá.

Nối bàn tay cho nam thanh niên tự chặt đứt lìa chi

Thanh niên 27 tuổi ở Nghệ An tự dùng dao chặt đứt bàn tay, được người thân đưa tới bệnh viện cấp cứu và bác sĩ đã nối tay thành công cho anh ta. Bác sĩ Đặng Văn Hùng Minh, Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện 115 Nghệ An, cho biết bệnh nhân nhập viện chiều 10/12 trong tình trạng bị đứt lìa bàn tay trái. Phần bị đứt được người thân bảo quản trong hộp đá lạnh đưa tới viện. Cùng ngày ê kíp bác sĩ bắt đầu ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ, nối thành công bàn tay cho bệnh nhân. Khai thác tiền sử cho thấy bệnh nhân sử dụng chất kích thích trước khi tự dùng dao chặt đứt bàn tay. Hiện bàn tay được nối hồng và máu lưu thông tốt.

Tuổi trẻ

Khiếu nại phòng khám Trung Quốc thu 16 triệu 

Liên quan đến vụ khiếu nại một phòng khám đa khoa Trung Quốc ở Hà Nội thu quá giá, ông Nguyễn Việt Cường - chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội - cho biết hiện thanh tra sở này đang làm việc với phòng khám để làm rõ vụ việc thu phí quá mức. "Sau khi xác minh được việc thu quá mức này, thanh tra sẽ yêu cầu phòng khám trả lại tiền cho người bệnh số tiền thu lố và làm rõ các trường hợp tương tự”- BS Việt Cường nói. Mới đây, chị Đ.T.H., 34 tuổi, ở Lào Cai, điều trị phụ khoa tại phòng khám đa khoa Trung Quốc ở phố Thái Hà (Hà Nội). Theo khiếu nại của chị H., chị đi khám phụ khoa và phải chi trên 16 triệu đồng cho dịch vụ đốt các polyp ở đường sinh dục, phòng ngừa ung thư, tránh lây nhiễm cho trẻ em do bác sĩ Trung Quốc làm việc tại phòng khám chỉ định. Theo tường trình của vợ chồng chị H. ngày 7-12, bốn ngày trước vợ chồng chị từ Lào Cai về Hà Nội khám bệnh, chị chọn phòng khám kể trên sau khi tra cứu trên mạng. Tại phòng khám, nữ bác sĩ tự xưng là “chuyên gia Đài Loan” cho rằng chị bị mọc mụn âm đạo và cần đốt HPV(?), xử lý nang polyp cổ tử cung, đồng thời liên tục yêu cầu chị phải điều trị ngay, nếu không bệnh sẽ lây sang người thân và chuyển sang ung thư. Do quá sợ hãi, chị H. đã nộp trên 11 triệu đồng cho dịch vụ đốt, 1,2 triệu đồng cho khám ban đầu, sau khi lên phòng dịch vụ thì bác sĩ lại nói nếu trả thêm 2-3 triệu đồng thì sẽ “đốt thẩm mỹ” để nốt đốt đẹp hơn và tránh tái phát. Tổng cộng chị H. phải chi trên 16 triệu đồng, chị được gây mê lúc hơn 10g sáng 4-12, tỉnh dậy lúc 3g chiều và không biết mình đã được làm các thủ thuật gì. Bệnh viện cũng yêu cầu chị xuống truyền thuốc thêm tại phòng khám trong vòng chín ngày (sau đó giảm xuống năm ngày) với chi phí thêm 2 triệu đồng/ngày, tuy nhiên chị H. chưa nộp khoản tiền này. “Qua thăm khám tôi đánh giá người bệnh không mắc các bệnh như nhận xét mà phòng khám ở Thái Hà ghi trong y bạ, giả sử nếu chị H. đã được đốt các mụn hay polyp đường sinh dục thì chi phí tại bệnh viện trực thuộc Trường ĐH Y Hà Nội chúng tôi chỉ là 600.000 đồng, kể cả phí xét nghiệm giải phẫu bệnh. Phòng khám cũng đã kê cho người bệnh quá nhiều xét nghiệm, nhưng hai xét nghiệm cần thiết là sàng lọc ung thư và HPV thì lại không làm, khi kê toa kháng sinh cho chị H. thì liều dùng không đúng”- ông Nguyễn Đức Hinh, hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, chuyên gia về sản phụ khoa, cho biết. Trao đổi với báo chí chiều 7-12 về lý do thu mức phí quá cao, đại diện phòng khám cho biết do giám đốc phòng khám đang đi vắng, phòng khám này sẽ xác minh thông tin liên quan đến chị H. và trả lời sau. Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Nhị Hà, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết phòng khám kể trên có hai bác sĩ người Trung Quốc có giấy phép hành nghề, không có “chuyên gia Đài Loan” như quảng cáo với người bệnh. Ngày 7-12, gia đình chị H. đã trao đổi với đại diện phòng khám trước sự chứng kiến của phóng viên về lý do phí dịch vụ chỉ đáng 600.000 đồng mà phòng khám thu trên 16 triệu đồng, đại diện phòng khám cho rằng: “Do chị H. bị nhiễm virút nên chi phí điều trị cao, nếu sử dụng loại thuốc rẻ hơn sẽ dễ tái phát”. Gia đình chị H. đã gửi khiếu nại lên Sở Y tế Hà Nội.

Đại đoàn kết

Việt Nam lần đầu tham gia nhóm nghiên cứu bệnh lao toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên thành lập nhóm công tác về nghiên cứu bệnh lao toàn cầu, gồm 19 chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu trong nghiên cứu bệnh lao. Việt Nam có một thành viên là ​phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi ​Trung ương. Phiên họp đầu tiên của nhóm công tác kể trên đã diễn ra vào ngày 8-9/12 vừa qua, tại trụ sở của WHO, Geneva, Thụy Sĩ.  Theo WHO, Việt Nam là một trong 3 nước có kế hoạch nghiên cứu được đánh giá cao. Lưu ý rằng "nghiên cứu và đổi mới" là một trong 3 trụ cột của Chiến lược kết thúc bệnh lao toàn cầu đến năm 2035 được Đại hội đồng Y tế Thế giới đã phê duyệt năm 2014. Điểm rất đáng chú ý là Việt Nam đã có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu VICTORY với một mạng lưới nghiên cứu lao và bệnh phổi rộng khắp vừa triển khai các nghiên cứu vừa đào tạo nâng cao năng lực có sự hợp tác trong và ngoài nước. Việt Nam cũng chia sẻ về những định hướng nghiên cứu lớn rất quan trọng được huy động nhiều nguồn như nghiên cứu dịch tễ bệnh lao lần thứ hai sau 10 năm tiến hành vào năm 2017, với ngân sách trên 2 triệu USD được tài trợ của Quỹ toàn cầu 1,2 triệu USD và CDC, USAID, Sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng nguồn ngân sách Nhà nước. Tại phiên họp giới thiệu đầu tiên, Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung đã thuyết trình về vai trò quan trọng của nghiên cứu trong Chương trình chống lao và đã đưa ra những bài học của Việt Nam. Nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng cho thấy những chính sách và kế hoạch hành động chống lao ở Việt Nam đã phát huy hiệu quả. Công tác chống lao của Việt Nam đã có những thành công trong thời gian qua được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận. Hàng năm cả nước đã phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc lao với tỷ lệ chữa khỏi cao trên 90% các trường hợp mắc mới. Dịch tễ bệnh lao giảm trung bình hàng năm là 4,6 % từ năm 2000 đến nay. Hầu hết các kỹ thuật mới đều đã được áp dụng có hiệu quả cao và đến nay đã có gần 6.000 người mắc lao kháng thuốc được thu nhận điều trị. Ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu đã cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng để hoạch định chính sách lớn như Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trước đó, ngày 15/6 vừa qua, phó giáo sư-tiến sỹ Nhung cũng là người Việt Nam đầu tiên được bầu vào Hội đồng tư vấn chiến lược và kỹ thuật của WHO về phòng chống bệnh lao (STAG TB) - cơ chế điều hành và hoạch định chiến lược phòng chống lao cao nhất của WHO.

Tập huấn công tác thông tin, tuyên truyền về y tế biển, đảo

Sáng ngày 12/12, tại TP Nha Trang, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức “Hội thảo tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong công tác thông tin, tuyên truyền về y tế biển, đảo Việt Nam”. Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3260 km, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn. Trong 63 tỉnh thành phố của cả nước thì có tới 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số nước ta sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Theo Công ước quốc tế về Luật biển, nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, đứng thứ 27 trên tổng số 157 quốc gia, các quốc đảo và lãnh thổ trên thế giới có biển. Vị thế, địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển n¬ước ta có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến l¬ược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện tại nước ta có khoảng 1 triệu lao động làm việc trên biển. Ước tính đến năm 2020, khoảng 35%-40% dân số toàn quốc sẽ sinh sống tại các vùng biển, hải đảo.  Cuộc sống người dân ở các vùng biển, đảo và ven biển có đặc thù là bị chia cắt, biệt lập với đất liền, do đó nếu cơ sở y tế không đủ trang thiết bị cần thiết cho việc điều trị, bệnh nhân sẽ phải chuyển vào đất liền, đi lại rất vất vả, tốn kém, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, tại Đề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020” đã xác định mục tiêu là “đảm bảo cho người dân sinh sống và làm việc tại vùng biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhu cầu dự phòng, cấp cứu, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược biển Việt Nam”. nhằm cung cấp cho các nhà báo, phóng viên, biên tập viên thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về y tế biển, bảo và những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của Đề án phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020, đồng thời là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ truyền thông thực tế, các vấn đề nổi bật trong công tác tuyên truyền về y tế biển đảo. 

Người đưa tin

Nghệ An: Ca sinh 3 hy hữu của sản phụ vùng cao

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa mổ thành công ca sinh 3 hy hữu của một sản phụ người dân tộc Thái, trú ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Mẹ của 3 cháu bé vừa sinh là chị Lữ Thị Phòng (26 tuổi), trú bản Xoong Con, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương. Anh La Văn Chính (30 tuổi, chồng chị Phòng) cho biết, chị Phòng mang thai tự nhiên, đến tháng thứ 7, do có dấu hiệu của việc sinh non nên chị đã được bác sĩ chỉ định nhập bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị. Tại bệnh viện, thai phụ được bác sĩ chăm sóc tích cực theo phác đồ điều trị dọa sinh non. Đến tuần thứ 32, chị Phòng có biểu hiện chuyển dạ, nên các bác sĩ đã tiến hành mổ đẻ. Ngày 11/12, 3 bé trai đã chào đời, mỗi cháu nặng 1,4kg. Các cháu được đặt tên lần lượt là: La Văn Tuấn, La Văn Tú, La Văn Tài. Anh Chính cho biết thêm, vợ chồng anh chị lấy nhau từ năm 2009. Đây là lần sinh thứ 2 của chị Phòng, cháu gái đầu năm nay đã 7 tuổi. Từ trước đến nay sức khỏe của chị hoàn toàn bình thường, không có gì đặc biệt. Khi siêu âm vào tháng thứ 2, biết tin mang đa thai, vợ chồng chị và cả gia đình rất bất ngờ, vui sướng. Sau đó chị vợ bị ốm nghén liên tục, tháng thứ 5 và 6 thấy căng tức ở bụng, chị Phòng không di chuyển được, hầu như ngồi một chỗ. Đến tháng thứ 7, thì chị nhập viện điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hiện tại, sức khỏe 3 cháu bé đều tốt, ngủ ngoan, được nuôi bằng sữa ngoài. Sau ca mổ, sức khỏe của sản phụ phòng cũng đã ổn định.

 

Ngày 03/01/2017
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích