Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 8 6 0 4
Số người đang truy cập
2 2 4
 Tin tức - Sự kiện
Cập nhật thông tin cúm A(H5N8) trên thế giới và Việt Nam

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virus cúm A(H5N8) đã nhanh chóng lan rộng chủ yếu qua chim di cư hoang dại ở châu Á và châu Âu những tháng gần đây làm chết các loài chim hoang dại và gây ra các vụ dịch trên gia cầm nuôi. Theo đó, khả năng nhiễm virus cúm A(H5N8) ở người mặc dù thấp nhưng không thể loại trừ dựa trên các thông tin hiện hữu thu thập đến nay.

Cần chú ý nhiễm virus A(H5N6) liên quan đến clade 2.3.4.4 đã xảy ra, WHO sẽ đánh giá lại nguy cơ liên quan đến virus khi có nhiều thông tin sẵn có. Về phân bố địa lý trên các động vật, trong suốt năm 2014, các virus cúm A(H5N8) gây bệnh thuộc clade 2.3.4.4 của A/goose/Guangdong/1/1996 lineage được phát hiện trên các chim hoang dại và gia cầm ở Trung Quốc, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga và Anh cũng như bắc Ireland. Virus sau đó được phát hiện ở Bắc Mỹ vào cuối năm 2014 và cũng được phát hiện rải rác ởCanada và Mỹ trên các chim hoang dại và gia cầm mãi đến giữa năm 2015. Virus A(H5N8) cũng được phát hiện ở Đài Loan, Trung Quốc và Hungari, Thụy Điển vào năm 2015. Từ tháng 6 năm 2016, các quốc gia cả châu Âu và châu Á đã phát hiện nhiễm trùng trên chim hoang dại và/hoặc gia cầm nuôi với virus A(H5N8) gồm Austria, Croatia, Denmark, Germany, Hungary, India, Israel, Netherlands, Poland, Nga và Thụy Sỹ. Nhiều phát hiện gần đây có liên quan đến tỷ lệ tử vong trên các chim hoang dại.


Hình 1

Về mặt virus

Trình tự gen mã hóa cho Hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA) thu nhận từ virus nhiễm trên các chim hoang dại ở Đức chỉ ra virus A(H5N8) gần đây có thể phân biệt với các loài khác tại châu Âu trong năm 2014 và 2015 nhưng có thể đưa vào nhóm thành A(H5) viruses trong clade 2.3.4.4, như virus A(H5N8) đã được phát hiện trên các chim hoang dại ở vùng Tyva của Nga trong suốt tháng 5-6 của năm 2016. Trong khi các thay đổi về mặt di truyền đã được xác định và phân biệt giữa Đức và các virus ứng viên vaccine được khuyến cáo, nhiều thông tin hơn nữa gồm có dữ liệu về kiểu hình là cần thiết để đánh giá nguy cơ sức khỏe y tế công cộng do các nhóm clade 2.3.4.4 viruses đang diễn ra.

Tính nhạy cảm chống lại virus (Antiviral susceptibility)

Dữ liệu về tính nhạy cảm của ức chế NA (NAI) từ các nghiên cứu về kiểu hình hiện đang có sẵn cho virus A(H5N8) gần đây đã phát hiện ở vùng Tyva (Nga). Các virus này có liên quan chặt chẽ với trình tự protein NA trong các báo cáo gần đây về virus A(H5N8), cho thấy chúng nhạy với zanamivir và oseltamivir thông qua thử nghiệm fluorometric neuraminidase inhibition. Các trình tự NA sẵn có từ các báo cáo về virus gần đây A(H5N8) không chứa bất kỳ một phụ phần amino acid nào cho thấy làm giảm tính ức chế trên các NA subtype khác. Tuy nhiên, vì hiệu quả của các phụ phần NA amino acid trên tính nhạy cảm NAI có thể khác nhau giữa các NA subtypes, các nghiên cứu về tính đặc hiệu của N8 từ các loại virus này là cần thiết để xác định có hay không hợp phần mới có thể giảm tính nhạy của NAI. Vì không có thông tin giải trình tự đoạn gen matrix nên từ lâu các báo cáo về virus A(H5N8) viruses mới được báo cáo gần đây, tính nhạy của chúng để phát triển thuốc vẫn chưa thực hiện được. Đến nay, chưa có ca bệnh nhiễm trùng virus cúm A(H5N8) ở người nào được báo cáo. Tuy nhiên, các ca bệnh ở người nhiễm trùng với virus clade 2.3.4.4 A(H5N6) đã được phát hiện và báo cáo ở Trung Quốc. Mặc dù nhiễm trùng với virus cúm A(H5) rất hiếm và nhìn chung xảy ra trên các cá nhân phơi nhiễm với chim mắc bệnh hoặc chim bị chết (hay môi trường nhiễm), chúng có thể dẫn đến bệnh trầm trọng hoặc chết ở người. Theo sau các vụ dịch cúm A(H5N8)/A(H5N2) tại Mỹ, các thông tin về các cá nhân phơi nhiễm với các con chim mắc bệnh được thu thập, nhưng không có bằng chứng nhiễm trùng ở người nhiễm virus cúm A(H5) được phát hiện trong số những người liên quan trong nghiên cứu này. Liên quan đến miễn dịch quần thể, dựa trên các thông tin có sẵn của các phụ type virus A(H5), miễn dịch quần thể ở người chống lại các virus được phát hiện gần đây A(H5N8) là tối thiểu.Mô hình lây truyền trên động vật cho thấy các nghiên cứu phân lập virus cúm trước đây A(H5N8) chỉ ra rằng virus không lây truyền hiệu quả. Nhiễm trùng ở người đã xảy ra với A(H5) clade 2.3.4.4 virus, A(H5N6) từ năm 2014; 6 trong số 14 ca tử vong đã được báo cáo. Nhìn chung, các thông tin hiện nay cho thấy nguy cơ nhiễm trùng loại virus này ở người là thấp, nhưng không thể loại trừ. Chú ý rằng các phân type neuraminidase khác với 2.3.4.4 clade HA genes cũng được phát hiện trên các chim hoang dại và gia cầm. Giám sát tiếp tục cho tất cả các tác nhân virus gây cúm A(H5) độc lực gây bệnh cao sẽ là rất quan trọng để giám sát sự xuất hiện và tiến hóa. Chia sẻ thông tin kịp thời về trình tự gen là một đánh giá tối ưu nguy cơ mắc bênh này.


Hình 2

Dịch cúm gia cầm đe dọa ngành chăn nuôi tại châu Âu

Dịch cúm gia cầm do virus H5N8 bùng phát ở nhiều quốc gia châu Âu. Đây sẽ là mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi châu Âu và hiện nay đang có mặt tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Virus H5N8 được phát hiện tại 2 trang trại gà ở Đức và Hungary và trên xác chim di cư rơi xuống Ba Lan, Croatia, Hà Lan và Đan Mạch. Nước Pháp đã nâng mức báo động chốngcúm gia cầmlên mức cao nhất tại nhiều tỉnh ven Đại Tây Dương vào đầu tuần trước. Còn tại Đức, một trang trại gà có dịch ở miền Bắc nước này cũng đã phải tiêu hủy 30.000 con gà cách đây 3 tuần. Theo tờ Tấm gương hàng ngày, cảnh sát Đức vẫn tiếp tục phong tỏa một khu vực có bán kính 3 km xung quanh trang trại. Sau Đức chỉ vài ngày, cúm gia cầm đã bất ngờ tấn công một trang trại tại Hungary.


Hình 3

Theo tờ 24h ra tại Hungary, vẫn là chủng virus H5N8 được phát hiện trên gà tây và vịt. Toàn bộ số gia cầm cũng đã bị tiêu diệt. Các trại gà xung quanh bị bắt buộc phải giam lỏng cả chó mèo, do lo ngại là chó mèo tha xác chim trời có nhiễm virus về trại gà gây lây nhiễm. Theo bài báo, Đài Loan đã ngay lập tức ngưng cấp giấy thông hành cho thịt gia cầm từ Hungary và mấy ngày sau, tổng cộng đã 8 quốc gia đã ban hành lệnh cấm nhập sản phẩm từ thịt và trứng của Hungary.


Hình 4

Tờ Tấm gương hàng ngày cho rằng, cúm gia cầm đang lan rộng tại châu Âu nhiều khả năng là do chim di cư đang bay ngang châu Âu xuống phía Nam tránh rét. Theo tờ báo, virus cúm đã lan sang một số loại chim trời, diệc, mòng biển, diều hâu, hải âu và những loại chim hoang dã khác. Bác sĩ thú y và kiểm dịch chỉ có thể tăng cường tuần tra tại các trại gà và lò mổ gia cầm tìm dấu vết khả nghi.

Thụy Điển lo ngại dịch cúm gia cầm hoành hành trở lại, nên Thụy Điển tiêu hủy 200.000 con gà. Sở nông nghiệp Thụy Điển đã quyết định cho giết 200.000 con gà tại một trang trại nơi dịch cúm gia cầm bị phát hiện, trong tình cảnh virus căn bệnh này đang có dấu hiệu hồi sinh ở châu Âu. Dấu vết của virus H5N8 đã được tìm thấy tại các trang trại Aniagra vùng Morarp, phía tây nam Thụy Điển. Phát hiện này được công bố sau khi một số vịt con tại một trang trại nhỏ ở nước Đan Mạch láng giềng, thuộc khu vực Copenhagen, bị nhiễm cúm gia cầm .


Hình 5

Theo Bộ Nông nghiệp Thụy Điển, sau khi đã hạ lệnh tiêu thủy 37.000 con gia cầm, thì tất cả 200.000 con gà mái của trang trại sẽ bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lan rộng của virus. Khoa học gia Karin Ahl làm việc cho chính phủ cho biết hoạt động sẽ mất thời gian vì đây là một trang trại lớn, đồng thời việc khử trùng trên diện rộng cũng cần được thực hiện trên mọi phương diện. Cục trưởng Aniagra Anders Lindberg nói với báo chí địa phương rằng đây tất nhiên là một tổn thất nặng nề nhưng bắt buộc thực hiện trong thời điểm quan trọng này, chúng ta không thể cho phép virus lây lan hơn nữa. Sở nông nghiệp nhấn mạnh rằng không có mối nguy hiểm từ việc ăn trứng từ trang trại - hoặc các sản phẩm gia cầm Thụy Điển nói chung vì virus H5N8 chưa bao giờ được truyền từ gia cầm sang người.

Virus H5N8 đã được phát hiện ở gia cầm và chim hoang dã tại 10 quốc gia châu Âu, theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) là Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Áo, Croatia, Hungary, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sĩ và Nga. Tuần trước Hà Lan đã cho đóng cửa các vườn thú và việc săn vịt bị cấm để tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm tại nước này, bao gồm cả việc tiêu diệt hàng chục loại gia cầm và hơn một ngàn loài chim hoang dã.


Hình 6

Gần 9000 con ngỗng bị tiêu hủy do nhiễm cúm gia cầm ở Đức - Biến đổi gen virus H5N8 cúm gia cầm virus, chỉ riêng tại một bang ở Đức, có 8800 con ngỗng đã bị tiêu hủy do mẫu xét nghiệm cho thấy một số con ngỗng đã nhiễm cúm gia cầm ở hai nông trang.

8800là số con ngỗng mà sở y tế bang Schleswig-Holstein, miền bắc nước Đức ra lệnh tiêu hủy tại hai nông trang sau khi vài mẫu cho thấy ngỗng bị nhiễm cúm gia cầm. Theo luật của Đức, gia cầm phải bị tiêu hủy kể cả khi chúng mang dạng cúm gia cầm ít có nguy cơ gây bệnh, bởi chủng loại H5 hay H7 ít nguy hiểm hơn có thể biến đổi gene liên tục để trở thành chủng virus có nguy cơ cao gây dịch. Trước đó, tại khu vực này đã phát hiện một con thiên nga mang virus H5N8, một chủng gây dịch cao. Virus H5N8 trên gia cầm đã được phát hiện tại 10 bang ở Đức kể từ ca đầu tiên ghi nhận vào ngày 8/11.


Hình 7

Hàn Quốc: Phát hiện virus H5N8 ở ngỗng trời

Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực Hàn Quốc vừa công bố kết quả xét nghiệm xác của 3 con ngỗng trời tại hồ chứa nước Dongrim, huyện Gochang, ở tỉnh Bắc Jeolla bị nhiễm virus H5N8. Những con ngỗng bị chết thuộc giống ngỗng ở hồ chứa nước nới trên, nơi trước đó đã phát hiện vịt trời di trú chết tự nhiên. Đây là lần đầu tiên phát hiện ngỗng trời bị lây nhiễm cúm gia cầm. Các nhà nghiên cứu đang nghiêng về giả thiết loại virus cúm gia cầm H5N8 là chủng độc lực cao có khả năng lây nhiễm cao và hiện đang tiến hành phân tích gen di truyền. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng phát hiện thêm 3 xác vịt trời tại khu vực hồ Geumgang, nơi tiếp giáp giữa tỉnh Bắc Jeolla và khu vực tỉnh Chungcheong. Hiện nhà chức trách đang tiến hành xét nghiệm để xác nhận 3 con vịt trời này có nhiễm virus cúm gia cầm hay không. Trong lúc đó, Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực đã xác định thêm 1 trang trại nuôi vịt ở xã Julpo, huyện Buan, tỉnh Bắc Jeolla bị nhiễm virus cúm gia cầm. Như vậy, đã có 5 trang trại nuôi vịt ở các huyện Gochang và Buan (tỉnh Bắc Jeolla) bị phát hiện nhiễm virus cúm gia cầm H5N8. Người ta đã tiêu hủy 410.000 con gia cầm tại 30 trang trại do lo ngại nguy cơ lây lan, trong đó có 327.000 con vịt và 83.000 con gà với tổng số thiệt hại lên đến 4,39 tỷ won (tương đương 4,1 triệu USD). Theo Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực Hàn Quốc, kết quả xét nghiệm xác chim sẻ chết lấy từ khu vực huyện Gochang cho thấy những con chim này chết do mắc virus H5N8. Trong thông báo ngày 20/1, Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực nước này cho hay virus cúm gia cầm khiến chim sẻ chết hàng loạt tại các hồ chứa nước gần khu vực nông trại nuôi vịt nói trên được xác định là chủng độc lực cao H5N8.


Hình 8-9

Loại virus vừa được xác nhận từ xác chim sẻ chết giống với loại virus phát hiện ở vịt nhiễm cúm tại trang trại ở huyện Gochang và huyện Buan thuộc tỉnh Bắc Jeolla trong mấy ngày gần đây. Theo Bộ Nông lâm, Công nghiệp chăn nuôi và Lương thực Hàn Quốc, nhiều khả năng vịt trong các trang trại nói trên mắc cúm gia cầm là do lây nhiễm từ chim sẻ trong tự nhiên. Bộ này hiện đang kiểm tra các khu vực tập trung nhiều chim sẻ ở 2 tỉnh Nam và Bắc Jeolla, nơi đàn vịt có thể di chuyển qua, đồng thời hạn chế sự qua lại của người dân tại đây. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã nhận được chỉ thị thực hiện việc khử trùng 37 nơi cư trú của chim sẻ trên toàn quốc và các trang trại gia cầm quanh đó. Trong diễn biến liên quan, cũng trong ngày hôm nay (20/11), lại có thêm 3 trang trại gần trang trại nuôi vịt, nơi phát hiện cúm H5N8 ở các huyện Gochang và Buan bị đưa vào danh sách nghi ngờ lây nhiễm cúm gia cầm. Cơ quan chức năng cũng đã chôn hủy 39.500 con vịt tại 3 trang trại này và thu thập mẫu vật để xét nghiệm.

Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp gia cầm nhiễm virus H5N8

Đại diện Cục Thú y, ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, cho đến thời điểm này Việt Nam chưa phát hiện virus cúm A/H5N8 trên gia cầm.

Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 18/11, tại Hà Nội, đại diện này của Cục Thú y cũng khẳng định, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản đã được khống chế. Đến nay cả nước không ghi nhận các ổ dịch về cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh trên gia súc. Tuy nhiên, những tháng cuối năm là thời điểm nguy cơ dịch bệnh có thể quay trở lại do virus vẫn tồn tại và lưu hành trên đàn gia súc gia cầm. Mặt khác, diễn biến thời tiết bất thường dễ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi và đặc biệt việc buôn bán vận chuyển gia súc, gia cầm gia tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán… nên không loại trừ khả năng phát sinh dịch bệnh,” Phó Cục trưởng Đàm Xuân Thành đánh giá.


Hình 10

Trong khi đó, kết quả xét nghiệm cho thấy virus cúm A/H5N8 ghi nhận tại các nước Anh và Hà Lan có cấu trúc gen tương tự như virus phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào tháng Một năm nay và bắt nguồn từ sự tái tổ hợp các virus bao gồm cả virus cúm gia cầm AH5N1 đang lưu hành ở khu vực châu Á. Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, virus cúm A/H5N8 có tỷ lệ gây tử vong cao trên gà, đặc biệt là gà tây, nhưng ở vịt tỷ lệ này thấp hơn khoảng 20% và không gây các biểu hiện ốm, chết ở vịt trời. Chủng vi rút cúm A/H5N8 được ghi nhận rải rác trên các đàn gia cầm và chim hoang dại từ năm 2010 đến nay tại một số nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo Phó Cục trưởng Đàm Xuân Thành, các kết quả giám sát khẳng định ở Việt Nam chưa phát hiện virus cúm A/H5N8, tuy nhiên nguy cơ cúm gia cầm ở Việt Nam cũng rất cao cho nên người nuôi không nên chủ quan. Trước diễn biến tình hình dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N8 tại châu Âu và một số nước khu vực châu Á, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các Bộ ngành liên quan và các tổ chức quốc tế tiếp tục dõi sát tình hình diễn biến dịch cúm A/H5N8 trên gia cầm và ở người để có các biện pháp ứng phó kịp thời.


Hình 11

Đại diện Cục Thú y cũng cho biết, các nguyên tắc phòng chống dịch cúm nói chung khi người dân phát hiện gia cầm ốm chết không rõ nguyên nhân phải báo cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương cơ sở để xử lý kịp thời không nên tự ý giết mổ gia cầm, tiêu thụ gia cầm ốm chết. Cục Y tế Dự phòng cho biết, trong tháng 11/2014, cơ quan y tế tại Đức và Hà Lan đã thông báo ghi nhận hai ổ dịch cúm A(H5N8) tại hai trang trại gia cầm đã làm dấy lên sự quan ngại về sự lây lan của chủng virus cúm A (H5N8) tại các nước khu vực châu Âu. Kết quả xét nghiệm cho thấy virus cúm A (H5N8) tại châu Âu có cấu trúc gen tương tự như virus phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào tháng 01/2014 và bắt nguồn từ sự tái tổ hợp các virus bao gồm cả virus cúm gia cầm A (H5N1) hiện vẫn đang lưu hành ở châu Á. Virus cúm A (H5N8) gây tỷ lệ tử vong cao ở gà, đặc biệt là gà tây, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn ở vịt (khoảng 20%) và không gây các biểu hiện ốm, chết ở vịt trời. Chủng virus cúm A (H5N8) được ghi nhận rải rác trên các đàn gia cầm và chim hoang dại từ năm 2010 đến nay tại một số nước khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC), đến nay trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào ở người, tuy nhiên chủng virus này có thể lây truyền từ gia cầm sang người. Người có nguy cao nhiễm chủng virus này là người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, giết mổ hoặc xử lý gia cầm nhiễm bệnh. Mặc dù, chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người, tuy nhiên người sau khi phơi nhiễm cần được theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh cũng như để xác định không bị nhiễm virus trong quá trình làm việc. Trước diễn biến tình hình dịch bệnh cúm gia cầm A (H5N8) diễn biến tại châu Âu và một số nước khu vực châu Á, Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tổ chức quốc tế tiếp tục dõi sát tình hình diễn biến dịch cúm A (H5N8) trên gia cầm và ở người để có các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.


Hình 12

Lời khuyên y tế công cộng

Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng các tổ chức quốc tế tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến dịch cúm A(H5N8) trên gia cầm và ở người để có các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, để chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không giết, mổ gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân; không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ; khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương; nếu xuất hiện các biểu hiện cúm có liên quan đến tiếp xúc với gia cầm, đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời; tránh tiếp xúc với bất kỳ loại chim (hoang dã hay gia cầm) hoặc các động vật khác đang bị bệnh hoặc tìm thấy chết, đồng thời báo cáo cho cơ qaun có thẩm quyền; rửa tay hợp lý và đúng cách bằng xà phòng hay chất tẩy trùng theo đúng quy định; Theo dõi các khâu an toàn thực phẩm và thực hành vệ sinh thực phẩm tốt.


Hình 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     EMPRES Watch: H5N8 highly pathogenic avian influenza (HPAI) of clade 2.3.4.4 detected through surveillance of wild migratory birds in the Tyva Republic, the Russian Federation – potential for international spread.

2.Arriola CS, Nelson DI, Deliberto TJ, Blanton L, Kniss K, Levine MZ, et al. Infection risk for persons exposed to highly pathogenic avian influenza A H5 virus–infected birds, United States, December 2014–March 2015. Emerg Infect Dis. 2015 Dec [accessed 14 Nov 2016].

3.Richard M, Herfst S, van den Brand JMA, Lexmond P, Bestebroer TM, Rimmelzwaan GF, et al. (2015) Low Virulence and Lack of Airborne Transmission of the Dutch Highly Pathogenic Avian Influenza Virus H5N8 in Ferrets. PLoS o­nE 10(6): e0129827 [accessed 14 Nov 2016].

4.Kaplan BS, Russier M, Jeevan T, Marathe B, Govorkova EA, Russell CJ, Kim-Torchetti M, Choi YK, Brown I, Saito T, Stallknecht DE, Krauss S, Webby RJ. Novel Highly Pathogenic Avian A(H5N2) and A(H5N8) Influenza Viruses of Clade 2.3.4.4 from North America Have Limited Capacity for Replication and Transmission in Mammals. mSphere. 2016 Apr 6;1(2). pii: e00003-16 [accessed 14 Nov 2016].

5.Pulit-Penaloza JA, Sun X, Creager HM, Zeng H, Belser JA, Maines TR, Tumpey TM. Pathogenesis and Transmission of Novel Highly Pathogenic Avian Influenza H5N2 and H5N8 Viruses in Ferrets and Mice. J Virol. 2015 Oct;89(20):10286-93 [accessed 14 Nov 2016].

 

 

 

Ngày 01/12/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích