Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 5 8 4
Số người đang truy cập
3 5
 Tư vấn sức khỏe Kiến thức phổ thông
Người cứu đuối cần biết phương pháp cứu nạn (ảnh internet minh họa)
Người cứu đuối cần biết phương pháp cứu nạn

Trong một số vụ tai nạn đuối nước, người cứu đuối thường là những người biết bơi và bơi giỏi. Nếu bơi giỏi nhưng không đủ sức khỏe và không biết phương pháp cứu nạn sẽ rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân mình. Trường hợp người cứu nạn không biết bơi thì không nên xuống nước mà chỉ nên hỗ trợ việc cứu nạn từ trên bờ.

  

Trường hợp người cứu nạn không biết bơi, cần nhanh chóng sơ cấp cứu nạn nhân bị đuối nước tại chỗ bằng cách ném phao, các vật liệu nổi như can nhựa, ống tre nứa để nạn nhân đang đắm chìm bắt lấy. Nếu nạn nhân bị đắm chìm gần bờ thì dùng cây sào, đoạn dây thừng ném xuống cho nạn nhân nắm lấy để kéo vào bờ. Người tham gia cấp cứu đuối nước nếu có áo phao thì phải mặc vào, nếu có thuyền hoặc ghe xuồng thì dùng phương tiện này để ra cứu nạn nhân bị đuối nước. Khi có hai người cứu nạn thì một người biết bơi xuống nước, quanh thắt lưng buộc sợi dây dài bảo hiểm để một người không biết bơi đứng ở trên bờ nắm lấy đầu dây còn lại nhằm giúp hỗ trợ kéo vào bờ. Trường hợp người cứu nạn biết bơi giỏi, phải nhanh chóng xuống nước ngay và bơi ra vị trí người bị đuối nước để cứu nạn. Khi người cứu nạn bơi tới gần nạn nhân bị đuối nước, dùng tay nắm lấy tóc hoặc tay, chân rồi kéo vào bờ; bảo nạn nhân bình tĩnh và để hai tay phía sau người. Cũng có thể ôm chặt nạn nhân trên người của người cứu nạn, một tay xốc qua nách giữ chặt phần cằm hàm miệng của nạn nhân để thực hiện động tác nâng cằm và mặt của người bị nạn lên khỏi mặt nước và bơi ngữa đưa nạn nhân vào bờ. Khi đưa được nạn nhân vào đến bờ an toàn, người cứu đuối dùng hai tay ôm phần ngực nạn nhân với tư thế để thân và mông ở vị trí cao, đầu ở vị trí thấp để nước từ đường hô hấp và từ bụng chảy ra. Cần chú ý để nhanh chóng tháo nước từ trong bụng và trong đường hô hấp chảy ra dễ dàng, người cứu đuối có thể dùng động tác vát nạn nhân trên vai, cầm hai chân nạn nhân dốc ngược hoặc đặt nạn nhân nằm ở tư thế nghiêng, hơi sấp, đầu thấp nghiêng để đề phòng nạn nhân không bị ngạt thở do chất nôn ra trào ngược vào đường thở. Cũng có thể ép cho nước trong bụng và đường hô hấp tràn ra ngoài bằng cách để bụng nạn nhân trên đùi hoặc dùng hai tay nâng vùng bụng trên nạn nhân lên và nên nhớ để tư thế đầu nạn nhân thấp hơn ngực. Lau hoặc móc đất cát ở trong mũi, miệng để làm thông thoáng và sạch đường thở.

Người cứu đuối cần biết phương pháp cứu nạn (ảnh internet minh họa)

Sau khi đã thực hiện các kỹ thuật cấp cứu đuối theo các phương pháp nêu trên, để nạn nhân ở tư thế hồi phục an toàn với vị trí đặt đầu nạn nhân ở tư thế thấp và nghiêng để nếu còn nước trong đường hô hấp thì nước dễ dàng tiếp tục trào ra ngoài. Khám xét ngay tình trạng của nạn nhân để đánh giá nạn nhân còn tự thở được hay không bằng sợi gạc, sợi bông để gần mũi, xem mạch đập, bụng có chướng hay không... Nếu nạn nhân không còn thở, cần nhanh chóng thực hiện phương pháp hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt để cấp cứu tình trạng ngạt thở. Sau đó cởi quần áo ướt của nạn nhân ra và ủ ấm ngay bằng cách đắp chăn vải, túi chườm nóng nếu có... Người cứu nạn, cứu đuối có thể dùng cảm giác thân nhiệt của bàn tay để khám xem nạn nhân có da lạnh hay ấm. Để nạn nhân nằm yên, khám xem màu niêm mạc môi nhạt, tím hay hồng; màu da chung và màu da ở nền các móng tay nhợt nhạt, tím hay hồng; trên da có xuất hiện các vết màu vân không... để tiên lượng dấu hiệu sinh tồn.

Cần chú ý không để nạn nhân tự vận động, không xoa bóp da cơ nạn nhân để tránh sự tiêu hao năng lượng còn dự trữ rất ít trong cơ thể. Chuyển nạn nhân nằm yên với tư thế đầu thấp lên trên cáng và đưa về ngay cơ sở y tế nơi gần nhất, thuận tiện nhất. Nếu nạn nhân bất tỉnh, phải đặt đầu ở tư thế không để lưỡi tụt về phía sau gây cản trở đường thở. Nên nhớ rằng phải ủ ấm cho nạn nhân và vận chuyển một cách nhẹ nhàng. 

Ngày 27/01/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích