Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 10/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 0 1 8 3 8
Số người đang truy cập
1 4 9
 Tư vấn sức khỏe Y học thường thức
Phần 1. Những liệu pháp điều trị sốt rét cổ xưa còn giá trị quan trọng?

Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm trước khi nhân loại được phát hiện? Câu hỏi này hiện nay vẫn còn là một ẩn số. Song trước đây rất nhiều năm, khi mà những cơn sốt luôn ám ảnh nhân loại và nhiều tác giả đã thử một vài cáchchữa trị “kỳ diệu” để chống lại những cơn sốt đó. Vào thời cổ đại, lấy máu ở chân tay, gây nôn, cắt cụt chi và phẫu thuật hộp sọ đã được thực hiện trong quá trình điều trị cơn sốt rét. Ở Anh, người ta cũng thử với thuốc phiện từ cây Anh túc trồng tại địa phương và bia pha thuốc phiện. Thậm chítìm kiếm cả sự trợ giúp của chiêm tinh học vì tính chu kỳ của các cơn sốt rét cho thấy có mối liên hệ với các hiện tượng thiên văn.

Claudius Galenus của Pergamum (131-201 sau Công nguyên), thường được biết đến với tên Galen, là một bác sĩ người Hy Lạp cổ đại làm việc tại Rome (Ý) từ năm 162 SCN, ông gợi ý rằng nên phục hồi cân bằng thể dịch bình thường bằng cách trích máu, thanh lọc hoặc cả hai. Nôn mửa đi kèm sốt rét được cho là nỗ lực của cơ thể để “tống khứ” chất độc. Việc trích lấy máu được tin là đểtốngdịch bẩn” ra khỏi cơ thể. Những nguyên lý này đã được chấp nhận mà không có nghi ngờ gì trong 1500 năm tiếp theo. Vô số bệnh nhân sốt rét đã phải bị “trích máu và thanh lọc với kết quả thảm khốc: Chảy máu lặp đi lặp lại chỉ làm cho tình trạng thiếu máu của bệnh sốt rét trở nên tồi tệ hơn và các loại thuốc xổ mạnh cùng với tác động suy nhược của chính căn bệnh này thường kết liễu hầu hết những người mắc bệnh trong một thời gian ngắn.

Và những người dân quê và những người rất nghèo không đủ khả năng chi trả chokhám chữa bệnh đã cố gắng đểsống sót! Nên nhiều người chuyển sang sử dụng ma thuật. Cho côn trùng ngấu nghiến 77 chiếc bánh nhỏ làm từ bột nhào với nước tiểu của bệnh nhân là một trong những đề xuất của học giả người Dominica - Albertus Magnus. Nếu cách này không hiệu quả, Albertus có một phương pháp chữa trị khác là hãy để người vợ của một gia đình quý tộc cắt tai một con mèo, nhỏ ba giọt máu của nó vào rượu mạnh cùng với một ít hạt tiêu và cho bệnh nhân uống. Chà xát cơ thể bệnh nhân bằng những vỏ bào từ giá treo cổ mà một tên tội phạm mới bị hành quyết gần đây lại còn là một phương pháp khác.Do đó, cho đến đầu thế kỷ 17, các bác sĩ châu Âu vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị bệnh sốt rét thực sự hiệu quả và bệnh nhân của họ tiếp tục ra đi.


Hình 1

LỊCH SỬ CỦA VỎ CANH-KI-NA

Hơn 350 năm đầy hấp dẫn và kịch tính, ảnh hưởng lớn đến lịch sử ngành dược phẩm, thực vật học, y học, thương mại, hóa học lý thuyết và thực hành và nông nghiệp nhiệt đới.Nguồn gốc của canh-ki-na vẫn còn là bí ẩn. Các nhà sử học tranh luận liệu cây canh-ki-na là một loại dược liệu bản địa hay do người châu Âuphát hiện. Bằng chứng cho thấy rằng bệnh sốt rét không tồn tại ở Tân Thế giới trước khi người Tây Ban Nha du nhập. Người ta nói rằng các dược điển đầu tiên của người Inca không đề cập đến cây canh-ki-na, điều đó cho thấy rằng nó được sử dụng sau khi người Tây Ban Nha đến. Tuy nhiên, ngay cả khi sốt rét không phải là bệnh nội địa ở Nam Mỹ thì nhiều năm đã trôi qua kể từ khi người Tây Ban Nha đến lần đầu tiên (và có lẽ là bệnh sốt rét) cho tới khi xuất hiện những bài viết sớm nhất về cây canh-ki-na của người châu Âu.


Hình 2. Lịch
sử mô tả về sự khám phá loại thuốc sốt rét có giá trị Quinine

Rõ ràng trong khoảng thời gian này, người bản địa ắt đã tìm ra cách chữa trị. Quan điểm như thế đã được chứng minh bởi vô số loại cây thuốc được những thầy thuốc bản địa sử dụng và một số lượng lớn những cây này được di thực đến châu Âu từ Nam và Trung Mỹ vào thời điểm này. Các phương pháp chữa trị bằng cây cỏ bản địa của những bản xứ hiệu quả hơn các kỹ thuật của các bác sĩ châu Âu thời bấy giờ.

Một trong những câu chuyện cho là người da đỏ Nam Mỹ đã tìm ra vỏ cây canh-ki-na. Người ta cho rằng những người bản xứ này đã để ý thấy những con sư tử núi bị ốm nhai vỏ của vài loại cây. Người bị sốt rét đã được cho nhai vỏ cây và được chữa khỏi.

Một câu chuyện khác cho rằng một thành viên của đồn lính Tây Ban Nha ở Peru lần đầu tiên phát hiện ra vỏ cây. Binh sĩ đã vượt qua cơn sốt rétnày bị đồng đội bỏ lại cho đến chết. Vì quá khát, anh ta bò đến một cái ao cạn uống một hơi thật sâu và ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, anh ta thấy rằng mình đã hết sốt và sau đó anh ta nhớ rằng nước có vị đắng. Một thân cây lớn bị sét đánh gãy đổ xuống ao,người lính nhanh chóng phát hiện ra rằng vỏ cây này vừa có vị đắng vừa có khả năng chữa bệnh sốt rét đáng ngạc nhiên”.

Người ta chấp nhận rộng rãi nguồn gốc của vỏ cây hiển nhiên là do các linh mục dòng Tên (Jesuit Priests) phát hiện. Sau cuộc chinh phục Peru của Francisco Pizarro vào năm 1532, các linh mục dòng Tên đã đến đó vào năm 1568. Mặc dù giáo lý của dòng Tên cấm họ học y học, vì nó có thể làm chệch đi trọng tâm chính của họ là các vấn đề tâm linh, nhưng họ vẫn được phép học dược và thảo dược học.


Hình 3

Trong các nghiên cứu về thực vật y học, các linh mục dòng Tên đã thực hiện nhiều cuộc thám hiểm thực địa để mô tả đặc điểm hệ thực vật của những khu rừng hẻo lánh ở vùng đất mới được khám phá này. Trong một chuyến thám hiểm từ năm 1620-1630 tới Loxa ở quận phía Namcủa Equador giáp với Peru, tu sĩ dòng Tên đã quan sát thấy người Inca - người dân bản xứ đang pha trà từ vỏ của vài loại cây để điều trị cơn rùng mình khi tiếp xúc với giá lạnh.

Người ta nói rằng tại Malacatos, cách Loja 30 km, tù trưởng của bộ tộc da đỏ Pedro de Leiva đã đưa trà làm từ vỏ cây này cho một linh mục Dòng Tên bị bệnh sốt rét uốngvà nhờ đó đã chữa khỏi bệnh cho ông. Loxa (hay Loja) là sinh cảnh tự nhiên của loài cây này, vỏ cây còn được gọi là Vỏ cây Loja.

Vị linh mục đã mang các mẫu vỏ cây đến Lima - thủ đô của Peru. Bản ghi chép đầu tiên về cách chữa bệnh sốt rét bằng vỏ cây canh-ki-na có từ năm 1630, đề cập rằng Juan López de Cañizares, thống đốc người Tây Ban Nha của Loja (Ecuador) đã gửi vỏ cây canh-ki-na tương tự đến Lima để chữa bệnh cho vợ của Bá tước Cinchón cũng bị bệnhsốt rét, và cái tên này cũng gắn với vỏ cây.

Không rõ ai đã mang vỏ cây canh-ki-na đến châu Âu. Sebastiano Bado, một người Ý, trao vinh dự này cho Nữ bá tước Chinchón, trong một báo cáocông bố năm 1663. Bá tước thứ tư của Chinchón, Don Luis Gerónimo Fernández de Cabrera de Bobadilla Cerda y Mendoza, được Philip IV bổ nhiệm để cai trị Đế chế Tây Ban Nha vùng Nam Mỹ rộng lớn. Bá tước và vợ của ông Señora Ana de Osorio đến Lima vào năm 1629. Theo Bado, ngay sau đónữ bá tước bị ốm nặng vì sốt cách nhật(tertian fever), và tin tức về bệnh tình của bà nhanh chóng lan truyền khắp thuộc địa. Thống đốc của Loxa đã viết thư cho bá tước đề nghị rằng một số loại thuốc tương tự đã chữa khỏi bệnh cho ông gần đây sẽ được đưa đến cho Señora Ana.

DonJuan được triệu đến Lima, phương thuốc được đưa ra và nữ bá tước đã khỏi bệnh. Chẳng mấy chốc, những người bản xứ đã vây quanh cung điện, vừa để bày tỏ niềm vui của họ trước sự hồi phục của nữ bá tước vừa để tìm hiểu bí mật của phương thuốc. Khi nghe thấy lời cầu xin của mọi người, Señora Ana hào phóng đã đặt mua một số lượng lớn vỏ cây và tặng riêng cho người bệnh. Những người bệnh biết ơn, tất cả bọn họ đều được chữa khỏi, đặt tên cho phương thuốc mới là los polvos de la condeça - “bột của nữ bá tước.”


Hình 4

Năm 1639, theo Bado, nữ bá tước trở về Tây Ban Nha, mang theo một lượng lớn vỏ cây. đã phân phát phương thuốc của mình cho những người làm công trong điền trang Chinchón và cũng gửi một số cho một giáo sư thần học đang ốm tại Đại học Alcalá de Henares. Đồng thời, Juan de Vega - bác sĩ của Señora Ana cũng đã trở về Tây Ban Nha với nguồn cung vỏ cây và đã bán một phần ở Seville với giá cắt cổ, một trăm real mỗi pound.

Việc buôn bán vô đạo đức này được lặp đi lặp lại bởi nhiều người ở nhiều nơi trước khi vỏ cây quý này trở nên phổ biến.

           Nhưng cuốn nhật ký chính thức của Bá tước Chinchón, do thư ký của ông ta là Don Antonio Suardo viết, đã được phát hiện vào năm 1930. Điều này mâu thuẫn với nhiều tuyên bố của Bodo. Cuốn nhật ký
viết rằng Ana de Osorio, Nữ bá tước đầu tiên của Chinchón đã chết ở Tây Ban Nha ít nhất ba năm trước khi Philip IV bổ nhiệmphó vươngbá tướccủa Peru.

Nữ bá tước thứ hai, Francisca Henríquez de Ribera cùng chồng đến Nam Mỹ, trong khi Doña Francisca vẫn có sức khỏe tuyệt vời, thì bá tước bị sốt vài trận, không trận sốt nào được điều trị bằng vỏ cây. Don Antonio cũng ghi lại rằng ngay cả nữ bá tước thứ hai cũng không bao giờ trở lại Tây Ban Nha; thay vào đó, chết ở cảng Cartagena, Colombia trong chuyến về nhà. Juan de Vega, người được cho là bác sĩ của bà, mà theo Bado đã tống tiền giá rất cao cho vỏ câyở Seville, thực tế chưa bao giờ rời Peru vì được bổ nhiệm làm giáo sư y khoa tại Đại học Lima. Bản thân bá tước đã trở lại Tây Ban Nha vào năm 1641 và mặc dù có lẽ ông ta đã mang theo một ít vỏ cây, nhưng không một thứ nào đến được tay giáo sư tại Đại học Alcalde de Henares, vì nhà thần học này đã được chữa khỏi cơn sốt hai năm trước đó.

Trước những bằng chứng trong nhật ký của Don Antonio, các nhà sử học đã buộc phải kết luận rằng vỏ cây canh-ki-na xuất hiện ở châu Âu hoàn toàn tình cờ!

Những người châu Âu đầu tiên đánh giá cao giá trị thực sự của cây canh-ki-na là các tu sĩ dòng Tên. Khi họ chăm sóc những người bản địa trên khắp Đế quốc Tân Thế giới Tây Ban Nha, các linh mục dòng Tên đã xác định được đặc tính chữa bệnh của vỏ cây của người Peru.

Jesuit Barnabé de Cobo (1582-1657), người đã khám phá Mexico và Peru, được cho là đã mang vỏ cây canh-ki-na đến châu Âu (do đó được gọi là cây Cobæa). Ông đã mang vỏ cây từ Lima đến Tây Ban Nha, sau đó đến Rome và các vùng khác của Ý vào năm 1632. Các đặc tính của vỏ cây canh-ki-na trong điều trị bệnh sốt rét lần đầu tiên được một tu sĩ người Augustinô, Cha Antanio de la Calanchasống ở Perumô tả và ghi lại vào khoảng năm 1633.


Hình
5. Một số tờ rơi mô tả cách sử dụng thuốc và quảng cáo thuốc sốt rét cổ xưa

Hình 6.
Các loài muỗi Anophel sp. ở các lãnh thổ Bồ Đào Nha phát hành và phát triển xe buýt năm 1962.
Timor (Anopheles sundaicus), Angola (A. funestus), Cabo Verde (A. pretoriensis), Macau (A. [hyrcanus] sinensis), Mocambique (A. funestus), Estado da India (A. fluviatilis), Guiné (A. gambiae), S. Tomé e Principe (A. gambiae).
Muỗi ở trên các con tem chính ở S.Tomé e đã bị lỗi chỉ có 4 chân.
Các con tem sốt rét (Malaria stamps) đựơc phát hành sau năm 1962 bao gồm các loài khác: A. stephensi (Burundi, Mozambique, Guinée Bissau, đỏ quốc Solomon); A. arabiensis (Mozambique, Tchad); A. maculipennisA. atroparvus (Sierra Leone)

Ông đã viết như vậy trong một tác phẩm về Dòng Augustinô: “Một loại cây mà người ta gọi là 'cây sốt' mọc lên ở xứ Loxa, vỏ cây có màu quế, được làm thành bột với một lượng bằng hai đồng xu bạc nhỏ và được dùng như một loại nước giải khát (sau này có loại nước giải khát có thành phần Quinine bắt gặp gần đây vói tên nước tonic), chữa cơn sốt và sốt cách nhật; nó đã mang lại những kết quả kỳ diệu ở Lima.”

Một tu sĩ dòng Tên khác là Bartolomé Tafur, đến Tây Ban Nha vào năm 1643 và tiếp tục qua Pháp và mang nó sang Ý ởtận Rome.Nhà thần học dòng Tên nổi tiếng Juan de Lugođã nghe nói về cây canh-ki-na từ Tafur. Năm 1640, Juan de Lugo lần đầu tiên sử dụng cồn vỏ cây canh-ki-na để điều trị bệnh sốt rét. Juan de Lugo (được phong Hồng Y năm 1643) được Giáo hoàng Innocent X giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm về vỏ cây. De Lugo đã đưa vỏ cây cho bác sĩ của Giáo hoàng- Gabriele Fonsecaphân tíchngười này đã báo cáo về nó rất thuận lợi.

(còn nữa) --> Tiếp theo Phần 2


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.http://stevenlehrer.com/explorers/images/explor1.pdf

2.http://www.cdc.gov/ncidod/eid/vol6no1/reiter5G.htm#Perspectives

3.http://164.67.39.27/168-2005/intro_files/ppt/intro.ppt

4.http://pum.princeton.edu/muhconference/presentations/Singer.pdf

5.http://www.telegraph.co.uk/news/main.jhtml?xml=/news/2003/11/16/wsino116.xml

6.http://evans.amedd.army.mil/pharmnew/images/THOM/hist24.htm

7.http://www.payer.de/bolivien2/bolivien0208.htm

8.http://www.botgard.ucla.edu/html/botanytextbooks/economicbotany/Cinchona/index.html

9.http://www.museums.org.za/bio/apicomplexa/history_of_malaria.htm

10.http://www.libertyindia.org/pdfs/malaria_climatechange2002.pdf

11.http://www.usnews.com/usnews/doubleissue/mysteries/whodunit.htm

12.http://bms.brown.edu/HistoryofPsychiatry/malaria.html

13.http://www.newadvent.org/cathen/08372b.htm

14.http://en.wikipedia.org/wiki/Jesuit's_bark

15.http://www.bell.lib.umn.edu/Products/cinch.html

16.http://www.earlham.edu/twiki/bin/view/Biology/Background

17.http://archive.idrc.ca/books/reports/1996/01-05e.html

18.http://fermat.nap.edu/books/0309092183/html/130.html

19.http://fermat.nap.edu/books/0309092183/html/131.html

20.http://www.eumed.net/cursecon/economistas/lugo.htm

21.http://www.learner.org/jnorth/tm/tulips/WhatsInAName.html

22.http://evans.amedd.army.mil/pharmnew/images/THOM/hist24.htm

23.http://www.payer.de/bolivien2/bolivien0208.htm

24.http://history.amedd.army.mil/booksdocs/wwii/Malaria/chapterI.htm

25.http://www.wellcome.ac.uk/en/malaria/MalariaAndControl/chist1.html

26.http://www.liv.ac.uk/lstm/malaria/Mcsumm.html

27.http://www-micro.msb.le.ac.uk/224/Bradley/History.html

28.http://www.litsios.com/socrates/page5.php

29.http://www.liv.ac.uk/lstm/malaria/Mcsumm.html

30.http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00042732.htm

31.http://www.brown.edu/Research/EnvStudies_Theses/full9900/creid/malaria_in_india.htm

32.http://mohfw.nic.in/Annual%20Report%202000-01.pdf/Part-I-4%20(%20A%20).pdf

33.Greenwood D. Xung đột lợi ích: nguồn gốc của các chất chống sốt rét tổng hợp trong hòa bình và chiến tranh. Hóa chất chống vi khuẩn J. 1995 tháng 11;36(5):857-72.

34.http://entweb.clemson.edu/pesticid/history.htm

35.http://pops.gpa.unep.org/04histo.htm

36.http://www.iberianature.com/material/malaria.html

37.http://www.mosquitoes.org/history.htm

38.http://www.hanmat.org/links.htmhttp://www.perc.org/perc.php?subsection=5&id=454

39.http://www.cdc.gov/ncidod/eid/vol6no1/reiter.htm

40.http://www.answers.com/topic/malaria

41.http://news.nationalgeographic.com/news/2001/06/0625_wiresmalaria.html

42.http://history.boisestate.edu/hy309/Germany/10.html

43.http://www.newadvent.org/cathen/11355a.htm

44.http://www.abc.net.au/worldtoday/content/2005/s1421899.htm

45.http://www.freewebs.com/scientific_anti_vivisectionism13/malaria.htm

46.http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?artid=1034677

47.http://www.telegraph.co.uk/news/main.jhtml?xml=/news/2003/11/16/wsino116.xml

48.Kuhn KG, Campbell-Lendrum DH, Armstrong B, Davies CR. Sốt rét ở Anh: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Proc Natl Acad Sci US A. 2003 Ngày 19/8; 100(17): 9997–10001.

49.http://www.cdc.gov/malaria/history/eradication_us.htm

50.http://pum.princeton.edu/muhconference/presentations/Singer.pdf

51.http://www.wiley-vch.de/books/biopoly/pdf_v09/vol09_13.pdf

52.http://www.iisc.ernet.in/currsci/feb102003/462.pdf

53.http://www.freewebs.com/scientific_anti_vivisectionism13/malaria.htm

54.http://www.the-tree.org.uk/EnchantedForest/wyrd3.htm

55.Sofia Colantonio. Làm chảy máu vỏ cây: Các quan sát về cách vỏ cây Cinchona được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét. http://www.med.uottawa.ca/historyofmedicine/hetenyi/

56.Haas L (1994).Pierre Joseph Pelletier (1788–1842) and Jean Bienaime Caventou (1795-1887). J Neurol Neurosurg Psychiatry. 57 (11): 1333.doi:10.1136/jnnp.57.11.1333.

57.Kyle R, Shampe M (1974). Discoverers of quinine. JAMA. 229 (4): 462.

58.History of antimalarials drugs. https://www.mmv.org/malaria-medicines/history-antimalarials-drugs

59.US Institute of Medicine (IOM) from the report, Saving Lives, Buying Time: Economics of Malaria Drugs in an Age of Resistance, 2004:126-128.

60.CDC malaria history site, 2005

 

Ngày 07/02/2023
Ths. Huỳnh Thi An Khang và TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích