Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 17/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 7 7 9 1 2
Số người đang truy cập
2 2 2
 Tư vấn sức khỏe Y học thường thức
Nhiễm nấm ở người từ việc nuôi thú cưng bệnh lý lâm sàng ngày càng gặp phổ biến ở kỷ nguyên hiện đại (Phần 1)

 Giới thiệu

Gần đây tại cơ sở y tế chuyển khoa miễn dịch dị ứng, rối loạn da, bệnh da liễu và ký sinh trùng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh đến khám với biểu hiện khi trên da xuất hiện các thương tổn như mảng hồng ban, có hoặc có tróc vảy,sau đó dần lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể, kèm ngứa ở nhiều vị trí trên cơ thể có thể kèm theo bội nhiễm, đặc biệt một số chùm ca bệnh gồm các người thân trong một gia đình hoặc bạn ở chung phòng. Sau khi khám lâm sàng, điều tra dịch tễ bệnh sử kèm theo xét nghiệm chuyên khoa đã chẩn đoán các bệnh nhân này nhiễm nấm da do tiếp xúc với thú cưng, vật nuôi chó, mèo, thỏ và họ thường xuyên tiếp xúc, thậm chí ngủ chung với các thú cưng, vật nuôi này.

Bệnh nấm da như thế trên các chó, mèo và thỏ hay được gọi là “nấm đồng xu ở thú cưng” không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ngứa khó chịu, thẩm mỹ thay đổi nếu không được điều trị hay điều trị không đúng thì thương tổn nấm có thể lan tỏa, gây chàm hóa hoặc bội nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Nấm Candida spp. nói chung và Candida albicans nói riêng là nhóm nám thường có ở ở vòm họng, đường tiêu hóa và cơ quan sinh dục ngoài của nhiều loài động vật và có cơ hội gây bệnh gây người. Các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm này là khi cơ thể suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc lâu dài (thuốc ức chế miễn dịch, corticoide, thuốc ung thư, thuốc kháng sinh kéo dài,…), hay các bệnh lý đangảnh hưởng lên tính toàn vẹn của da, niêm mạc, bệnh nhân đang đặt ống thông tĩnh mạch hoặc nước tiểu. Nấm này thường lây nhiễm nhất cho chim, liên quan đến niêm mạc miệng, thực quản. Nhiễm trùng bề mặt giới hạn ở màng nhầy của đường ruột đã được mô tả ở lợn và ngựa con. Bệnh nấm Candidaspp. toàn thân cũng đã được mô tả ở bê, cừu, ngựa con do điều trị bằng kháng sinh hoặc corticosteroid kéo dài.Ở mèo và chó, bệnh nấm do Candidaspp. rất hiếm nhưng có liên quan đến bệnh miệng, đường hô hấp, viêm mủ màng phổi, mắt, đường ruột và bàng quang. Nhiễm trùng hiếm gặp ở ngựa trưởng thành. Tuy nhiên, Candida spp. được coi là nguyên nhân gây viêm khớp ở ngựa, viêm vú và sảy thai ở gia súc. Nhiễm nấm Candidaspp. xảy ra ở người có thể xảy ra khi truyền lây từ động vật bj nhiễm vẫn còn đang tranh luận.

Nhiễm nấm Malassezia spp. là một loại nấm men tìm thấy trên da, tai của chó,mèo, có thể gây nấm da hoặc viêm da.Một số nguyên nhân có thể dẫn đến nấm Malasseziaspp. như độ ẩm và nhiệt độ cao, da vùng gấp nếp như mũi lau không khô, tắm sấy không khô lông, động vật sống ở nơi ẩm thấp.Các yếu tố khác có thể là do cơ địa mẫn cam với nhiễm trùng, yếu tố di truyền khác, dị ứng môi trường, thời tiết làm tăng hoạt động tiết bã nhờn có thể làm da bị kích thích, sau đó dễ bị nhiễm nấm.Malasseziaspp. thường được tìm thấy trong ống tai, vùng giữa các ngón chân, túi hậu môn, âm đạo, trực tràng của chó, mèo, Malasseziaspp. là một tác nhân nấm cơ hội và thường xuất hiện trong những tháng có độ ẩm cao mùa hè và thu.

Một số nét và hình ảnh tổn thương trên thực hành lâm sàng

Trên thực hành lâm sàng, cả hai giới nam nữ, bát cú dân tộc và chủng tộc nào, nhóm tuổi nào cũng đều có thể mắc bệnh nấm da do thú cưng này. Nếu tiền sử bệnh nhân có tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo, thỏ) bỗng dưng trên da xuất hiện các đốm hình tròn màu đỏ hồng, ngứa thì có thể đó chính là nguyên nhân đã bị nhiễm nấm sợi từ thú cưng;

Bệnh da do nấm sợithường gặp, đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho vi nấm phát triển. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng thì thương tổn nấm có thể lan tỏa, gây chàm hóa hoặc bội nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Con đường chính của nhiễm trùng nấm sợi lây từ chó, mèo, thỏ sang người là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa người - động vật như hôn, âu yếm, vuốt ve hoặc nằm ngủ chung với chúng, bên cạnh đó việc dùng chung hoặc tiếp xúc với các đồ đạc như khăn tắm, ga giường, gối nằm, lược với chó, mèo bị nhiễm nấm cũng là nguyên nhân khiến bệnh lây lan;

Dấu hiệu bệnh da do nấm sợi là trên da xuất hiện các mảng hồng ban hình tròn, bầu dục, hoặc đa cung, bề mặt tróc vảy nhẹ hoặc có viền vảy, giới hạn rõ, đường kính khoảng 4-5mm có khi đến hơn 10mm, nằm rải rác ở hai cánh tay, cẳng chân và đùi, có khi ở ngực hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể, ngứa nhiều.


Hình 1. Hình ảnh tổn thương trên lâm sàng nấm da, nấm móng tại nhiều vị trí khác nhau


Hình 2. Tổn thương da nấm hình tròn, bờ rõ, lan tỏa trên da


Hình 3. Tổn thương mô bệnh học nấm da                                     
Hình 4. Tổn thương do nấm trên người và mèo

Hầu hết bệnh nhân đến khám và điều trị khi xuất hiện các biểu hiện ở da như các mảng hồng ban hình tròn, bầu dục hoặc đa cung, bề mặt tróc vảy nhẹ hoặc có viền vảy, giới hạn rõ, đường kính khoảng 4-5mm có khi đến hơn 10mm (hiếm gặp), nằm rải rác ở 2 cánh tay, cẳng chân và đùi, có khi ở ngực hay những nơi khác trên cơ thể, các nốt ngứa khó chịu.Các trường hợp bệnh nhân đều nuôi chó, mèo, thỏ. Xét nghiệm tìm nấm dacho thấy sợi tơ nấm có vách ngăn. 

Nấm đồng xu là một trong những hình thái da chó, mèo bị tổn thương nặng nhất và có thể lây lan sang cả con người. Nguyên nhân gây ra đó là do bộ lông của chó, mèo không được sạch sẽ, lông bị ẩm hoặc lâu ngày không được vệ sinh là cơ hội để các virus phát triển và bội nhiễm nấm trở thành nấm đồng xu. Cụm từ “đồng xu” có ý nghĩa là những vết nấm trên da của thú cưngcó dạng hình tròn, những mảng lông bị rụng trụi đi và lan rộng như hình dạng của đồng xu.

Dấu hiệu của căn bệnh này trên người rất dễ nhận biết bởi xuất hiện những vết mẩn đỏ, có mụn nước li ti nằm bên trong những vết mẩn đỏ đó. Về sau các vết này sẽ khô lại, đóng vảy. Đặc biệt, các vết mẩn đỏ này có viền rõ và bệnh nhân ngứa nhiều. 

Khi thăm khám bệnh nhân cũng nên hỏi về các thú cưng hiện tại như thế nào? Khi bị lây nhiễm nấm, cơ thể của mèo sẽ nổi nhiều nốt tròn đỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục. Phần trong của nốt đỏ nhẵn và viền rõ ràng. Những vết thương này thường khô ráo, bong vảy nhẹ. Trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy xuất hiện cả những mụn nước li ti xung quanh. Vết nấm mèo gây cho mèo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đi kèm với chứng rụng lông. Còn ở người, triệu chứng bị nấm mèo ở người khi nhiễm bệnh cũng tương tự. Các vết nấm thường xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể (chân, tay, lưng, cổ). Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm về ngoại hình mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh nấm mèo ở người?

 1. Do hệ thống miễn dịch suy yếu 

Ở điều kiện bình thường, trên da người, da mèo hay trong môi trường như nước, đất, không khí đều có một số loại nấm sợi tơ này. Do đó, cn người và mèo đều có thể mang mầm bệnh nhưng không phát triển các triệu chứng điển hình trên lâm sàng. Khi hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, các tế bào bạch cầu sẽ tìm ra những loại nấm này và tiêu diệt chúng. Song, đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai hay người mắc các bệnh mãn tính như HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư, viêm đa khớp dạng thấp thì khả năng lây nhiễm nấm rất cao. Khi đó lượng bạch cầu và đại thực bào sẽ không đủ để tiêu diệt hết các loại vi nấm này.  

2. Do nấm xâm nhập qua  vết thương hở 

Nếu một người trưởng thành khỏe mạnh tiếp xúc với bào tử nấm thì không có nguy cơ cao mắc bệnh, trừ khi có vết xước trên bề mặt da.

Da được coi là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, ngăn không cho nấm mèo tấn công cơ thể. Khi tiếp xúc trực tiếp với mèo bị bệnh thông qua hôn, ôm ấp, vuốt ve thậm chí  ngủ chung sẽ khiến vi nấm  lây sang người và xâm nhập vào cơ thể qua  vết thương hở. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nấm mèo. Vết trầy xước do mèo cào có thể gây ra bệnh nấm này. Trong quá trình nuôi mèo, vết xước do mèo gây ra là điều không thể tránh khỏi 

3. Nhiễm nấm ở mèo ở người do vệ sinh kém 

 Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến bệnh nấm mèo là môi trường sống không sạch sẽ, vệ sinh cá nhân kém. Thời tiết nắng nóng, tiết ra nhiều mồ hôi, tiếp xúc với khói bụi là điều đương nhiên.Nếu không tắm rửa thường xuyên, mồ hôi đọng lại lâu trên da  là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển. Không chỉ vậy, kể cả khi không nuôi mèo, bạn cũng cần giữ nhà cửa sạch sẽ để duy trì môi trường sống trong lành, hạn chế nấm mốc nói chung và nấm mèo nói riêng. 

4. Lây lan bởi con người và các động vật khác 

Nấm mèo rất dễ lây lan và có thể sống ở nhiệt độ bình thường tới 18 tháng. Vì vậy, nếu không được điều trị triệt để, bệnh nhân rất dễ bị tái phát. Nấm mèo có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, giữa người với động vật hoặc do tiếp xúc gián tiếp với  đồ vật có chứa tế bào nấm. 

Yếu tố liên quan và nguy cơ nấm

Phần lớn các ca bệnh nhiễm nấm là loại nấm sợi tơ (Dermatophytosis), đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho vi nấm phát triển. Dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường gây ngứa, khó chịu, nếu không được điều trị hay điều trị không đúng thì thương tổn nấm có thể lan tỏa, gây chàm hóa hoặc bội nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các chủng vi nấm sợi tơ có thể lây nhiễm từ đất, từ động vật hoặc từ người mắc bệnh nấm da. Bệnh do nấm sợi tơ là một nhiễm trùng thường xảy ra trên da , lông, tóc, móng bởi nấm Dermatophyte, là loại nấm phổ biến thuộc giống Trichophytonvà ít phô biến hơn giống MicrosporumhayEpidermophyton genera. Việc điều trị nhiễm trùng nấm bởi dermatophyte thành công khi áp dụng đồng thời đường thoa tại chỗ và đường uống toàn thân. Terbinafine, Itraconazole và Fluconazole là các thuốc chống nấm đường uống có hiệu quả nấm nông dù nó còn lệ thuộc vào tính trầm trọng của nhiễm trùng;

Bệnh da do nấm sợi tơ là bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho vi nấm phát triển. Các chủng vi nấm sợi tơ có thể lây nhiễm từ đất, động vật hoặc từ người mắc bệnh nấm da.Nấm mèo ở người là  bệnh da liễu nhẹ và dễ điều trị. Tuy nhiên, nó  có nguy cơ tái phát cao và khả năng lây lan rất nhanh. Bệnh nấm mèo còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như nấm “đồng xu”, “chéo xu”. Là một bệnh nhiễm trùng vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra, rất phổ biến ở vùng khí hậu nóng ẩm. 

Một số yếu tố nguy cơ nhiễm nấm là nấm dễ phát triển lây lan khi mọi người sinh hoạt tập thể, ngủ chung, giặt chung chậu, dùng chung quần áo, khí hậu nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi, thay đổi độ pH của da; da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp da bảo vệ bên ngoài, rối loạn nội tiết tố, suy giảm miễn dịch toàn thân hay tại chỗ, dùng thuốc kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch, tiếp xúc thường xuyên với vật nuôi như chó, mèo, thỏ. Riêng với các trường hợp nêu trên, nguyên nhân nhiễm nấm sợi tơ là do tiếp xúc gần với chó, mèo, thỏ…






Hình 5.Từ nấm đồng xu ở mèo đến nhiễm nấm da trên người

Chẩn đoán

-Về mặt dịch tễ, các bệnh nhân cho biết trong nhà có nuôi chó, mèo hay thú cưng khác và thường xuyên tiếp xúc, thậm chí ngủ chung với thú cưng. Qua khai thác thông tin người bệnh và kết quả XN cho thấy những người bệnh này đã từng bị nấm da do tiếp xúc với chó, mèo;

-Một trong những điểm đáng chú ý để chẩn đoán là khi nghi ngờ, thầy thuốc phải hỏi bệnh nhân “tình trạng đồng thời của bệnh trên cả người và thú cưng nói chung và mèo nói riêng”. Đôi khi có nhiều thành viên trong cùng một gia đình và khu ở chung sẽ bị nấm mèo cùng lúc;

-Trên mèo và thú cưng nói chung: Khi bị  nhiễm nấm ngoài da, cơ thể  mèo xuất hiện nhiều nốt đỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục. Phần bên trong của nốt ban đỏ nhẵn, có viền rõ ràng. Những vết loét này thường khô và có vảy. Một số trường hợp, sẽ thấy mụn nước nhỏ xung quanh nó. Đốm nấm ở mèo khiến mèo ngứa ngáy, khó chịu,  kèm rụng lông. Nhìn chung, tại gia đình người bệnh có thể nhìn thấy mèo bị nấm thường ngứa, lông bị rụng thành những mảng lớn, xuất hiện các lớp tế bào chết, có thể đóng thành vảy, thành lớp, có mùi hôi, da bị kích ứng, mẫn đỏ. Vùng lông rụng có hình tròn, bầu dục, có màu đỏ hoặc sẫm màu do thay đổi sắc tố da. Nếu mèo bị nấm nặng sẽ lan ra toàn thân và có thể lây sang cá thể khác khi tiếp xúc;

-Trên  người: Khi mắc thì những thương tổn này thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như chân, tay, lưng, cổ,… Căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh  mặc cảm về ngoại hình mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Đôi khi gặp các ca nặng, bệnh nhân đến khám vì trên da đầu xuất hiện các ổ abces chứa đầy các hốc mủ như “sình lầy”, nằm trên nền da viêm phù nề;

-Có thể cạo da-niêm mạc, soi tươi bệnh phẩm trên da, niêm mạc của thương tổn nghi ngờ để xác định sơ bộ mầm bệnh. Nấm có rất nhiều trong mô biểu mô tăng sinh và chẩn đoán có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra các vết xước hoặc mẫu sinh thiết từ các tổn thương da niêm mạc;

-Nuôi cấy nấm từ nơi vô trùng hoặc chẩn đoán dựa trên bằng chứng tế bào học từ thương tổn trên da - niêm mạc;C. albicans là các tế bào nấm men nảy chồi hình trứng gram dương (đường kính 3-7 cm hoặc 4-5 cm) có thành mỏng hoặc xuất hiện thành chuỗi tạo ra sợi giả khi phôi bào vẫn còn dính sau khi phân chia chồi. Sợi nấm thực sự, đều đặn, dạng sợi cũng có thể được nhìn thấy;

-Lưu ý rằng loại nấm Malassezia có thể và sẽ có mặt trên một con vật khoẻ mạnh, có thể có một số nghi ngờ là có hay không có là nâm men gây ra tình trạng bệnh về da. Do đó, chẩn đoán thường được khẳng định bởi sự đáp ứng lâm sàng để điều trị;



Hình 6. Các vị trí thương tổn do nấm da với nhiều tên gọi khoa học khác nhau

-Trên mèo, bệnh nấm trên mèo gặp ở mèo mọi lứa tuổi và mọi giống mèo, nhưng thường gặp với mèo dưới 6 tháng tuổi và mèo lông dài. Bệnh nấm mèogây ra tình trạng ngứa, gãy sợi lông hoặc rụng lông thành từng mảng. Khu vực rụng lông thường đỏ hình tròn, hoặc bình bầu dục, hình chiếc nhẫn, hình đồng xu có bờ màu hồng xung quanh. Trường hợp mèo bị nấm nặng, lây lan toàn thân có thể thấy rụng lông mảng lớn, da dày tăng sinh, viêm da, nặng hơn dẫn tới nhiễm trùng máu, có thể gây tử vong, Bệnh có thể lây lan trong cả đàn mèo và có thể lây sang người, đặc biệt là với trẻ nhỏ hoặc người mới đến khu vực, những người mẫn cảm với mèo, nhất là khi nhốt chung với các con khác hoặc lây lan khi mèo mới đẻ.Mèo bị nấmdễ nhầm lẫn với ghẻ. Để chẩn đoán chính xác tốt nhất nên cạo một mảng da lông khu vực bị nhiễm nấm có thương tổn và soi kính hiển vi để chẩn đoán;


Hình 7a. Tổn thương nấm sợi tơ trên da lan tỏa sau khi dùng corticoide làm thay đổi hình


Hình 7b. Hình ảnh nấm sợi tơ khi nhuộm và soi dưới kính hiển vi

-Một số bệnh do nấm gây ra hay gặp ở thú cưng và mèo nói riêng và có tiềm năng lây truyền sang người gồm Malassezia pachydermatis, Cutaneous sporotrichosis, Disseminated sporotrichosis, Rhinosporidiosis, Phaeohyphomycosis, Mycetomas, Cryptococcosis, Coccidioidomycosis và Candidiasis. Mèo thường bị ngứa ngáy khó chịu, lông rụng thành những mảng lớn, trên da xuất hiện nhiều tế bào chết đóng thành từng vẩy, lớp có mùi hôi; Thay đổi màu sắc trên da, thường là các mẩn đỏ; Mèo thường sẽ có các triệu chứng sốt, biếng ăn dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể, các hoạt động hô hấp sẽ trở nên khá khó khăn khi mèo bị nấm da, mèo thường xuyên bị tiêu chảy, chảy máu mũi hoặc lười vận động.


Hình 8a. Một số tổn thương nấm trên mèo có thể nhận biết khi thăm hỏi bệnh nhân


Hình 8b.Tổn thương nấm da ở mèo có thể nặng, chảy máu, mủ dịch đi kèm


còn nữa -->Tiếp theo Phần 2

Tài liệu tham khảo

1.Bozena Dworecka-Kaszaket al., (2018). Animals as a potential source of human fungal infections. Wiad Parazytol, 2008;54(2):101-8.

2.Alsi Dara ParyuniSoedarmanto IndarjuliantoSitarina Widyarini (2020). Dermatophytosis in companion animals: A review. Vet World.2020 Jun; 13(6): 1174-1181.

3.Karen Moriello (2023). Dermatophytosis in cats and dogs: A practical guide to diagnosis and treatment. https://www.mdpi.com/2309-608X/4/3/89.

4.Aditya K GuptaJennifer E RyderMelody ChowElizabeth A Cooper (2005). Dermatophytosis: The management of fungal infections. Skinmed, 2005 Sep-Oct;4(5):305-10.

5.Verónica L. Burstein, Ignacio Beccacece, Lorena Guasconi, Cristian J. Mena, Laura Cervi, Laura S. Chiapello. Skin immunity to Dermatophytes: From experimental infection models to human disease. Front. Immunol., 02 December 2020, Sec. Microbial Immunology, Volume 11-2020 | https://doi.org/10.3389/fimmu.2020.605644

 

Ngày 14/03/2024
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích