Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 5 7 4 4
Số người đang truy cập
3 7 2
 Tin tức - Sự kiện
WHO yêu cầu đầu tư và hành động toàn cầu chấm dứt dịch bệnh lao sớm hơn

Ngày 13/10/2016 | GENEVA/WASHINGTON. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) yêu cầu đầu tư và hành động toàn cầu chấm dứt dịch bệnh lao sớm hơn (WHO report warns global actions and investments to end tuberculosis epidemic are falling far short). Số liệu mới được công bố trong"Báo cáo bệnh Lao toàn cầu" (Global Tuberculosis Report) của WHO cho thấy các nước cần chuyển động nhanh hơn để ngăn chặn, phát hiện và điều trị bệnh lao nếu muốn đáp ứng các mục tiêu toàn cầu.

Hướng tới các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), tại kỳ họp của Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) các chính phủ đồng ý về mục tiêu chấm dứt dịch bệnh lao (TB) bao gồm giảm 90% tử vong và giảm 80% số ca mắc lao vào năm 2030 so với 2015. TS. Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO phát biểu: "Chúng ta đang đối mặt với cuộc chiến khó khăn để đạt được mục tiêu toàn cầu chống bệnh lao, các nước cần nỗ lực ở quy mô lớn hơn hoặc tiếp tục tụt hậu phía sau dịch bệnh chết người này cùng những mục tiêu tham vọng không đạt được". "Báo cáo Lao toàn cầu" năm 2016 của WHO nhấn mạnh sự bất bình đẳng đáng kể giữa các quốc gia trong việc giúp người mắc bệnh lao được tiếp cận với các chẩn đoán chi phí-hiệu quả và các can thiệp điều trị mà có thể đẩy nhanh việc làm giảm tỷ lệ mắc lao trên thế giới, đồng thời báo hiệu sự cần thiết cam kết chính trị mạnh mẽ và gia tăng nguồn kinh phí.

Gánh nặng oàn cầu cao hơn về số ca mắc và tử vong (Higher global burden of disease and death)

Phản ánh dữ liệu mới điều tra và giám sát từ Ấn Độ, báo cáo cho thấy trong khi nỗ lực đáp ứng TB cứu sống hơn 3 triệu người năm 2015 thì gánh nặng bệnh lao thực sự cao hơn so với ước tính trước đây. Trong năm 2015, ước tính khoảng 10,4 triệu ca mắc lao mới (new TB cases) toàn cầu; 6 quốc gia chiếm 60% tổng số gánh nặng bệnh lao lớn nhất ở Ấn Độ, sau đó là Indonesia, Trung Quốc, Nigeria, Pakistan và Nam Phi. Ước tính 1,8 triệu người chết vì bệnh lao năm 2015, trong đó 0,4 triệu người bị đồng nhiễm với HIV. Mặc dù tử vong do lao trên toàn cầu giảm xuống còn 22% (giai đoạn 2000-2015) nhưng TB vẫn là một trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới năm 2015, chịu trách nhiệm cho số ca tử vong cao hơn HIV và sốt rét. Những lỗ hỏng trong xét nghiệm lao và báo cáo các trường hợp nhiễm mới vẫn là những thách thức lớn. Trong số 10,4 triệu trường hợp mới được ước tính, chỉ có 6,1 triệu người được phát hiện và ghi nhận chính thức vào năm 2015 tạo ra một lỗ hổng kiểm soát TB cho khoảng 4,3 triệu người do báo cáo các ca mắc lao không đầy đủ, đặc biệt là khu vực tư nhân không được kiểm soát và chẩn đoán chặt chẽ ở các nước có những rào cản lớn với tiếp cận dịch vụ chăm sóc bệnh lao. Ngoài ra, tỷ lệ giảm số ca mắc bệnh lao vẫn không thay đổi ở mức 1,5% từ năm 2014 đến 2015 đòi hỏi cần tăng tốc 4-5% vào năm 2020 để đạt được những cột mốc đầu tiên của “Chiến lược chấm dứtTB" (End TB Strategy) đã được WHA thông qua.

Giải quyết lao kháng thuốc và những thách thức khác (Tackling drug resistance and other challenges)

Cho đến nay lao đa kháng thuốc (MDR-TB) vẫn là khủng hoảng y tế công cộng, WHO ước tính 480.000 người bị MDR-TB trong năm 20151. Trong đó, 3 nước có gánh nặng MDR-TB lớn là Ấn Độ, Trung Quốc và Liên bang Nga chiếm gần 50% số ca mắc lao toàn cầu. Phát hiện và xử lý những lổ hông kiểm soát TB tiếp tục đòi hỏi đáp ứng với MDR-TB, trong năm 2015 chỉ 1 trong 5 người nhiễm mới đủ điều kiện để điều trị các loại thuốc thay thế có thể tiếp cận MDR-TB, tỷ lệ chữa khỏi tiếp tục ở mức thấp (52%) trên phạm vi toàn cầu. TS. Mario Raviglione, Giám đốc Chương trình lao toàn cầu của WHO cho biết: "Những tiến bộ ảm đạm hiện nay trong đáp ứng lao là một bi kịch với hàng triệu người bị bệnh này, để cứu được nhiều mang sống hơn chúng ta cần có các xét nghiệm nhanh và mới được khuyến nghị, các loại thuốc và phác đồ cho những người có nhu cầu sử dụng. Các hành động và đầu tư hiện tại bị thiếu hụt nhiều so với dự kiến, kết cục thế giới bừng tỉnh trong sự đe dọa của kháng thuốc và đây chính là thời điểm tăng cường đáp ứng với MDR-TB". Trong năm 2015, 22% số bệnh nhân lao dương tính với HIV không được sử dụng liệu pháp kháng virus (ARV). Theo khuyến cáo của WHO, ART cần phải sẵn có cho tất cả các bệnh nhân lao có HIV dương tính. Gần 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và người sống chung với HIV là đối tượng đặc biệt dễ nhiễm bệnh lao và những người hội đủ điều kiện điều trị dự phòng có thể tiếp cận nó trong năm 2015 cần được nhanh chóng mở rộng.

Thu hẹp các lổ hổng chính trong ngân sách chống TB (Closing critical gaps in TB financing)

Trong phòng ngừa và chăm sóc bệnh lao, đầu tư ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình giảm gần 2 tỷ đô la (USD) và thiếu hụt khoảng 8,3 tỷ USD cần có trong năm 2016, dự báo khoảng cách này sẽ tiếp tục mở rộng đến 6 tỉ USD vào 2020 nếu mức độ ngân quỹ hiện tại không tăng. Nhìn chung, khoảng 84% nguồn tài chính sẵn có ở các nước thu nhập thấp và trung bình năm 2016 lấy từ các nguồn trong nước chủ yếu thuộc nhóm BRICS (Brazil, Russian Federation, India, China and South Africa); còn các nước có thu nhập thấp và trung bình khác phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ quốc tế với hơn 75% từ Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét. Ngoài ra, WHO ước tính ít nhất cần bổ sung thêm 1 tỷ USD mỗi năm là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của loại thuốc chống lao, các công cụ chẩn đoạn và các loại vaccine mới. TS. Ariel Pablos-Méndez, nhà quản lý sức khỏe toàn cầu thuộc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)-đối tác tài trợ hàng đầu của đáp ứng lao cho biết: "Chúng ta đang thiếu hụt nguồn lực triển khai phòng chống bệnh lao-kẻ giết người hàng đầu thế giới, mọi người đều có vai trò quan trọng thu hẹp lổ hổng kiểm soát bệnh lao. Như báo cáo đã nêu, chúng ta cần thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, các cơ chế bảo trợ xã hội và tài chính y tế công cộng tại các quốc gia có gánh nặng TB cao. Các đối tác viện trợ phát triển cần tăng cường đầu tư hơn nữa vào lúc này hoặc đơn giản là không thể chấm dứt một trong những căn bệnh lâu đời nhất và gây chết người nhiều nhất thế giới".

1 Ngoài ra, 100.000 người mắc bệnh lao kháng rifampicin cũng cần có các loại thuốc thay thế trong năm 2015. WHO khuyến cáo rằng tất cả các bệnh nhân lao kháng rifampicin được điều trị bằng một phác đồ MDR-TB thay thế. MDR-TB được định nghĩa là có khả năng kháng cả rifampicin và isoniazid là 2 loại thuốc chống lao chủ yếu.

 

 

Ngày 18/10/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích