Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 16/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 0 0 9 4
Số người đang truy cập
1 6 7
 Tin tức - Sự kiện
Sốt vàng (Yellow fever): Chiến dịch tiêm chủng vaccine khẩn cấp ở châu Phi và nguy cơ đại dịch vector truyền

Ngày 17/8/2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch bệnh sốt vàng (Yellow fever)bùng nổ ở châu Phi và cho biết chiến dịch tiêm chủng vaccine hàng loạt đang được thực hiện ở hai quốc gia khu vực này là Angola và Cộng hòa dân chủ Congo (DRC). Đây là một bệnh virus cấp tính do vector truyền (vector-born diseaes), trong đó muỗi Aedes là vector cùng lúc có thể truyền nhiều bệnh và hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới nên nguy cơ phát triển đại dịch toàn cầu rất cao.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine sốt vàng khẩn cấp ở châu Phi

Tình hình dịch bệnh sốt vàng ở châu Phi (Yellow fever situation in Africa)

Ngày 17/8/2016, WHO cảnh báo dịch bệnh sốt vàng bùng nổ ở châu Phi có nguy cơ phát triển thành đại dịch tại châu Phi, châu Á và lan rộng toàn cầu. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ khi bùng phát dịch bệnh hồi đầu tháng 12/2015 đến nay tại hai quốc gia châu Phi là Angola và DRC đã ghi nhận hàng ngàn ca mắc bệnh và hơn 400 trường hợp tử vong do sốt vàng.

Tại Angola dịch bệnh bắt đầu vào cuối tháng 12/2015 tại thủ đô Luanda và lây lan ra 16/18 tỉnh, theo báo cáo mới nhất của quốc gia này đến 4/8/2016 có 3.867 ca ca nghi ngờ và 879 ca xác định tại phòng thí nghiệm. Hiện nay, con số tử vong là 369 ca, không có ca mắc mới được xác nhận trong tháng 7 và đầu tháng 8/2016. Để phòng ngừa các vụ dịch mới xảy ra, chương trình tiêm chủng tại Angola đã bắt đầu vào hôm thứ hai tuần qua.


Các bệnh nhân mọi lứa tuổi nhận sự chăm sóc do mắc bệnh sốt vàng da tại BV Kapalanga, Luanda, Angola. (Hình ảnh: WHO/D. Lourenco)

Tại Congo (DRC) dịch bệnh được công bố vào ngày 23/4/2016 với tổng số 2.269 ca nghi ngờ và 74 ca xác định, theo báo cáo mới nhất của quốc gia này tính đến 8/8/2016 thì 7/26 tỉnh có các ca bệnh được xác nhận, trong đó có 56 ca nhập khẩu từ Angola. Bộ Y tế đưa ra lịch tiêm chủng bắt đầu vào thứ tư tuần trước tập trung đầu tiên ở thủ đô Kinshasa và các khu vực biên giới với Angola.


Bản đồ dịch tễ học bệnh sốt vàng da ở châu Phi năm 2016

Theo dự báo của WHO, dịch bệnh sốt vàng tiếp tục bùng nổ ở châu Phi, sau đó lây lan sang châu Á và nguy cơ phát triển thành đại dịch toàn cầu. Trong khi Tổ chức cứu trợ trẻ em (Save the Children) có trụ sở tại Anh Quốc (UK) cho rằng bệnh sốt vàng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu và cử một nhóm chuyên gia hỗ trợ DRC triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng.


Một bệnh nhân sốt vàng da ở Angola đang được điều trị tại bệnh viện

Phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine hàng loạt (Rolling out a massive vaccination campaign)

Ngày 16/08/2016. CNN Health. 14 triệu người dân châu Phi được tiêm vắc-xin chống lại dịch bệnh sốt vàng da (14 million Africans to be vaccinated against yellow fever). Một trong những chiến dịch tiêm phòng khẩn cấp lớn nhất chưa từng có ở châu Phi được WHO cùng các đối tác phát động sẽ bắt đầu ở Angola và DRC trong tuần này nhằm kiềm chế sự bùng nổ dịch bệnh sốt vàng da đã gây ra hàng nghìn người mắc và giết chết hơn 400 người. Hai quốc gia này đã báo cáo có hơn 6.136 ca nghi ngờ (suspected cases) và 953 ca xác định (confirmed cases) từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng nổ vào tháng 12/2015, đồng thời xây dựng kế hoạch tiêm văc-xin cho hơn 14 triệu người dân ở hơn 8.000 điểm, trong đó chỉ 1/5 (20%) được thực hiện liều tiêu chuẩn (standard dose) để các biện pháp tiêm chủng khẩn cấp đạt càng nhiều người càng tốt.


Chiến dịch tiêm phòng vắc-xin đang được đẩy mạnh tại Angola vàDRC để ngăn ngừa bệnh sốt vàng da
WHO/E. Soteras Jalil)

Phương châm bảo vệcàng nhiều người càng tốt (Protecting as many people as possible) được TS. William Perea-Điều phối viên kiểm soát dịch bệnh của WHO phát biểu: “Trọng tâm của chiến dịch này là bảo vệ cho càng nhiều người càng tốt, với nguồn cung cấp hạn chế chúng ta cần phải sử dụng các loại vaccine này cẩn thận”. WHO cùng với các Bộ Y tế hai quốc gia này đã hoạch định chiến dịch tiêm phòng hàng loạt phù hợp như một biện pháp khẩn cấp ngắn hạn (short-term emergency measure), theo đó giải pháp “liều phân đoạn” (fractional dosing) được khuyến cáo bởi nhómchuyên gia gia tư vấn chiến lược của WHO về tiêm chủng (Strategic Advisory Group of Experts o­n Immunization_SAGE) được xem là biện pháp tốt nhất để tối đa hóa nguồn văc-xin hạn chế và phải chờ đợi thời gian ít nhất là 6 tháng để sản xuất. Sau khi SAGE đã cân nhắc các bằng chứng hiện có chứng tỏ liều thấp hơn sẽ bảo vệ con người an toàn và hiệu quả chống lại bệnh này trong ít nhất 12 tháng hoặc lâu hơn, bảo vệ họ trong đợt dịch này và hạn chế dịch bệnh lan rộng thêm. Trước mắt, WHO đã phê duyệt 21 triệu liều văc-xin cho Angola và 11,5 triệu liều cho Congo (DRC).


WHO phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine ngăn ngừa dịch bệnh sốt vàng da ở châu Phi

Những số liệu cung cấp thiết yếu (Essential supplies by the numbers)

WHO cho biết đến nay hơn 16 triệu người được tiêm chủng bao gồm 13 triệu người Angola và 3 triệu người DRC thì chiến dịch phòng ngừa bằng vắc-xin cũng được lên kế hoạch tại các khu vực có nguy cơ cao bao gồm thủ đô Kinshasa của DRC với khu vực biên giới dài 2.646 km với Angola. Ngoài các khu vực biên giới khó tiếp cận, dịch bệnh này thường lây lan ở các khu vực đô thị đông đúc nên việc thiết lập kế hoạch chiến dịch tiêm phòng vắc-xin trở nên phức tạp hơn nhằm mục tiêu bảo vệ người dân ở các khu vực có nguy cơ cao và ngăn chặn sự lây lan, mở rộng của dịch bệnh. Theo đó, Thủ đô Kinshasa của DRC có hơn 10 triệu dân nhưng mới chỉ có hơn 2 triệu người được tiêm phòng dịch sốt vàng da, WHO quan ngại với đường lây truyền virus và khả năng miễn dịch thấp trong cộng đồng, dịch bệnh chết người này có thể nhanh chóng lây lan sang các khu vực đô thị khác.


Nhiều vùng khó tiếp cận trong chiến dịch tiêm chủng sốt vàng ở châu Phi

Theo CNN health, từ năm 2006, hơn 105 triệu người dân được tiêm văc-xin trong các chương trình tiêm chủng hàng loạt.Để hoàn thành chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp, Bộ Y tế của Angola, DRC và WHO đang phối hợp với 56 đối tác toàn cầu gồm Tổ chức bác sĩ không biên giới (MSF), Hiệp hội quốc tế chữ thập đỏ (IFRC) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) làm việc chặt chẽ với nhau thông qua các kế hoạch phức tạp và hậu cần cần thiết cho chiến dịch. Ngay từ tháng1/2016, Liên minh vaccine Gavi đã cung cấp cho các nước này tiếp cận gần 19 triệu liều vắc-xin cũng như tích cực hỗ trợ các chiến dịch sắp tới. Ngoài racác đối tác khác cung cấp chuyên gia cùng sự hỗ trợ như Quỹ cứu trợ trẻ em (Save the Children)và Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC).Thông thường giai đoạn lập kế hoạch của chiên dịch tiêm chủng khẩn cấp có thể từ 3-6 tháng nhưng với bối cảnh dịch bệnh hiện nay thì đây là một trong những chiến dịch lớn nhất được nỗ lực thực hiện ở châu Phi nên phải bắt đầu càng sớm càng tốt để chấm dứt lan truyền bệnh trước mùa mưa vào tháng 9.Thời gian bùng nổ dịch rất cần thiết để đi trước đỉnh cao của mùa truyền bệnh theo sau mùa mưa, PGS. Dawn Wesson cho rằng Sáng kiến các bệnh truyền nhiễm của trường Đại học Y tế Công cộng và Y học Nhiệt đới Tulane: “Về cơ bản, mùa mưa tạo ra rất nhiều ổ sinh sản hơn, dẫn đến nhiều muỗi hơn và lây lan dịch bệnh nhiều hơn” nhưng WHO cho biết một số vùng không thể tiếp cận trong mùa mưa. TS. William Perea, điều phối viên của WHO cho biết thêm: "Để tiêm chủng cho khoảng 8 triệu người ở Kinshasa trong một thời gian ngắn, mỗi đội sẽ cần phải tiêm chủng cho hàng trăm người mỗi ngày".


Nguồn dự trữ toàn cầu của WHO không đủ cung cấp vaccine và thiết bị cho chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp dịch bệnh sốt vàng da ở Angola và DRC

Chiến dịch “liều phân đoạn” ở Kinshasa tập trung vào vaccine sẵn có do chính phủ Brazil trao tặng và Viện công nghệ miễn dịch sinh học (Bio-Manguinhos) sản xuất, đồng thời cung cấp và vận chuyển hơn 10 triệu bơm kim tiêm chuyên dụng 0.1ml nhằm đảm bảo số lượng sử dụng cho tất cả các lần tiêm. Guillaume Queyras, chuyên gia hỗ trợ hoạt động và hậu cần (Operations Support and Logistics) của WHO cho biết: "Số lượng bơm kim tiêm cần thiết không có sẵn trên thị trường mở vì vậy chúng tôi phải đặt hàng đặc biệt để sản xuất các bơm kim tiêm này nhưng để cung cấp đủ cũng mất hơn 2 tháng, với tình trạng khẩn cấp (emergency situation) hiện nay, các nhà sản xuất đã làm việc với chúng tôi để tăng tốc độ sản xuất và cung cấp bơm kim tiêm kịp thời gian ở trong nước". Khoảng 17,3 triệu bơm kim tiêm vắc-xin, tương đương 700 mét khối hoặc 17 container loại 40-foot được chuyên chở bằng cầu hàng không tới DRC. Sau khi tập kết vaccine và bơm tiêm, hàng hóa được thông quan thì thủ tục thường phải mất vài tuần, WHO đã làm việc chặt chẽ với DRC để theo dõi quá trình cung cấp các thiết bị này.

WHO cho biết gần 41.000 nhân viên y tế và tình nguyện viên (volunteers); 17,3 triệu bơm kim tiêm (syringes needed) cần cho chiến dịch cùng 500 phương tiện xe vận chuyển nhân viên y tế cùng các nguồn vật tư tới 8150 điểm tiêm vaccine (vaccination sites/teams) ở Kinshasa và dọc biên giới Angola với DRC.


Nguồn nhân lực và vật lực đầu tư cho chiến dịch tiêm chủng vaccine ở Angola và DRC

Cùng với việc cung cấp nguồn lực, vật tư và vaccine tiêm chủng thì dây chuyền lạnh (refrigeration)bảo quản vaccine cũng như đào tạo (training) nhân viên tiêm chủng cũng là vấn đề cần thiết đặt ra trước chiến dịch tiêm chủng đại trà ở 2 quốc gia này. Theo đó, bảo quản lạnh vaccine (cool vaccines) từ các nhà sản xuất tới người được tiêm chủng, vaccine phải được lưu trữ và vận chuyển ở nhiệt độ thích hợp giữa 2-80C để duy trì hiệu lực của vaccine nhưng do thiếu nguồn cung cấp điện ổn định và nhiên liệu để chạy máy phát điện ở nhiều nơi trong nước nên dây chuyền lạnh bảo quản vaccine là một thách thức lớn;trong chiến dịch này, 115 000 hộp chườm nước đá (ice packs) là cần thiết để giữ cho vaccine lạnh và đảm bảo sử dụng được. Vềđào tạo, WHO phát triển hướng dẫn và vật liệu đang được sử dụng để đào tạo cho hàng ngàn nhân viên y tế và tình nguyện viên trước khi chiến dịch bắt đầu, đặc biệt là cách sử dụng liều phân đoạn” trong tiêm chủng.


Sự tham gia của cộng đồng (Engaging communities)

Nhiều tuần trước chiến dịch, cộng đồng được thông tin về tầm quan trọng của tiêm phòng vaccine. WHO, UNICEF và các đối tác đã phát triển hướng dẫn và nguồn lực giúp các đội tiêm phòng quốc gia, nhân viên y tế cộng đồng và tình nguyện viên tham gia chiến dịch tại cộng đồng. Các đội hoạt động ở thực địa sử dụng ngôn ngữ địa phương và các kênh truyền thông tin cậy để tiếp cận và thu hút cộng đồng, đồng thời có cuộc họp với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, cung cấp các bài thuyết trình và các tờ rơi tại các chợ, trung tâm y tế, nhà thờ và trường học để đảm bảo cho tất cả mọi người hiểu ý nghĩa chiến dịch và biết cách tự bảo vệ chính mình. Thông báo trên phương tiện truyền thông cũng đã được thực hiện bằng ngôn ngữ địa phương thông qua các tờ rơi, đài phát thanh và truyền hình đảm bảo cộng đồng hưởng ứng tích cực chiến dịch chấm dứt dịch bệnh sốt vàng da hết sức quan trọng này.


Một em bé sợ hãi khi tiêm chủng vaccine sốt vàng ở Kisenso, DRC, 21/7/2016

Nguy cơ đại dịch do vector truyền

Theo WHO, sốt vàng là bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi một loại virus lây truyền qua muỗi thường biểu hiện sốt, đau đầu, vàng da, đau nhức cơ, buồn nôn, ói mửa và mệt mỏi. Bệnh sốt vàng đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng chưa có thuốc đặc trị nên tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50%trong vòng 10 ngày do biến chứng nặng gây chảy máu ở tim, gan, thận. Theo bản đồ dịch tễ học sốt vàng của WHO (2016), bệnh sốt vàng chủ yếu lưu hành đại phương tại các khu vực nhiệt đới ở 47 quốc gia châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Trong các quốc gia Nam và Trung Mỹ như Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador, Peru, Trinidat... thì trên 70% số ca bệnh tập trung ở Bolivia và Peru. Tại Châu Phi, bệnh lưu hành trong khu vực giữa 15 vĩ độ Bắc tới 10 vĩ độ Nam, tập trung ở những quốc gia nam sa mạc Sahara, Angola, Zaire, Tanzania, Nigeria, DRC... là những nơi phổ biến muỗiAedes aegyptivà một số chủng loài muỗiAedes truyền bệnh khác đã thích ứng cao với virus sốt vàng. WHO cũng đã cảnh báo về những ca bệnh nhập khẩu châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc láng giềng chung đường biên giới với Việt Nam cũng như khả năng thích ứng của muỗi Aedes với virus sốt vàng ở một số vùng thuộc Châu Á nhưng chưa có kiểm chứng chính xác. Những diễn biến dịch bệnh sốt vàng da tại châu Phi cùng khả năng lây lan dịch bệnh toàn cầu theo cảnh báo của WHO là rất đáng quan ngại, trong khi Việt Nam dù chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng với sự hiện diện của muỗi vector truyền bệnh Aedes khắp nơi trong nước, đặc biệt là nguồn xuất khẩu lao động thường xuyên sang Angola nên khả năng nguồn bệnh "nhập khẩu" rất lớn nếu không kiểm soát tốt dịch bệnh này.


Người lao động Việt Nam và nước ngoài ở Angola có nguy cơ cao mắc bệnh sốt vàng

Một số đặc điểm dịch bệnh

Theo "Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm" (Bộ Y tế, 2010), bệnh sốt vàng (yellow fever) có mã bệnh quốc tế ICD-10 A95 thuộc nhóm A trong "Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm".  Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa và khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình tháng > 200C), thuận lợi cho muỗiAedes phát triển mạnh. Ở khu vực có bệnh lưu hành, mọi người dân đều có thể nhiễm vi rút sốt vàng nhưng nhóm có nguy cơ cao hơn là trẻ em nhỏ và người có nghề nghiệpthường xuyên phơi nhiễm với dịch bệnh này.


Hình ảnh của virus gây bệnh sốt vàng

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh sốt vàng là virus (Yellow fever virus), họFlaviviridae, giốngFlavivirus thuộc nhóm Arbovirus mang cấu trúc di truyền ARN sợi đơn, dương 10,9 kb; hạt vi rút có hình cầu dài, kích thước nhỏ (đường kính 40 - 60 nm), có vỏ cấu trúc lipoprotein 2 lớp màng và nucleocapsid cấu trúc glycoprotein. Có khả năng tồn tại và nhân lên trong tế bào của nhiều loài muỗi nhưng khi ra khỏi cơ thể ra môi trường sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi hầu hết các loại hóa chất kháng khuẩn thông thường như chất tẩy, xà phòng; tác động trực tiếp của nhiệt (trên 560C trong vòng 30 phút), ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại, nguồn truyền nhiễm (ổ chứa virus) tại khu vực nông thôn và thành thị là người bao gồm cả bệnh nhân và người lành mang virus.

Vector truyền bệnh

Vector truyền bệnh sốt vàng là muỗiAedes aegypticó khả năng mang virus lâu dài thậm chí suốt đời, truyền cho thế hệ sau qua trứng vì vậy ở các vùng có bệnh lưu hành muỗiAedes chính là ổ chứa lâu dài của vi rút sốt vàng trong tự nhiên. Trong khu vực rừng núi, ổ chứa chính là khỉ và có thể ở một vài loài thú có túi hoang dại, còn các loài muỗiAedesvà muỗi rừng ưa đốt máu khác có vai trò là ổ chứa lâu dài của vi rút sốt vàng trong thiên nhiên. Bệnh lây truyền theo đường máu do muỗi vector đốt máu người bịt nhiễm bệnh sau đó truyền vi rút cho người lành, trong đó loài muỗiAedes được coi là vector chính của virus sốt vàng đồng thời là ổ chứa mầm bệnh. Tại khu vực có lưu hành bệnh sốt vàng ở vùng rừng núi Châu Mỹ và Châu Phi, virus được truyền từ khỉ sang người và người sang người bởi một số loài muỗi nhưAe.africanus, Ae.bromelia, Ae.simpsoni, Ae.furcifer-taylori, Ae.luteocephalus, Ae.albopictus cùng một số loài muỗi rừng hút máu khác thuộc nhóm Haemagogus. Tại các khu vực nông thôn và thành thị, bệnh lan truyền chủ yếu bởi loài muỗiAe.aegypticùng một vài loàiAedeskhác, trong đó đặc biệt lưu ý là muỗiAedes aegyptisống gần người, ưa thích đốt máu người và động vật.


Sơ đồ truyền bệnh sốt vàng ở châu Phi và Nam Mỹ

Khối cảm nhiễm (người chưa mắc bệnh)

Tính cảm nhiễm và miễn dịch: tất cả mọi người không phân biệt giới tính, lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh sốt vàng. Tại những vùng bệnh lưu hành, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em cao hơn rõ rệt nhưng trẻ em dưới 6 tháng tuổi có thể có miễn dịch do mẹ truyền nên tỷ lệ mắc thấp hơn. Miễn dịch thu được sau nhiễm bệnh tự nhiên hoặc sau khi tiêm chủng vaccine sốt vàng tồn tại bền vững và lâu dài, ở vùng lưu hành bệnh tỷ lệ người nhiễm vi rút không có triệu chứng cao gấp hàng chục lần so với người mắc bệnh điển hình.

Chẩn doán và điều trị

-Ca bệnh lâm sàng:khởi phát đột ngột sốt cao kèm rét run, đau đầu, đau cơ toàn thân, mặt đỏ xung huyết, buồn nôn và nôn, mạch chậm và yếu không tương xứng với tăng thân nhiệt, có vàng da nhẹ, bạch cầu máu ngoại vi giảm. Thời kỳ toàn phát có dấu hiệu xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen). Trường hợp nặng, bệnh nhân tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận, trụy tim mạch, vàng da vừa hoặc nặng, sốc nhiễm khuẩn tỷ lệ tử vong thể nặng tới 50%

-Ca bệnh xác định:bệnh nhân có triệu chứng sốt vàng kèm theo kết quả dương tính của ít nhất một trong các xét nghiệm MAC-ELISA phát hiện kháng thể IgM kháng vi rút sốt vàng ở giai đoạn sớm của bệnh; kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu (HI) hoặc GAC-ELISA trên máu kép lấy cách nhau 14 ngày phát hiện IgG có hiệu giá kháng thể tăng ít nhất gấp 4 lần. Phân lập vi rút, hay kỹ thuật PCR từ máu, dịch não tủy bệnh nhân lấy trong giai đoạn nhiễm vi rút huyết.

- Chẩn đoán phân biệt với bệnh sốt xuất huyết dengue (thể nặng có suy gan thận và vàng da); sốt Ebola và Marburg (có xuất huyết nặng, gan lách to, rối loạn tâm thần, tổn thương nhiều phủ tạng); sốt Tây sông Nin (viêm não, màng não có suy gan, vàng da) nên dựa vào kết quả xét nghiệm PCR phát hiện dấu ấn di truyền của vi rút hoặc phản ứng huyết thanh phát hiện các marker gián tiếp.

- Xét nghiệm máu trong giai đoạn sớm của bệnh để phát hiện kháng thể IgM bằng phản ứng ELISA, trong giai đoạn nhiễm vi rút huyết để xét nghiệm nuôi cấy hoặc phản ứng PCR. Ngoài ra có thể xét nghiệm dịch não tủy hoặc phủ tạng (sinh thiết hoặc tử thiết) phân lập phát hiện vi rút hoặc cho phản ứng huyết thanh miễn dịch. Phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể IgM trong giai đoạn cấp tính, hoặc kháng thể IgG trong những giai đoạn muộn; các phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI), kết hợp bổ thể (CI) hoặc trung hòa (NT) phát hiện kháng thể IgG; phản ứng RT- PCR phát hiện dấu ấn di truyền của vi rút sốt vàng.

- Nguyên tắc điều trị: do bệnh sốt vàng hiện chưa có thuốc đặc trị nên chủ yếu là điều trị triệu chứng như giảm sốt, giảm đau, chống xuất huyết; chống suy gan, thận; trợ tim mạch, chống dị ứng; chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn; hạn chế tối đa các biến chứng muộn.


Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh

- Biện pháp dự phòng sốt vàng hiệu quả nhất là tiêm chủng vaccine 17D sống, giảm độc lực, an toàn cao, chế tạo từ phôi gà bằng cách tiêm dưới da cho người từ 9 tháng tuổi trở lên, dùng 1 liều duy nhất, hiệu lực đạt trên 90% và có thể duy trì kháng thể bảo vệ lâu dài nhưng nên tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm ở đối tượng nguy cơ cao trong vùng dịch lưu hành. Vaccine sốt vàng được quy định tiêm bắt buộc cho người giao lưu với vùng có bệnh lưu hành, có thể sử dụng cho người nhiễm HIV chưa chuyển sang AIDS và chống chỉ định áp dụng như các vaccine sống, giảm độc lực. Bên cạnh đó biện pháp tăng cường kiểm dịch y tế biên giới rất quan trọng để kịp thời phát hiện, xử lý và quản lý những trường hợp nghi mắc sốt vàng có thể xâm nhập; đồng thời với tuyên truyền giáo dục cộng đồng thường xuyên chủ động giám sát và triệt ổ loăng quăng/bọ gậy muỗiAedestrong các khu vực dân cư như với bệnh sốt xuất huyết dengue.


- Biện pháp chống dịch: báo cáo khẩn cấp cơ quan y tế bất kể mọi trường hợp nghi ngờ sốt vàng cho tới khi hết tình trạng cảnh báo dịch bệnh sốt vàng xâm nhập; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch sốt vàng khẩn cấp ở các tuyến theo quy định của Chính phủ khi có tình trạng cảnh báo dịch. Cách ly chủ yếu bằng biện pháp duy trì chống muỗi đốt cho bệnh nhân; thu gom và khử khuẩn triệt để chất dịch cơ thể của bệnh nhân (máu, dịch não tủy, tinh dịch, dịch tiết khác). Thời gian theo dõi cách ly ngắn nhất trong vòng 7 ngày, thường là 14 ngày sau khi phát bệnh. Kết hợp phun hóa chất diệt muỗi (ULV), phun nhắc lại sau 1 tuần trong bệnh viện và khu vực ổ dịch, tập trung vào khu vực muỗiAedes truyền bệnh có thể trú đậu và sinh sản. Giám sát và theo dõi những người tiếp xúc trực tiếp hoặc cùng sống với bệnh nhân trước khi phát bệnh 5 ngày, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ đưa vào cách ly, điều trị. Có thể tiêm vắc xin 17D dự phòng khẩn cấp cho những người sống trong vùng dịch ngăn chặn dịch lan rộng và kéo dài, kháng thể bảo vệ xuất hiện sớm nhất khoảng 7 ngày và đạt mức bảo vệ tốt 14-21 ngày sau mũi tiêm. Xử lý vệ sinh môi trường chủ yếu theo hướng giảm bớt ổ sinh sản, phát triển của muỗiAedes aegyptitrước mắt và lâu dài.

- Kiểm dịch y tế biên giới: tự khai báo bệnh khi quá cảnh; áp dụng các biện pháp kiểm dịch và diệt côn trùng bắt buộc đối với tàu thủy, máy bay và các phương tiện giao thông đường bộ đến từ nơi có bệnh sốt vàng. Kết hợp kiểm dịch động vật đối với các loài linh trưởng (khỉ, vượn, đười ươi) nhập khẩu, theo dõi 7-14 ngày kể từ khi rời khu vực có bệnh sốt vàng; yêu cầu có phiếu xác nhận đã tiêm chủng sốt vàng đối với những người nhập cảnh từ vùng lưu hành bệnh sốt vàng và người Việt Nam sắp đi vào vùng có dịch sốt vàng.


Đáp ứng đại dịch của WHO

Theo WHO, nếu có nguy cơ đại dịch các hoạt động phát hiện kịp thời bệnh sốt vàng và phản ứng nhanh chóng với dịch bệnh thông qua các chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp là rất cần thiết cho việc kiểm soát dịch bệnh.Tuy nhiên, tổ chức này cho rằng báo cáo chưa đầy đủ (underreporting) là một mối quan tâm khi con số thực tế số trường hợp được ước tính gấp 10 đến 250 lần những gì hiện đang được báo cáo. WHO khuyến cáo mỗi quốc gia có nguy cơ cần có ít nhất một phòng thí nghiệm quốc gia để xét nghiệm máu bệnh sốt vàng da cơ bản (basic yellow fever blood tests) có thể được thực hiện,một phòng thí nghiệm xác nhận trường hợp bệnh sốt vàng (confirmed case of yellow fever) trong dân cư chưa được tiêm chủng được coi là ổ dịch;một trường hợp được khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh phải được điều tra đầy đủ (confirmed case in any context must be fully investigated), nhất là ở vùng mà hầu hết người dân đã được tiêm phòng,nhóm điều tra phải đánh giá và ứng phó với sự bùng phát với cả hai biện pháp khẩn cấp và kế hoạch tiêm chủng dài hạn.


Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, TS. Bruce Aylward

Đáp ứng của WHO: WHO thành lập Nhóm Điều phối quốc tế cung cấp vaccine sốt vàng (International Coordinating Group_ICG) duy trì một kho dự trữ khẩn cấp vaccine sốt vàng đảm bảo đáp ứng nhanh chóng với sự bùng nổ dịch bệnh ở các nước có nguy cơ cao. Trong năm 2006, Sáng kiến sốt vàng (Yellow Fever Initiative) đã được đưa ra để đảm bảo cung cấp vaccine toàn cầu và tăng cường khả năng miễn dịch dân số thông qua tiêm phòng dưới sự điều hành của WHO và hỗ trợ của UNICEF cùng chính phủ các nước, đặc biệt tập trung ưu tiên các nước đặc hữu cao ở châu Phi, nơi căn bệnh này lưu hành nặng nhất.Từ khi sáng kiến đã được đưa ra, sự tiến bộ đáng kể đã được thực hiện ở Tây Phi để mang bệnh được kiểm soát,hơn 105 triệu người đã được tiêm phòng và không có dịch sốt vàng được báo cáo ở Tây Phi trong năm 2015. Sáng kiến khuyến cáo kể cả vaccin sốt vàng da ở trẻ sơ sinh chủng ngừa thường quy (bắt đầu từ độ tuổi 9 tháng), thực hiện các chiến dịch tiêm phòng hàng loạt ở các khu vực có nguy cơ cao đối với tất cả những người từ 9 tháng tuổi trở lên, duy trì năng lực giám sát và đáp ứng ứng dịch bệnh. Từ năm 2007 đến 2016, 14 quốc gia đã hoàn thành chiến dịch chủng ngừa bệnh sốt vàng phòng ngừa.Sáng kiến sốt vàng được tài trợ bởi Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI Alliance), Văn phòng nhân đạo cộng đồng Châu Âu (ECHO), Quỹ ứng cứu khẩn cấp trung tâm (CERF), Bộ Y tế và các đối tác cấp quốc gia.

Ngày 23/08/2016
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Võ Thị Như Quỳnh
(Theo WHO, MOH và CNN Health)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích