Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 5 0 0 9
Số người đang truy cập
2 1 9
 Tin tức - Sự kiện
Nhân viên phòng chống muỗi đang kiểm soát các ổ muỗi đẻ và bọ gậy Aedes ở Bedok North, Singapore
Dịch bệnh Zika ở Việt Nam và Singapore: tốc độ lan truyền tùy thuộc virus tiềm ẩn trong cộng đồng

Chủ đề này nhấn mạnh vai trò của Aedes aegypti - loài muỗi có khả năng mang nhiều loại virus gây bệnhnhư sốt xuất huyết (Dengue), sốt vàng da (Yellow ferver), Zika, Chikungunya và một số bệnh truyền nhiễm đường máu khác. Tuy nhiên cùng với loài muỗi vector này, tốc độ lan truyền dịch bệnh còn phụ thuộc virus (tác nhân gây bệnh) mà chúng mang trong mình không phải lúc nào cũng có sẵn trong cộng đồng, đây chính là điểm khác biệt về tốc độ lan truyền dịch bệnh do virus Zika ở Việt Nam và Singapore trong 8 tháng đầu năm 2016.

               Trong gần 70 nước được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách virus Zika, có đến 60 quốc gia được xác định do muỗi Aedes aegyptiđóng vai trò vector truyền bệnh. Tuy nhiên, tốc độ lan truyền dịch bệnh còn tùy thuộc vào mức độ virus "ẩn chứa" trong cộng đồng ví dụ như điều kiện khí hậu và môi trường của Việt Nam thuận lợi cho muỗi Aedes aegyptiphát triển hơn Sigapore nhưng tốc độ lan truyền dịch bệnh lại chậm hơn.

Ở Việt Nam trong vòng 6 tháng mới phát hiện 3 ca nhiễm bệnh, tính từ 2 ca đầu tiên xác định có virus (zika confirm cases) ở Tp. Hồ Chí Minh và Khánh Hòa (tháng 4/2016) đến nay mới xác định thêm 1 trường hợp dương tính virus ở Phú Yên (tháng 8/2016). Trong khi đó ở Singapore chỉ hơn 1 tuần, tính từ trường hợp đầu tiên nhiễm virus ziaka ngày 27/8/2016 đến 5/9/2016 đảo quốc này đã xác nhận 258 ca nhiễm bệnh. Sự khác biệt về mức độ lan truyền virus giữa Việt Nam và Sinagpore có thể do hệ thống giám sát của Việt Nam từ trung ương (các bệnh viên, viện vệ sinh dịch tễ/pasteur) đến địa phương (trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế và bệnh viện huyện, trạm y tế xã/phòng khám đa khoa khu vực) đã tạo nên mạng lưới giám sát dày đặc cùng hàng ngàn mẫu xét nghiệm sàng lọc đã không để lọt lưới bất cứ ca bệnh nào ở cộng đồng. Thêm vào đó, Việt Nam có diện tích lớn hơn Singapore cùng 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh và lượng du khách cũng ít tập trung hơn Singapore nên dễ kiểm soát mầm bệnh hơn. Như vậy, tốc độ lan truyền virus ở singapore nhanh đến "chóng mặt" chỉ có thể giải thích do nguồn bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng không thể kiểm soát khi hàng ngày đảo quốc nhỏ bé này phải "cõng" hàng triệu lượt du khách đến và đi từ khắp nơi trên thế giới.


Xét nghiệm lây nhiễm Zika được tiến hành tại Trung tâm Xét nghiệm cộng đồng quốc gia Singapore

Theo VOA News, vào chủ nhật ngày 4/9/2016 chính quyền Singapore đã xác nhận thêm 27 trường hợp nhiễm virus Zika lan truyền tại địa phương nâng tổng số lên 242 ca nhiễm bệnh. Theo hãng tin AFP, đến ngày 5/9/2016 số ca Zika xác định ở Singgapore đã tăng lên đến 258 ca và dự báo con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong vài ngày tới. Bộ Y tế (MOH) và Cơ quan môi trường quốc gia (National Environment Agency_NEA) Singapore cảnh báo dịch bệnh không còn khư trú trong một phần của thành phố hay lãnh thổ mà có khả năng lan rộng hơn nữa. Trong một tuyên bố chung cơ quan này xác nhận 16 trường hợp mắc mới, 4 trong số đó nằm ngoài phạm vi theo dõi hiện tại: "Tốc độ gia tăng theo thời gian, số các trường hợp Zika xuất hiện ở nhiều khu vực liên quan đến sự hiện diện của các loài muỗi Aedes tại địa phương". Bộ Y tế và NEA quốc gia này cho rằng muỗi Aedes không chỉ lây truyền Zika mà còn cả bệnh sốt xuất huyết: " do đó Bộ Y tế và NEA sẽ điều chỉnh chiến lược quản lý Zika theo cách đối phó với bệnh sốt xuất huyết". Mặc dù là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn cao nhất về chăm sóc sức khỏe ở châu Á nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết do muỗi Aedes là vector đặc hữu ở Singapore có điều kiện muỗi sinh sản lý tưởng với nền khí hậu nhiệt đới, lượng mưa và độ ẩm cao. Hầu hết các trường hợp Zika xác nhận đã được tập trung xung quanh vùng ngoại ô lân cận của Aljunied và Paya Lebar. Nhiều người trong số những người đầu tiên bị nhiễm là lao động nước ngoài trên một dự án xây dựng chung cư, người mà cơ quan y tế nghi vấn hơn vì họ sống và làm việc gần môi trường phát sinh dịch bệnh. Bộ Y tế nước này cho rằng không cần thiết phải cách ly bệnh nhân vì "tác dụng hạn chế" (limited effect): "Như nhiều trường hợp xuất hiện là bằng chứng cho thấy có sự lây truyền trong cộng đồng với sự hiện diện của muỗi bị nhiễm bệnh".


Sigapore tăng cường biện pháp phòng chống muỗi đốt bảo vệ khách du lịch

Hiện nay, Các nhà chức trách Singapore đang tăng cường kiểm soát số lượng muỗi ở các khu vực bị ảnh hưởng, nếu phát hiện có lăng quăng/bọ gậy muỗi trong nhà thì hộ gia đình đó có thể bị phạt 5,000 đô la Sing hay 3,700 đô la Mỹ (SG $ 5,000 (US $ 3,700). Mặc dù Zika chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ cho hầu hết mọi người như sốt và phát ban nhưng đối với phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có thể cho ra đời những đứa bé có dị tật đầu nhỏ (microcephaly) hoặc nhưng biến dạng bất thường ở não và hệ thống thần kinh. Theo AFP, virus này được phát hiện ở 67 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm cả quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề là Brazil. Một số quốc gia bao gồm cả Đài Loan và Australia đã cảnh báo phụ nữ mang thai không nên đi du lịch đến Singapore, Philippines hôm thứ hai báo cáo trường hợp nhiễm Zika đầu tiên lan truyền địa phương, trong khi Malaysia xác nhận trường hợp Zika đầu tiên lây truyền địa phương vào thứ bảy được báo cáo là ca bệnh nhập khẩu (imported case) từ một người phụ nữ khi đến thăm con gái tại khu vực có dịch bệnh Zika đang lưu hành tại Singapore.


Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo nâng mức cảnh báo dịch bệnh Zika lên mức 2 tại hội nghị trực tuyến

Tại Việt Nam, mặc dù chỉ có 3 ca xác định Zika trong vòng 6 tháng nhưng trước tình hình số ca bệnh Zika gia tăng nhanh ở Singapore trong hơn một tuần qua, Bộ Y tế (MOH) đã tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp nhiễm virus Zika tại các điểm có nguy cơ cao tại 4 điểm cầu đại diện cho 4 khu vực trong cả nước: Hà Nội (Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, y tế các tỉnh khu vực miền Bắc), TP.Hồ Chí Minh (Viện Pasteur Tp. HCM, y tế các tỉnh Nam bộ và Lâm Đồng), Tây Nguyên (Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, y tế 4 tỉnh Tây Nguyên), Khánh Hòa (Viện Pasteur Nha Trang, y tế 11 tỉnh ven biển miền Trung).Bộ Y tế chỉ đạo mỗi địa phương có nguy cơ nhiễm virus Zika cao cần tăng cường giám sát mở rộng các phòng khám ngoại trú, nơi thường có bệnh nhân nhẹ tới khám nhằm xác định đúng đối tượng giám sát, không bỏ sót đối tượng; đồng thời MOH sẽ đưa vào sử dụng bộ test Trioplex cùng lúc có thể phát hiện 3 tác nhân gây bệnh bao gồm virus Zika, sốt xuất huyết Dengue, sốt Chikungunya do Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) hỗ trợ.Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo cộng đồng sử dụng các biện phòng chống muỗi đốt, sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây truyền virus Zika qua đường tình dục.Phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu, nếu có biểu hiện sốt hoặc phát ban và đau khớp, đau mắt đỏ… nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và hướng dẫn theo dõi sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nhiễm virus Zika và các dị tật của thai nhi. 

Ngày 06/09/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung
(Theo WHO, VOA, AFP và MOH)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích