Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 3 0 4 4
Số người đang truy cập
4 5 5
 Tin tức - Sự kiện
Cuộc chiến zika sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Ngay sau khi tuyên bố kết thúctình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) để chuyển sang cuộc chiến lâu dài chống virus Zika,ngày 24/11/2016 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát hành Báo cáo tình hình Zika (Zika situation report) nêu rõ bức tranh toàn cảnh về virus Zika cùng những ứng phó cần thiết ở các quốc gia có lưu hành dịch bệnh này.

WHO cho biết đến nay đã có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo sự lưu hành hoặc lây truyền virus Zika nhưng trong tuần trước thời điểm báo cáo không có thêm quốc gia và vùng lãnh thổ nào lần đầu ghi nhận nhiễm virus Zika do muỗi truyền (mosquito-borne Zika virus infections), dị tật đầu nhỏ (microcephaly), hệ thống thần kinh trung ương (central nervous system_CNS) và hội chứng Guillain-Barré (Guillain-Barré syndrome_GBS) liên quan đến nhiễm virus Zika.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có virus Zika do muỗi truyền

Phân loại

Classification)

Văn phòng khu vực của WHO

(WHO Regional Office)

Quốc gia/vùng lãnh thổ

(Country/territory)

 

Tổng số

(Total)

 

Category 1: Countries with a reported outbreak from 2015 o­nwards

 

AFRO

Cabo Verde; Guinea-Bissau

2

 

AMRO/PAHO

Anguilla; Antigua and Barbuda; Argentina; Aruba; Bahamas; Barbados; Belize; Bolivia (Plurinational State of); Bonaire, Sint Eustatius and Saba – Netherlands; Brazil; British Virgin Islands; Cayman Islands; Colombia; Costa Rica; Cuba; Curaçao; Dominica; Dominican Republic; Ecuador; El Salvador; French Guiana; Grenada; Guadeloupe; Guatemala; Guyana; Haiti; Honduras; Jamaica; Martinique; Mexico; Montserrat; Nicaragua; Panama; Paraguay; Peru; Puerto Rico; Saint Barthélemy; Saint Kitts and Nevis; Saint Lucia; Saint Martin; Saint Vincent and the Grenadines; Sint Maarten; Suriname; Trinidad and Tobago; Turks and Caicos; United States of America; United States Virgin Islands; Venezuela (Bolivarian Republic of)

48

WPRO

American Samoa; Fiji; Marshall Islands; Micronesia (Federated States of); Palau; Samoa; Singapore; Tonga

8

Subtotal

 

 

58

Category 2: Countries with possible endemic transmission or evidence of local mosquito-borne Zika infections in 2016

 

SEARO

Indonesia; Maldives; Thailand

3

WPRO

Malaysia; New Caledonia; Philippines; Viet Nam

4

Subtotal

 

 

7

Category 3: Countries with evidence of local mosquitoborne Zika infections in or before 2015, but without documentation of cases in 2016, or outbreak terminated

AFRO

Gabon**

1

PAHO/AMRO

ISLA DE PASCUA – Chile**

1

SEARO

Bangladesh**

1

WPRO

Cambodia**; Cook Islands**; French Polynesia**; Lao People’s Democratic Republic; Papua New Guinea; Solomon Islands; Vanuatu

7

Subtotal

 

 

10

Total

 

 

75

Theo bảng trên, WHO phân 75 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có virus Zika do muỗi truyền thành 3 loại, trong đó loại 1 (category1) bao gồm 58 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo có dịch từ năm 2015 trở đi (#); loại 2 (category 2 bao gồm 7 quốc gia có lan truyền dịch tễ hoặc bằng chứng nhiễm Zika bởi muỗi địa phương trong năm 2016; loại 3 (category 3) bao gồm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có bằng chứng nhiễm Zika tại chỗ do muỗi truyền trong hoặc trước năm 2015, nhưng không có tài liệu hướng dẫn các trường hợp trong2016 hoặc đã kết thúc báo cáo dịch đầu năm 2007. Cũng theo bảng này, Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á (như Thailand, Indonesia, Malaysia, Philippines) thuộc loại 2 theo Classification của WHO. Số ca nhiễm virus Zika hầu như khó kiểm soát vì biểu hiện triệu chứng nhẹ, chỉ được phát hiện khi nghi ngờ có bệnh hoặc tình cờ xét nghiệm bệnh, thậm chí bệnh nhân không để ý đến khi mắc bệnh. Vấn đề với dịch bệnh Zika chính là dị tật đầu nhỏ của thai nhi ngay trong thời kỳ mẹ đang mang thai và các hội chứng thần kinh (GBS, CNS) liên quan đến virus Zika.

Cũng như sốt xuất huyết, Zika là một arbovirus thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae chủ yếu lây truyền qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Tên gọi của virus này chính là nơi đầu tiên phân lập vào năm 1947 tại một khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda. Từ năm 1950, virus Zika đã hiện diện ở các vùng nhiệt đới của châu Á và châu Phi như một dịch bệnh mới nổi thời kỳ bấy giờ. Đến năm 2007, xuất hiện trên đảo Yap thuộc bang Micronesia, sau đó lan qua phía đông Thái Bình Dương đến Polynesia thuộc Pháp, đến đảo Phục Sinh (Easter Island)-Chile. Đến năm 2015, qua Trung Mỹ, khu vực Caribean và Nam Mỹ từ các trường hợp đầu tiên phát hiện ở Brazil sau đó hoành hành đạt cấp độ đại dịch ở châu lục này với hàng triệu người nhiễm bệnh. Đến năm 2016, virus Zika lan tràn sang các nước Đông Nam Á với hàng trăm người nhiễm bệnh bao gồm Singapore, Malaysia, Thailand, Vietnam, philippines…; theo thống kê của WHO đến nay khu vực này đã xác định 7/10 quốc gia có lưu hành virus Zika do muỗi truyền.


Bản đồ phân bố virus Zika ở các quốc gia và vùng lãnh thổ của WHO, 2013-2016

Hiện nay diệtvector truyền bệnh Aedes agypty được xem là biện pháp hiệu quả nhất ngăn chặn dịch bệnh nàytrong khi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccinephòng bệnh. Virus Zika xác định qua phát hiện bộ gen bằng một trong những kỹ thuật sinh học phân tử (PCR), bệnh nhân nhiễm virus Zika thường không có triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ giống như thể nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, virus Zika có thể lây từ người mẹ mang thai qua thai nhi có thể dẫn đến dị tật đầu nhỏở trẻ sơ sinh và các biến chứng não nghiêm trọng khác, người trưởng thành có thể nhiễm Zika nhưng hiếm khi dẫn đến hội chứng thần kinh (GBS) tổn thương thần kinh gây liệt.


Virus Zika gây dị tật đầu nhỏ trẻ sơ sinh từ thời kỳ mẹ đang mang thai những tháng đầu

Đầu năm 2016, Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (US CDC) đã ban hành hướng dẫn du lịch các nước bị ảnh hưởng bao gồm sử dụng các biện pháp phòng chống tăng cường và khuyến cáo phụ nữ mang thai bao nên hoãn các chuyến du lịch đến các vùng lưu hành virus Zika. Chính phủ và các cơ quan y tế một số nước trên thế giới cũng đã đưa ra cảnh báo du lịch tương tự. Trước tình hình dịch bệnh do virus Zika ngày càng lan rộng được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học, y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm từ khắp nơi trên thế giới tại một cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp y tế quốc tế (EC), ngày 1/2/2016 WHO ban bố “Tình trạngkhẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại quốc tế” (PHEIC) kèm theo cảnh báo diễn biến tồi tệ của dịch bệnh nàytrước khi được kiểm soát và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. Sau 1 năm thực hiện lệnh này nhìn chung việc đánh giá rủi ro toàn cầu hầu như không thay đổi, virus Zika tiếp tục lan rộng về mặt địa lý tới các khu vực có sự hiện diện vector truyền bệnh Aedes; mặc dù có sự giảm trong các trường hợp nhiễm Zika ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng sự thận trọng cần duy trì ở mức độ cao.


Diệt muỗi truyền bệnh Aedes là biện pháp quan trọng hàng đầu ngăn chặn virus Zika

Ngày 18/11/2016 cuộc họp lần thứ 5 của EC về Zika đã đề nghị Tổng giám đốc WHO tuyên bố kết thúc PHEIC trong khi virus Zika và hậu quả liên quan của nó vẫn còn là một thách thức lâu dài sức khỏe cộng đồng quan trọng. Nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa nhiễm virus Zika và đầu nhỏ, đẩy mạnh sự cần thiết cho một cơ chế kỹ thuật mạnh mẽ để quản lý các phản ứng toàn cầu và chương trình nghiên cứu; sự phối hợp và phản ứng với virus Zika được xây dựng thành một chương trình duy trì lâu dài (longer-term programme) với các nguồn lực riêng để giải quyết bản chất và hậu quả của bệnh. Khuyến cáo từ các cuộc họp EC trước đó sẽ vẫn được giữ nguyên trong vòng 3 tháng trong khi WHO thực hiện các kế hoạch chuyển tiếp hoạt động vào một chương trình dài hạn,  xây dựng cơ chế đáp ứng lâu dài cùng với các mục tiêu đã được xác định trong kế hoạch chiến lược ứng phó với vi rút Zika(Zika Strategic Response Plan). WHO tiếp tục phối hợp và hỗ trợ hơn 60 đối tác trong các lĩnh vực phát hiện, phòng ngừa, chăm sóc và hỗ trợ, tăng cường chuẩn bị nghiên cứuvà ứng phó ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có muỗi Aedes lưu hành.

Ngày 30/11/2016
PGS.TS.Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích