Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 14/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 0 7 1 0 1 6
Số người đang truy cập
1 9 0
 Chuyên đề Nấm-Đơn bào
Nhiễm nấm ở người từ việc nuôi thú cưng bệnh lý lâm sàng ngày càng gặp phổ biến ở kỷ nguyên hiện đại (Phần 2-Hết)

Tiếp theo Phần 1: Giới thiệu; Nguyên nhân gây bệnh nấm mèo ở người? Yếu tố liên quan và nguy cơ nấm,...


Thái độ xử trí bệnh nấm da do lây truyền từ thú cưng

Trên người

-Nguyên tắc điều trị bệnh da do nấm sợi là cần xác định và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa;

-Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chẩn đoán chính xác về bệnh dễ dẫn đến sai thuốc, quá liều ha dưới liêu thuốc, hoặc phát sinh các tai biến do thuốc ở người;

-Điều trị là sử dụng thuốc, chăm sóc và vệ sinh da, đồng thời đưa thú cưng chó hoặc mèo đi kiểm tra để ngăn chặn mầm bệnh. Điều trị càng sớm càng tốt, nếu người bị lây nấm để bệnh lâu ngày dễ gây biến chứng (sốt cao, nổi nhiều mẩn đỏ, cơ thể khó chịu, ngứa, bội nhiễm);

-Nếu thấy thú cưng hay vật vật nuôi có dấu hiệu nấm da, cần đưa đến phòng khám thú y để điều trị kịp thời, tránh lây sang người;

-Là một căn bệnh da liễu khá lành tính và dễ điều trị nhưng có nhiều người mắc phải bệnh nấm đồng xu ở chó, mèo là do có hệ miễn dịch kém. Điều này khiến virus có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta một cách dễ dàng, hoặc chúng ta thường xuyên ôm ấp, vuốt ve chó, mèo, thỏ và đó cũng là một nguyên nhân người bị lây nấm ở chó, mèo, thỏ sang, hoặc có thể là do chúng ta vô tình tiếp xúc phải các đồ vật mang tế bào nấm và bị mắc phải nấm là hiển nhiên;

-Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm từ thú cưng nên tiếp cận các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân;

-Giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể và cả cho thú cưng cũng là một khâu quan trọng. Ngoài ra giữ gìn sạch sẽ môi trường xung quanh, nơi ở hay chuồng, hộp của các mèo, chó, thỏ nên làm thường xuyên để hạn chế nhất các mầm bệnh lây lan;

-Nếu bị nấm da trên người lâu ngày, lan ra nhiều vùng trên cơ thể và gây sốt, bệnh nhân nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời khỏi bệnh sớm, tránh lây lan. Nếu  thấy cơ thể chỉ xuất hiện một vài nốt hay vết sùi nhỏ, bạn có thể tham khảo những lưu ý sau để làm chậm quá trình phát triển của nấm mèo: 

+ Sử dụng thuốc bôi: Do tình trạng nhẹ và có thể dễ điều trị nên có thể dùng thuốc  mỡ, nước thơm hoặc  bột để chống nấm như clotrimazole, terbinafine hoặc miconazole. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc khác; 

+ Không nên gãi vùng bị ảnh hưởng vì sẽ đưa nấm đến các bộ phận khác của cơ thể;

+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là  vết thương bị nấm bằng nước muối sinh lý. Thay vì dùng các loại xà phòng có tính chất tẩy cao, nên chọn loại sữa tắm có chiết xuất từ ​​thiên nhiên; 

+ Sau khi tắm, lau khô cơ thể bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng ẩm lên vùng bị thương. Do đặc tính của bệnh nấm là gây ngứa. Do đó, kem dưỡng ẩm là phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình tái tạo và sửa chữa hư tổn của da, nó cũng giúp giảm ngứa.

-Con đường chính của bệnh nấm mèo lây sang người là thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người và mèo (hôn, âu yếm, vuốt ve hoặc nằm ngủ chung với mèo). Bên cạnh đó, việc dùng chung hoặc tiếp xúc với đồ đạc như khăn tắm, ga giường, gối nằm, lược với mèo bị nhiễm nấm cũng là nguyên nhân khiến bệnh lây lan. Do đó, việc chữa nấm mèo ở người là vô cùng cấp thiết;

-Để điều trị hay dùng thuốc chữa khỏi hẳn bệnh nấm mèo, người bệnh cần tuân thủ các phương án mà bác sĩ đã đưa ra. Trong đó có sử dụng thuốc, chăm sóc và vệ sinh da, đồng thời đưa mèo đi kiểm tra để ngăn chặn mầm bệnh.Việc dùng thuốc điều trị bệnh nấm mèo càng sớm thì bệnh càng hết nhanh. Nếu người bị lây nấm mèo để bệnh ủ lâu thì tình trạng này có khả năng khiến bạn bị sốt cao, nổi nhiều mẩn đỏ, cơ thể khó chịu, ngứa ngáy. Đối với những người có hệ miễn dịch kém thì sức khỏe lại càng nguy hiểm hơn;

-Tùy thuộc vào tình trạng bệnh người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Nếu người bệnh nhiễm nấm mèo ở thể nhẹ thì dùng thuốc nước bôi ngoài da, thuốc mỡ Terbinafine, Clotrimazole hoặc Miconazole. Trường hợp bị nhiễm nấm nặng thì chỉ định cho uống thêm thuốc trị nấm;

-Bệnh nhân được chỉ định sử dụng các thuốc chống nấm bôi tại chỗ, hay thuốc nấm dạng uống toàn thân phối hợp chích rạch, dẫn lưu mủ trong ổ abces (nếu có);

-Đặc biệt lưu ý, nếu nhà có nuôi chó, mèo nên cố gắng giữ chúng sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tẩy giun. Nếu thấy vật nuôi có dấu hiệu bệnh trên da, cần đưa đến các phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, tránh lây sang người.

Trên động vật

-Bệnh nấm sợi là một bệnh nhiễm trùng da do nấm nông (superficial fungal skin disease) của chó và mèo. Bệnh không đe dọa tính mạng và sẽ được giải quyết mà không cần can thiệp; Tuy nhiên, điều trị được khuyến cáo liệu trình ngắn ngày và giảm lan truyền (Moriello và cs., 2017);

-Khi mèo bị nấm nên cạo lông để tránh tình trạng lan rộng và dễ bôi thuốc, kiểm soát bệnh. Vệ sinh sạch sẽ chỗ bị nấm;

-Một số loại thuốc đặc trị bôi nấm là Nizoral, Kentax, Ketoconazol, Fungikur, Biopirox, mỡ kẽm oxyt, dùng 1-2 lần/ ngày. Trường hợp nặng có thể kết hợp các loại thuốc uống và bổ gan để tăng hiệu quả điều trị; Nên đeo loa/bọc mỏm cho mèo, để mèo không liếm phải thuốc bôi;

-Tắm cho mèo 1-2 lần/ tuần bằng nước lá trà xanh, chanh tươi hoặc mua sữa tắm chuyên trị nấm về để tắm cho mèo. Không tắm bằng xà phòng vệ sinh vùng bệnh trước khi bôi thuốc;

-Nhiễm nấm Candida spp. toàn thân hoặc tiết niệu: Fluconazole hoặc Amphotericin B; Clotrimazole tiêm tĩnh mạch có thể cần thiết cho UTI, nhiễm nấm Candida spp. đường tiêu hóa hoặc da, thường được điều trị bằng Nystatin hoặc Amphotericin B;

-Thuốc mỡ Nystatin hoặc bôi tại chỗ Amphotericin B hoặc dung dịch Iốt 1% có thể hữu ích trong điều trị bệnh nấm Candida spp. ở miệng hoặc da. Nhiễm nấm Candida spp. lan tỏa hoặc tiết niệu ở động vật nhỏ được điều trị bằng Fluconazole trong 4-6 tuần; Điều trị trong bàng quang bằng Clotrimazole 1% với thời gian ngâm 1 giờ có thể cần thiết để giải quyết nhiễm trùng đường tiết niệu;

-Itraconazole, Amphotericin B và Echinocandins đã được dùng cho bệnh nấm xâm lấn. Gia cầm được điều trị bằng Nystatin hoặc các thuốc chống nấm khác trong thức ăn hoặc nước uống;

-Nhiễm trùng tai với Malassezia được điều trị bằng cách làm sạch tai 1-2 lần mỗi ngày. chất tẩy rửa tai có chứa acid như acetic hoặc boric  làm sạch tai duy trì độ pH ức chế sự tăng trưởng của nấm men. Sau khi làm sạch và để tai khô, thuốc bôi phù hợp có chứa nystatin, thiabendazole, hoặc clomitrazole có thể được sử dụng;

-Một tuần đánh giá và kiểm tra da một lần, có vấn đề gì bất thường báo ngay cho bác sĩ;

-Mỗi lần khám lại sẽ kiểm tra và xét nghiệm tế bào học da xem số lượng nấm có giảm đi không, tình trạng da thế nào;

-Kích ứng da và mùi hôi thường hết trong vòng một tuần điều trị; Tuy nhiên, sự tái phát của bệnh là phổ biến khi điều kiện cơ bản không được giải quyết;

-Thực hiện theo các hướng dẫn chặt chẽ và áp dụng các thuốc  bôi tại chỗ theo quy định. Không sử dụng bất kỳ loại dầu gội hoặc thuốc hoặc thay đổi điều trị về con chó mà không tham khảo ý kiến bác sĩ thú y;

-Trường hợp taí phát bệnh trở lại là rất phổ biến nên hãy giữ chó/mèo luôn sạch sẽ và lông lúc nào cũng thật khô;


Hình 9. Hình ảnh tổn thương đặc trưng của nhiễm nấm sợi tơ từ mèo


Hình 10.Hình ảnh nốt sùi trên nền trắng-hồng của tổn thương da do nhiễm nấm từ mèo

Biện pháp phòng bệnh

-Khi bị nhiễm nấm da, cần lưu ý vệ sinh cá nhân thường xuyên, tránh mặc quần áo ẩm, ướt. Cần đun sôi, ủi quần áo thường xuyên hoặc phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, nhất là quần áo lót, khăn tắm, khăn mặt, áo ngực. Tránh tiếp xúc với nguồn lây chó, mèo, thỏ đang bị nhiễm;

-Tuyệt đối không dùng chung quần áo, chăn màn với người mắc bệnh, tránh tắm xà phòng;

-Nếu nhà có nuôi chó, mèo… nên cố gắng giữ chúng sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tẩy giun. Khi vật nuôi có dấu hiệu bệnh trên da, cần đưa đến các phòng khám thú y để được điều trị kịp thời, tránh lây sang người. Các thành viên trong gia đình nếu bị nấm da do tiếp xúc với chó, mèo, thỏ;

-Cần sử dụng thuốc chống nấm bôi tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp thuốc bôi + uống đường toàn thân phù hợp tùymức độ thương tổn theo đúng chỉ định bác sĩ chuyên khoa;

-Trong cuộc sống ngày càng hiện đại và thú cưng được xem là các người bạn của mọi người trong gia đình, sự gần gũi và tiếp xúc thường xuyên như hôn, ôm ấp, sờ, masagae cho chúng thậm chí ngủ chung giường với chúng, nên đây là mối nguy cơ nhiễm nấm khá cao. Do đó, mọi người phải luôn cảnh giác với vi khuẩn, vi nấm trên vật nuôi có thể lây sang da gây bệnh trên người. Trong trường hợp đã bị nhiễm nấm, bệnh nhân cần được điều trị sớm. Nếu để lâu, tổn thương lan rộng sẽ dẫn đến nhiễm trùng, sinh biến chứng như rụng tóc, sẹo;

-Nếu  nuôi mèo, phải cắt ngắn móng để tránh cào, cấu và đưa đến cơ sở thú y điều trị triệt để; 

-Bệnh nấm mèo truyền sang tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại mang đến rất nhiều phiền toái. Căn bệnh này sẽ kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị dứt điểm;

-Khi bị nấm mèo sẽ cảm thấy ngứa nhiều, nếu gãi thỏa mãn cơn ngứa, nhất là ban đêm bệnh nhân thường gãi trong vô thức, ngứa càng dữ dội hơn, nấm cũng sẽ lây lan thêm khiến thêm nghiêm trọng. Do đó, chăm sóc da an toàn với các sản phẩm lành tính theo tư vấn của bác sĩ: Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị nấm mèo. Không dùng sữa tắm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh thông thường. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa tắm lành tính có thành phần chiết xuất từ tự nhiên, giúp làm sạch da một cách nhẹ nhàng, không gây khô, kích ứng;

-Sau khi tắm xong, hãy thấm khô toàn bộ cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm lên tổn thương nấm mèo. Nấm mèo ở người không chỉ ngứa mà còn khô ráp. Thoa kem dưỡng ẩm là phương pháp tốt để thúc đẩy da tái tạo, phục hồi khỏi các tổn thương. Đồng thời, kem dưỡng da cũng giúp làm dịu da, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và bớt ngứa hơn;

-Cắt gọn móng tay để phòng tránh gây tổn thương thêm lên các vết ngứa do nấm mèo gây ra;

-Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Thay toàn bộ chăn ga gối nệm, rèm cửa và vật dụng đã qua tiếp xúc vì nấm mèo có thể định vị trong đó và tiếp tục lây lan.Nếu trong gia đình có nuôi mèo, nên đưa mèo đến các cơ sở thú y để được kiểm tra và loại bỏ mầm bệnh.

-Nấm mèo ở người không phải là bệnh da liễu nguy hiểm, nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt là khi nấm mèo xuất hiện ở các vùng da hở như mặt, cổ, bàn tay,… sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng tự ti. Cần điều trị nấm mèo ngay với các loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ. Thường xuyên vệ sinh cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm để hồi phục nhanh hơn. Giữ vệ sinh môi trường sống và đưa mèo đi kiểm tra để loại bỏ mầm bệnh;

-Thường xuyên cho mèo tắm nắng, vệ sinh sạch sẽ nơi nuôi mèo ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm mốc. Vệ sinh, khử trùng đồ chơi, dụng cụ hỗ trợ, lồng nuôi, lông mèo khi bị rụng. Sau khi tắm phải sấy khô lông;

-Những con mèo bệnh nên cách ly với các bé mèo khác để tránh lây lan bệnh, không mua mèo chưa rõ nguồn gốc, không tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nấm mà nên đeo gang tay.


Hình 11. Việc phòng chống bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người cần đến mô hình
Tiếp cận o­ne-Health và làm thế nào để thành quả luôn bền vững

Thay lời kết

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy tương tác với thú cưng có thể tạo ra những thay đổi tích cực về thần kinh. Những tương tác tích cực như ôm, vuốt ve có thể giúp người yêu thú cưng tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác tích cực như dopamine, serotonin và oxytocin trong não, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Do đó, việc nuôi chó, mèo có thể giúp những người yêu thú cưng cải thiện vấn đề trầm cảm, lo âu và căng thẳng.

Thế nhưng, có một nguy cơ là khi ôm hay vuốt ve chó, mèo bị nhiễm nấm da thì con người có thể bị lây.Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (US.CDC) Mỹ cho biết con người dễ bị lây nấm nếu chạm vào lông, da của động vật bị bệnh. Các bề mặt thường xuyên tiếp xúc với da như mền, đồ chơi, có thể là nơi cư ngụ của nấm trong nhiều tháng và trở thành trung gian lây nhiễm.Một số loài chó, mèo sẽ dễ bị nấm hơn những loại khác. Với chó là các loài như chó sục Yorkshire, chó sục Boston và Jack Russells. Trong khi đó, những loài mèo dễ bị nấm là mèo Ba Tư, mèo Himalayan. Nấm mèo thường xuất hiện trên mặt, tai, đuôi và bàn chân của chó, trong khi ở mèo thường xuất hiện ở đầu, ngực, chân trước và sống lưng. Khi tiếp xúc với chó, mèo đang bị nấm thì nên dùng bao tay, mặc áo tay dài và rửa tay thật kỹ sau đó.

Người có hệ miễn dịch suy yếu không nên chạm vào bất kỳ thú nuôi nào bị nấm. Khử trùng, hút bụi các vật dụng, bề mặt và khu vực trong nhà mà thú cưng thường xuyên chạm vào sẽ giúp ngăn lây lan nấm.


Tài liệu tham khảo

1.Bozena Dworecka-Kaszaket al., (2018). Animals as a potential source of human fungal infections. Wiad Parazytol, 2008;54(2):101-8.

2.Alsi Dara ParyuniSoedarmanto IndarjuliantoSitarina Widyarini (2020). Dermatophytosis in companion animals: A review. Vet World.2020 Jun; 13(6): 1174-1181.

3.Karen Moriello (2023). Dermatophytosis in cats and dogs: A practical guide to diagnosis and treatment. https://www.mdpi.com/2309-608X/4/3/89.

4.Aditya K GuptaJennifer E RyderMelody ChowElizabeth A Cooper (2005). Dermatophytosis: The management of fungal infections. Skinmed, 2005 Sep-Oct;4(5):305-10.

5.Verónica L. Burstein, Ignacio Beccacece, Lorena Guasconi, Cristian J. Mena, Laura Cervi, Laura S. Chiapello. Skin immunity to Dermatophytes: From experimental infection models to human disease. Front. Immunol., 02 December 2020, Sec. Microbial Immunology, Volume 11-2020 | https://doi.org/10.3389/fimmu.2020.605644

Ngày 18/03/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích