Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 8 9 1 1
Số người đang truy cập
3 7 1
 Tư vấn sức khỏe Kiến thức phổ thông
Sắt là chất cần thiết sản xuất ra huyết cầu tố của hồng cầu để vận chuyển oxy (ảnh minh họa)
Bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt

Các nhà khoa học phát hiện cơ thể con người có khoảng 60 nguyên tố, trong đó vai trò của nhiều loại nguyên tố chưa được xác định nhưng chất khoáng được xác định có vai trò rất quan trọng đối với con người. Trong số các chất khoáng cần thiết cho cơ thể, sắt là chất cần phải được chú ý bổ sung trong khẩu phần thức ăn hàng ngày vì nếu thiếu chất sắt sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu thường được gọi là bệnh thiếu máu thiếu sắt.

Đặc điểm bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là bệnh thiếu máu khá phổ biến, đây là tình trạng tế bào hồng cầu không bảo đảm việc thực hiện chức năng vận chuyển khí oxy đến các mô tế bào của cơ thể, hỗ trợ năng lượng hoạt động và cho con người một làn da hồng hào khỏe mạnh. Như tên của bệnh đã nêu, thiếu máu thiếu sắt là do thiếu chất sắt; nếu cơ thể không có đủ chất sắt để sản xuất ra huyết cầu tố hemoglobin trong tế bào hồng cầu nhằm vận chuyển khí oxy đến các mô tế bào sẽ làm cho con người thường bị mệt mỏi, yếu đuối và nhợt nhạt.Trong các trường hợp thiếu máu nhẹ, lúc đầu không có triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng xảy ra nhẹ và tiến triển chậm bao gồm: cảm giác nóng nảy, thường xuyên cảm thấy người mệt mỏi và yếu ớt và tăng lên khi có hoạt động thể lực, hay đau đầu, kém sự tập trung, giảm khả năng suy nghĩ. Trường hợp thiếu máu nặng hơn thì có biểu hiện triệu chứng như: niêm mạc mắt xanh nhợt hoặc trắng bệch, móng tay khô và dễ gãy, choáng váng khi đứng dậy, da xanh tái và nhợt nhạt, khó thở khi gắng sức và có nhịp thở nhanh, lưỡi bị đau, có thể có dấu hiệu ăn dở và thường thèm ăn những loại thức ăn không bình thường. Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một loại bệnh về dinh dưỡng khá quan trọng. Mặc dù bệnh lý gây nên ít khi xảy ra cấp tính dẫn đến tử vong nhưng chúng có khả năng làm cho hàng triệu người mắc phải có tình trạng sức khỏe giảm sút, yếu đuối. Đối với trẻ em do thiếu máu thường làm cho trẻ học hành kém, hay buồn ngủ và kém tập trung. Đối với người lớn sự thiếu máu cũng làm giảm khả năng làm việc, lao động; khi lao động, làm việc thường mau mệt hơn người bình thường nên hay bị gián đoạn công việc. Đối với phụ nữ mang thai bị thiếu máu thì trong thời gian sinh nở có thể chịu nhiều yếu tố nguy hiểm.

Nhu cầu và nguồn thực phẩm cung cấp chất sắt
 

Theo các nhà khoa học, cơ thể người trưởng thành có khoảng từ 3 đến 4 gram sắt; trong đó 2/3 sắt hiện diện ở huyết cầu tố hemoglobin là sắc tố của tế bào hồng cầu, phần còn lại dự trữ trong gan, môt phần nhỏ hơn có ở thận, lách và các cơ quan khác. Mặc dù số lượng trong cơ thể không nhiều so với các chất khác nhưng sắt là một trong những thành phần dinh dưỡng khá quan trọng, có tác dụng ảnh hưởng đối với sự sống của con người. Chất sắt được xác định là thành phần của huyết cầu tố hemoglobin, sắc tố cơ myoglobin, các citrocrom và nhiều enzyme khác như catalase và các peroxidase. Trong thành phần của những chất phức tạp và của các men enzyme, sắt có vai trò vận chuyển khí oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp của tế bào. Đời sống của tế bào hồng cầu trong cơ thể con người khoảng 120 ngày nhưng lượng chất sắt được giải phóng không bị đào thải mất đi là phần lớn được sử dụng lại để tái tạo nên huyết cầu tố hemoglobin. Nhu cầu chất sắt của cơ thể thường thay đổi theo điều kiện sinh lý. Trẻ sơ sinh mới chào đời có một lượng chất sắt dự trữ khá lớn ở gan và lách; trong những tháng đầu sau khi sinh trẻ sống dựa vào số lượng chất sắt dự trữ đó vì trong sữa của người mẹ có rất ít chất sắt và đây là lý do mà các nhà khoa học khuyến khích những bà mẹ nên cho con ăn sam sớm hơn từ tháng thứ 5 so với quan điểm trước đây thường là tháng thứ 6. Khi lớn lên, nhu cầu chất sắt ở tuổi trưởng thành tăng lên nhiều do cơ thể phát triển nhiều tổ chức mới; vì vậy mỗi ngày lượng chất sắt mất đi ở người trưởng thành khoảng 1mg đối với nam và khoảng 0,8mg đối với nữ; riêng phụ nữ khi có kinh nguyệt thì lượng chất sắt cũng mất thêm khoảng 2mg mỗi ngày theo kinh nguyệt. Nguồn thực phẩm hàng ngày có thể cung cấp bổ sung cho cơ thể lượng chất sắt cần thiết. Chất sắt ở thịt được hấp thu khoảng 30%, ở đậu tương khoảng 20%, ở cá là 15%; các loại thức ăn từ thực vật như ngũ cốc, rau xanh và đậu đỗ khác trừ đậu tương thì chỉ hấp thu được khoảng 10%. Nói chung nguồn chất sắt trong thức ăn có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, những loại hạt họ đậu nhất là đậu tương; ngoài ra các loại rau quả cũng là nguồn chất sắt quan trọng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày. Cần lưu ý rằng vitamin C có tác dụng hỗ trợ cho việc hấp thu chất sắt, trái lại các phosphat lại cản trở sự hấp thu chất sắt.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để cân đối về vấn đề dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày nhằm phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, các nhà khoa học khuyến cáo mặc dù chất sắt có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng thực tế nên ăn với số lượng vừa phải; cần ăn đủ loại thức ăn có chất bột, rau xanh, hoa quả; ăn có mức độ chất dầu mỡ, ăn ít đường và ăn hạn chế muối. Trong trường hợp bệnh thiếu máu do thiếu sắt nặng với các biểu hiện triệu chứng lâm sàng đã nêu trên, người bệnh phải đến cơ sở y tế khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết giúp cho việc chẩn đoán, điều trị phù hợp. Cần lưu ý việc điều trị thiếu máu do thiếu sắt phải được xử trí ngay sau khi phát hiện và chẩn đoán. Bác sĩ điều trị sẽ có chỉ định sử dụng bổ sung viên sắt sulfat với hàm lượng từ 200 đến 300mg uống mỗi ngày và dùng trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng. Nếu cơ thể người bệnh không dung nạp được sắt sulfat thì có thể chuyển sang dùng loại sắt fumarat hoặc sắt gluconat. Đồng thời bác sĩ cũng nên quan tâm việc tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu để có chỉ định điều trị hợp lý, hiệu quả. Ngoài ra, khuyến nghị bệnh nhân cần bổ sung các loại thức ăn có nhiều chất sắt trong khẩu phần thức ăn hàng ngày như rau lá có màu xanh sẫm như cải xoong, cải thìa; các loại hạt đặc biệt là đậu tương, thịt, trái cây sấy khô... Không nên sử dụng các loại thực phẩm và thuốc điều trị có thể làm cho chất sắt khó hấp thu vào cơ thể như trà, cà phê, calci trong sữa, thuốc kháng acid dạ dày...

Ngày 06/04/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích