Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 6 1 1 6
Số người đang truy cập
1 5
 Thư viện điện tử Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Thông tin cập nhật về phòng chống sốt rét, ký sinh trùng & côn trùng tháng 8 năm 2011

Một bệnh nhi bị suy gan, suy thận nặng vì o­ng đốt; Xử trí khi trẻ bị côn trùng đốt ; Phân tích chi phí-hiệu quả về phương pháp chẩn đoán sốt rét tại các quốc gia châu Phi trong “kỷ nguyên” dùng liệu pháp thuốc ACTs; Chỉ điểm sinh học chẩn đoán sốt rét, vi khuẩn, virus trên trẻ em đang sống tại vùng SRLH;Vi khuẩn diệt sốt rét trong ruột muỗi; Tìm thấy gen kháng thuốc sốt rét

Nọc độc của o­ng có thể gây tử vong.

Khi bị o­ng đốt, thường thì chúng sẽ tiết chất độc, bỏ lại luôn phần vòi độc và một phần bụng của chúng. Vòi độc của o­ng nằm ở phần đuôi bụng chứ không phải nằm ở miệng như một số loài khác. Nhiễm độc do o­ng đốt là do bị nhiễm nọc độc của o­ng, nọc độc đến mức có thể gây tử vong cho nạn nhân. Trong nọc của o­ng có nhiều chất cực độc. Bằng những phân tích hóa học, người ta thấy các thành phần độc của nọc o­ng bao gồm: melittin, apamine, chất làm vỡ dưỡng bào, phospholipase A2, phospholipases B, hyaluronidase, histamine, dopamine, các monosaccharit, một số lipid và nhiều chất khác. Trong đó nhiều nhất là melittin và phospholipase A2.

 

 Tay sưng húp do o­ng đốt - Ảnh: Wikimedia

Trong các chất trên, chất làm vỡ dưỡng bào, hyaluronidase và histamine làm giãn mạch, tăng thoát dịch, sưng, phù nề và làm cho chỗ đốt sưng to, đỏ ửng một cách rõ nét. Dopamin là các chất kích thích hệ tim mạch và làm cho nhịp tim đập nhanh, nhất là khi bị nhiễm độc nặng. Melittin là một loại pep-tit gồm 70 a-xit amin, trong đó có 26 axit amin không có liên kết cystein. Đây là thành tố chủ đạo gây ra tan máu và dung giải hồng cầu. Đồng thời, chính melittin cũng là chất có khả năng làm biến đổi điện thế màng ở những cơ quan nhận cảm đau, làm cho người bị đốt có cảm giác đau ngay cả với những kích thích nhỏ nhất.

Nếu bị o­ng đốt, điều cần làm là bôi hồ nước lên chỗ đốt để làm mát tại chỗ, sẽ giảm sưng, giảm ngứa và đợi cho cơ thể loại bỏ chất độc đi. Nếu bị o­ng đốt quá nhiều, đốt ở những vùng nguy hiểm như mặt, mũi, cổ, gáy, hoặc khi có các triệu chứng khó thở, tím da, thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

Apamin là một chất thành phần có khả năng làm bất hoạt bơm canxi ở màng tế bào, do đó sẽ làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động cơ. Ở một mức độ nào đó nó sẽ gây ra liệt cơ hô hấp, liệt thần kinh và tử vong. Nói chung trong các chất độc, có hai thành phần là apamin và melittin là độc nhất và gây nguy hiểm tính mạng.

Bao nhiêu con o­ng đốt sẽ nguy hiểm?

Khi bị o­ng đốt, mức độ đau càng nặng khi vị trí đốt càng có nhiều đầu mút thần kinh như mặt, gáy, cổ. Sau đó, cảm giác đau sẽ kéo dài ê ẩm. Sau vài giờ, chỗ đốt đỏ ửng, sưng lên và nổi hằn trên da như một cái nhọt bọc, kèm theo hơi ngứa. o­ng càng to, chất độc càng nhiều thì càng gây sưng to. Chỉ khoảng sau 12-24 giờ, vết đốt sẽ sưng tối đa, nổi rõ và các triệu chứng trở lên điển hình. Các triệu chứng khác có thể có như phát sốt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, khó thở, tím tái. Nặng thì sẽ hôn mê và dẫn đến tử vong.

Người ta ước lượng rằng, khi bị 50 con o­ng đốt  có thể dẫn đến rối loạn chức năng hô hấp, tan máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, viêm gan, suy thận cấp. Còn nếu trên 100 con o­ng đốt thì có thể gây tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng như hen, ngứa da, chàm...

Một bệnh nhi bị suy gan, suy thận nặng vì o­ng đốt

Nhân lúc người lớn không để mắt, 4 cậu bé cùng xóm rủ nhau ra vườn chơi, nhìn thấy tổ o­ng một bé cầm đá chọi rồi bỏ chạy. Bị phá tổ, cả bầy o­ng hung hãn lao xuống tấn công, do không chạy kịp, bé T. bị o­ng đốt đến “thập tử nhất sinh”. Tai nạn thương tâm trên xảy ra với cậu bé P.C.T (8 tuổi, ngụ tại Phù Mỹ, Bình Định). Bé T. được gia đình chuyển đến bệnh viện trong tình trạng suy gan, suy thận, tiểu huyết sắc tố… do bị o­ng đốt dẫn đến biến chứng.
 
 

Ngày 23/6, bé T. cùng 4 trẻ khác trong xóm rủ nhau ra vườn chơi. Trong lúc đang mải mê thì một bé phát hiện có tổ o­ng trên lùm cây. Vốn tính tinh nghịch, cậu bé này đã cầm đá chọi vào tổ o­ng rồi bỏ chạy. Cả bầy o­ng hàng trăm con bị phá tổ hung hãn lao tới tấn công đám trẻ.Do không chạy kịp nên bé T. bị gần 60 con o­ng chích khắp cơ thể. Khi người nhà phát hiện thì toàn thân bé đã sưng bầm tím tái. Cháu được chuyển đến bệnh viện địa phương sơ cứu sau đó tiếp tục chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1.

Tại đây, ghi nhận T. bị 57 vết o­ng chích dẫn đến vàng mắt, sưng phù mặt, lơ mơ, khó thở vô niệu… Xét nghiệm cấp cứu cho thấy do nhiễm độc quá nặng cháu bị biến chứng suy gan suy thận, rối loạn đông máu, tán huyết. Ngay lập tức bé T. được hỗ trợ thở ô-xy và tiến hành lọc máu liên tục. Sau nhiều ngày điều trị tích cực, bé mới vượt qua được nguy kịch. Tuy nhiên, cháu còn phải trải qua nhiều lần lọc máu và chạy thận nhân tạo mới có thể bình phục sức khỏe.

Trước đó, ngày 10/6, tại Cà Mau, 3 cháu bé trong một gia đình bị hàng trăm con o­ng vò vẽ tấn công khi đang chơi ngoài vườn. Bị sốc do nhiễm độc quá nặng, 2 bé trai đã tử vong trên đường chuyển viện chỉ có 1 bé gái may mắn được cứu sống. Qua những tai nạn o­ng đốt thương tâm trên, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh phải thường xuyên để mắt đến con em mình đồng thời tiến hành phát quang bụi rậm, phá bỏ những tổ o­ng quanh nhà hoặc khu vực trẻ thường hay chơi đùa. Bên cạnh đó cần răn dạy trẻ khi thấy tổ o­ng hoặc rắn rết phải tránh xa, tuyệt đối không được chọc phá.

Xử trí khi trẻ bị côn trùng đốt

Khi mùa mưa đến, côn trùng, đặc biệt là muỗi sinh sôi, trở thành nỗi lo của rất nhiều bà mẹ. Những vết cắn của côn trùng tưởng như vô hại nhưng lại gây ngứa, sưng, viêm tấy và gây ra một số bệnh ngoài da, đặc biệt là đối với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ.

Chúng ta hãy cùng nghe bác sĩ Vũ Hồng Thái – Giám đốc Bệnh viện Da Liễu tư vấn về những bệnh ngoài da có thể gặp. Da tại vết cắn/châm đốt thông thường bị ngứa, cảm giác bỏng rát, có khi sưng lên thành những sẩn. Ở một số người nếu không được bôi thuốc đúng và kịp thời, vết cắn có thể gây nên những tác hại trên da như:

1. Nhiễm trùng thứ phát do gãi:

Khi côn trùng cắn, chúng sẽ phóng ra “nọc” độc là một vật thể lạ đối với cơ thể (yếu tố dị nguyên) xâm nhập vào máu. Cơ thể có sự đáp ứng của hệ miễn dịch – dị ứng tạo ra các histamine gây ngứa. Ngứa có khi thoáng qua nhưng ở một số người nhạy cảm sẽ bị ngứa rất nhiều. Chúng ta thường phản ứng lại bằng cách gãi, làm cho làn da bị tổn thương (trầy xước, rách da). Và nó sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm khuẩn, làm cho sưng lên và có mủ.

2. Sẩn ngứa, chàm hóa

Đối với người có cơ địa dị ứng, chất tiết của côn trùng sẽ là tác nhân tạo ra đáp ứng miễn dịch. Ngứa có thể phát triển toàn thân và dẫn tới sẩn ngứa (nhiều sẩn u lên có khi thành cục kèm với ngứa tại vết cắn). Ngứa gãi sẽ tạo thành tổn thương của bệnh chàm (chàm hóa): da tại vùng chàm có biểu hiện là những dát viêm đỏ kèm các mụn nước li ti. Ngứa nhiều, bệnh nhân gãi lâu ngày vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các vết nứt, việc điều trị trở nên khó khăn.

3. Mất thẩm mỹ da

Nếu có nhiễm trùng thứ phát không điều trị, hay điều trị không đúng, các tổn thương lâu ngày trở nên chàm hóa, có khi gây ra sẹo lồi (ở những người có cơ địa sẹo lồi). Ngoài ra, còn bị các vết thâm do hiện tượng tăng sắc tố sau viêm; dày da, tăng sừng.

Để giảm thiểu các tác dụng có hại từ vết cắn do côn trùng và các bệnh do chúng gây ra, chúng ta cần tuân thủ các bước:

- Phòng bệnh (ngừa không để côn trùng cắn): Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ. Cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi côn trùng; nhất là khi có trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng. Nếu ngủ đêm ngoài trời phải có túi ngủ, mùng.

- Điều trị (khi đã bị côn trùng cắn): Trước tiên, chúng ta phải tránh gãi vì sẽ làm độc tố phát tán rộng, cũng như làm da bị chấn thương, trầy xước. Trường hợp sưng đỏ và ngứa khu trú tại vết cắn của côn trùng: rửa sạch vết cắn sau đó bôi thuốc trị côn trùng cắn có tác dụng chống ngứa và kháng viêm.

Trường hợp sưng phù lan rộng kèm theo cảm giác ngứa, bỏng rát:

·Lấy ngòi độc ra nếu có. Rửa sạch vùng da bị cắn với xà bông và nước. Có thể chườm nước đá quấn trong khăn hoặc vải mỏng trong khoảng 10 phút, nghỉ 10 phút rồi lặp lại qui trình.

·Dùng thuốc thoa có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm tại chỗ. Hiện nay, có một số loại thuốc với công thức cải tiến antedrug, ngoài hiệu quả kháng viêm, giảm ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt còn hạn chế tác dụng phụ.

·Nếu tổn thương vẫn kéo dài nhiều ngày bạn nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Trường hợp nọc độc gây ra sốc, đe dọa tính mạng: nên buộc garo vùng chi đó và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Trồng cây gì để chống lại muỗi

Loại cây trồng trong nhà vừa làm kiểng vừa để chống muỗi rất hiệu quả là ngũ gia bì. Đây là loại cây trước đây chỉ mọc ở vùng núi phía Bắc, nhưng đến nay đã được nhân rộng ra cả nước, và bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các vựa kiểng. Có 2 loại ngũ gia bì là loại lá xanh và lá vàng bản to, nhưng chỉ có ngũ gia bì lá xanh là có thể chống muỗi. Bạn không nên trồng nhiều, chỉ 1 - 2 câytrong nhà (khoảng 30m2) là đủ, vì ban đêm cây hút khí O2, thải khí CO2 rất có hại cho sức khỏe, một tháng mang ra phơi nắng một lần. Ngũ gia bì cũng có thể đặt trong văn phòng làm việc.

Nếu có khoảng vườn nhỏ trước sân hoặc trên ban công, bạn trồng thêm cây sả cũng là loại thực vật “khắc tinh” của muỗi, vì trong tinh dầu lá sả có chất diệt muỗi.

Phân tích chi phí-hiệu quả về phương pháp chẩn đoán sốt rét tại các quốc gia châu Phi trong “kỷ nguyên” dùng liệu pháp thuốc ACTs

Nhóm tác giả gồm Samuel Shillcutt, Chantal Morel, Catherine Goodman, Paul Coleman, David Bell, Christopher JM Whitty, A Mills cho biết: việc gới thiệu và cho ra đời các loại thuốc có giá thành cao như liệu pháp thuốc ACTs (Artemisinin-based combination therapy) là một điều rất tốt tại các quốc gia có lưu hành sốt rét của khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi để đánh giá lại công tác thực hành chẩn đoán. Thực hành cổ điển đối với nhóm bệnh nhân ngoại trú để cho điều trị thử sốt rét dựa trên tiền sử sốt, nhưng một tỷ lệ đáng kể số bệnh nhân được điều trị lại không có ký sinh trùng (hơn 50% tại nhiều vùng) và do đó sẽ dẫn đến lãng phí một số lượng lớn thuốc. Kê đơn rộng rãi thuốc CQ cho bệnh nhân cho bệnh nhân sẽ không dung nạp, một phần vì CQ quá rẻ; tuy nhiên, chi phí ACTs gấp 10 lần so với một liều điều trị. Ngoài ra, chẩn đoán quá mức về sốt rét cho thấy hàm ý chẩn đoán quá thấp và điều trị không hợp lý về sốt rét trên những ca bệnh có sốt nhưng không phải là sốt rét: trong khi một tỷ lệ cao các bệnh như thế là những bệnh do virus có thể tự giới hạn, một số nhỏ đó có ý nghĩa là các bệnh lý viêm đường hô hấphoặc viêm màng não do vi khuẩn,…lại có khả năng gây tử vong tiềm tàng.
 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện tại đang đưa ra khuyến cáo ướm thử xem các chẩn đoán sốt rét dựa vào ký sinh trùng (parasite-based diagnosis) nên được sử dụng cho tất cả các bệnh nghi ngờ sốt rét vởi khả năng loại trừ các trẻ em tại vùng lưu hành sốt rét cao và một số tình huống khác. Tuy nhiên, phân tích chi tiết và tỷ mỷ lại không ước tính đến ngưỡng dịch tễ và kinh tế ở các chiến lược chẩn đoán khác nhau có thể đã áp dụng. Vì xét nghiệm kính hiển vi nói chung có giới hạn tại các cơ sở lớn hơn, nên test chẩn đoán nhanh (RDTs) chẩn đoán sốt rét có thể sẽ được cân nhắc cho hầu hết các bệnh nhân sống trong vùng sốt rét. Tuy nhiên, có một bằng chứng rất nhỏ để hướng dẫn làm quyết định liên quan đến chi phí - hiệu quả của điều trị thử có thể đúng (presumptive treatment), các test chẩn đoán nhanh và kính hiển vi sẽ bao quát cho các vùng dịch tễ sốt rét. Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng một mô hình cây quyết định và phân tích độ nhạy xác suất để ước tính chi phí-hiệu quả tương đối của test chẩn đoán nhanh, điều trị ước đoán và xét nghiệm kính hiển vi chuẩn tại các vùng dịch tễ sốt rét khác nhau ở khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi-nơi mà Plasmodium falciparum chiếm đa số.

Sản xuất thuốc trừ sâu không độc hại

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã hoàn thiện công nghệ sản xuất 7 chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng để phòng trừ dịch hại trên một số cây trồng nông-lâm nghiệp, có khả năng thay thế các loại thuốc hóa học độc hại. Đây là sản phẩm của Đề tài khoa học cấp Nhà nước với mã số KC 04-12.

Bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất: chế phẩm trừ sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ hại rau đạt75-89% sau 10 ngày phun thuốc; chế phẩm Bacillus thuringienis (Bt) phòng trừ các loại sâu keo, sâu tơ, sâu khoang đạt hiệu quả sau 5-7 ngày phun thuốc; chế phẩm Bt sản xuất theo phương pháp lên men phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có các chế phẩm nấm côn trùng trừ sâu hại có hoạt lực diệt côn trùng cao; chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại; chế phẩm tuyến trùng sinh học trừ sâu hại cây trồng; chế phẩm Momosertatin trừ sâu hại rau; chế phẩm kháng sinh Ditacin có nguồn gốc từ xạ khuẩn và chế phẩm nấm đối kháng trừ bệnh hại cây trồng. Trên cơ sở phát triển nghiên cứu của đề tài, các sản phẩm này đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh thành phố mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ.

Hiện nay, một số Chi cục Bảo vệ thực vật được ngành bảo vệ thực vật cho phép đưa vào sử dụng chế phẩm này trong sản xuất rau an toàn như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Các chế phấm bảo vệ thực vật sinh học sản xuất trong nước đã góp phần giảm lượng thuốc nhập nội khoảng 10 tỷ đồng / năm, tạo công ăn việc làm cho các công ty, đơn vị tiếp nhận công nghệ, chủ động về nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, yên tâm sử dụng trên một số cây trồng như rau, quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chỉ điểm sinh học chẩn đoán sốt rét, vi khuẩn, virus trên trẻ em đang sống tại vùng SRLH

Theo bản tin của Drugs Today (Barc). 2011 Jan; 47(1):63-75 cho biết nhóm tác giả gồm Díez-Padrisa N, Bassat Q, Roca A tiến hành một nghiên cứu liên quan đến các chỉ điểm sinh học trong huyết thanh. Bài tổng hợp này đánh giá các kiến thức hiện tại về việc sử dụng các chỉ điểm sinh học (biomarkers) trong huyết thanh để chẩn đoán sốt rét, nhiễm khuẩn và virus trên những trẻ em bị bệnh đang sống trong các vùng SRLH. Việc làm giảm đi gánh nặng về bệnh và tử vong trên trẻ em vẫn còn là thử thách tại các vùng – nơi mà nhiễm sốt rét và nhiễm vi khuẩn vẫn còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trẻ em, các công cụ chẩn đoán sẽ giúp khắc phục vượt qua vấn đề này vẫn còn hiếm và chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng có thể dẫn đến kê đơn thuốc điều trị không đúng. Hiện tại, chỉ có các test chẩn đoán nhanh (RDTs) đáp ứng tiêu chuẩn triển khai rộng rãi dưới điều kiện thực hiện tiến hành chẩn đoán tối thiểu nhất tại thực địa. Các công cụ chẩn đoánnhanh, đơn giản, khả thi, mới đối với bệnh nhiễm vi khuẩn là quyết định cốt yếu để đảm bảo quản lý đầy đủ khi cho kháng sinh. Các chỉ điểm sinh học trong huyết thanh như C-reactive protein hoặc procalcitonin được sử dụng tại các quốc gia tiên tiến, có thể xem đó là cơ bản để chẩn đoán. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu được đánh giá về tính hợp lệ của chúng tại các vùng SRLH và các dữ liệu vẫn còn chưa kết luận. Chẩn đoán virus không phải là ưu tiên cao nhất ở những nơi không có điều trị bệnh nguyên đặc biệt và không thể loại trừ sự đồng nhiễm vi khuẩn và sốt rét. Mặc dù các nghiên cứu trong tương lai, có thể làm rõ vai trò chẩn đoán của một số chỉ điểm cho bệnh sốt rét – tại các vùng SRLH, hiểu biết về điều kiện xã hội và vận hành tại các vùng này sẽ còn nhiều vấn đề bàn luận.

Biến người thành bom hẹn giờ diệt muỗi ?

Một loại thuốc tẩy giun rẻ tiền được sử dụng tại châu Phi trong suốt 25 năm để chữa bệnh mù sông (loại bệnh do giun chỉ o­nchocerca gây ra) được phát hiện có một tác dụng không ngờ: khi muỗi đốt người mới vừa được cho uống loại thuốc có tên Ivermectin hoặc Mectizan, muỗi sẽ bị giết chết không lâu sau đó. Trong nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene tuần qua, các nhà khoa học từ Senegal và Đại học bang Colorado (Mỹ) đã thu thập muỗi từ 3 ngôi làng mà người dân dùng thuốc Ivermectin và so sánh với những “bộ sưu tập” từ 3 ngôi làng khác không dùng thuốc.

Hai tuần sau đó, tại những địa điểm dùng thuốc, số muỗi chứa Plasmodium falciparum, loại ký sinh trùng sốt rét nguy hiểm nhất, giảm 79% so với những làng không dùng thuốc. Còn tại những địa điểm không dùng thuốc, số muỗi mang ký sinh trùng tăng 246% trong cùng thời gian. Ông Brian D Foy, chuyên gia về muỗi thuộc Đại học bang Colorado và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết loại thuốc trên đã rút ngắn sự sống của muỗi. “Đây có thể là một công cụ quan trọng góp phần vào cuộc chiến chống lại những căn bệnh bị bỏ quên khác. Đây có thể là loại thuốc vạn năng”, đài CBS dẫn lời ông Foy.

Theo báo The New York Times, một số nhà khoa học khác cho rằng trong khi chiêu “đầu độc” muỗi có vẻ tiện lợi, nó lại không mấy thiết thực. Để phát huy hiệu quả, gần như mỗi người trong vùng có muỗi phải dùng thuốc cùng lúc. Nhưng việc vận động hàng ngàn dân làng dùng thuốc trong các chiến dịch tẩy trùng là một cơn ác mộng về mặt hậu cần. Trong khi đó, tác động diệt muỗi giảm dần trong vòng 4 tuần lễ, nghĩa là việc dùng thuốc cần phải được thực hiện hằng tháng. Chưa kể trong những trường hợp hiếm hoi (tức những người bị nhiễm Loa Loa, loại giun chỉ tương đối hiếm gặp, thuộc Onchocerca) và đây cũng là loại thuốc được xem là an toàn này lại có khả năng gây chết người.

Chẩn đoán sốt rét bằng điện thoại thông minh (Smartphone Diagnosis)

Đây là một phương cahcs để giúp cứu sống bệnh nhân. Một nhóm sinh viên tốt nghiệp đã phát triển ra một công cụ phần mềm cho máy điện thoại thông minh (smartphone software) có thể chẩn đoán sốt rét bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Phần mềm đã đạt được giiar và cúp “Microsoft’s Imagine Cup 2011” quốc gia và hy vọng sẽ thắng trong cuộc thi sắp đến. Prototype là một thiết bị điện thoại Windows 7-equipped Samsung Focus smart phone được cải tiến với một kính chụp hiển vi gắn camera. Phần mềm sẽ chụp một ảnh của mẫu máu và có thể xác định chùm sốt rét trong mẫu máu. Nó vẽ ra một hộp đỏ quanh chúng và lưu ý cho chúng ta có bao nhiêu chùm trong mẫu máu. Dữ liệu cũng có thể được uploade để giúp vẽ xu hướng bệnh và có thể ứng dụng mô hình này tương tự cho chẩn đoán bệnh khác.

Hai biện pháp loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2015

Trong thông điệp nhân Ngày Thế giới chống sốt rét (25/4), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi thế giới nỗ lực gấp bội qua hai biện pháp để đạt mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2015. Hai biện pháp đó là mở rộng các biện pháp can thiệp chi phí thấp và hiệu quả cao trong ngăn ngừa và điều trị bệnh sốt rét, đồng thời xét nghiệm kịp thời đối với tất cả những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, điều trị tích cực đối với những người được khẳng định đã mang bệnh.

Ông Ban Ki-moon cảnh báo hiểm họa vi trùng kháng các loại thuốc chống sốt rét hiệu quả nhất hiện nay là thách thức nghiêm trọng cần nỗ lực toàn cầu để vượt qua.
 

Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) đã đề nghị thay đổi liệu pháp điều trị sốt rét do loại vi trùng sốt rét nguy hiểm nhất là P. falciparumgây ra đối với trẻ em, theo đó ưu tiên truyền artesunate vào tĩnh mạch thay cho sử dụng thuốc Quinine (QNN)vì QNN khó quản lý và có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chủ đề của Ngày Thế giới chống sốt rét năm nay là "Thúc đẩy tiến bộ và tác động để đổi mới các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đạt mục tiêu không có người chết vì sốt rét vào năm 2015".

Đây là cơ hội để cộng đồng y tế và phát triển thế giới mở rộng quyền tiếp cận các liệu pháp điều trị phối hợp chống sốt rét hiệu quả, an toàn trên toàn cầu. Các nhà khoa học kêu gọi các nước tăng cường bảo vệ các loại cây có thể sử dụng để chế tạo thuốc chống sốt rét.

Trong số hơn 1.000 loài cây ở châu Phi được xác định có khả năng ngăn ngừa hoặc điều trị các triệu chứng sốt rét, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đánh giá dược tính của 22 loại cây có thể dùng để bào chế thuốc điều trị sốt rét hiệu quả. Theo số liệu của WHO, khoảng 50% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, đặc biệt là dân ở các nước đang phát triển. Sốt rét hiện đang tác động đến hơn 3 tỷ người trên toàn cầu. Hơn 500 triệu người bị lây nhiễm vi trùng sốt rét và số người chết vì căn bệnh này lên tới 1 triệu người mỗi năm. Sốt rét trở thành gánh nặng kinh tế đặc biệt nặng nề đối với các nước ở khu vực cận sa mạc Sahara của châu Phi.

Vaccine phòng bệnh sốt rét “Made in Australia

Các nhà khoa học Australia đang tiến rất gần đến việc sản xuất một loại vắc xin phòng bệnh sốt rét, căn bệnh cướp đi tính mạng gần 1 triệu người trên thế giới mỗi năm. Nếu được sản xuất thành công, loại vắc xin này có thể cứu sống hàng trăm triệu người bị bệnh sốt rét đe dọa, đặc biệt là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết loại vắc xin này, vốn hy vọng sẽ có chi phí thấp và hiệu quả cao, sẽ là bước đột phá trong điều trị bệnh sốt rét tại các nước đang phát triển.

Giáo sư Michael Good, hiện đang công tác tại Đại học Griffith ở Queensland (Australia), cho biết trong quá trình nghiên cứu một loại hóa chất điều trị ung thư nhưng không thành công, nhóm nghiên cứu đã tình cờ phát hiện khả năng phòng chống sốt rét của hóa chất này.

Qua các thử nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy loại hóa chất khi đưa vào cơ thể sẽ bám vào các ADN và làm tê liệt các ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Mặc dù hóa chất trên không giết chết các ký sinh trùng nhưng nó ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của các ký sinh trùng. Các nhà nghiên cứu lập tức chuyển qua nghiên cứu vắc xin phòng chống sốt rét thay cho mục tiêu ban đầu là tìm thuốc chữa bệnh ung thư. Đầu tiên, họ lấy các ký sinh trùng và cấy chúng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, họ cho hóa chất vào các ký sinh trùng. Bước kế tiếp, họ tiêm các ký sinh trùng bị tê liệt này vào thử nghiệm trên chuột. Đến đây, các chuyên viên phát hiện ra phản ứng tạo miễn dịch sốt rét các loại trên cơ thể chuột.
 

Có thể nói, đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thành công trong việc tạo miễn dịch cho bệnh sốt rét nên họ rất lạc quan trong việc sản xuất ra loại vắc xin phòng bệnh sốt rét ở người. Giải thích thêm về thí nghiệm, Giáo sư Good cho biết mặc dù ký sinh trùng gây sốt rét có khả năng thích ứng rất cao và tồn tại lâu trong cơ thể người cũng như động vật, việc tiêm một lượng nhỏ các ký sinh trùng đã bị tê liệt vào dần dần sẽ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch với bệnh sốt rét. Bình thường, các ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể với một lượng lớn, làm cho người bệnh khó chống lại. Giáo sư Good tỏ ra rất lạc quan về khả năng thành công của kết quả thí nghiệm này trên cơ thể người. “Chúng tôi tin rằng loại thuốc mới phát hiện này mở ra một cơ hội tuyệt vời cho chúng ta”, ông Good nói. Ông cho biết trước đây cũng đã có những nghiên cứu sơ bộ thực hiện ngay trên cơ thể người khi họ tiêm một lượng rất ít các ký sinh trùng vào cơ thể một nhóm các tình nguyện viên. Nhóm người này sau đó được cho uống thuốc điều trị sốt rét. Kết quả cho thấy cơ thể của nhóm người thử nghiệm dần dần tạo miễn dịch chống lại bệnh sốt rét.

Các nhà nghiên cứu tin rằng loại vắc xin mới này, được đặt tên là PlasProtecT, phát huy tác dụng phòng bệnh sốt rét chỉ sau một lần tiêm. Nhận định về tầm quan trọng của phát hiện này, Giáo sư Good nói: “Đa số các loại vắc xin mới đều đắt tiền. Đó là lý do tại sao người Australia được tiêm nhiều vắc xin hơn người dân ở các nước nghèo khó hơn”. “Tuy nhiên, với kỹ thuật đơn giản, loại vắc xin này sẽ có chi phí rất thấp và hiệu quả vẫn cao. Vì thế, nếu thành công, vắc xin phòng bệnh sốt rét này sẽ cứu sống hàng triệu trẻ em trên thế giới mỗi năm”. Sử dụng một loại thuốc trị ung thư làm vắc xin phòng bệnh là một ý tưởng thú vị song vẫn còn khá mới mẻ. Hiện các nhà khoa học tại Đại học Griffith đang tiếp tục nghiên cứu nhằm đẩy nhanh tiến độ tạo ra loại vắc xin này. Cụ thể, họ đang bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ở cơ thể người trong thời gian 6 đến 12 tháng. Họ cũng sẽ nghiên cứu kỹ hơn về mức độ an toàn cũng như các phương pháp vận chuyển và dự trữ loại vắc xin mới.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, vào năm ngoái 2010 có 54.297 người ở nước này bệnh sốt rét. Số người chết vì sốt rét tại Việt Nam giảm từ 41 người năm 2006 còn 21 người năm 2010. Trong dự thảo Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030 của Việt Nam có nêu nước này phấn đấu loại trừ căn bệnh sốt rét vào năm 2030. Trong khi đó, Sứ quán Australia ở Việt Nam cho hay Việt NamAustralia đã tiến hành Bản ghi nhớ về việc hợp tác phòng chống sốt rét được hai quốc gia ký kết tháng 3/2000. Biên bản này bao gồm hợp tác nghiên cứu chống sốt rét trong 4-5 năm và đã được gia hạn đến năm 2010. Vào năm 1999, một phái đoàn của Cục quân y Việt Nam sang thăm Australia để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống và chữa bệnh sốt rét. Ở chiều ngược lại, các sĩ quan thuộc Viện sốt rét Lục quân Australia cũng thường xuyên sang Việt Nam và tiến hành các nghiên cứu thực địa tại Việt Nam. Vào năm 2005, Đại sứ Australia lúc bấy giờ là Joe Thwaites đã khánh thành phòng thí nghiệm máu chống sốt rét do Quân đội Australia tài trợ tại Viện Vệ sinh phòng dịch Quân đội Việt Nam.

Vi khuẩn diệt sốt rét trong ruột muỗi

Một nghiên cứu ở Trường ĐH Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) đã xác định được loại vi khuẩn có thể tiêu diệt được ký sinh trùng sốt rét trong ruột muỗi.

Giống như con người, muỗi có nhiều loại vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học đã cô lập một loại vi khuẩn có tên là Enterobacter trong ruột giữa của muỗi Anopheles có thể trực tiếp ngăn chặn đến 99% sự phát triển của ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây bệnh sốt rét ở người. Vi khuẩn Enterobacter là một phần của hệ vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột muỗi và có khả năng giết chết các ký sinh trùng sốt rét bằng cách sản xuất các loại ôxy phản ứng hoặc các phân tử gốc tự do. Đây là một phát hiện có ý nghĩa to lớn nhằm phát triển phương pháp mới để ngăn chặn sự lây lan của bệnh sốt rét thông qua các chiến lược kiểm soát sinh học hiệu quả hơn các phương pháp thông thường nhiều lần.

Tìm thấy gen kháng thuốc sốt rét

Các chuyên gia ĐH Y khoa Harvard (HSPS) Mỹ vừa hoàn thành một nghiên cứu sử dụng thành tự u dự án giải mã gen người, phát hiện ra một nhóm gen gây kháng thuốc sốt rét, đặc biệt là của ký sinh trùng gây sốt rét có tên là Plasmodium falciparum. Phát hiện trên của HSPS được công bố nhân Ngày Phòng chống sốt rét thế giới 25/4 vừa qua.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đa tiến hành phân tích ADN của các loại ký sinh trùng khác nhau có mặt phổ biến tại 3 châu lục và kiểm tra 17.000 biến thể, phát hiện thấy các loại ký sinh trùng này đa kháng lại 13 loại thuốc sốt rét khác nhau, sau đó nghiên cứu tiếp, xác định các biến thể di truyền có liên quan đến tình trạng kháng thuốc và cuối cùng tìm ra 11 gen cụ thể liên quan đến kháng thuốc sốt rét, trong số này có một gen đa được phát hiện ra trước đây.

Kháng thuốc là vấn đề nan giải trong lĩnh vực y học của nhân loại, nó làm cho công cuộc phòng chống dịch bệnh trở nên khó khăn thêm, trong đó có bệnh sốt rét, căn bệnh cướp đi gần 1 triệu sinh mạng mỗi năm, trọ ng tâm là vùng cận Sahara, châu Phi. Việc phát hiện ra những gen mới này sẽ giúp khoa học hiểu sâu thêm về cơ chế kháng thuốc và sau nữa là cho ra đời các loại thuốc có công năng tác dụng hiệu quả hơn.

 

 

 

Ngày 09/08/2011
PGS.TS. Triệu nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích