Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 7 9 9 4
Số người đang truy cập
3 7 5
 Tin tức - Sự kiện
Điểm tin y tế từ các báo ngày 4/8 năm 2016

Phú Yên: Phát hiện trường hợp đầu tiên mắc virus Zika; Vụ thai phụ bị cắt niệu quản: Niệu quản bị khâu nhầm, buộc phải cắt bỏ; Đà Nẵng: Người nhà vây bệnh viện, “tố” bác sĩ tắc trách…Bệnh Zika tái xuất ở Việt Nam với 1 ca mắc mới; Văn minh bệnh viện không thể từ một phía; Kiểm tra “điểm nóng” sốt xuất huyết…

An ninh thủ đô Nông thôn ngày nay , Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân, Lao động, Hà Nội mới , Tiền phong, Nông thôn ngày nay

Bệnh Zika tái xuất ở Việt Nam với 1 ca mắc mới

Ngày 3-8, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng -  Bộ Y tế xác nhận, tại Phú Yên đã ghi nhận một trường hợp nhiễm virus Zika (gây hội chứng đầu nhỏ). Đây là trường hợp mắc Zika thứ 3 tại Việt Nam và là trường hợp đầu tiên được ghi nhận sau 2 ca mắc đầu vào tháng 4-2016.

Bệnh nhân là D.Đ.T. (27 tuổi, ở thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên), có biểu hiện bệnh từ ngày 27-6 với triệu chứng sốt, đau cơ, đau khớp, sau đó xuất hiện thêm ban đỏ dạng chấm toàn thân.

Ngày 30-6, bệnh nhân D.Đ.T đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Hòa. Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên đã lấy mẫu máu gửi xét nghiệm song kết quả âm tính với sốt xuất huyết. Đến ngày 7-7, bệnh nhân khỏi bệnh và xuất viện về nhà.

Dù vậy, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Yên vẫn gửi mẫu huyết thanh của bệnh nhân đến Viện Pasteur Nha Trang để tiến hành xét nghiệm virus Zika theo đúng hướng dẫn chuyên môn. Đến ngày 28-7, Viện Pasteur Nha Trang kết luận mẫu máu của bệnh nhân dương tính với virus Zika. Hiện vẫn chưa xác định được đường lây bệnh của bệnh nhân này.

Ngay khi nhận được kết luận của Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Phú Yên đã tiến hành giám sát, khoanh vùng tại nhà bệnh nhân và các hộ dân xung quanh nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng. Y tế địa phương cũng đã tiến hành tổng vệ sinh, diệt bọ gậy và phun hóa chất tại 154 hộ dân trong vòng bán kính 250m xung quanh nhà bệnh nhân. Sở Y tế Phú Yên cũng tiếp tục triển khai công tác điều tra, giám sát để phát hiện các trường hợp nghi ngờ bệnh do virus Zika nhằm ngăn chặn kịp thời...

Như vậy, sau hơn 3 tháng không ghi nhận bệnh nhân và người nghi ngờ mắc Zika thì Việt Nam đã lại có bệnh nhân nhiễm virus Zika mới. Trước đó, vào tháng 4-2016, Việt Nam đã phát hiện 2 trường hợp dương tính với virus Zika đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa và TP Hồ Chí Minh. Trước tình trên, Bộ Y tế sẽ liên tục thông tin kịp thời để các địa phương có thể triển khai các biện pháp cần thiết.

Được biết, hiện chủng virus Zika ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng không có nguy cơ lây lan lớn cũng như không gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng. PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, người dân chủ động trong việc phòng chống Zika, sốt xuất huyết.

Cụ thể là thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy, ngủ màn tránh muỗi đốt… Đặc biệt, người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus Zika chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.

An ninh thủ đô

Văn minh bệnh viện không thể từ một phía

Không chỉ dừng ở cuộc vận động thay đổi thái độ phục vụ của y, bác sĩ mà Bộ Y tế còn đang tiếp tục hướng tới xây dựng văn minh bệnh viện, xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp và thân thiện. Song làm thế nào để có văn minh bệnh viện và bao giờ sẽ đạt được mục tiêu này, đó là bài toán không hề đơn giản.

Quá tải bệnh viện là rào cản lớn nhất

Qua cuộc khảo sát nhanh, độc lập của Viện Chiến lược chính sách y tế tại 10 bệnh viện trên cả nước mới đây cho thấy, có khoảng 31% bệnh nhân chưa hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên y tế, trong khi có tới 40% bệnh nhân chưa hài lòng về cơ sở vật chất của các bệnh viện.

Trao đổi về vấn đề này ngày 2-8, ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế cho biết, để khắc phục, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo trong giai đoạn tới cần tăng cường thực hiện kế hoạch xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp - thân thiện. Theo đánh giá, một trong những rào cản lớn nhất để đạt được các mục tiêu nói trên là tình trạng quá tải, thậm chí quá tải trầm trọng tại các bệnh viện tuyến cuối vẫn chậm được khắc phục.

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, do số lượng bệnh nhân nội trú ở các bệnh viện lớn luôn cao hơn số giường bệnh khiến một số người phải nằm hành lang, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cũng như tạo ra sự nhếch nhác về cảnh quan chung.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng của nhiều bệnh viện chật chội, xuống cấp, khiến bức xúc giữa bệnh nhân với y, bác sĩ rất dễ xảy ra. “Bệnh viện chúng tôi yêu cầu người nhà bệnh nhân không được mang chăn chiếu, xô chậu vào phòng điều trị, nhưng khi bảo vệ chặn lại các trường hợp người nhà bệnh nhân vi phạm thì rất dễ nảy sinh xung đột” - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.

Hay như phân tích của GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, việc bệnh viện để bệnh nhân nằm ghép giường “chẳng những không văn minh mà còn chưa đảm bảo thuận tiện cho công tác khám chữa bệnh”...

Còn về mục tiêu xây dựng bệnh viện xanh-sạch-đẹp, GS.TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ, chỉ riêng vấn đề vệ sinh bệnh viện, nhà vệ sinh bệnh viện đã là vấn đề “thường xuyên nóng” trong nhiều năm qua và rất khó để có thể giải quyết triệt để.

“Có nhiều lý do để một số bệnh viện vẫn chưa làm tốt công tác xanh- sạch - đẹp. Ví dụ như khuôn viên chật hẹp, cơ sở vật chất chưa được nâng cấp, trang thiết bị máy móc không đồng bộ, chưa hiện đại, bố trí khoa phòng chưa hợp lý, đầu tư của nhà nước chưa tương xứng, trong khi yêu cầu đòi hỏi của người bệnh rất lớn... Bởi vậy, rất cần thiết phải có sự nhìn nhận, hiểu biết, chia sẻ và thông cảm” - ông Nguyễn Anh Trí bình luận.

Hãy bắt đầu từ văn hóa ứng xử

3 yếu tố kể trên (cơ sở hạ tầng, quá tải bệnh viện hay khó khăn trong việc thực hiện bệnh viện xanh - sạch - đẹp - thân thiện) rõ ràng đang là rào cản lớn trong việc hướng tới xây dựng các bệnh viện văn minh, song theo nhiều chuyên gia, muốn có văn minh bệnh viện trước hết hãy xuất phát từ văn hóa ứng xử trong bệnh viện.

Cụ thể ở đây là văn hóa ứng xử giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với y bác sĩ và ngược lại. Trong đó, một số ý kiến cho rằng, văn minh bệnh viện chủ yếu đến từ  một phía, đó là bệnh viện, vì khi bệnh nhân và người thân đến bệnh viện đều rất trông đợi vào sự cứu chữa của bệnh viện và chỉ khi nào bệnh viện làm quá, họ mới phản ứng.

Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, văn hóa ứng xử của chính bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã phần nào tạo nên văn hóa ứng xử của các nhân viên y tế. Cụ thể, thói quen muốn được “phục vụ trước” của người bệnh đã tạo ra thói “hách dịch” của bác sĩ…

Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế Phạm Văn Tác cho rằng, sự hài lòng ở bệnh viện phải đến từ cả hai phía. “Cán bộ y tế trước hết cần xác định: Phải thấu hiểu nỗi đau của người bệnh để chia sẻ và điều trị tốt nhất. Tôi cũng mong muốn người bệnh khi vào bệnh viện nên hết sức bình tĩnh, nêu rõ những ý kiến chính đáng để cán bộ y tế hiểu và phục vụ tốt nhất”, ông Phạm Văn Tác nói.

Theo ông Phạm Văn Tác, các bệnh viện phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ và cũng phải tạo điều kiện tối đa để người dân giám sát hoạt động của cán bộ y tế. Khi người bệnh hài lòng thì uy tín bệnh viện sẽ được nâng cao, thương hiệu bệnh viện sẽ được nhiều người ghi nhận và chắn chắn bệnh viện sẽ được đánh giá xếp hạng tốt hơn.

GS.TS Nguyễn Anh Trí phân tích thêm, đối với cán bộ y tế, cần phải hiểu sâu sắc rằng người bệnh đã đưa lại cho họ tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, người cán bộ y tế phải yêu thương, có trách nhiệm và phải tôn trọng bệnh nhân.

Còn với bệnh nhân, người cán bộ y tế đã cứu mạng sống cho người bệnh nên cần phải tôn trọng hết mực đối với cán bộ y tế. PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, để các cuộc đối thoại giữa thầy thuốc, bệnh nhân đỡ căng thẳng và giúp tăng sự hài lòng, đòi hỏi cả 2 phía phải hiểu và thông cảm với nhau.

“Vì quá tải, thầy thuốc và nhân viên y tế rất ít có thời gian để cùng đối thoại với bệnh nhân hoặc người nhà, vì vậy trước khi hỏi hay đối thoại với thầy thuốc, bệnh nhân và thân nhân nên chuẩn bị trước câu hỏi đúng trọng tâm. Về phía nhân viên y tế, phải nắm vững tâm lý của người bệnh, nắm vững tình trạng bệnh và từng giai đoạn bệnh để có thể giải thích hợp tình, hợp lý và hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể” - PGS,TS Nguyễn Hoài Nam phân tích.

Kiểm tra “điểm nóng” sốt xuất huyết

Sáng 3-8, Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại huyện Hoài Đức - địa phương có số ca mắc SXH nhiều nhất thành phố hiện nay.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2016 đến nay đã ghi nhận 494 ca mắc SXH, chưa có tử vong. Trong đó, 5 địa bàn là Hoài Đức, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng có tỉ lệ SXH cao nhất. Riêng tại huyện Hoài Đức đã ghi nhận 57 trường hợp SXH, tập trung chủ yếu ở 2 xã La Phù và An Khánh. Tính đến ngày 3-8, số ca mắc SXH vẫn đang phải điều trị trên toàn thành phố là 19 ca, tại huyện Hoài Đức là 10 ca.

Qua kiểm tra, TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định, dịch SXH trên địa bàn vẫn đang trong tầm kiểm soát nhưng có thể tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là công tác diệt muỗi và bọ gậy.

Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân

4 nhân viên y tế hiến máu cứu kịp thời sản phụ

Ngày 3-8, bác sĩ Phan Hữu Chính, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, các nhân viên của bệnh viện vừa hiến máu cứu sống một sản phụ do mất hơn 2 lít máu.

Trước đó, vào trưa ngày 28-7, chị Nguyễn Thị Mai (31 tuổi, trú huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) nhập viện trong tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông chảy máu, thiếu máu trầm trọng… do tuyến dưới chuyển lên. Sau khi vào Khoa cấp cứu, chuyển vào phòng mổ, các bác sĩ xác định chị Mai có nhóm máu O và cần phải truyền máu ngay.

Bác sĩ Võ Thị Hồng Hà, Trưởng khoa Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, thời điểm đó kiểm tra nhanh nguồn dự trữ máu của bệnh viện thì lượng máu O bị thiếu, trong khi cần ngay một lượng máu nhất định để cứu sản phụ này, nếu không tình trạng sẽ rất nguy kịch. Trước thông tin trên, 4 nhân viên đang làm việc tại Khoa sản và Khoa cấp cứu, gồm: Từ Thị Ngọc Duy, Phạm Thị Thanh Thoan, Phan Thị Thu Thủy và Hồ Thị Hồng Quyên đã đến Khoa Huyết học - Truyền Máu để hiến máu cứu sản phụ. Do được truyền máu kịp thời, hiện sức khỏe sản phụ Mai đã ổn định.

 Nhân dân

Sớm nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

Do không được quy hoạch bài bản và đầu tư chắp vá cho nên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn, nhất là tình trạng khuôn viên chật hẹp đã cản trở việc đầu tư nâng cấp bệnh viện.

Sau tái lập tỉnh (năm 1991), Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh cùng với Sở Y tế, Trung tâm Y học dự phòng, Bệnh viện Đông y tiếp quản toàn bộ khuôn viên của Bệnh viện đa khoa thị xã Hà Tĩnh (cũ). Vào thời điểm đó, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh được đầu tư xây dựng một nhà bốn tầng và bốn dãy nhà ba tầng với quy mô 300 giường bệnh. Sau đó bệnh viện được cải tạo, mở rộng, nâng cấp khu điều trị để tăng quy mô lên 500 giường bệnh.

Nhờ sự quan tâm của T.Ư, của tỉnh Hà Tĩnh và quyết tâm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, y bác sĩ, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã từng bước có sự thay đổi. Cảnh nhếch nhác từ ngoài cổng bệnh viện vào các khoa, phòng đã không còn, thay vào đó là một bệnh viện khá khang trang với các khối nhà cao tầng liên hoàn. Không chỉ phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, điều trị hiện đại mà bệnh viện còn thu hút được nhiều bác sĩ có trình độ và tay nghề cao. Hiện là bệnh viện vệ tinh của sáu bệnh viện tuyến T.Ư: Bạch Mai, T.Ư Huế, Nhi T.Ư, Phụ sản T.Ư, Nội tiết T.Ư và Tim Hà Nội, do đó, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã có bước tiến vượt bậc trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu đã được triển khai thành thục, thường quy tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, như: Mổ sọ não, thay khớp háng, thay máu sơ sinh, điều trị ung thư, đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn một buồng, hai buồng, mổ nội soi các loại… Nhờ vậy, đã rút ngắn thời gian điều trị trung bình, giảm chuyển người bệnh lên tuyến trên cũng như giảm chi phí cho người dân.

Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch tổng thể, đồng bộ, đầu tư chắp vá và đặc biệt là khuôn viên bệnh viện hết sức chật hẹp, cho nên công tác điều trị ở đây cũng gặp nhiều khó khăn. Với quy mô 500 giường bệnh nhưng hằng ngày bệnh viện phải đón tiếp khám, chữa bệnh cho khoảng 1.200 lượt người; điều trị nội trú khoảng từ 800 đến 1.000 người bệnh. Chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay, hầu hết các khoa đều phải điều trị số người bệnh bằng 180 đến 220% số giường bệnh theo kế hoạch. Với quyết tâm, không để người bệnh nằm ghép, các khoa điều trị đều phải tận dụng không gian để cơi nới; thậm chí thay đổi công năng của hàng loạt phòng nhân viên, hành lang để đặt thêm giường bệnh. Có khoa còn phải thu hẹp kích cỡ giường bệnh lại để kê cho được nhiều… Với 500 giường kế hoạch nhưng thực tế bệnh viện đã kê lên hơn 1.200 giường bệnh để phục vụ người bệnh.

Chỉ cần nhìn qua một số khoa, phòng là đã thấy rõ những khó khăn đó. Phòng tiếp nhận người bệnh cấp cứu của Khoa Cấp cứu chống độc vốn là hai phòng làm việc của nhân viên. Để tiết kiệm diện tích, phòng chỉ kê hai chiếc giường cùng một số máy móc cấp cứu, còn người bệnh cấp cứu được xử lý ngay trên băng ca hay giường di động. Bàn làm việc của nhân viên thì kê ngoài hành lang. Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại khu vực chạy thận: căn phòng điều trị không lớn được cải tạo từ năm phòng làm việc của nhân viên nhưng kê san sát 40 giường bệnh cùng máy lọc máu. Ngoài ra, phải thông hành lang để kê thêm 10 giường bệnh. Trong một không gian hẹp, để kê được số giường nhiều như vậy, bệnh viện phải thu hẹp kích thước giường bệnh từ rộng 90 cm xuống còn 70 cm. Tuy ở khu vực thuận tiện nhưng do tình trạng chật hẹp chung của bệnh viện, cho nên từ chỗ được phân bổ hai tầng điều trị nhưng Khoa Nội tổng hợp đã bị rút lại còn một tầng. Từ chỗ thiết kế 45 giường, khoa phải tận dụng khoảng trống và sáu phòng nhân viên để kê tổng số 105 giường bệnh. Theo Trưởng Khoa Nội tổng hợp, bác sĩ Vương Kim Đức: Do không đồng bộ, công năng sử dụng lại không phù hợp cho nên đã ảnh hưởng đến không gian điều trị.

Khoa Truyền nhiễm còn chật chội hơn. Do không thể cơi nới được bởi sử dụng dãy nhà cấp 4 xây dựng từ những năm 1990 cho nên các phòng điều trị rất nhỏ (khoảng 12 đến 15 m2) nhưng vẫn phải kê thêm giường để bảo đảm nhu cầu điều trị. Theo kế hoạch, Khoa chỉ có 15 giường bệnh nhưng thực kê lên đến 40 giường. Theo Trưởng khoa Truyền nhiễm Nguyễn Xuân Bảo: Điều lo lắng nhất, là khoa không đủ không gian cấp cứu khi xảy ra dịch bệnh hay ngộ độc hàng loạt. Khoa U bướu - Y học hạt nhân tuy mới thành lập năm 2012 với 27 giường bệnh theo kế hoạch, cơ sở vật chất ghép chung với nhiều khoa khác ở nhiều tầng khác nhau. Do không đồng bộ cộng với số người bệnh điều trị quá tải thường xuyên ở mức xấp xỉ 300% đã gây khó khăn cho việc thăm khám và điều trị. Chưa hết, do phải đặt máy phóng xạ SPECT ngay trong khu vực người bệnh điều trị, nên các phòng bệnh ở phía trên khu vực để máy đều phải đổ thêm một lớp bê-tông dày 20 cm để bảo đảm an toàn cho người bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa hai, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc BVĐK tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Viết Đồng: So sánh với bệnh viện của một số tỉnh trong khu vực thì khuôn viên của BVĐK tỉnh Hà Tĩnh quá khiêm tốn, nếu không muốn nói là nhỏ bé. Thời gian tới, tỉnh vẫn chưa có điều kiện để chuyển bệnh viện đi nơi khác để xây dựng cho khang trang, trong khi đó nhu cầu nâng cấp, mở rộng bệnh viện và nhất là việc tách và thành lập một số khoa mới với trang, thiết bị hiện đại theo yêu cầu phát triển là điều cần kíp. Đáng chú ý, do khuôn viên bệnh viện chật hẹp cho nên việc quy hoạch, đầu tư xây mới các khoa mới đang gặp không ít trở ngại. Hiện, bệnh viện đang chuẩn bị đầu tư xây mới hai tòa nhà năm và bảy tầng cho Khoa U bướu - Y học hạt nhân quy mô gần 100 giường bệnh và Khoa Truyền nhiễm 70 giường bệnh nhưng vướng nhất là chưa có địa điểm để xây mới.

Trong khi đó, theo bác sĩ Nguyễn Viết Đồng: Hiện chung quanh bệnh viện đang còn số diện tích đất đang được sử dụng để ươm cây và xây ki-ốt cho thuê. Đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ BVĐK Hà Tĩnh rất mong sự ủng hộ, hỗ trợ từ chính quyền và các ban, ngành liên quan của tỉnh giúp bệnh viện có thể mở rộng thêm. Lúc đó bệnh viện mới có quỹ đất để xây dựng mới các khoa điều trị cũng như thành lập các khoa mới có tính chuyên sâu cao phục vụ tốt nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khỏe cho 1,3 triệu dân trong tỉnh cùng hàng chục nghìn công nhân và chuyên gia làm việc tại Vũng Áng - một trong khu kinh tế lớn của khu vực.

Lao động

Phú Yên: Phát hiện trường hợp đầu tiên mắc virus Zika

Tin từ Sở Y tế Phú Yên cho biết, trên địa bàn thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa có thanh niên D.Đ.T (27 tuổi) vừa được phát hiện nhiễm virus Zika.

Trước đó, ngày 27.6, anh T xuất hiện sốt cao (38,5 độ C), kèm theo các triệu chứng đau cơ, đau khớp. Anh T ở nhà chưa dùng thuốc gì. Đến ngày 30.6, anh T xuất hiện thêm ban đỏ dạng chấm toàn thân và tiếp tục vào BV Đa khoa Sơn Hòa.

Nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue (SXHD), cùng ngày, bệnh nhân được lấy mẫu máu toàn phần gửi trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xét nghiệm và ngày 4.7, bệnh nhân khỏi bệnh và xuất viện. Từ ngày 7.7 - 29.7, bệnh nhân không đi ra khỏi địa bàn thôn Tân Hội.

Ngày 12.7, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh làm xét nghiệm Mac ELISA, kết quả âm tính với SXHD. Mẫu huyết thanh của bệnh nhân tiếp tục được gửi vào viện Pasteur Nha Trang. Đến ngày 28.7, Viện Pasteur Nha Trang kết luận mẫu máu của bệnh nhân dương tính với virus Zika.

Ngay khi nhận được kết luận của Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế đã thành lập đoàn giám sát tại nhà anh T và các hộ xung quanh tại thôn Tân Hội để khoanh vùng, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng. Sở Y tế cũng chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Sơn Hòa, Trạm Y tế xã, y tế thôn và Đoàn thanh niên xã Sơn Hội tổ chức tổng vệ sinh, diệt bọ gậy và phun hóa chất tại 154 hộ dân trong vòng bán kính 250m xung quanh nhà bệnh nhân. 

Trước đó, tại Việt Nam cũng đã phát hiện 2 trường hợp nhiễm virus Zika tại Khánh Hòa và TPHCM. Phú Yên là địa phương thứ ba phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika và là ca thứ ba của nước ta.

Vụ thai phụ bị cắt niệu quản: Niệu quản bị khâu nhầm, buộc phải cắt bỏ

Do bị khâu túm hai niệu quản nên dẫn đến việc nước tiểu bài tiết từ thận bị ứ đọng lại chỗ bị khâu, buộc phải tiến hành mổ để cấp cứu nạn nhân.

Như Lao Động đã thông tin ngày 2.8.2016, sản phụ Nguyễn Thị Oanh sinh mổ tại Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bị bác sỹ cắt nhầm niệu quản.

Cụ thể, trong quá trình mổ sinh, gia đình được các bác sỹ thông báo chị Oanh trong tình trạng nguy hiểm cần cắt tử cung ngay, tuy nhiên sau khi ca mổ kết thúc, gia đình phát hiện chị Oanh bị cắt toàn bộ phần niệu quản.

Để làm rõ vấn đề trên, PV đã có buổi trao đổi với Thạc sỹ, bác sỹ CKII Lê Đăng Khoa – Trưởng Phòng Kế hoạch và tổng hợp Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ông Khoa cho biết: “Ngày 24.6 chúng tôi có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Oanh chuyển đến từ Bệnh Viện Đa Khoa huyện Nông Cống với triệu chứng vô niệu. Sau đó các bác sỹ đã tiến hành thăm khám, xét nghiệm cho chị Oanh.

Các bác sỹ đưa ra kết luận bệnh nhân Nguyễn Thị Oanh bị tắc nước tiểu cơ giới do bị thắt niệu quản, dẫn đến việc nước tiểu từ thận không xuống được bàng quang do bị tắc nghẽn niệu quản đã ảnh hưởng đến bài tiết. Buộc phải tiến hành mổ phẫu thuật lại niệu quản cho bệnh nhân”.

Ông Lê Đăng Khoa chia sẻ: “Rất có thể trong quá trình cắt mổ tử cung để cầm máu, hai niệu quản đã bị khâu túm thắt lại. Trong quá trình khâu cầm máu rất có thể đã khâu nhầm sang cả hai niệu quản”.

Bác sỹ nhấn mạnh: “Khi các bác sỹ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thanh Hóa tiến hành phẫu thuật mổ cho chị Oanh, đã phát hiện ra chỗ hai niệu quản đã bị khâu chằng chịt nên không thể rút chỉ. Nếu rút chỉ ra sẽ dẫn đến tình trang máu chảy ồ ạt nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sỹ Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh buộc phải xem xét, cắt bỏ đoạn hai niệu quản bị khâu thắt chằng chịt. Các bác sỹ đã tiến hành cắt phía trên ngay sát mép chỉ để nối hai niệu quản vào bàng quang, để nước tiểu chạy vào bàng quang”.

Ông Lê Hữu Uyển - Trưởng Phòng nghiệp vụ Y, là người phát ngôn của Sở Y tế Thanh Hóa, cho biết: “Sự việc diễn ra chỉ là trưởng hợp hi hữu, không may đã xảy ra, nằm ngoài ý muốn của các bác sỹ. Hiện chúng tôi đã yêu cầu phía Bệnh Viện Đa Khoa Nông Cống báo cáo rõ về trường hợp này”.

Trả lời PV Báo chí, ông Trịnh Hữu Hùng – Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, nhấn mạnh: “Sở không bao che, không dung túng và sẽ xử lý nghiêm những ai làm sai. Chúng tôi sẽ thành lập đoàn kiểm tra từ lúc bệnh nhân vào viện cho đến lúc bệnh nhân ra viện. Đồng thời đánh giá tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân của cán bộ bác sỹ trước và sau khi bệnh nhân ra viện, kể cả khi bệnh nhân đã về nhà điều trị.

“Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại toàn bộ quá trình mổ phẫu thuật giữa hai bệnh viện là Bệnh Viện Đa Khoa Nông Cống và Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hóa ” - Vị Giám đốc Sở cho biết.

Ngày 2.8, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế Thanh Hoá yêu cầu khẩn trương xác minh thông tin sản phụ sinh mổ bị bác sỹ cắt nhầm niệu quản mà báo chí đã đăng tải.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống khẩn trương xác minh sự việc nêu trên, kiểm tra xác định nguyên nhân dẫn tới sai sót trên và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

Cục cũng yêu cầu Bệnh viện nghiêm khắc xử lý các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành nếu có sai phạm. Đồng thời, công khai thông tin và kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông. Báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 9.8.2016 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Đà Nẵng: Người nhà vây bệnh viện, “tố” bác sĩ tắc trách

Sáng 3.8, hàng chục người nhà của bệnh nhân Huỳnh Ngọc Trung (SN 1972, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) đã đến Bệnh viện Đà Nẵng để yêu cầu các bác sĩ làm rõ tình hình sức khỏe của anh.

Theo lời chị Nguyễn Thị Thanh Viện (SN 1980, vợ anh Trung), anh Trung trước đây từng có tiền sử bệnh huyết áp. Chủ nhật vừa qua, gia đình thấy sức khỏe anh Trung giảm sút nên đưa anh đến bệnh viện Đà Nẵng để điều trị.

Khi nhập viện, tinh thần anh Trung vẫn còn minh mẫn, chân tay có cử động nhẹ được. Tuy nhiên, đến chiều ngày 2.8, gia đình nhận được tin của các bác sĩ thông báo, tình hình sức khỏe của anh Trung giảm sút, nguy cơ tử vong rất cao và sáng ngày 3.8, anh Trung đã chết não.

"Trong suốt thời gian chồng tôi điều trị từ Chủ nhật đến thứ 3, các bác sĩ tại khoa hồi sức và khoa nội tim mạch tắc trách, không theo dõi tình hình bệnh án của chồng tôi. Chiều ngày 2.8, chính tôi mới là người phát hiện tình hình sức khỏe chồng tôi có dấu hiệu xấu và đi báo lên. Lúc đó, các bác sĩ mới đến thăm khám nhưng đã muộn” – chị Viện bức  xúc.

Trong sáng ngày 3.8, Ban giám đốc bệnh viện Đa Khoa đã trực tiếp thông báo tình hình bệnh tật của anh Trung. Theo đó, anh Trung đã chết não do bệnh tình chuyển biến quá nhanh.

Trước thông báo của bác sĩ, gia đình anh Trung đã phản đối và yêu cầu lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng giải thích nguyên nhân và làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

 http://www.tapchigiaothong.vn

Tây Nguyên sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, các tỉnh Tây Nguyên đang huy động nhiều lực lượng tìm cách phòng chống dịch bệnh.

Ngày 2-8, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Gia Lai để bàn về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn. Theo đánh giá, Gia Lai là địa phương dịch SXH diễn biến phức tạp nhất trong các tỉnh Tây Nguyên. 

Ý thức người dân thấp

Theo cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hiện đã có 4/5 tỉnh Tây Nguyên có dịch bệnh SXH đang diễn ra rất khó lường, phức tạp. Tại Gia Lai, tính từ đầu năm tới nay trên toàn tỉnh đã có 3.960 ca nhiễm bệnh SXH, một ca đã tử vong, riêng ngày 2-8 có tới 103 ca nhiễm bệnh mới. Riêng trong tháng 7 có hơn 2.300 trường hợp mắc bệnh này. Hiện đã có 154/222 xã, phường có bệnh nhân mắc SXH được ghi nhận.

Nguyên nhân bệnh SXH năm 2016 tăng cao được ông Hồ Ngọc Gia, Giám đốc Trung Y tế dự phòng tỉnh Gia Lai xác định là do thời tiết diễn biến phức tạp, tạo điều kiện cho nguồn gây bệnh phát triển. Trong năm 2015, các tỉnh Bình Định, Phú Yên đã xảy ra dịch SXH, chính vì vậy các huyện tiếp giáp với các tỉnh này bị ảnh hưởng nguồn bệnh. Hơn nữa, các năm trước do tình hình bệnh SXH trên địa bàn ít, nên năm nay khi dịch bệnh bùng phát khả năng mắc bệnh của người dân cao hơn do ý thức phòng tránh của người dân còn hạn chế cũng như sức đề kháng đối với bệnh khá yếu.

Trong khi đi thị sát tại các địa phương trên địa bàn TP Pleiku, đoàn công tác cục Y tế dự phòng đã ghi nhận nhiều hộ dân dù đã cam kết diệt nguồn bệnh nhưng vẫn để các dụng cụ có khả năng làm nơi trú ẩn cho nguồn bệnh như lu, lốp xe ô tô, mô tô … trong khu vực sinh sống.

“Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa chủ động phòng chống nguồn bệnh. Có hộ khi kiểm tra có cả 3 thùng chứa nước lớn chứa đầy lăng quăng; đây là nguy cơ lây bệnh trong cộng đồng” – ông Đặng Quang Tấn-Phó Cục Trưởng Cục y tế dự phòng-Bộ Y tế chia sẻ.

Cũng theo ông Hồ Ngọc Gia, bệnh SXH chủ yếu diễn biến phức tạp ở thành thị, khu đông dân cư. “Người dân có nhận thức về sự nguy hiểm của căn bệnh nhưng ý thức phòng bệnh thấp, không tích cực cải tạo môi trường nhằm ngăn chặn nguồn bệnh” – ông Gia nói.

Trong khi đó bà Huỳnh Nữ Thu Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nói dù đã chuẩn bị trước kỹ lưỡng nhưng dịch SXH vẫn bùng phát.

“Đối với vấn đề này chúng tôi rất lo lắng. Mong rằng các cơ quan chức năng có cách dự báo, cách vào cuộc quyết liệt thì dịch bệnh mới có thể dập tắt được” - bà Hà bày tỏ.

Dốc toàn lực phòng chống dịch

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế Gia Lai cho biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã có nhiều chỉ đạo tích cực trong công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã hỗ trợ rất nhiều về phương tiện, kỹ thuật. Bên cạnh đó, Sở Y tế Gia Lai cũng có nhiều công văn chỉ đạo các đơn vị y tế cùng vào cuộc ngăn chặn, thành lập ba đội công tác lưu động phòng chống dịch SXH hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng chống dịch. Ngoài ra, tổ chức các hoạt động hưởng ứng các phong trào phòng chống bệnh SXH.

“Đặc biệt, các cơ sở đã chuẩn bị đầy đủ số thuốc, vật tư, giường bệnh để sẵn sàng phòng chống dịch, điều trị… nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. Riêng những ca đã nhiễm bệnh chúng tôi giám sát chặt chẽ, tránh lây lan” – ông Hải nói.

Để đạt hiệu quả nhanh, các lực lượng y tế đã đi đến từng hộ dân phun gần 1.500 lít hóa chất diệt muỗi, hiện công tác này vẫn đang được triển khai. Ông Gia cho biết thêm, ngoài việc phun hóa chất để ngăn chặn diễn biến phức tạp của nguồn bệnh, trung tâm y tế các huyện, thị xã phải chủ động trong công tác tuyên truyền, làm vệ sinh môi trường. Đặc biệt, người dân phải thay đổi nhận thức, chủ động phòng chống dịch bệnh ở mỗi nhà thì mới phát huy hiệu quả cao.

Về phía Bộ Y tế, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói để phòng chống dịch bệnh thì các cấp chính quyền cần đẩy mạnh công tác truyền thông, dựa vào tính đặc thù của Gia Lai nhằm có biện pháp truyền thông hợp lý. “Hàng năm, Bộ Y tế triển khai chương trình hỗ trợ kinh phí, hóa chất cho các tỉnh trọng điểm để phòng chống dịch SXH và sắp tới đây, chúng tôi sẽ rà soát lại để cấp thêm hóa chất giúp tỉnh Gia Lai phòng chống dịch bệnh hiệu quả” – ông Tấn nói rõ.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, tại tỉnh Kon Tum tính từ tháng 2 đến nay đã có khoảng 1.500 ca nhiễm bệnh SXH, tăng gấp nhiều lần so với các năm trước. Trong chuyến làm việc với ngành y tế Kon Tum mới đây về bệnh SXH, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho rằng, bệnh SXH Dengue tăng cao một phần do thời tiết thay đổi bất thường, trong khi đó việc phòng chống dịch bệnh này của tỉnh Kon Tum chưa được triển khai đồng bộ. Ở các huyện xảy ra SXH cao nhưng chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền trong việc huy động các cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan, đơn vị, đoàn thể vận động người dân tham gia phòng chống dịch. Công tác vệ sinh môi trường vẫn chưa được làm triệt để, vì vậy dù được xử lý phun hóa chất diệt muỗi, nhưng các ổ loăng quăng/bọ gậy vẫn còn đó và sinh ra đàn muỗi mới gây bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh SXH diễn biến phức tạp trên khu vực, UBND tỉnh Đăk Lắk đã chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để bệnh bùng phát thành dịch. Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát chương trình tuyên truyền mở rộng, đảm bảo đúng lịch theo quy định, kiểm soát chặt chẽ diễn biến của bệnh SXH.

http://www.vietnamplus.vn

Bộ Y tế lên tiềng về chủng virus Zika lưu hành tại Việt Nam

Theo báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang, bệnh nhân D.Đ.T, 27 tuổi, trú ở thôn Tân Hội, xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đã có dương tính với virus Zika. 

Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đang khẩn trương triển khai mạnh mẽ hơn nữa các biện pháp đáp ứng và phòng chống dịch Zika trên địa bàn tỉnh Phú Yên và các tỉnh thành khác trên cả nước.

Cục Y tế Dự phòng thông báo: Theo kết quả giải trình tự gene từ các viện nghiên cứu, chủng virus Zika đang lưu hành tại châu Á (trong đó có Việt Nam) không dễ lây lan và ít gây nguy cơ mắc chứng đầu nhỏ như chủng virus Zika lưu hành tại châu Mỹ. 

Do đó, Bộ Y tế đề nghị người dân nên quan tâm tới các khuyến cáo phòng, chống dịch, không nên hoang mang, lo lắng.

Được biết bệnh nhân nam D.Đ.T có biểu hiện bệnh như phát ban, sốt 38,5 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp vào ngày 27/6, sau đó đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Hòa với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue.

Bệnh nhân hiện đã được điều trị ổn định ra viện. Mẫu xét nghiệm của bệnh nhân D.Đ.T lấy ngày 30/6/2016 tại bệnh viện được Trung tâm Y tế huyện Sơn Hòa lưu mẫu và gửi sang Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên làm xét nghiệm ELISA, sau đó tiếp tục gửi sang Viện Pasteur Nha Trang, tại đây xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus Zika. 

Tính từ đầu năm đến nay, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trên cả nước đã lấy 2.405 mẫu xét nghiệm virus Zika (06 mẫu lấy từ người đi từ vùng dịch, 14 mẫu lấy từ phụ nữ mang thai nghi nhiễm virus Zika), kết quả 2.380 mẫu đã xét nghiệm virus Zika, trong đó 2.377 mẫu âm tính với virus Zika, 3 mẫu dương tính với vi rút Zika và 25 mẫu đang xét nghiệm.

Ngay sau khi có thông báo trường hợp bệnh ngày 28/7 của Viện Pasteur Nha Trang, Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên đã báo cáo cho Sở Y tế biết để chỉ đạo, đồng thời thành lập Đoàn giám sát, điều tra trường hợp bệnh do virus Zika. 

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur, các trung tâm y tế tại địa phương tăng cường công tác giám sát, lấy mẫu gửi xét nghiệm để sớm phát hiện các ca bệnh ở cộng đồng, đồng thời Vụ Chăm sóc sức khỏe Bà mẹ và trẻ em tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, phát hiện sớm nguy cơ hội chứng đầu nhỏ tại Phú Yên cũng như các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virus Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp như phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng).

Người dân loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. 

Bộ Y tế không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương. Tuy nhiên, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị. 

Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do virus Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền virus Zika qua đường tình dục./.

Xử lý các cá nhân sai phạm trong vụ khâu nhầm niệu quản của sản phụ

Sở Y tế Thanh Hóa đã có phúc đáp liên quan đến thông tin gia đình sản phụ Nguyễn Thị Oanh gửi đơn thư đến các cơ quan báo chí phản ánh về việc "sản phụ Nguyễn Thị Oanh (xã Công Liêm, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) đi mổ đẻ nhưng đã bị bác sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống cắt luôn niệu quản."

Ngày 3/8, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, khẳng định: "Ngay trong tuần này, Sở Y tế Thanh Hóa sẽ thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra lại toàn bộ việc thực hiện quy trình chuyên môn của 2 bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống và Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đối với trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Oanh."

Ông Hùng cho biết ngay sau khi nắm được thông tin, Sở Y tế Thanh Hóa đã gấp rút chỉ đạo, yêu cầu trong hai ngày 3 và 4/8, hai bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống và Đa khoa tỉnh Thanh Hóa phải thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá lại toàn bộ quá trình khám chữa bệnh cho sản phụ Oanh, có kết luận gửi về Sở Y tế.

Từ kết luận đó, Sở sẽ thành lập đoàn kiểm tra xem việc thiếu sót diễn ra ở công đoạn nào để có kết luận cuối cùng, cá nhân nào làm sai sẽ bị xử lý nghiêm trên tinh thần sai đến đâu xử lý đến đó, không bao che, dung túng.

Ngày 24/6, sản phụ Nguyễn Thị Oanh, 40 tuổi, đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống để sinh con, qua quá trình theo dõi chuyển dạ, sản phụ không thể sinh đẻ bình thường mà phải can thiệp phẫu thuật mổ bắt con.

Trong quá trình phẫu thuật, sản phụ Oanh có dấu hiệu đờ tử cung, băng huyết. Để cấp cứu kịp thời tính mạng của sản phụ, kíp mổ buộc phải cắt bỏ tử cung.

Trong quá trình khâu mỏm cắt, kíp mổ đã khâu luôn niệu quản của sản phụ. Sau ca mổ, theo dõi thấy sản phụ Oanh bị bí tiểu, ngày 25/6, Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống đã chuyển sản phụ Oanh xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sản phụ Nguyễn Thị Oanh được chỉ định mổ, tiến hành tháo gỡ đoạn niệu quản bị khâu nhầm ở khu vực mỏm cắt, sau đó tiến hành nối thông 2 ống niệu quản vào bàng quang. Sau quá trình hậu phẫu, thông tiểu, sản phụ Nguyễn Thị Oanh được xuất viện về nhà, sức khỏe ổn định.

Ông Hùng chia sẻ: "Đây là một tai biến y khoa không mong muốn, nhưng việc xử lý "nhầm" cho bệnh nhân của kíp mổ Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống như vậy là sai. Ngay sau khi có kết luận từ phía hội đồng chuyên môn của 2 bệnh viện, ngành Y tế sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét và xử lý nghiêm sai phạm"./.

Chuẩn bị phẫu thuật tách rời hai bé song sinh dính liền mông

Chiều 2/8, bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hai bé song sinh 9 ngày tuổi dính liền mông (vùng cùng cụt) ở Bình Phước đang được chăm sóc tích cực tại phòng cách ly trẻ sơ sinh non tháng của bệnh viện Nhi Đồng 2 để chờ phẫu thuật tách rời.

Bệnh viên đã tiến hành hội chẩn với nhiều chuyên khoa, kết quả xác định hai bé dính nhau vùng cùng cụt, chiều dài dính nhau khoảng 15cm, đối lưng với nhau theo tư thế hướng đầu ra hai bên, không thấy hậu môn của hai bé nhưng hai bộ phận sinh dục nữ rất rõ.

Các bác sỹ đã tạm đặt ống thông cho các cháu để tạm thoát phân.

Về hô hấp tuần hoàn, một bé có tổng trạng yếu và bị khiếm khuyết một mảng xương sườn bên phải, trật khớp háng bẩm sinh, hai chi yếu.

Kết quả chụp MRI cho thấy phần tủy sống vùng cùng cụt chung màng bao nên khi tách dính nguy cơ sau phẫu thuật hai bé có khả năng không tự chủ khi đi tiêu, tiểu và khả năng bị não úng thủy.

Bệnh viện dự kiến sau khi hai bé đủ ba tháng tuổi, đủ dinh dưỡng và hệ miễn dịch tốt, sẽ tiến hành hội chẩn toàn diện một lần nữa để phẫu thuật tách hai bé ra.

Hai bé song sinh dính liền nặng 3,4kg là con của sản phụ 18 tuổi ngụ huyện Lộc Ninh, Bình Phước.

Sản phụ chuyển dạ nhập viện ngày 22/7 và được các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Lộc Ninh mổ bắt con ngày 23/7 lúc thai 33 tuần tuổi./.

http://tuoitre.vn

Được trả lương, bác sĩ, y tá quay lại bệnh viện làm việc 

Sau khi được Ban giám đốc quản lý Bệnh viện Đa khoa Thành An - Sài Gòn trả tiền lương, hơn 100 bác sĩ, y tá và nhân viên tại bệnh viện này đã quay trở lại làm việc bình thường.

Sáng 3-8, bác sĩ Nguyễn Văn Tòong, giám đốc điều hành Bệnh viện Đa khoa Thành An - Sài Gòn đóng tại TP Vinh, Nghệ An cho biết bệnh viện đã bắt đầu hoạt động bình thường trở lại sau cuộc họp giữa chủ đầu tư, ban giám đốc điều hành cùng toàn thể công nhân viên.

Theo bác sĩ Tòong, trong sáng 2-8, bà Nguyễn Thị Thu - chủ tịch Hội đồng quản trị bệnh viện có buổi làm việc với Sở Y tế và BHXH tỉnh Nghệ An đồng thời gặp gỡ tập thể người lao động để giải quyết các thắc mắc, quyền lợi liên quan.

Bà Thu cam kết chiều 2-8 sẽ thực hiện trả một tháng lương cho người lao động; đến 30-8 sẽ tiếp tục trả thêm một tháng lương; đến tháng 9-2016, sẽ tiếp tục trả dần những khoản lương bệnh viện đang nợ bác sĩ, y tá, điều dưỡng.

“Không phải bệnh viện nợ lương liên tục kéo dài đến 8 tháng hoặc 10 tháng; và không phải bác sĩ, y tá nào cũng bị nợ lương lên đến 8 tháng. Thời gian qua hội đồng quản trị có đầu tư mở rộng hoạt động khám chữa bệnh ở một số địa phương khác nên có khó khăn về kinh tế”, ông Tòong nói.

Về khoản tiền “đặt cọc” mà người lao động phản ảnh, ông Tòong cho hay, trước đây xảy ra tình trạng các nhân viên trẻ khi vào làm việc, được bệnh viện đào tạo nhưng khi có tay nghề đã chuyển đi nơi khác.

Sau đó, hội đồng quản trị bệnh viện quyết định khi nhận người mới thì yêu cầu phải đóng một khoản tiền. “Số tiền này như là cổ phẩn, có lãi suất hàng tháng, và được bệnh viện hoàn trả sau 5 năm”, ông Tòong thông tin.

Ông Hoàng Văn Hảo - phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho hay, sau cuộc họp thì Sở Y tế và cơ quan BHXH tỉnh cũng đã yêu cầu bệnh viện Đa khoa Thành An - Sài Gòn thực hiện cam kết về đảm bảo nhân lực, cơ số thuốc để đảm bảo trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân;

Đồng thời, các cơ quan này sẽ cử người giám sát các hoạt động của bệnh viện trong một thời gian.

Ghi nhận sáng 3-8, tại các khoa, phòng điều trị của bệnh viện bắt đầu mở cửa, đón tiếp các bệnh nhân tới khám chữa bệnh trở lại.

Như Tuổi Trẻ thông tin, từ ngày 1-8, hơn 100 bác sĩ, y tá, điều dưỡng và nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thành An - Sài Gòn đón tại TP Vinh, Nghệ An đồng loạt nghỉ việc, yêu cầu lãnh đạo bệnh viện giải quyết các quyền lợi lao động như tiền lương, bảo hiểm.

Một số y tá, điều dưỡng phản ánh, trước khi vào làm việc đã phải đặt cọc từ 50 đến 100 triệu đồng/người cho bệnh viện đến nay đòi lại tiền nhưng chưa được thanh toán.

Các phòng chức năng của bệnh viện đều đóng kín cửa khiến hoạt động khám chữa bệnh bị ngưng trệ. Một số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại đây đã phải tự chuyển đến bệnh viện khác.

Bệnh viện Phú Quốc: Bé trai 15 tháng chết do bệnh quá nặng 

Bác sĩ Trương Văn Hữu - phó giám đốc Bệnh đa khoa Phú Quốc - cho biết như vậy sau buổi “kiểm thảo tử vong” trường hợp bé Lê Phan Tiến Đạt, 15 tháng tuổi, qua đời tại bệnh viện sáng 25-7.

Cuộc kiểm thảo tổ chức chiều 2-8 tại Bệnh viện Phú Quốc gồm ban giám đốc bệnh viện cùng các phòng khoa liên quan.

Bác sĩ Hữu cho biết theo biên bản kết luận cuộc kiểm thảo, bé Đạt chết là do bị sốc nhiễm trùng nhiễm độc nặng, suy đa tạng, suy hô hấp do nhiễm trùng tiêu hóa trên bệnh nhân thừa cân. Do diễn tiến bệnh quá nhanh, dù các bác sĩ bệnh viện đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không cứu được bé.

Bác sĩ Hữu xác nhận phía bệnh viện sẽ hỗ trợ cho gia đình cháu bé chi phí mồ mả, đây là sự chia sẻ mất mát đau buồn với gia đình nạn nhân.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, sáng 24-7, vợ chồng anh Lê Duy Khánh (SN 1985) và chị Phan Thị Thu Thảo (SN 1992), ngụ tổ 11, khu phố 2, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, Kiên Giang đưa con trai là bé Đạt vào bệnh viện Phú Quốc trong tình trạng ói và tiêu chảy.

Nhập viện điều trị đến sáng 25-7 thì bé qua đời.

Đau đớn vì mất con trai đầu lòng, vợ chồng anh Khánh cùng người thân bức xúc cho rằng chính sự tắc trách của bệnh viện đã gây ra cái chết của con mình.

 http://giaoducthoidai.vn

Tạm lắng nỗi lo tăng viện phí

Theo ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trước thông tin tăng giá viện phí, dịch vụ y tế từ ngày 1/8 đã khiến nhiều bệnh nhân lo lắng, tuy nhiên, việc điều chỉnh viện phí đợt 2 trong năm 2016 vẫn đang được cơ quan BHXH Việt Nam và Bộ Y tế cân nhắc xem xét điều chỉnh thời gian có thể từ nay đến cuối năm 2016.

Lùi thời gian tăng viện phí

Lý giải nguyên nhân không điều chỉnh tăng viện phí theo lộ trình đã thống nhất trước đây, ông Sơn cho biết, vào tháng 6/2016, cơ quan BHXH Việt Nam và Bộ Y tế đã thống nhất lùi thời hạn tăng viện phí đợt 2 năm 2016 từ tháng 7 sang tháng 8/2016. Lần tăng viện phí này áp dụng ở 10 tỉnh, thành phố có số người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cao từ 90 - 95% trở lên, trong đó sẽ điều chỉnh viện phí của 1.900 dịch vụ y tế với mức tăng khá mạnh nhưng chỉ áp dụng với đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT.

Tuy nhiên, Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Y tế lên “kịch bản” dự báo tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và đời sống của người dân sau khi tăng viện phí đồng thời nghiên cứu viện phí áp dụng cho đối tượng không có BHYT trong thời gian tới. Nếu viện phí tăng sẽ tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào thời điểm này.

Cũng theo lộ trình được BHXH Việt Nam và Bộ Y tế thống nhất đề ra, ngoài đợt tăng viện phí thứ hai trong năm 2016, từ cuối 2016 đến nửa đầu 2017 sẽ tiếp tục có thêm nhiều đợt điều chỉnh viện phí mới. Mỗi đợt điều chỉnh viện phí sẽ thực hiện ở 8 - 12 tỉnh, thành phố (theo thứ tự các địa phương có độ bao phủ BHYT từ cao xuống thấp và những áp dụng trước tại những tỉnh có mức tác động CPI thấp).

Theo danh sách BHXH Việt Nam cung cấp, 5 tỉnh hiện có tỉ lệ bao phủ BHYT từ 95% dân số trở lên là Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Đây là những địa phương sẽ tiến hành tăng viện phí ngay trong đợt này. Tuy nhiên, việc lùi thời gian áp dụng cũng khiến nhiều bệnh nhân bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên, theo ông Sơn, mốc thời gian lùi triển khai việc tăng viện phí đợt 2 năm 2016, BHXH và Bộ Y tế tiếp tục phải cân nhắc từ giờ tới cuối năm.

Nếu điều chỉnh, viện phí tăng thêm 50%

Theo tính toán, với việc đưa lương vào viện phí, đợt điều chỉnh lần này sẽ có hàng chục ngàn dịch vụ kỹ thuật tăng giá, với mức tăng trung bình khoảng 50%. Đơn cử, dịch vụ phá thai to từ tuần 13 đến tuần 22 tăng từ 430.000 lên 1 triệu đồng; mổ quặm 4 mi gây tê tăng từ 790.000 đồng lên gần 1,2 triệu đồng; cắt amidan gây mê tăng từ 660.000 đồng lên hơn 1 triệu đồng; cắt ung thư vùng hàm mặt và tạo hình tại chỗ từ 5,9 triệu đồng lên 7,2 triệu đồng, cắt ung thư lưỡi từ 6,8 triệu đồng lên 8,2 triệu đồng; cắt u máu, u bạch huyết lồng ngực từ 6,7 triệu đồng lên gần 8 triệu đồng…

Các dịch vụ kỹ thuật như: Siêu âm đen trắng từ 30.000 đồng tăng lên 49.000 đồng/dịch vụ, siêu âm 4D từ 407.000 đồng lên 446.000 đồng, chụp X-quang từ 36.000 đồng lên 47.000 đồng…

Giá khám bệnh tại các bệnh viện (BV) hạng đặc biệt và hạng I tăng từ 20.000 đồng lên 39.000 đồng/lượt, BV hạng II từ 15.000 đồng lên 35.000 đồng, BV hạng III từ 10.000 đồng lên 31.000 đồng, BV hạng IV từ 7.000 đồng lên 29.000 đồng.

Giá dịch vụ ngày/giường hồi sức tích cực tại các BV hạng đặc biệt cũng tăng từ 354.000 đồng lên 677.000 đồng/ngày/người. Giường bệnh loại đặc biệt đối với các bệnh nội khoa: Hô hấp, truyền nhiễm, ung thư, tim mạch… từ 99.000 đồng lên 215.000 đồng/ngày/người. Giường bệnh các khoa xương khớp, da liễu, tai mũi họng, sản không mổ, tai biến… cũng tăng từ 89.000 đồng lên 192.000 đồng/người/ngày…

Đối với các bệnh viện đã tự chủ hoàn toàn đã tính viện phí bao gồm cả lương và phụ cấp của nhân viên y tế. Cụ thể, tại 9 BV: Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy, Tai Mũi Họng Trung ương, Mắt Trung ương, Răng Hàm Mặt Trung ương, Răng Hàm Mặt TPHCM, Nội tiết Trung ương và Phụ sản Trung ương… mức phí mới này đã được áp dụng từ lâu. Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó Giám đốc BV Việt Đức nhận xét, viện phí tăng giúp người bệnh được hưởng dịch vụ chất lượng hơn, đỡ chi tiền hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 30 - 40% bệnh nhân điều trị tại BV Việt Đức chưa có BHYT, trong khi các dịch vụ ở BV tuyến cuối như Việt Đức có giá rất cao. Nếu người dân không tham gia BHYT thì khi bị tai nạn, cấp cứu có chỉ định phẫu thuật và sử dụng kỹ thuật cao sẽ rất nặng gánh viện phí.

Ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Y tế cho hay, tới đây, Bộ Y tế cũng sẽ đề xuất tăng viện phí với đối tượng chưa có BHYT. Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, đến cuối năm 2016, tỉ lệ người dân tham gia BHYT có thể đạt 78%. Như vậy, vẫn còn hơn 22% dân số chưa tham gia BHYT. Với mức tăng viện phí như vậy, nếu người dân không có BHYT sẽ gặp khó khăn rất lớn khi ốm đau.

 http://giaoducthoidai.vn

Ngộ độc tại bếp ăn tập thể: Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Ngộ độc thực phẩm xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là từ tháng 3 - 10 do đây là thời điểm giao mùa, nắng nóng. Trước kia, ngộ độc thường xảy ra lẻ tẻ, ở hộ gia đình nay lan sang cả trường học, khu công nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người.

Nối dài danh sách

Trong khi cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động đơn vị cung cấp suất ăn Happy Spoon và truy tìm nguyên nhân gây ngộ độc cho hơn 30 công nhân tại Công ty Lisheng (Chơn Thành, Bình Phước) thì tại Quảng Ngãi lại xảy ra vụ ngộ độc do sử dụng đầu và dạ dày cá hồng đông lạnh để chế biến món ăn. Các trường hợp bị ngộ độc nhập viện trong tình trạng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tê chân tay.

Hiện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục điều tra, truy xuất nguồn gốc cá hồng mà những người bị ngộ độc đã mua về sử dụng. Thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi cho thấy, từ ngày 24 - 29/7, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 33 ca ngộ độc, trong đó tập trung nhiều nhất ở 2 xã miền núi của huyện Bình Sơn, một số xã ở huyện Tư Nghĩa và TP Quảng Ngãi.

Trước đó, giữa tháng 6 trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng xảy ra vụ ngộ độc tại Công ty may Unico Hàn Quốc (TP Yên Bái) khiến nhiều công nhân phải nhập viện. Ngay sau sự việc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế Yên Bái điều trị tích cực cho người bệnh, đồng thời đình chỉ tạm thời hoạt động của bếp ăn tập thể của Công ty may Unico Hàn Quốc để điều tra, xác định rõ nguyên nhân; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo quy định và kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Không để các đơn vị cung cấp thực phẩm, chế biến suất ăn sẵn, các bếp ăn tập thể không bảo đảm đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được kinh doanh hoạt động.

Sức khỏe công nhân: Ai chịu trách nhiệm

Theo quy định, những cơ sở không bảo đảm đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được kinh doanh hoạt động. Nhưng nhìn vào vụ ngộ độc gần đây mới thấy những đơn vị cung cấp suất ăn cho công nhân đều có đầy đủ giấy tờ. Vậy tại sao ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra.

Trước hết phải nói đến chất lượng bữa ăn. Phần lớn những bữa ăn trên có giá rất bèo, từ 11.000 – 20.000 đồng/suất thì không thể đòi hỏi thức ăn có chất lượng. Tiếp đó, dù nấu tại chỗ hay vận chuyển nơi khác đến thì do phục vụ lượng lớn người nên trong quá trình vận chuyển, lưu trữ dễ xảy ra tình trạng nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Đấy là chưa kể đến quy trình sơ chế thực phẩm không hợp vệ sinh cũng là lý do chính khiến thực phẩm nhiễm khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm tại các công ty, xí nghiệp.

Thống kê của Cục An toàn thực phẩm, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm tại một số tỉnh phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Tiền Giang cao hơn các nơi khác vì đó là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp. Gần như 100% các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận đầu năm 2016 đều xuất phát từ các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, lao động ăn đủ khẩu phần ăn thì năng suất lao động sẽ tăng 20%. Song trong thực tế, khẩu phần ăn hiện nay của người lao động tại các khu công nghiệp còn quá thấp, trung bình chỉ khoảng 11.000 đồng. Với mức giá này, sau khi trừ đi các khoản chi phí khác, giá trị thật của bữa ăn công nhân càng teo tóp thì làm sao có khẩu phần dinh dưỡng đạt chất lượng. Bữa ăn đã không đủ dinh dưỡng, đôi khi lại khuyến mãi thêm ngộ độc khiến sức khỏe của công nhân càng suy giảm kéo theo năng suất lao động giảm và tăng chi phí y tế khác.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, hiện có khoảng 400 bệnh lây qua thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, tiêu chảy, thương hàn. Vấn đề ở đây là ngộ độc cấp tính còn xử lý được nhưng đáng sợ nhất là ngộ độc mạn tính với tình trạng độc chất tích lũy dần trong cơ thể.

Như vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng bữa ăn bằng nhiều hình thức khác nhau, các công ty cũng cần chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm. Pháp luật đã quy định người đứng đầu cơ sở phải chịu trách nhiệm khi xảy ra ngộ độc. Người lao động phải biết quy định này để đòi hỏi lợi ích chính đáng cho mình.

 http://www.baohaiquan.vn

Phát triển mô hình bác sỹ gia đình

Sau 3 năm Bộ Y tế triển khai mô hình bác sỹ gia đình (BSGĐ), mặc dù thu được một số kết quả  nhất định song đa số người dân còn chưa biết, hoặc biết chưa đầy đủ về bác sỹ gia đình (BSGĐ) họ là ai, họ có nhiệm vụ gì và đem lại quyền lợi như thế nào cho người dân. Thậm chí, có người còn chưa tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh tại các phòng khám BSGĐ.

Ngày 3-8, Cổng thông tin Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến nhân rộng mô hình bác sỹ gia đình.

Trả lời câu hỏi của độc giả về bác sỹ gia đình là gì và vai trò của họ ra sao trong việc chăm sóc sức khỏe, ông Trần Quý Tường- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế cho biết, để là một BSGĐ đúng nghĩa, trước hết phải là bác sỹ đa khoa, hiểu biết cả nội, ngoại, sản, nhi, lây nhiễm… 

Ngoài kiến thức chuyên môn, BSGĐ cũng phải có kiến thức tổng quát về xã hội, tâm lý, kinh tế, văn hóa, quản lý y tế… để có thể hành nghề vượt ngoài phạm trù y tế, không những chỉ chăm sóc điều trị bệnh mà còn có thể tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân kiến thức tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, hỗ trợ về tâm lý và về mặt xã hội. 

Mặt khác, BSĐS phải tạo được lòng tin với người bệnh ở sự nhiệt tình, cần phải cho bệnh nhân biết khi họ gặp bất kỳ lý do về sức khỏe thì có thể gọi điện bất kể ngày đêm, để BSGĐ tư vấn. BSGĐ sẽ giống như người thân, người bạn của bệnh nhân. 

Hiện ngành Y tế đặt mục tiêu đến năm 2020, 80% các tỉnh, thành phố có phòng khám bác sĩ gia đình. Mô hình này được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho người dân, từ đó góp phần giảm quá tải tại các bệnh viện tuyến trên.

Để hoàn thiện mô hình này trong tương lai, theo nhiều chuyên gia, ngành Y tế cần hoàn chỉnh mô hình, xác định phạm vi, quy mô, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám BSGĐ và các điều kiện bảo đảm hoạt động như giá dịch vụ phòng khám, cơ chế chuyển tuyến, cơ chế thanh toán BHYT…

Nói về mô hình BSGĐ nhiều chuyên gia y tế đều thừa nhận đây là mô hình chăm sóc sức khỏe lý tưởng của người dân, song hiện vẫn có nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan chế độ BHYT, cơ chế tài chính, đòi hỏi Bộ Y tế phải quyết liệt thực hiện.

http://vietnamnet.vn

 Núi rác thải y tế là của bệnh viện nào?

BV Đa khoa Bắc Giang bán rác thải y tế cho cơ sở thu gom, sau đó tập kết ở Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Phó giám đốc BV cho hay lý do là khu xử lý hỏng. 

Thủ phạm thu gom rác thải chất như núi ở thôn Quan Độ, xã Văn Môn là công ty TNHH Bảo Ngọc, do ông Nguyễn Văn Bảo làm giám đốc.

Hỏi nguồn rác từ đâu, bà Thủy - vợ ông Bảo nói: BV Đa khoa Bắc Giang là một trong những bệnh viện ký hợp đồng bán rác thải cho công ty.

“Chúng tôi có hợp đồng thu mua rác thải với BV Đa khoa Bắc Giang từ khoảng năm 2008. Chúng tôi có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn mua bán, giấy xuất kho của BV để được đưa rác thải ra ngoài” - bà Thủy quả quyết.

Đề nghị xem hợp đồng, hóa đơn mua bán thì bà nói: Ông Bảo (chồng bà) đang đi chở hàng và đã mang theo hợp đồng ký với BV Đa khoa Bắc Giang nên không cung cấp cho phóng viên được.

“Mỗi lần đi chở hàng phải mang theo hợp đồng này để lỡ cảnh sát giao thông kiểm tra còn có giấy tờ chứng minh” - bà lập luận.

Bà đưa chúng tôi xem các hóa đơn, phiếu thu, giấy tờ xuất kho có chữ ký, xác nhận của BV Đa khoa Bắc Giang trong các lần mua hàng trước đây. Phiếu thu gần nhất vào các ngày 25/5/2016, 29/6/2016, 6/7/2016…

“Gia đình đã mua 1 xe tải làm phương tiện vận chuyển. Mỗi đợt gom hàng cách nhau 3-5 ngày, tùy vào lượng rác thải y tế mà bệnh viện thu gom từ các khoa” - lời bà Thủy.

Không những thế, bà còn cho biết, hoạt động thu gom, mua bán, tái chế rác thải y tế của gia đình bà đối với các bệnh viện trên địa bàn đã được các cơ quan có thẩm quyền của Bắc Ninh cho phép: giấy phép đăng ký kinh doanh; hợp đồng mua bán rác thải y tế với các bệnh viện; có cam kết bảo vệ môi trường, phương án xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực tập kết và tái chế rác thải y tế sau khi thu gom về xã Văn Môn.

'Do khu xử lý rác hỏng'

“Nhiều người dân cũng ý kiến ra xã về việc gia đình chúng tôi gây ô nhiễm môi trường. Nhưng chúng tôi có giấy tờ đầy đủ nên mới hoạt động được đến tận bây giờ” - bà Thủy nói.

Rác thu gom về được phân loại, súc rửa, tái chế thành các sản phẩm nhựa, túi ni-lon...

Phó giám đốc BV Đa khoa Bắc Giang Đào Minh Sơn thừa nhận: BV có ký hợp đồng với một số đơn vị để họ xử lý rác thải y tế.

“Các khoa, phòng phân loại tại chỗ, sau đó tập trung tại khu tập kết rác thải y tế của BV. Công ty Môi trường đô thị tỉnh Bắc Giang được BV Đa khoa Bắc Giang có hợp đồng xử lý rác thải độc hại. Các rác thải tái chế nằm trong danh mục thì BV ký với một đơn vị dưới Hưng Yên và công ty Bảo Ngọc (huyện Yên Phong, Bắc Ninh)” - ông Sơn cho biết.

Lý do BV Đa khoa Bắc Giang phải ký hợp đồng thuê đơn vị ngoài xử lý rác thải, theo ông Sơn, là do khu xử lý rác của bệnh viện đã hư hỏng, xuống cấp không hoạt động từ mấy tháng nay.

Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp hợp đồng bán rác thải y tế do BV ký với các bên thu mua.

Kế toán trưởng BV Lại Thị Loan Thanh nói thêm: “Hợp đồng do Giám đốc BV ký, theo nguyên tắc thì phải bảo mật thông tin”.

Sở Y tế: Các lò hoạt động bình thường

Trong khi đó, Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang o­ng Thế Viên khẳng định: Không có chuyện các BV ở Bắc Giang bán rác thải y tế ra bên ngoài.

Sở Y tế nghiêm cấm tuyệt đối các BV đưa rác thải y tế ra bên ngoài dưới mọi hình thức. 100% BV ở tỉnh đều có khu xử lý rác thải tại chỗ.

Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở Y tế Bắc Giang) Nguyễn Văn Bộ thông tin thêm: Các BV từ tuyến huyện đến tỉnh đều có khu xử lý rác thải tại chỗ, theo công nghệ lò đốt. Tất cả lò đều hoạt động bình thường cho đến thời điểm hiện tại.

Theo ông, Bộ Y tế đang có thỏa thuận hỗ trợ tỉnh Bắc Giang xây dựng 3 cụm xử lý rác thải quy mô, hiện đại theo công nghệ hấp. Một cụm sử dụng chung cho các BV tuyến tỉnh đặt tại TP Bắc Giang (gồm BV Đa khoa Bắc Giang; Lao phổi; Nhi, Viện Mắt…). Hai cụm còn lại cho tuyến huyện.

Với tổng kinh phí 65 tỷ đồng, 3 cụm xử lý rác thải này sẽ hoạt động vào đầu 2017.

Hồ sơ dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện được Sở Y tế lập tháng 6/2015 trình Bộ Y tế và UBND tỉnh cho thấy: Bắc Giang đang áp dụng mô hình xử lý chất thải rắn y tế tại chỗ. Các công trình xử lý chất thải y tế đều nằm trong khuôn viên các BV.

BV Đa khoa Bắc Giang sử dụng công nghệ lò đốt Hoval (lò đốt chất thải công nghệ Nhật Bản) - tất cả đều trong tình trạng đang hoạt động.

Ăn gì cũng chết, người Việt mắc ung thư nhanh nhất thế giới

GS.TS Nguyễn Bá Đức, PCT Hội Ung thư Việt Nam nói với Góc nhìn thẳng về mối lo Việt Nam đang tăng ung thư nhanh nhất thế giới mà nguyên nhân chính từ việc "ăn gì cũng chết".

15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca lên 150.000 ca) và dự kiến trong 5 năm tới, mỗi năm sẽ có 200.000 ca mắc mới bệnh ung thư. Điều lo ngại này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nêu rõ khi thuyết minh về chương trình giám sát chuyên đề an toàn thực phẩm sẽ thực hiện vào năm 2017.

Chúng ta sẽ đối diện ra sao với hiện trạng này?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet trao đổi với GS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện K về vấn đề này.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, ông có lý giải thế nào về tốc độ tăng số người mắc bệnh ung thư đến chóng mặt ở Việt Nam như vậy?

GS.TS Nguyễn Bá Đức: Nói về ung thư thì có rất nhiều nguyên nhân. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, 80% nguyên nhân sinh ra ung thư là từ môi trường bên ngoài.

Ở Việt Nam, đúng là có hiện tượng tăng bệnh ung thư rất nhanh. Những năm 1990, chúng tôi thấy, số lượng người mắc bệnh này còn rất thấp, khoảng 70.000 người trong một năm, nhưng đến năm 2010-2015, con số này mỗi năm đã là 150.000 người.

Dự báo đến năm 2020, tức 4-5 năm nữa thôi, sẽ có 200.000 người mắc ung thư mới mỗi năm. Cộng với số người đã mắc bệnh ung thư đang điều trị và số người đã khỏi bệnh ung thư rồi thì tỷ lệ mắc bệnh này ở Việt Nam còn cao hơn rất nhiều.

Nói Việt Nam sẽ là nước có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới không hẳn là chính xác, mà có lẽ, phải nói là Việt Nam có tốc độ tăng các ca mắc ung thư vào loại nhanh nhất thế giới thì đúng hơn.

Nếu chúng ta tác động vào các nguyên nhân sinh ung thư thì sẽ giảm được tỷ lệ mắc ung thư mới, trong đó, có vấn đề an toàn thực phẩm và thuốc lá.

Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, thưa ông, tới 80% nguyên nhân gây ung thư là từ môi trường bên ngoài. Và vừa qua, những vụ việc thực phẩm bẩn độc liên tục bị phát hiện. Người dân có thể làm gì để thoát khỏi hiểm hoạ mắc ung thư hiển hiện hàng ngày như vậy?

GS.TS Nguyễn Bá Đức: Ưu tiên hàng đầu là phải làm sao phòng bệnh đã, giảm được tỷ lệ mắc. Muốn vậy, phải ngăn chặn được tác nhân gây ung thư. Muốn chữa tốt thì phải làm sao phát hiện được bệnh sớm.

Thế thì, về việc ngăn chặn bệnh, các tác nhân sinh ung thư ở chúng ta đã được phát hiện nhiều, đặc biệt là thuốc lá. Vậy thì, phải làm tốt hơn nữa công tác phòng chống tác hại thuốc lá.

Thứ hai là vấn đề an toàn thực phẩm, vừa qua đã làm nóng trong nhân dân và nghị trường Quốc hội. Phải nói là, thực phẩm của chúng ta không an toàn nhiều quá.

Chúng ta thấy rằng, giờ đây, người dân còn nói, không biết ăn gì, ăn gì cũng chết. Có những câu nói hài hước, bi quan, thôi thì ăn thì chết về sau, không ăn thì sẽ chết ngay bây giờ, thôi thì... cứ ăn. Đó là một thực trạng. Ta phải làm tốt hơn nữa công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều người cũng đã nói, người Việt Nam chúng ta đang đầu độc lẫn nhau.Đạo đức xã hội đang có vấn đề nghiêm trọng, người ta không thấy được hiểm hoạ chung cho cộng đồng, trong đó, có chính bản thân mình mà chỉ thấy cái lợi trước mắt. Xã hội phải lên tiếng mạnh hơn nữa, phải có biện pháp quyết liệt hơn nữa, thay đổi được quan điểm vì lợi ích cá nhân mà bất chấp sức khoẻ cộng đồng và nguy hại cho xã hội.

Nhà báo Phạm HuyềnHiện nay, có các bộ liên quan đến lĩnh vực này như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên môi trường... Ông nghĩ sao về trách nhiệm của các bộ này khi để người dân phải sống bất an với các hiểm hoạ khôn lường như vậy?

GS.TS Nguyễn Bá Đức: Bộ Y tế là Bộ quản lý về sức khoẻ nhưng thường là phần ngọn. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai trò rất quan trọng, vì vấn đề lương thực, thực phẩm độc hại phải được quản lý tốt hơn nữa. Còn khi lên tới bàn ăn rồi thì rất khó.

Hay Bộ Tài nguyên môi trường cũng vậy với tình trạng xả thải những chất gây ô nhiễm ra môi trường, cũng phải có trách nhiệm làm tốt hơn nữa...

Song, phải kể đến Bộ Giáo dục và đào tạo nữa. Chúng ta phải giáo dục từ khi là một đứa trẻ con, biết tự trọng, biết tôn trọng luật pháp và giữ gìn sức khoẻ cộng đồng.

Cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm chung thì tôi nghĩ, đó là Chính phủ. Tuy nhiên, vừa rồi ta nói đến chuyện người Việt Nam đang tự đầu độc lẫn nhau. Thế thì, nếu các Bộ dù có chính sách tốt nhưng không chuyển được thành hành động, đến từng người dân, từng gia đình phải có ý thức phòng bệnh giữ gìn cho tương lai, cho giống nói dân tộc thì sẽ khó mà chống được tốc độ tăng ung thư.

Nhà báo Phạm Huyền: Ông có thể cho biết những tiến bộ cập nhật nhất của việc điều trị căn bệnh này trên thế giới cũng như ở nước ta?

GS.TS Nguyễn Bá Đức: Những tiến bộ y học ở Việt Nam có rất nhiều. Trước đây, phần lớn ung thư đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Những năm 80-90 của thế kỷ trước, phần lớn các ca bệnh ung thư đều phát hiện ở giai đoạn 3-4, tỷ lệ khỏi rất thấp.

Nhưng hiện nay, số người mắc ung thư được phát hiện sớm tăng cao. Ví dụ như ung thư vú, chúng tôi ước tính 70% chữa khỏi sau 5 năm. Đó là thành tựu rất ấn tượng.

Các loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, trực trạng, khoang miệng đã được phát hiện sớm và chữa được rất nhiều. Trước đây, nói đến ung thư là chết, là án tử hình.

Nhưng hiện nay, nhiều người sau khi chữa ung thư vẫn sống với gia đình nhiều năm. Có những người, vài chục năm sau khi chữa bệnh, đến khi già thì chết vì bệnh khác chứ không phải vì ung thư.

Đó là nhờ những tiến bộ y học trên thế giới đã được cập nhật ở Việt Nam.

http://anninhthudo.vn

Văn minh bệnh viện: Không thể từ một phía

Không chỉ dừng ở cuộc vận động thay đổi thái độ phục vụ của y, bác sĩ mà Bộ Y tế còn đang tiếp tục hướng tới xây dựng văn minh bệnh viện, xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp và thân thiện. Song làm thế nào để có văn minh bệnh viện và bao giờ sẽ đạt được mục tiêu này, đó là bài toán không hề đơn giản.

Quá tải bệnh viện là rào cản lớn nhất

Qua cuộc khảo sát nhanh, độc lập của Viện Chiến lược chính sách y tế tại 10 bệnh viện trên cả nước mới đây cho thấy, có khoảng 31% bệnh nhân chưa hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên y tế, trong khi có tới 40% bệnh nhân chưa hài lòng về cơ sở vật chất của các bệnh viện.

Trao đổi về vấn đề này ngày 2-8, ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế cho biết, để khắc phục, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo trong giai đoạn tới cần tăng cường thực hiện kế hoạch xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp - thân thiện. Theo đánh giá, một trong những rào cản lớn nhất để đạt được các mục tiêu nói trên là tình trạng quá tải, thậm chí quá tải trầm trọng tại các bệnh viện tuyến cuối vẫn chậm được khắc phục.

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, do số lượng bệnh nhân nội trú ở các bệnh viện lớn luôn cao hơn số giường bệnh khiến một số người phải nằm hành lang, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cũng như tạo ra sự nhếch nhác về cảnh quan chung.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng của nhiều bệnh viện chật chội, xuống cấp, khiến bức xúc giữa bệnh nhân với y, bác sĩ rất dễ xảy ra. “Bệnh viện chúng tôi yêu cầu người nhà bệnh nhân không được mang chăn chiếu, xô chậu vào phòng điều trị, nhưng khi bảo vệ chặn lại các trường hợp người nhà bệnh nhân vi phạm thì rất dễ nảy sinh xung đột” - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.

Hay như phân tích của GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, việc bệnh viện để bệnh nhân nằm ghép giường “chẳng những không văn minh mà còn chưa đảm bảo thuận tiện cho công tác khám chữa bệnh”...

Còn về mục tiêu xây dựng bệnh viện xanh-sạch-đẹp, GS.TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ, chỉ riêng vấn đề vệ sinh bệnh viện, nhà vệ sinh bệnh viện đã là vấn đề “thường xuyên nóng” trong nhiều năm qua và rất khó để có thể giải quyết triệt để.

Có nhiều lý do để một số bệnh viện vẫn chưa làm tốt công tác xanh- sạch - đẹp. Ví dụ như khuôn viên chật hẹp, cơ sở vật chất chưa được nâng cấp, trang thiết bị máy móc không đồng bộ, chưa hiện đại, bố trí khoa phòng chưa hợp lý, đầu tư của nhà nước chưa tương xứng, trong khi yêu cầu đòi hỏi của người bệnh rất lớn... Bởi vậy, rất cần thiết phải có sự nhìn nhận, hiểu biết, chia sẻ và thông cảm” - ông Nguyễn Anh Trí bình luận.

Hãy bắt đầu từ văn hóa ứng xử

3 yếu tố kể trên (cơ sở hạ tầng, quá tải bệnh viện hay khó khăn trong việc thực hiện bệnh viện xanh - sạch - đẹp - thân thiện) rõ ràng đang là rào cản lớn trong việc hướng tới xây dựng các bệnh viện văn minh, song theo nhiều chuyên gia, muốn có văn minh bệnh viện trước hết hãy xuất phát từ văn hóa ứng xử trong bệnh viện.

Cụ thể ở đây là văn hóa ứng xử giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với y bác sĩ và ngược lại. Trong đó, một số ý kiến cho rằng, văn minh bệnh viện chủ yếu đến từ  một phía, đó là bệnh viện, vì khi bệnh nhân và người thân đến bệnh viện đều rất trông đợi vào sự cứu chữa của bệnh viện và chỉ khi nào bệnh viện làm quá, họ mới phản ứng.

Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng, văn hóa ứng xử của chính bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã phần nào tạo nên văn hóa ứng xử của các nhân viên y tế. Cụ thể, thói quen muốn được “phục vụ trước” của người bệnh đã tạo ra thói “hách dịch” của bác sĩ…

Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế Phạm Văn Tác cho rằng, sự hài lòng ở bệnh viện phải đến từ cả hai phía. “Cán bộ y tế trước hết cần xác định: Phải thấu hiểu nỗi đau của người bệnh để chia sẻ và điều trị tốt nhất. Tôi cũng mong muốn người bệnh khi vào bệnh viện nên hết sức bình tĩnh, nêu rõ những ý kiến chính đáng để cán bộ y tế hiểu và phục vụ tốt nhất”, ông Phạm Văn Tác nói.

Theo ông Phạm Văn Tác, các bệnh viện phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ và cũng phải tạo điều kiện tối đa để người dân giám sát hoạt động của cán bộ y tế. Khi người bệnh hài lòng thì uy tín bệnh viện sẽ được nâng cao, thương hiệu bệnh viện sẽ được nhiều người ghi nhận và chắn chắn bệnh viện sẽ được đánh giá xếp hạng tốt hơn.

GS.TS Nguyễn Anh Trí phân tích thêm, đối với cán bộ y tế, cần phải hiểu sâu sắc rằng người bệnh đã đưa lại cho họ tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, người cán bộ y tế phải yêu thương, có trách nhiệm và phải tôn trọng bệnh nhân.

Còn với bệnh nhân, người cán bộ y tế đã cứu mạng sống cho người bệnh nên cần phải tôn trọng hết mực đối với cán bộ y tế. PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, để các cuộc đối thoại giữa thầy thuốc, bệnh nhân đỡ căng thẳng và giúp tăng sự hài lòng, đòi hỏi cả 2 phía phải hiểu và thông cảm với nhau.

“Vì quá tải, thầy thuốc và nhân viên y tế rất ít có thời gian để cùng đối thoại với bệnh nhân hoặc người nhà, vì vậy trước khi hỏi hay đối thoại với thầy thuốc, bệnh nhân và thân nhân nên chuẩn bị trước câu hỏi đúng trọng tâm. Về phía nhân viên y tế, phải nắm vững tâm lý của người bệnh, nắm vững tình trạng bệnh và từng giai đoạn bệnh để có thể giải thích hợp tình, hợp lý và hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể” - PGS,TS Nguyễn Hoài Nam phân tích.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn vụ núi rác thải khổng lồ

Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh thông tin rác thải y tế chất cao như núi tại huyện Yên Phong mà VietNamNet đã phản ánh.

Công văn khẩn do Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký chiều nay nêu rõ, trong trường hợp phát hiện sai phạm phải xử lý nghiêm các bệnh viện vi phạm và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Sở Y tế Bắc Ninh phải hoàn thành báo cáo và gửi về Cục trước 15h ngày mai (4/8).

Như VietNamNet phản ánh, tại làng Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh) hiện đang có một núi rác thải y tế khổng lồ với khối lượng lên tới hàng chục tấn.

Đáng nói số rác thải này nằm ngay sát khu dân cư, không mái che, không đậy. Hàng trăm bao tải đựng vỏ chai truyền dịch, lọ thủy tinh dính thuốc, kim tiêm... được chất thành đống cao quá đầu người.

Bước đầu, lãnh đạo Sở Y tế và TN&MT tỉnh Bắc Ninh tỏ ra bất ngờ về việc này. Phía tỉnh cho biết trên địa bàn hiện chỉ có 4 doanh nghiệp được tham gia vận chuyển, xử lý, tái chế rác thải y tế và hiện 100% các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa bàn tỉnh đều đã có khu xử lý rác thải y tế tại chỗ.

Phó giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh đặt nghi vấn, có thể cơ sở thu gom tại làng Văn Môn thu mua rác từ các bệnh viện khác.

Sở TN&MT Bắc Ninh cho biết sẽ xuống tận hiện trường kiểm tra, truy tìm nguồn rác thải y tế đang tập kết tại đây có nguồn gốc từ đâu.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Chấn chỉnh an toàn thực phẩm ở các khu du lịch

(CLO) Thời gian qua, ở một số địa phương, đặc biệt là những nơi thu hút nhiều khách du lịch đã xảy ra ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể tại nhà hàng, khách sạn gây hoang mang trong dư luận xã hội. Do đó, Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu các địa phương chấn chỉnh tình trạng an toàn thực phẩm.

Theo đó, Cục Y tế dự phòng yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt và hiệu quả việc tăng cường thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, phổ biến các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm cho các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.

Yêu cầu các cơ sở tuyệt đối không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn thực phẩm để chế biến thực phẩm.

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng địa phương chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố khác trên địa bàn. Phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, cơ sở điều trị và các đơn vị có liên quan khác tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lư¬ợng thường trực, phương tiện, vật tư… để phối hợp tham gia phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm khi được yêu cầu.

Hoạt động này nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Phụ nữ New

'Ma trận' thực phẩm chức năng: Nhiễu loạn và khó kiểm soát

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe, làm đẹp... trong xã hội rất lớn. Tuy nhiên, gần đây liên tiếp các vụ bắt giữ thực phẩm chức năng giả mang nhãn hiệu nước ngoài...

“Ma trận” thực phẩm chức năng

Có thể thấy, chưa bao giờ việc mua bán thực phẩm chức năng lại đơn giản và dễ dàng như bây giờ. Người ta có thể tìm mua ở bất cứ đâu: ở các hiệu thuốc, mua ở chợ, mua trên facebook. Đủ các loại “thượng đế” yêu cầu, ai muốn hỗ trợ chức năng gì cũng có: yếu sinh lý, yếu gan, yếu phổi … Loại nào cũng giúp tăng cường sinh lực, nâng cao thể trạng, ăn ngon, ngủ khỏe, lợi ruột, tốt gan, thậm chí hỗ trợ điều trị ung thư, HIV…

Để chứng minh sự bùng nổ các sản phẩm thực phẩm chức năng trong những năm gần đây, TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, dẫn chứng: Năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm thì đến năm 2010, đã phát triển tới 1.626 cơ sở sản xuất với 3.721 sản phẩm, năm 2013 có 3.512 cơ sở sản xuất với hơn 6.800 sản phẩm thực phẩm chức năng. Đáng chú ý, sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất trong nước chỉ là 1.333, còn lại hơn 5.500 sản phẩm là nhập khẩu, giá thành các loại thực phẩm chức năng kể cả nội và ngoại đều rất đắt. Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Đáng cho rằng, có 3 yếu tố khiến giá thực phẩm chức năng cao. Thứ nhất, do mức thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chức năng (chiếm tới 30%), thứ hai các nhà kinh doanh cũng muốn lấy lợi nhuận cao, thứ ba bản thân thực phẩm chức năng có hiệu quả, được sản xuất theo day chuyền khép kín hiện đại, áp dụng công nghệ nano, làm hóa lỏng nitơ để chiết xuất ra các hợp chất tự nhiên.

TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, trong khoảng 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng đang lưu thông trên thị trường hiện nay, chỉ khoảng 50% được người tiêu dùng chấp nhận. Nhiều loại sản phẩm được doanh nghiệp quảng cáo không đúng với chức năng và chất lượng. Trong số những vi phạm về thực phẩm chức năng, thì vi phạm về quảng cáo chiếm tỷ lệ cao nhất, với hơn 53% số lượng doanh nghiệp vi phạm.

Thực tế, thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm đã tăng cường siết chặt thực phẩm chức năng. Năm 2015, Cục đã ra quyết định xử phạt 261 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 4,7 tỷ đồng. Trong đó, 203 công ty vi phạm về quảng cáo, tập trung chủ yếu là quảng cáo thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, việc xử phạt này vẫn chỉ như “muối bỏ bể”, bởi theo TS Nguyễn Thanh Phong, với khoảng 3.000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khoảng 20.000 sản phẩm thực phẩm chức năng như hiện nay thì rất khó kiểm soát trong ngày một ngày hai.

Chưa có một tiêu chuẩn nào cho việc sản xuất thực phẩm chức năng

Làm thế nào để quản lý chặt chẽ các quảng cáo “thổi phồng” sự thật về thực phẩm chức năng? Câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý trong nhiều năm nay, chưa có lời giải thỏa đáng. Ông Nguyễn Thanh Phong thừa nhận, việc quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay đang “thổi phồng”, không đúng với tính năng của sản phẩm. Việc kiểm soát vẫn hết sức khó khăn, do lợi nhuận kinh doanh lĩnh vực này rất cao, trong khi mức xử phạt các vi phạm lại chưa đủ sức răn đe.

Ngoài chuyện quảng cáo không tương xứng chất lượng, giá cả bị thả nổi, kinh doanh đa cấp, các chuyên gia cho rằng, quy định quản lý việc sản xuất thực phẩm chức năng ở Việt Nam vẫn còn thiếu. Theo Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng còn chung chung, không có một tiêu chí, tiêu chuẩn nào và cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Yêu cầu điều kiện vệ sinh với các cơ sở sản xuất cũng rất đơn giản, từ nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ đến con người, không cần có trình độ kỹ thuật cao, cũng vẫn có thể sản xuất, chế biến.

Còn theo chuyên gia dược học Trần Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện chưa có một quy trình, tiêu chuẩn nào nên cây gì, con gì cũng thành thực phẩm chức năng. Sản phẩm lưu hành trên thị trường chỉ dựa vào công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; việc đánh giá tính hiệu quả chủ yếu dựa vào bằng chứng kinh nghiệm thông qua tiếp xúc, từng trải trong áp dụng, mà thiếu những đánh giá về hàm lượng hoạt chất, độ tinh khiết, các mối nguy hại, độc tính gây ra.

Để quản lý chất lượng thực phẩm chức năng, theo ông Trần Đáng, cần áp dụng thực hành sản xuất tốt thực phẩm chức năng (GMP). Hiện các nước EU, Canada, Nhật Bản, Australia, Thái Lan... đều quy định áp dụng bắt buộc áp dụng GMP cho sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm chức năng muốn nhập khẩu phải có chứng nhận GMP.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, áp dụng GMP không chỉ đảm bảo cho sản phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất an toàn, hiệu quả mà còn là công cụ để sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện, giảm thiểu hàng giả, hàng lậu. Sắp tới Bộ Y tế ban hành quy chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với thực phẩm chức năng. Tài liệu hướng dẫn GMP cho thực phẩm chức năng gồm 10 chương quy định về hệ thống quản lý chất lượng, nhân sự và đào tạo, nhà xưởng và thiết bị, hồ sơ tài liệu, sản xuất và kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng, khiếu nại thu hồi… Và lộ trình cho phép chuyển đổi muộn nhất đến cuối năm 2018.

Dân trí

Bộ Y tế được cấp phép hoạt động ngân hàng mô

Theo quy định mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung về tổ chức hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người mà Chính phủ vừa ban hành, ngân hàng mô chỉ được phép hoạt động khi có giấy phép, do Bộ Y tế cấp.

Theo đó, ngày 3/8 Chính phủ đã ban hành Nghị định 118/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2008/NĐ-CP ngày 29/4/2008 của Chính phủ.

Với Nghị định này, một ngân hàng mô được cấp Giấy phép hoạt động khi đáp ứng 4 điều kiện: Đó là có Quyết định thành lập ngân hàng mô hoặc ngân hàng mô có tên trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế đối với ngân hàng mô của nhà nước; Giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với ngân hàng mô tư nhân; Cơ sở vật chất phải đảm bảo quy định, như buồng kỹ thuật có diện tích tối thiểu 12 m2 để tiếp nhận, xử lý, bảo quản và cung ứng mô; Phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu là 12 m2. Riêng ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế thì việc xét nghiệm có thể sử dụng chung với bộ phận xét nghiệm của cơ sở y tế; Cơ sở phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh; bảo đảm xử lý rác thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn…

Ngân hàng mô cũng chỉ được phép hoạt động khi đảm bảo nguồn nhân lực tối thiểu. Theo đó, người quản lý chuyên môn ngân hàng mô phải đủ điều kiện theo quy định; 1 bác sỹ hoặc cử nhân xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; 2 kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng tốt nghiệp trung cấp trở lên về chuyên ngành y, có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; 1 nhân viên hành chính.

Đối với ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế thì nhân lực có thể kiêm nghiệm, riêng kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng phải làm việc chuyên trách. Về trang thiết bị cần có đủ trang thiết bị theo Danh mục quy định.

Nếu ngân hàng mô có hoạt động về giác mạc thì phải đáp ứng điều kiện cấp Giấy phép hoạt động đối với ngân hàng giác mạc

Ngân hàng mô đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Nghị định 56/2008/NĐ-CP ngày 29/4/2008 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng mô và Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thì được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30/6/2017. Từ 1/7/2017, ngân hàng mô phải được cấp Giấy phép hoạt động theo các điều kiện, thủ tục quy định tại Nghị định này.

 Làn sóng bác sĩ bỏ bệnh viện công, chớ để góp gió thành bão

Liên tục trong thời gian gần đây, tại một số bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh đang có một “làn sóng” xin nghỉ việc của các bác sĩ, thậm chí có cả bác sĩ trưởng khoa và phó khoa. Lý do đơn giản là thu nhập thấp, không được đãi ngộ tương xứng, áp lực công việc quá lớn…nên ra bệnh viện tư làm có thu nhập cao hơn nhiều so với bệnh viện công.

“Chảy máu” bác sĩ - không còn là chuyện lạ

Ngay sau khi có thông tin gần đây đồng loạt các bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện ĐK TP Cần Thơ viết đơn xin nghỉ việc, trao đổi với phóng viên suckhoedoisong.vn, BS Bùi Thị Lê Phi, Giám đốc Sở Y tế cho biết, hiện tại, tại BVĐK TP Cần Thơ chỉ có 3 bác sĩ nghỉ việc vì lý do gia đình. Tuy nhiên, chính BS. Phi cũng thừa nhận là tại Bệnh viện ĐK TP Cần Thơ đã có 14 lá đơn của các bác sĩ tại các chuyên khoa xin nghỉ công tác tại bệnh viện nhưng chưa nghỉ và bệnh viện đang thuyết phục, động viên các bác sĩ này ở lại công tác.

Vào tháng 5.2016 một hiện tượng “lạ” cũng đã xảy ra tại BV đa khoa khu vực huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Một bệnh viện đa khoa trong vòng 3 tháng có tới 6 bác sỹ xin nghỉ việc, trong đó 3 bác sỹ là trưởng các khoa khám bệnh, ngoại chấn thương chỉnh hình và khoa ngoại tổng quát. Thậm chí có bác sỹ còn không chờ đến sự chấp thuận của lãnh đạo BV. Theo Giám đốc BV này, tất cả các bác sỹ đều nghỉ việc với lý do thu nhập thấp không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống nên phải đi tìm việc khác.

Trước đó, thông tin về việc bác sỹ bỏ việc liên tục xảy ra tại Đắk Lắk, Đắk Nông. Theo thống kê của Sở Y tế Đắk Lắk, trong vòng 3 năm có tới 48 bác sỹ bỏ bệnh viện. Trong đó, chỉ tính riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk đã có 12 bác sỹ bỏ việc, đa số là bác sỹ chuyên khoa, chuyên khoa I, thạc sĩ, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương đối vững vàng. Tại Đắk Nông, trong 2 tháng cũng đã có 5 bác sỹ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông nghỉ việc. Và nguyên nhân chỉ là do thu nhập thấp, không thể trang trải được cuộc sống.

Hiện nay tình trạng bác sỹ bỏ việc vì thu nhập thấp không phải chỉ xảy ra ở tuyến cơ sở mà ngay tại một số BV tuyến T.Ư cũng có không ít bác sĩ nghỉ việc để “đầu quân” về các BV tư, BV liên kết với nước ngoài với mức lương lên đến cả trăm triệu đồng/tháng.

Cứ trả lương cao, bác sĩ sẽ gắn bó với BV

Mới đây, khi Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được tái bổ nhiệm, một số đại biểu Quốc hội đã gửi gắm tới Bộ trưởng Bộ Y tế rằng cần phải xem lại cơ chế đãi ngộ cho cán bộ y tế. Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, sinh viên thi vào các trường y, dược đều là tầng lớp học giỏi nhất, tinh hoa nhất thì mới đậu. Học y hết sức vất vả nhưng khi đi làm chế độ đãi ngộ lại như những công chức viên chức khác. “Bản thân tôi, tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài về, tôi cũng mất 2 năm lãnh 85% lương tập sự bậc 1 như mọi người và thi biên chế. Như vậy các em mới ra trường làm sao lo được cho gia đình, cho bản thân.Trong khi đó nếu chịu khó tích lũy kiến thức rồi đi làm ngoài lương cao hơn nhiều” – đại biểu Phong Lan cho biết.

Theo đại biểu Phong Lan, cứ trả lương cao là thày thuốc sẽ làm tốt. Mà việc trả lương cao là một cách đánh giá của xã hội, không cần phải hô khẩu hiệu nào là nghề cao quý, nào là lương y như từ mẫu nhưng mà mức lương không đủ sống thì làm sao cán bộ y tế gắn bó hết mình với công việc được.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cũng cho rằng: Bác sĩ đứng ghép tạng cả đêm nhưng cơ chế chỉ được mấy trăm bạc thì không có nghĩa lý gì. Chữa bệnh là trách nhiệm của thày thuốc nhưng đi liền với trách nhiệm phải là quyền lợi tương xứng để thày thuốc yên tâm làm việc, cống hiến.

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng – nguyên Thứ trưởng y tế từng nói: Người thầy thuốc làm việc với 2 động cơ: Phục vụ người bệnh và nghiên cứu khoa học. Nhưng nay họ có thêm động cơ khác, đó là mưu sinh. Trong thời buổi ngày nay, vấn đề mưu sinh của thầy thuốc đang càng trở nên quan trọng.

Trước thực tế bác sĩ bỏ BV công, nhiều bác sĩ cho rằng công việc của thày thuốc đang ngày càng căng thẳng, nhiều áp lực về cả thời gian và từ phía người người bệnh nhưng mức thu nhập không đủ chi phí cuộc sống nên việc các bác sỹ bỏ việc là điều dễ hiểu...

Cách đây nhiều năm, Bộ Y tế cũng đã đưa ra dự báo rằng: Những bất cập trong đãi ngộ thầy thuốc sẽ làm “chảy máu” chất xám, không động viên khuyến khích cán bộ y tế tích cực làm việc, nghiên cứu, học tập và nảy sinh một số tiêu cực. Và đến nay điều đó có vẻ như đang dần trở thành hiện thực.

Chất tạo nạc Salbultamol trong chăn nuôi giảm mạnh

Nếu tháng 1/2016 theo giám sát sử dụng Salbultamol trên cả nước có 9,8% các mẫu phát hiện chất cấm này trong sản phẩm chăn nuôi thì đến tháng 6, số liệu Bộ NN&PTNT chỉ ra chỉ còn tỷ lệ 0,2%.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, việc sử dụng chất cấm thời gian vừa qua đã giảm rất rõ rệt: Tháng 5/2016 chỉ còn 1,31% (14/1.063 mẫu - Hà Nội 7 mẫu, Hải Phòng 5 mẫu, Bình Dương 2 mẫu); Đến tháng 6, đối với chất Salbutamol chỉ phát hiện có 2 mẫu ở Bình Dương trên tổng số 985 mẫu, như vậy chỉ còn 0,2%, giảm tới 9,6% so với tháng 1/2016; thịt cũng không phát hiện mẫu nào. “Chúng ta đã tập trung “đánh” chất cấm rất quyết liệt và có hiệu quả, nhất là sau khi Bộ trưởng có quyết định tiêu hủy lợn có chất cấm” – ông Phạm Văn Đông khẳng định.

Qua 3 tháng thực hiện (từ tháng 4 đến tháng 6/2016), phong trào ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã triển khai tại 55/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thống kê từ các địa phương cho thấy, trong 285.878 hộ đã ký cam kết có 276.065 hộ chăn nuôi, chiếm 96,6% và 9.813 hộ thuộc đối tượng khác có liên quan (hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hộ kinh doanh thuốc thú y và giết mổ gia súc, gia cầm), chiếm 3,4%.

Vùng có số lượng hộ ký cam kết nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng có 181.505 hộ, chiếm 63,5% tổng số hộ đã ký của cả nước, tiếp đến là Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 54.835 hộ, chiếm 19,2%; Trung du và miền núi phía Bắc có 20.175 hộ, chiếm 7,1%; đồng bằng sông Cửu Long có 16.023 hộ, chiếm 5,6%; Đông Nam bộ có 10.023, chiếm 3,8%; Tây Nguyên 2.562 hộ, chiếm 0,9%.

“Trong việc triển khai cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nhiều tỉnh đã có sự sáng tạo. Bên cạnh tuyên truyền để người chăn nuôi tham gia ký cam kết, đã đồng thời vận động các đối tượng khác có liên quan cùng tham gia (hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hộ kinh doanh thuốc thú y và giết mổ gia súc, gia cầm). Qua đó đã mang lại niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi tại địa phương” – ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định.

Nằm trong khuôn khổ “Chương trình 100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm” do Cục Chăn nuôi phối hợp với Hiệp Chăn nuôi Việt Nam, đến nay đã thực hiện ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại 19 tỉnh với 55.546 hộ đã đăng ký. Theo ông Hoàng Thanh Vân, trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì việc tuyên truyền các hộ đã tham gia ký cam kết không sử dụng chất cấm thực hiện tốt các nội dung đã cam kết, đồng thời thực hiện các giải pháp giám sát xã hội để đảm bảo việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có hiệu quả thiết thực và bền vững.

Ngày 11/08/2016
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích