Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 9 2 4 2
Số người đang truy cập
3 5 8
 Thư viện điện tử Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về các biện pháp phòng chống vec-tơ sốt rét và phòng bệnh sốt rét theo mùa

Giám sát ổ bọ gậy nguồn – một biện pháp bổ sung trong phòng chống vec-tơ sốt rét. Tài liệu hướng dẫn

Chi tiết ấn phẩm

Số trang: 116

Ngày xuất bản: 2013

Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố rộng rãi tài liệu hướng dẫn này nhằm cung cấp những lời khuyên hữu ích tới Chương trình Phòng chống Sốt rét Quốc gia về cách quản lý phù hợp nơi sinh sản của bọ gậy muỗi. Tài liệu này cung cấp hướng dẫn từng bước về kế hoạch, thực hiện, quản lý và đánh giá chương trình giám sát ở bọ gậy nguồn, và cập nhật những khuyến cáo về kỹ thuật trước đây của WHO về vấn đề này.
 

Giám sát ổ bọ gậy nguồn (Larval source management_LSM) là giám sát có mục đích những nơi sinh sản của muỗi nhằm mục tiêu giảm số lượng bọ gậy và lăng quăng. Khi được thực hiện hợp lý, LSM có thể góp phần làm giảm số lượng muỗi đốt máu người cả trong nhà và ngoài nhà, và trong giai đoạn loại trừ sốt rét – đây là biện pháp bổ sung hữu ích của chương trình nhằm giảm thiểu quần thể muỗi tại các “điểm nóng” còn lại của bệnh sốt rét.

Tài liệu hướng dẫn gồm có 3 chương chính:

§lựa chọn các biện pháp can thiệp phòng chống bọ gậy

§kế hoạch và quản lý các chương trình phòng chống bọ gậy, và

§hướng dẫn chi tiết về thực hiện các chương trình phòng chống

Tài liệu này còn có danh mục các công thức sử dụng được Cơ quan đánh giá hóa chất diệt côn trùng của WHO (WHOPES) khuyến cáo, các tiêu chuẩn thực hiện biện pháp diệt bọ gậy, cũng như một số nghiên cứu thực nghiệm tại một số nước.

Giám sát ổ bọ gậy nguồn là gì?

Giám sát ổ bọ gậy nguồn (LSM) là việc quản lý có mục đích những nơi sinh sản của muỗi với mục tiêu giảm số lượng bọ gậy và lăng quăng. LSM được khuyến cáo chỉ là biện pháp phòng chống vec-tơ SR bổ sung, không được dùng để thay thế các biện pháp can thiệp phòng chống vec-tơ trọng tâm như sử dụng màn tẩm hóa chất tồn lưu dài (LLINs) và phun hóa chất diệt muỗi (IRS).

 

Có 4 hình thức chính của LSM:

1)thay đổi môi trường sống, nghĩa là một thay đổi lâu dài về môi trường, ví dụ: cải tạo đất đai hay khai thông cống rãnh.

2)tác động làm thay đổi nơi sinh sản, nghãi là một hoạt động thường xuyên, ví dụ thay đổi mực nước, lấp các chỗ nước đọng, che mát hoặc phơi nắng những nơi cư trú của muỗi;

3)diệt bọ gậy, bao gồm sự áp dụng thường xuyên hóa chất diệt bằng sinh học hay hóa học tại các nguồn nước; và

4)biện pháp phòng chống sinh học, đề cập đến việc cho động vật ăn thịt trong tự nhiên vào các nguồn chứa nước, ví dụ như cá hay các động vật không xương sống.

Nhìn chung, chương trình LSM cần được thiết kế hoàn chỉnh theođiều kiện môi trường và nên dựa vào tính dễ thực hiện nhất và hiệu quả kinh tế nhất. Cũng giống như các biện pháp phòng chống vec-tơ trọng tâm, việc giám sát nơi sinh sản của bọ gậy là một nhiệm vụ về tài chính và kỹ thuật quan trọng đòi hỏi cả sự hợp tác của cộng đồng và cam kết chính trị trong thời gian dài.

Sự giám sát có hiệu quả nơi sinh sản của bọ gậy SR đòi hỏi một đội ngũ cán bộ thực địa được đào tạo, các chuyên gia về côn trùng và các chuyên gia y tế cộng đồng có đầy đủ kiến thức về sự lan truyền của sốt rét tại chỗ và các biện pháp phòng chống vec-tơ SR. Để các chương trình nàyđạt được thành công, năng lực quản lý chương trình trên phạm vi lớn cũng rất quan trọng, bao gồm khả năng để đối chiếu, tổng hợp và báo cáo số liệu giám sát, và khả năng quản lý nguồn nhân lực và các công việc hậu cần.

Khi được thực hiện hợp lý, LSM có thể góp phần làm giảm số lượng muỗi đốt máu người cả trong nhà và ngoài nhà, và trong giai đoạn loại trừ sốt rét – đây là biện pháp bổ sung hữu ích của chương trình nhằm giảm thiểu quần thể muỗi tại các “điểm nóng” còn lại của bệnh sốt rét. Nếu áp dụng thành công, LSM có thể giúp các chương trình phòng chống vec-tơ giảm sự phụ thuộc hoàn toàn vào hóa chất diệt côn trùng, góp phần ngăn chặn sự xuất hiện kháng hóa chất. LSM cũng có thể là biện pháp hữu ích giúp phòng chống các bệnh do vec-tơ truyền khác, đặc biệt là sốt xuất huyết.

Những hạn chế của biện pháp sử dụng hóa chất diệt bọ gậy

Những năm gần đây, các chương trình phòng chống có sử dụng hóa chất diệt bọ gậy được mở rộng phạm vi tại châu Phi với mục tiêu loại trừ muỗi mang ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) bằng phương pháp thân thiện với môi trường. Mặc dù có rất nhiều chương trình đã thực hiện thành công nhưng cũng có một vài trường hợp thất bại, mà nguyên nhân cơ bản xuất phát từ việc xác định mục tiêu và lựa chọn các hóa chất diệt bọ gậy chưa chính xác. Thậm chí, một số nước bắt đầu điều chỉnh nguồn ngân sách của các biện pháp can thiệp phòng chống vec-tơ trọng tâm, đây là mối quan tâm lớn của WHO.

Theo giải thích của tài liệu hướng dẫn mới này, biện pháp sử dụng hóa chất diệt bọ gậy, cũng như các biện pháp quản lý ổ bọ gậy nguồn khác, chỉ được áp dụng giới hạn trong phòng chống vec-tơ sốt rét. WHO khuyến cáo biện pháp diệt bọ gậy chỉ được áp dụng tại các khu vực có muỗi sinh sản ít, cố định và dễ tìm thấy, và những nơi dễ xác định, lập bản đồ và xử lý. Biện pháp can thiệp này có thể mang lại hiệu quả cáo tại khu vực thành thị, giáp thành thị, tuy nhiên không có hiệu quả tại các vùng nông thôn ở châu Phi, nơi các khu vực sinh sản của muỗi nhiều vô kể, luôn thay đổi và phân bố rộng rãi.

Mức độ an toàn và hiệu quả của các hóa chất diệt bọ gậy là rất quan trọng. Là một bộ phận của WHO, Cơ quan Đánh giá Hóa chất diệt côn trùng của WHO (WHO Pesticide Evaluation Scheme _ WHOPES) có nhệm vụ kết hợp đánh giá các hợp chất và công thức diệt bọ gậy. WHO khuyến khích các quốc gia có bệnh sốt rét lưu hành mua các sản phẩm được WHOPES khuyên dung; vì việc sử dụng các sản phẩm mà không được khuyến cáo sử dụng có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Tháng 3 năm 2012, WHO phát hành bản danh sách các biện pháp sử dụng hóa chất diệt bọ gậy tại vùng cận sa mạc Sahara châu Phi, và ấn phẩm này đã được phân bổ đến các Chương trình PCSR Quốc gia.

Về tài liệu hướng dẫn

Tài liệu hướng dẫn đầu tiên được thiết kế để phục vụ Chương trình PCSR Quốc gia và các cán bộ công tác tại thực địa. Nó cũng được sử dụng thực tiễn cho các chuyên gia đang nghiên cứu về phòng chống vec-tơ trong y tế cộng đồng, và các chuyên gia của chương trình PCSR làm việc với các đối tác song phương, các quỹ tài trợ và các đối tác thực hiện. Tài liệu được viết bởi các chuyên gia y tế công cộng về phòng chống vec-tơ SR theo hướng dẫn của Chương trình PCSR Toàn cầu của WHO. Ba chương chính của tài liệu cung cấp hướng dẫn về 1) sự lựa chọn các biện pháp can thiệp phòng chống bọ gậy, 2) kế hoạch và quản lý các chương trình phòng chống bọ gậy, và 3) hướng dẫn chi tiết về thực hiện các chương trình phòng chống. Tài liệu cũng bao gồm bảng liệt kê về các công thức được khuyến cáo bởi WHOPES, các tiêu chuẩn sử dụng biện pháp áp dụng hóa chất diệt bọ gậy, cũng như một số các nghiên cứu tại một số nước.

Thông tin quan trọng

SR là một căn bệnh do vec-tơ truyền mặc dù có thể hoàn toàn ngăn chặn và điều trị được. Bệnh đã và đang lan truyền tại 99 quốc gia, với ước tính 3.3 tỉ người có nguy cơ mắc bệnh.

WHO ước tính 219 triệu ca sốt rét trên thế giới trong năm 2010 (phạm vi thay đổitừ 154 triệu đến 289 triệu) và có khoảng 660.000 người chết vì căn bệnh này (phạm vi thay đổi từ 490.000-836.000), hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng cận sa mạc Sahara châu Phi.

Trong suốt 10 năm qua, hơn 1 triệu người được cứu sống nhờ vào kết quả của các biện pháp PCSR mở rộng, cụ thể là áp dụng màn tẩm hóa chất tồn lưu dài (LLINs) và phun hóa chất diệt muỗi trong nhà (IRS). Tại châu Phi, tỉ lệ tử vong do SR đã giảm 33%. Để bảo vệ những thành quả này, các biện pháp phòng chống vec-tơ trọng tâm (sử dụng màn tẩm hóa chất và phun hoá chất diệt muỗi trong nhà) cần được duy trì và mở rộng phạm vi hơn nữa.

Để biết thêm thông tin xin liên hệ:

Chương trình Phòng chống Sốt rét Toàn cầu WHO-Ban Phòng chống Vec-tơ
Email: gmpvectorcontrol@who.int- Web: www.who.int/malaria
 

Tháng 8, 2013

Tác giả:Tổ chức Y tế thế giới

Chi tiết ấn phẩm

Số trang: 56

Ngày xuất bản: 2013

Ngôn ngữ: tiếng Anh, Pháp

ISBN: 9789241504737

Sốt rét vẫn tiếp tục là một vấn đề sức khỏe quan trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Tại vùng cận Sahel châu Phi, hầu hết các ca mắc và tử vong sốt rét ở trẻ em thường xảy ra vào mùa mưa, thời gian này nhìn chung là ngắn. Việc cung cấp liệu pháp điều trị sốt rét hiệu quả trong giai đoạn này nhằm mục đích phòng ngừa số ca mắc và tử vong do sốt rét ở trẻ em.

Biện pháp phòng bệnh sốt rét theo mùa (Seasonal Malaria Chemoprevention_SMC) là một liệu pháp điều trị đầy đủ bằng amodiaquine phối hợp sulfadoxine-pyrimethamine (AQ+SP) được áp dụng hàng tháng cho trẻ em lứa tuổi từ 3 – 59 tháng, bắt đầu được thực hiện vào đầu mùa truyền bệnh (tại các khu vực hiệu lực điều trị của AQ + SP còn cao). Liệu pháp này được khuyên dùng tại các khu vực cận Sahel, nơi có mức độ lan truyền sốt rét theo mùa rất cao.

Tài liệu hướng dẫn này cung cấp những thông tin kỹ thuật, thực hành và biện pháp cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách quốc gia và quản lý chương trình PCSR để quyết định sử dụng và thực hiện SMC như thế nào.

(Biên dịch và tổng hợp từ http://www.who.int/malaria/publications/atoz/9789241505604/en/index.htmlhttp://www.who.int/malaria/publications/atoz/9789241504737/en/index.html)

 

Ngày 23/08/2013
ThS. Trần Minh Quý và CN. Võ Thị Như Quỳnh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích