Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 18/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 8 1 7 1 4
Số người đang truy cập
3 1 3
 Tư vấn sức khỏe Y học thường thức
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắcxin HPV

Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ được các nhà khoa học xác định do nhiễm loại virút papilloma, viết tắt HPV (human papillomavirus). Loại virút này cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý ung thư khác ở cả nữ giới và nam giới. Vì vậy việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh lý do nhiễm HPV gây ra là một trong những vấn đề quan tâm rất lớn hiện nay của xã hội. Phòng ngừa bệnh bằng sử dụng vắcxin là biện pháp có hiệu quả nhất. 

Đặc điểm các loại vắcxin HPV

Vắcxin HPV lần đầu tiên được cấp phép sử dụng để phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ thực hiện từ năm 2006 cho đến nay và đã có nhiều bước phát triển tốt. Đầu tiên loại vắcxin tứ giá Gardasil phòng ngừa HPV type 6, 11, 16, 18 và vắcxin HPV nhị giá Cervarix phòng ngừa HPV type 16, 18 từ khi được nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng cho đến nay đã tiếp tục mở rộng phạm vi sử dụng. Loại vắcxin này không chỉ bảo vệ cho người phụ nữ khỏi bị ung thư cổ tử cung mà chúng còn giúp bảo vệ các bệnh lý khác do HPV gây ra như ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng... Hiện nay đối tượng tiêm chủng loại vắcxin phòng bệnh do nhiễm HPV không những chỉ tập trung ở phụ nữ mà còn được ứng dụng mở rộng sang cả nam giới như loại vắcxin Gardasil. Một bước phát triển rất lớn trong việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng được ghi nhận trong thời gian gần đây là loại vắcxin HPV giúp phòng ngừa 9 type HPV gọi là vắcxin cửu giá có tên thương mại là Gardasil 9 đã được Cơ quan Quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ FDA (Food and Drug Administration) phê chuẩn, đồng thời được phép lưu hành sử dụng vào tháng 12/2014. Thực tế ngoài 4 type HPV 6, 11, 16, 18 mà hai loại vắcxin Cervarix và Gardasil có thể phòng ngừa được; loại vắcxin Gardasil 9 có thể phòng ngừa được thêm các bệnh lý ung thư do 5 type HPV có nguy cơ cao khác gây ra là các type 31, 33, 45, 52, 58. Cả ba loại vắcxin Cervarix, Gardasil và Gardasil 9 đều đã đươc cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ trong thời gian qua nhưng đến cuối năm 2016 chỉ còn loại vắcxin Gardasil 9 đang được phân phối sử dụng tại quốc gia này. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, cả ba loại vắcxin đều được sử dụng theo liệu trình 3 liều vào các thời điểm 0, 1 hoặc 2 tháng và 6 tháng sau khi sử dụng liều vắcxin đầu tiên. Sau đó với những kết quả tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng ghi nhận được, Cơ quan Quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ đã chính thức cấp phép cho loại vắcxin Gardasil được sử dụng rộng rãi theo liệu trình dùng 2 liều ở các trẻ em gái và cả trẻ em trai trong nhóm tuổi từ 9 đến 14. Đây là vấn đề tạo bước phát triển mới dẫn đến nhiều thay đổi trong khuyến cáo việc sử dụng vắcxin phòng bệnh.

Khuyến cáo sử dụng vắcxin HPV phòng bệnh hiện nay

Hiện nay Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng ACIP (Advisory Committee o­n Immunization Practices) thuộc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ CDC (Centers for Disease Control and prevention) đã đưa ra các khuyến cáo: Độ tuổi tiêm phòng vắcxin thường quy cho cả trẻ em gái lẫn trẻ em trai được thực hiện ở tuổi 11 hoặc 12, cũng có thể bắt đầu tiêm phòng khi trẻ lên 9 tuổi; đối với nữ giới có thể kéo dài thời gian tiêm phòng đến hết 26 tuổi và nam giới đến hết 21 tuổi nếu chưa được tiêm phòng vắcxin đầy đủ trước đó; đối với nam giới tuổi từ 22 đến 26 vẫn có thể tiêm phòng vắcxin tùy theo từng trường hợp. Liệu trình tiêm phòng vắcxin phù hợp nhất theo các nhà khoa học là nên thực hiện bắt đầu trước khi trẻ em đủ 15 tuổi, Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng ACIP khuyến cáo cần tiêm 2 liều vắcxin, liều thứ hai cách liều đầu tiên từ 6 đến 12 tháng, đây là liệu trình 0, 6-12; đối với những trường hợp bắt đầu tiêm phòng vắcxin được thực hiện sau 15 tuổi thì Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng ACIP khuyến cáo nên tiêm 3 liều với liệu trình 0, 1-2 và 6 tháng như các khuyến cáo trước đây. Tiêu chuẩn xác định các trường hợp tiêm phòng vắcxin đầy đủ cần căn cứ vào những trường hợp được bắt đầu tiêm phòng trước khi trẻ em đủ 15 tuổi với các loại vắcxin cửu giá (9 type HPV), tứ giá (4 type HPV) hoặc nhị giá (2 type HPV) và đã tiêm 2 liều vắcxin theo liệu trình 0, 6-12 tháng hoặc đã tiêm 3 liều vắcxin theo liệu trình 0, 1-2, 6 tháng của bất kỳ loại vắcxin HPV nào, tất cả đều được xem là đã tiêm phòng vắcxin đầy đủ; đối với những trường hợp bắt đầu tiêm phòng vắcxin sau 15 tuổi với loại vắcxin cửu giá, tứ giá hoặc nhị giá và đã tiêm 3 liều theo liệu trình 0, 1-2, 6 tháng của bất kỳ loại vắcxin HPV nào đều được xem là đã tiêm phòng vắcxin đầy đủ; lưu ý loại vắcxin cửu giá có thể sử dụng thay thế các loại vắcxin tứ giá, nhị giá để tiếp tục và hoàn thành đầy đủ liệu trình tiêm phòng vắcxin; các trường hợp đã tiêm phòng đầy đủ bằng loại vắcxin HPV tứ giá hoặc nhị giá thì không khuyến cáo tiêm phòng bổ sung vắcxin HPV cửu giá. Trong các trường hợp sử dụng liệu trình tiêm phòng vắcxin bị gián đoạn, không cần phải khởi động lại từ đầu, số liều vắcxin phải tiêm phòng tiếp tục còn lại phải căn cứ vào liệu trình khuyến cáo theo độ tuổi lúc bắt đầu tiêm phòng. Đối với các nhóm đối tượng đặc biệt như trẻ em có tiền sử bị lạm dụng tình dục hoặc bạo hành tình dục, khuyến cáo bắt đầu tiêm phòng vắcxin HPV thường quy từ lúc lên 9 tuổi; nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, khuyến cáo nên tiêm phòng vắcxin HPV thường quy giống như đối tượng nam giới nói chung và có thể kéo dài đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm phòng vắcxin đầy đủ trước đó; trường hợp đối tượng chuyển giới, khuyến cáo tiêm phòng vắcxin HPV thường quy và có thể đến hết tuổi 26 nếu chưa được tiêm phòng vắcxin đầy đủ trước đó. Trong những trường hợp có điều kiện y khoa đặc biệt, Ủy ban Cố vấn về thực hành tiêm chủng ACIP khuyến cáo nên tiêm phòng đủ 3 liều vắcxin HPV theo liệu trình 0, 1-2, 6 tháng cho tất cả phụ nữ và nam giới ở trong độ tuổi từ 9 đến 26 có tình trạng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải với đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hay miễn dịch dịch thể kém như trong trường hợp thiếu kháng thể tế bào lympho B, khiếm khuyết một phần hay toàn phần tế bào lympho T, nhiễm HIV, có khối u tân sinh ác tính, ghép tạng, mắc bệnh tự miễn hay đang điều trị phác đồ ức chế miễn dịch. Việc chống chỉ định và thận trọng khi sử dụng vắcxin HPV phòng bệnh cũng thực hiện giống như đối với các loại vắcxin phòng bệnh khác gồm cả các trường hợp có liên quan đến thai kỳ. Lưu ý tất cả các trường hợp có xảy ra tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắcxin đều phải được báo cáo đầy đủ cho cơ quan chức năng theo quy định.

Lời khuyên của thầy thuốc

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 trở lên do quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virút nhóm papilloma gọi là HPV (human papillomavirus). Thực tế có khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến nhiễm HPV, chính việc bị nhiễm HPV qua đường sinh hoạt tình dục đã gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào và gây nên các trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, các yếu tố phối hợp ảnh hưởng có thể gây ung tư cổ tử cung là những đối tượng có hoạt động tình dục sớm, có nhiều bạn tình, vệ sinh sinh dục kém, hút thuốc lá, bị suy giảm miễn dịch... Vì vậy việc tiêm phòng vắcxin HPV để phòng bệnh ung thư cổ tử cung là một yêu cầu rất cần thiết hiện nay theo sự khuyến cáo của các nhà khoa học. 

Ngày 26/05/2017
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích