Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 5 9 9 9
Số người đang truy cập
2 7 4
 Tin tức - Sự kiện
Phòng chống tác hại thuốc lá từ ý thức của người hút thuốc

Mặc dù Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC)của WHO đã được ký kết với nhiều quốc gia thành viên từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn còn gần 80% của 1 tỷ người hút thuốc sống ở các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình, trong đó Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới với 45,3% nam giới hút thuốc.

Hiệu quả phòng chống chưa cao

Hút thuốc vẫn là vấn nạn toàn cầu

Theo thông tin mới cập nhật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng khoảng 6 triệu người mỗi năm, trong đó hơn 5 triệu ca tử vong do hút thuốc chủ động (direct tobacco) và hơn 600.000 người không hút thuốc (non-smokers) tử vong do bị phơi nhiễm với khói thuốc lá hay còn gọi là hút thuốc thụ động (second-hand smoke), tổ chức này cho biết gần 80% của 1 tỷ người hút thuốc trên thế giới sống ở các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình-nơi gánh nặng tử vong và bệnh tật liên quan đến thuốc lá cao nhất thế giới. Thuốc lá còn được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” (gradual killer)do diễn biến chậm trong nhiều năm, từ khi loài người bắt đầu hút thuốc lá đến khi sức khỏe của họ có vấn đề thì dịch bệnh và tử vong liên quan đến thuốc lá mới được đề cập. WHO ước tính 100 triệu trường hợp tử vong trong thế kỷ 20 và dự báo 1 tỷ người chết vào thế kỷ 21 do thuốc lá gây ra, nếu không được kiểm soát chặt chẽ con số tử vong do thuốc lá sẽ tăng hơn 8 triệu mỗi năm đến 2030, trong đó hơn 80% số tử vong ở các nước thu nhập thấp và trung bình vì vậy WHO cho rằng hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật và đói nghèo (leading cause of death, illness and impoverishment) khi người hút thuốc lá chết sớm làm mất nguồn lao động và mất thu nhập của gia đình, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và cản trở phát triển kinh tế. Ở một số quốc gia, nhân công trồng và chế biến thuốc lá cho thu nhập gia đình, nhất là là phụ nữ và trẻ em nhà nghèo thường dễ mắc "hội chứng nhiễm độc thuốc lá xanh" (green tobacco sickness) do nicotine từ lá cây thuốc lá ướt hấp thụ qua da gây nên.


Phụ nữ và trẻ em
nhà nghèo thường dễ mắc "hội chứng nhiễm độc thuốc lá xanh"

Việt Nam, số người hút thuốc giảm không đáng kể

Theo kết quả điều tra toàn cầu lần thứ 2 về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (GATS) tại Việt Nam do WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (US CDC) tài trợ năm 2015, Chương trình quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá (Vinacosh) nhận định sau 5 năm (2015 so với 2010): tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam có xu hướng giảm đối với tỷ lệ hút thuốc có khói và không khói ở cả nam và nữ từ 23,8% xuống 22,5%, trong đó tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ 47,4% xuống 45,3%; tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở cả nam và nữ giảm từ 19,9% xuống 18,2%.  Tại khu vực đô thị, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá có khói và không khói giảm từ 47,7% xuống 42,7%; tỷ lệ hút thuốc lá điếu của cả nam và nữ ở khu vực đô thị giảm từ 22% xuống 18,8%. 


Hình 2

Tuy nhiên, người viết cho rằng tỷ lệ giảm này không có ý nghĩa thống kê hay thay đổi không đáng kể khi trong vòng 5 năm (2015 so với 2010) hầu như các chỉ số mới giảm được từ 1-2%, trong khi nước ta vẫn nằm trong nhóm 15 nước hút thuốc lá hàng đầu thế giới. Kết quả điều tra GATS 2015 cũng cho thấy sau khi điều chỉnh giá trung bình của một bao thuốc 20 điếu không tăng mà còn có xu hướng giảm đi từ 12.700 đồng/bao (năm 2010) xuống còn 11.819 đồng/bao (năm 2015). Hàng năm, Việt Nam có 40.000 người chết liên quan đến thuốc lá gấp 3 lần số chết do tai nạn giao thông, 60% trẻ em độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Tại Hà Nội, gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động nhất là phụ nữ và trẻ em, ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới.


Hình 3

Kẻ giết người hút thuốc thụ động (Second-hand smoke kills)

Hút thuốc thụ động (passive smoking, secondhand smoking) hay phơi nhiễm với môi trường khói thuốc lá (exposure to environmental tobacco smoke-ETS exposure) là hình thức hít khói thuốc từ không khí mà không trực tiếp hút thuốc cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ bệnh tật như ung thư phổi vì vậy WHO khuyến cáo không có ngưỡng an toàn cho hút thuốc thụ động. Hút thuốc lá thụ động khi khói thuốc lá bao phủ khắp không gian trong nhà hoặc nơi công cộng, trong khói thuốc thụ động có hơn 4.000 hóa chất, trong đó tối thiểu 250 hóa chất có hại và trên 50 hóa chất có khả năng gây bệnh tim mạch và hô hấp nghiêm trọng bao gồm cả bệnh tim mạch vành và ung thư phổi; ở trẻ sơ sinh gây ra cái chết đột ngột, phụ nữ có thai gây ra trẻ nhẹ cân; gần một nửa số trẻ em thường xuyên hít thở không khí bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá ở nơi công cộng, hơn 40% trẻ em có ít nhất một cha hoặc mẹ hút thuốc, góp phần vào hơn 600.000 trường hợp tử vong sớm hàng năm.. Đặc biệt, tỷ lệ hút thuốc thụ động ở Việt Nam vẫn còn cao đến 42,6% trên phương tiện giao thông công cộng (19,4%), ở nhà (62%), ở nơi làm việc (42%), nhà hàng (80%).


Hình 4

Cuộc chiến chống tác hại của thuốc lá nhiều thách thức

Chuyển đổi hành vi của người hút thuốc lá không hề dễ dàng

Mặc dù FCTC của WHO đã được nỗ lực triển khai từ nhiều phía, nhất là cấm hút thuốc lá nơi công cộng và cam kết bỏ hút thuốc, tăng thuế và cấm quảng cáo thuốc lá, tăng giá bán lẻ và chống buôn lậu thuốc lá… nhưng tình hình phòng chống tác hại của thuốc lá chỉ đạt kết quả khiêm tốn do chưa có sự hưởng ứng tích cực của những người hút thuốc. Hiện nay, thuốc lá vẫn mặc nhiên được bày bán khắp nơi, mọi người đều dễ dàng mua thuốc lá hút; ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc nơi công cộng chưa cao, hoạt động giám sát thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá chỉ mang tính hình thức; nếu không tập trung ưu tiên tăng cường giáo dục truyền thông chuyển đổi hành vi của những người hút thuốc lá chủ động thì cuộc chiến chống hút thuốc sẽ trở nên vô nghĩa do vậy để hạn chế tác hại của thuốc lá trước hết phải thay đổi ý thức của cộng đồng vì nếu mỗi người tự giác từ bỏ thuốc lá thì không cần bất cứ lệnh cấm nào cũng hiệu quả và thị trường tiêu thụ thuốc lá sẽ tự động bị đào thải.


Hình 5

Trước hết, người sử dụng thuốc lá cần giúp đỡ bỏ thuốc lá (tobacco users need help to quit) nhưng nghiên cứu của WHO cho thấy rất ít người hiểu rõ tác hại của thuốc lá với sức khỏe như kết quả khảo sát năm 2009 tại Trung Quốc chỉ 38% người hút thuốc biết hút thuốc gây ra bệnh tim mạch vành và 27% biết nó gây ra đột quỵ; trong khi những người hút thuốc nhận thức được mối nguy hại của thuốc lá đều muốn từ bỏ và từ bỏ thuốc lá thành công nếu được tư vấn chuyển đổi hành vi kịp thời. Tuy nhiên, dịch vụ tư vấn bỏ thuốc lá có bảo hiểm toàn bộ hoặc một phần mới chỉ ở diễn ra ở 21 quốc gia với 15% dân số thế giới, trong khi các nước thu nhập thấp có tỷ lệ người hút thuốc cao nhưng hầu như không có bất cứ dịch vụ hỗ trợ nào làm ngừng hút thuốc lá.


Hình 6

Giải pháp các phía nhiều khó khăn

Cùng với truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi của người hút thuốc, WHO cho rằng các giải pháp phòng chống tác hại của thuốc lá cần được tiến hành đồng bộ từ nhiều phía như giám sát, quảng cáo chống hút tuốc, tăng thuế thuốc lá. Trong đó hoạt động giám sát mang tính chìa khóa (surveillance is key)theo dõi mức độ và tính chất của vấn nạn thuốc lá và cung cấp giải pháp hiệu quả điều chỉnh chính sách cần được tiến hành thường xuyên nhưng mới chỉ có 1 trong 4 quốc gia đại diện hơn 1/3 dân số thế giới giám sát sử dụng thuốc lá bằng cách lặp lại các cuộc điều tra ở thanh thiếu niên và người lớn ở phạm vi quốc gia mỗi 5 năm 1 lần. Cùng với đó, hình ảnh cảnh báo tại nơi làm việc (picture warnings work) như quảng cáo chống hút thuốc lá và đồ họa cảnh báo làm giảm số lượng trẻ em bắt đầu hút thuốc và tăng số lượng người từ bỏ thuốc lá gặp nhiều khó khăn; chỉ có 30 nước có mức thu nhập trung bình hoặc thấp với khoảng14% dân số thế giới đáp ứng yêu cầu cảnh báo hình ảnh bằng tiếng địa phương bao phủ trung bình một nửa mặt trước và mặt sau của vỏ bao thuốc lá. Các chiến dịch truyền thông đại chúng thực hiện hơn một nửa dân số thế giới sống ở 37 quốc gia với mục đích làm giảm tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ người không hút thuốc và thuyết phục thanh niên bỏ hút thuốc lá được đẩy mạnh trong vòng 2 năm qua. Cấm quảng cáo làm cho số lượng người tiêu thụ thấp hơn (Ad bans lower consumption) như cấm toàn diện quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ với thuốc lá có thể giảm tiêu thụ thuốc lá trung bình khoảng 7%, với một số quốc gia đã thực hiện giảm trong tiêu thụ lên đến 16%; chỉ có 24 nước khoảng10% dân số thế giới hoàn toàn cấm tất cả các hình thức quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ với thuốc lá. Thuế không khuyến khích sử dụng thuốc lá (Taxes discourage tobacco use)là cách chi phí hiệu quả nhất nhằm làm giảm sử dụng thuốc lá nhất là với các đối tượng người trẻ và người nghèo, nếu tăng thuế thuốc lá 10% thì giảm tiêu thụ thuốc lá khoảng 4% ở các nước có mức thu nhập cao và 8% ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình; tuy nhiên giải pháp này hiếm khi được sử dụng khi chỉ có 32 quốc gia chưa đầy 8% dân số thế giới có mức thuế thuốc lá lớn hơn 75% giá bán lẻ, trong khi thu nhập từ thuế thuốc lá trung bình cao gấp 175 lần so với chi tiêu về kiểm soát thuốc lá.


Hình 7

Thế giới và Việt Nam tăng cường thực hiện cam kết FCTC

WHO cam kết chống vấn nạn thuốc lá trên toàn cầu qua FCTC với 178 quốc gia thành viên chiếm 89% dân số thế giới, theo đó FCTC là công cụ kiểm soát thuốc lá đặc hữu nhất của WHO trong quá trình thúc đẩy sức khỏe y tế công cộng với 6 biện pháp MPOWER bao gồm Giám sát hút thuốc lá và chính sách phòng chống (Monitor tobacco use and prevention policies); Bảo vệ mọi người không hút thuốc lá (Protect people from tobacco use); Cung cấp hỗ trợ bỏ hút thuốc (Offer help to quit tobacco use); Cảnh báo sự nguy hiểm của thuốc lá (Warn about the dangers of tobacco); Thực hiện lệnh cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá (Enforce bans o­n tobacco advertising, promotion and sponsorship); Tăng thuế thuốc lá (Raise taxes o­n tobacco).


Hình 8

Thực hiện FCTC tại Việt Nam, Bộ Y tế (MOH) cho rằng trước hết cần quy định cấm hút thuốc tại các nơi các khu vực trong nhà của nhà hàng, quán ăn, quán cà phê; tăng cường các hoạt động truyền thông để duy trì và hướng tới thay đổi hành vi của người hút thuốc, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định cấm hút thuốc; tăng cường hỗ trợ cho các địa phương để giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong năm giới tại các khu vực nông thôn; đề nghị nhà nước đánh giá tác động của việc tăng thuế thuốc lá đến tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá và cần có lộ trình tiếp tục tăng thuế làm giảm tỷ lệ hút thuốc nhưng vẫn đảm bảo ngân sách sản xuất thuốc lá.


Hình 9

Nhìn chung cuộc chiến với khói thuốc còn nhiều gian nan, cộng đồng thế giới đang phải đương đầu với ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng chắc hẳn không muốn không khí xung quanh ngột ngạt chất độc do khói thuốc, phòng chống tác hại của thuốc lá trước tiên là ý thức của người hút thuốc kiên quyết từ bỏ thói quen độc hại mang lại bầu không khí trong lành cho sức khỏe của mình và mọi người. Hy vọng kết quả điều tra GATS 5 năm sau (2016-2020), các chỉ số đánh giá tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành sẽ giảm được ít nhất 50% thay cho chỉ số ít ỏi 1-2% như sau 5 năm qua (2010-2015) tiến tới một thế giới “hoàn toàn không khói thuốc”.

Ngày 18/10/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, MOH và Vinacosh)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích