Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 18/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Finance & Retail Bạn trẻ
Nhịp sống trẻ
Công nghệ số
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 8 0 2 4 1
Số người đang truy cập
3 0 5
 Bạn trẻ Công nghệ số
Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong y tế và vai trò “thầm lặng” của những người làm công nghệ thông tin

10 năm gần đây nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng (informatic technology in healthcare), quản lý hệ thống y tế (informatic technology in health management) đem lại nhiều hiệu quả thiết thực giúp giảm tải áp lực công việc cho cán bộnhân viên ngành y tế ở mọi khâu.

Thực tế, ứng dụng CNTT là tất cả cơ quan quản lý, cơ quan chức năng ứng dụng và cơ quan thừa hưởng các sản phẩm trí tuệ CNTT là không thể phủ nhận về mặt tiện ích tổng thể. Với vai trò của những người đang ứng dụng, áp dụng, vận dụng và thừa hưởng các sản phẩm trí tuệ của ngành CNTT do các ngành công nghệ thông tin thiết kế và cho ra đời nói chung và của các kỹ sư CNTT nói riêng mang lại, chúng ta không thể không nói đến vai trò “thầm lặng” và có phần “ẩn cư” của các kỹ sư chuyên ngành CNTT hoặc các cán bộ đang gánh vác trách nhiệm với công việc liên quan bảo trì, sửa chữa công nghệ thông tin - dù “nhỏ” nhưng sẽ nhìn thấy “rất lớn” khi hệ thống CNTT có vấn đề trục trặc một khâu nào đó là dường như mọi công đoạn trong công tác khám chữa bệnh đều đình trệ (nếu cơ sở y tế đó đang sử dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện) có kết nối các khâu từ đóng tiếp - lấy phiếu, đăng ký khám bệnh- phòng khám bác sỹ - cho chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh - trả lời kết quả cận lâm sàng – kê đơn, đưa ra lời khuyên cần thiết trong phòng bệnh. Thậm chí nếu gián đoạn hệ thống có thể làm chậm tiến độ nhiều công trình nghiên cứu y học đang còn dang dở do mạng CNTT có “vấn đề”. Đành rằng yếu tố lương không hẳn là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn trường đại học để theo đuổi sự nghiệp tương lai nhưng chắc chắn lương vẫn luôn là điều mà các bạn kỹ sư bên CNTT cân nhắc cẩn thận trước khi đi vào lĩnh vực này, trong đó còn kể đến khía cạnh đam mê nghề nghiệp của các bạn nữa.

PayScale vừa xem xét dữ liệu lương từ College Salary Report trong năm nay và đã liệt kê các ngành có tiềm năng lương lớn nhất. Kỹ sư CNTT là một trong những ngành có mức lương cao nhất trong danh sách 15 chuyên ngành đại học hứa hẹn có mức lương cao sau khi ra trường ở Mỹ. Trước khi nói đến vai trò của những con người đó, chúng ta cùng nhìn nhận hệ thống CNTT đã mang lại nhiều tiện ích gì trong quản lý các viện chuyên ngành nghiên cứu, các bệnh viện, các phòng khám và các cơ sở khám chữa bệnh khác.


Hình 1

Mạng lưới công nghệ thông tin có vai trò “bao phủ” các khâu khám-chữa bệnh

Công nghệ thông tin (CNTT) chính là bước đột phá của lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tác động hay ảnh hưởng và giúp thay đổi mọi lĩnh vực trong đời sống con người trên trái đất này một cách toàn diện, trong đó có lĩnh vực y tế.

Trước hết, CNTT ra đời và đưa vào ứng dụng đã giúp cán bộ y tế (CBYT) nâng cao kiến thức chuyên môn. Thời đại công nghệ số (Digital technology) hiện nay cho thấy rằng mọi thông tin đều được đăng tải trên các trang tin điện tử (website) y học, videoclip, các diễn đàn y học, sách điện tử hay thông qua các bài giảng y học cơ bản tới chuyên sâu từ xa. Nếu các CBYT không sử dụng CNTT thì cũng đồng nghĩa với việc “từ chối” tiếp cận một nguồn kiến thức mới được cập nhật hàng giờ bên cạnh các kiến thức mà chúng ta học được từ các tài liệu, hay sách in, tạp chí in phiên bản truyền thống. Với sự phát triển của CNTT, các CBYT có thể tiếp nhận tri thức mới của nhân loại mà không cần bận tâm tới khoảng cách địa lý vì khi đó cả thế giới đang là “thế giới phẳng”.

Chẳng hạn, những CBYT đang công tác ở vùng sâu, vùng xa và vùng hải đảo hạn chế về nguồn tài liệu in cổ điển truyền thống thì ngược lại họ có thể dễ dàng truy cập các tài liệu chuyên môn, kỹ thuật y tế, thủ thuật can thiệp, kiến thức mới nhất thông qua hệ thông mạng Internet. Tương tự như vậy, bác sĩ ở quốc gia này cũng có thể cập nhật những thông tin mới, các công trình nghiên cứu giá trị của các nước tiên tiến. Đó là chưa kể đến công nghệ số trong truyền dẫn y học từ xa (Telemedicine) hay dược học từ xa (Telepharmacy) vô cùng tiện ích.

Tiếp theo, CNTT giúp tự động hóa các phương tiện và công cụ phát hiện, chẩn đoán và điều trị và theo dõi diễn tiến điều trị sau thời gian dùng thuốc. Vìy học hiện đại, với các loại máy hay thiết bị thiết bị xét nghiệm hiện nay phần lớn đều được tự động hóa hoàn toàn, giúp nâng cao độ chính xác và giảm bớt thao tác khi làm xét nghiệm, thủ thuật cận lâm sàng, đặc biệt là chẩn đoán hình ảnh. Các hệ thống chẩn đoán hình ảnh (Imaging diagnostics) như siêu âm, X-quang kỹ thuật số, CT-scanner, MRI, PET-CT,…cũng được trang bị ứng dụng kỹ thuật dựng hình nhằm thể hiện hình ảnh bệnh lý đa chiều, phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị nội-ngoại khoa. Kỹ thuật nội soi đơn thuần hoặc siêu âm kết hợp nội soi cũng là một bước tiến quan trọng giúp can thiệp điều trị bệnh hiệu quả (chẳng hạn chụp mật tụy ngược dòng hay nội soi chụp mật tụy ngược dòng_ERCP Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography), đồng thời tiết giảm chi phí chẩn đoán và điều trị nằm viện của bệnh nhân và thân nhân. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, các bệnh viện tại Việt Nam cũng đã và đang không ngừng trang bị thêm nhiều thiết bị y tế hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh như máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa tự động, chụp X-quang kỹ thuật số, máy siêu âm 3D-4D, PET-CT, máy chụp cắt lớp/ đa cắt lớp, cộng hưởng từ,... Những thiết bị y tế này đã giúp hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh tăng lên đáng kể, đồng thời góp phần đưa nền y tế Việt Nam đi lên, bắt kịp sự tiến bộ của nền y tế khu vực.

CNTT hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa: Không thể phủ nhận

CNTT có thể nói là thành phần cực kỳ quan trọng, mang lại rất nhiều lợi ích trong thực hành y khoa, giảm tải bệnh nhân qua giải quyết các thủ tục hành chính, chỉ định các xét nghiệm và kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhanh gấp hàng trăm lần so với các công việc thừng quy mà một cán bộ y tế (kể cả điều dưỡng phụ giúp và bác sỹ) đã từng làm. Điều này đã được thực tế chứng minh. Trong đó, lợi ích nổi bật nhất là giúp lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học, hỗ trợ y tế từ xa (Telemedicine); giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác; giảm thiểu các tác dụng ngoại ý, thậm chí giảm tỷ lệ tử vong do sai lầm y khoa.


Hình 2

Với việc ứng dụng CNTT, các thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học và kiểm soát mọi thứ một cách dễ dàng, tạo cơ sở cở tốt cho hiệu quả công tác quản lý bệnh viện. Ứng dụng M-health (y tế di động) đang được phát triển trên thế giới giúp theo dõi, can thiệp các vấn dề sức khỏe của bệnh nhân từ xa thông quá các phương tiện điện thoại di động, máy tính bảng, hoặc điện thoại thông minh có cài đặt các phần mềm như theo dõi về dân di biến động và sốt rét, kiểm tra các điểm spot.

Các quốc gia trên thế giới kể cả phát triển và đang phát triển đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế, do đó đã xây dựng các chương trình CNTT trong y tế nhằm thích nghi với thời đại mới. Nhiều công ty sản xuất phần mềm về y tế ra đời, đáp ứng với nhu cầu mới của ngành y tế:

-Quản lý Tiếp đón-Khám bệnh: Là đầu vào thông tin của Hệ thống phần mềm quản lý phòng khám, đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động xuyên suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi kết thúc quá trình khám bệnh. Phân loại đối tượng thu phí, dịch vụ và đối tượng chi trả theo BHYT. Tự động chuyển hồ sơ bệnh nhân từ khâu tiếp nhận/ tiếp đón lên phòng khám bệnh. Chẳng hạn, tại BV Nhi Đồng 1-TP HCM, thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình là 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2-4 giờ, nay chỉ còn 15 phút;

-Quản lý cận lâm sàng: Quản lý các kết quả thực hiện xét nghiệm-chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân trong suốt quá trình khám bệnh và chữa bệnh tại bệnh viện (từ khâu lấy mẫu bệnh phẩm, đến chuyển mẫu và xử lý mẫu và phân tích và trả lời kết quả cũng như lưu trữ mẫu trong thời gian cần thiết và yêu cầu khác);

-Quản lý lâm sàng nội trú: Quản lý tất cả các thông tin hoạt động ở các khoa nội trú và bệnh án chi tiết của từng bệnh nhân, kể cả thông tin điều trị và thuốc kê đơn trong thời gian nằm nội trú. Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu, khó đọc nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT mà đơn thuốc được in trên giấy vi tính dễ đọc, lãnh đạo bệnh viện lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc nhằm giảm tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh;

-Quản lý dược-Điều trị: Quản lý dược điều trị sử dụng trong toàn bệnh viện, bao gồm cả việc quản lý hoạt động tại quầy bán thuốc của bệnh viện và kho thuốc điều trị và kho thuốc dữ trữ cũng như các kho thuốc để phục vụ công tác nghiên cứu và phòng chống dịch bệnh;

-Quản lý viện phí: Trợ giúp cán bộ thu ngân hay người thu viện phí một cách nhanh chóng, thuận tiện đảm bảo thu viện phí một cách chính xác, tránh được nhiều thủ tục rườm rà, gây mất thời gian cho quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân;

-Quản lý tài chính kế toán: Quản lý tình hình tài chính kế toán phòng khám đa khoa, chuyên khoa, bệnh viện, bao gồm tiền mặt; ngân quỹ, tạm ứng, ngân hàng, công nợ phải thu, phải trả, chi phí, doanh thu, kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tổng hợp, dự án liên quan y tế;

-Quản lý tái sản cố định: Quản lý hồ sơ tài sản cố định - Trang thiết bị y tế, thông tin chi tiết từng tài sản, quá trình sử dụng, điều chuyển, báo cáo thống kê;

-Báo cáo phục vụ: Kết xuất tất cả báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành hoạt động phòng khám, bệnh viện, ….

-Quản lý số liệu nghiên cứu khoa học: Các số liệu nghiên cứu khoa học trên cả môi trường bệnh viện, thực hiện lâm sàng và trên môi trường nghiên cứu tại cộng đồng và thực địa. Các số liệu thô và số liệu đã xử lý đều được lưu trữ và trích xuất khi cần thiết một cách đầy đủm, nhanh chóng và phục vụ nhu cầu NCKH rất hữu ích. Nhờ có công cụ CNTT đã góp phần vẽ bản đồ, biểu đồ, hình ảnh và trình chiếu trong công tác giảng dạy và trình bày số liệu NCKH một cách đầy đủ và khoa học nhất;

-Quản trị hệ thống: Phục vụ việc phân quyền sử dụng cho từng người, nhóm người sử dụng, theo dõi, kiểm tra việc cập nhật  dữ liệu trên toàn hệ thống và chỉnh sửa khi cần thiết. Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng. CNTT không chỉ “bà đỡ” cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý, mà CNTT còn hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong công tác khám chữa bệnh.


Hình 3

Hiện nay, các phòng khám, bệnh viện, viện nghiên cứu cũng phần nào làm chủ CNTT và ứng dụng thành công CNTT trong quản lý khám chữa bệnh, đem lại những hiệu quả rất thiết thực. Theo đó, 100% bệnh nhân đã được quản lý trên mạng của bệnh viện với mã số riêng giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước nhanh chóng thay cho việc phải chờ đợi các thủ tục hành chính để rút các hồ sơ bệnh án như trước. Các phòng chuyên môn và hành chính qua mạng CNTT đã giúp giải quyết các khâu liên quan hàng ngày qua các phiếu in trên mạng có đầy đủ thông tin. Bộ phận CNTT của các cơ sở y tế mong muốn hợp nhất trong khi vẫn khai thác được ưu thế của những công nghệ hiện tại như là ảo hóa máy chủ cũng như là điện toán đám mây cần phải xem xét lại cách thức phát triển mạng.

Với công nghệ y khoa đang trên đà thay đổi phát triển mạnh và từng bước hướng đến môi trường quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, trao đổi thông tin y tế, điện toán đám mây và tuân thủ các quy định trong ngành. Khi những công nghệ đang phát triển này đang đặt ra những áp lực ngày một lớn đối với các trung tâm dữ liệu của ngành y tế, các bộ phận CNTT trong ngành đang tìm cách để hội tụ cơ sở hạ tầng và tập trung hóa hoạt động quản lý CNTT nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và hạ thấp chi phí. Tất cả khía cạnh CNTT hứa hẹn mang đến một chất lượng chăm sóc sức khỏe cao hơn, giảm bớt sai sót và cắt giảm chi phí.

Hơn nữa, với xu hướng người dân có thể sử dụng các thiết bị cá nhân (Smartphone/ Ipads), trong môi trường y tế thì ngày càng có nhiều người kết nối thiết bị của họ vào cơ sở hạ tầng bệnh viện. Rất nhiều thầy thuốc làm việc tại nhiều bệnh viện muốn có sự thuận tiện của việc sử dụng thiết bị cá nhân của họ để truy cập vào các ứng dụng bệnh viện. Bệnh nhân cũng muốn sử dụng thiết bị của chính họ, cho dù là họ đang chờ đến lịch hẹn khám hoặc trong quá trình lưu trú điều trị tại bệnh viện. Điều đó tạo ra một thách thức đặc biệt đối với các nhà quản trị CNTT trong môi trường bệnh viện.


Hình 4

Vai trò quan trọng của các kỹ sư và cán bộ làm CNTT trong y tế

Những gì thuộc về lợi ích khi ứng dụng CNTT vào lĩnh vực y tế đã được liệt kê và mô tả ở trên. Tuy nhiên, để có được các thành quả như thế hôm nay đây trước hết là vai tò của người đứng đầu đơn vị đã triển khai CNTT trongkhám chữa bệnh, kế đến là vai trò đóng góp tích cực của nhóm chuyên trách CNTT đã triển khai các ứng dụng và dịch vụ mạng CNTT một cách hiệu quả nhất, tuân thủ an ninh mạng và bảo mật thông tin đầy đủ cho cơ quan đơn vị đang sử dụng nó.

-Sau khi tiếp nhận các phần mềm từ các cơ quan công ty cung cấp phần mềm quản lý bệnh viện, các kỹ sư công nghệ thông tin trong cơ sở y tế phải có mặt và nắm bắt đầy đủ các bước và phải có kỹ năng sâu sắc để biết cách xử lý mạng đang hoạt động sao cho hiệu quả. Đó chính là khâu chuyển giao và tiếp nhận sử dụng CNTT, cụ thể là phần mềm;

-Nhờ có đội ngũ CNTT mà các giải pháp số được hoạt động một cách trôi chảy, đảm bảo an toàn, tốc độ và độ tin cậy cho hoạt động khám chữa bệnh trong ngành y tế. Những thiết kế tiên tiến cung cấp khả năng mở rộng, độ ổn định và mức độ dự phòng cao nhất, cho dù là được triển khai trong các mạng phòng khám hay bệnh viện;

-Giống như cơ thể con người khi “trái nắng-trở trời” cũng có cảm mạo thì hệ thống CNTT đang sử dụng tại cơ sở y tế đôi khi phải “trục trặc kỹ thuật” nhỏ, nhưng lại là mối quan tâm lớn vì khi đó chúng dẫn đến hàng loạt khâu kéo theo từ khâu tiếp đón, khám chữa bệnh, đến xét nghiệm, chỉ định thuốc, ra toa cho bệnh nhân, cấp phát thuốc và thanh toán viện phí, …phải đình trệ và mọi khâu khi đó phải làm lại thủ công bằng tay hoàn toàn nếu đội ngũ CNTT này chưa giải quyết kịp thời;

-Việc giải quyết các sự cố CNTT đôi khi phải trải qua cả đêm thức trắng với các “bữa ăn qua lao chiếu lệ”, bất kể ngày thường hay nghỉ lễ, tết,… để làm sao mạng hệ thống chạy lại bình thường để kịp thời cho các hoạt động thường nhật của bệnh viện, phòng khám hoạt động trở lại vào đầu giờ sáng ngày hôm sau;

-Bộ phận CNTT còn góp phần chỉnh sửa, bổ sung các biểu mẫu từ tài chính đến chuyên môn, hành chính sao cho phù hợp với quy trình khám chữa bệnh mới, quy cách quy định của Quy trình thực hiện xét nghiêm chuẩn (SOPs_Standard Operation Procedures), hay tiêu chuẩn ISO cho xét nghiệm của từng đơn vị y tế dựa trên hệ thống mạng sẵn có mà chỉnh sửa hay bổ sung;

-Trong thời gian nghỉ lễ, tết của các đơn vị y tế thì khâu quản lý, quản trị và an minh mạng là cần thiết để dảm bảo bảo mật CNTT. Đồng thời, trước khi hoạt động lại vào ngày sau lễ tết thì bộ phận CNTT cần phải đi trước một bước kiện toàn, kiểm tra và “test thử” xem liệu có sự cố nào không để xử lý trước khi đưa vào hoạt động trở lại vì sau các ngày lễ hay dịp nghỉ lễ dài ngày như thế bệnh nhân thường tập trung và khám lại rất đông, có thể “quá tải” trong hoạt động;

-Mạng đôi khi cũng có chút “tự ái” như đang dùng lại bị rớt mạng là chuyển bình thường, khi đó nếu người dùng khởi động lại mà không kết nối internet được thì phải nhờ đến vai tò của CNTT. Họ phải tìm đến “cỗ máy ngàn dây” của máy chủ và máy con để kiểm tra tổng thể xem xét ở khâu nào và khắc phục ngay;

-Cuối cùng, vai trò của CNTT trong khâu thiết kế, lập trình, duy trì trang tin điện tử (Website) và các khâu quảng bá hình ảnh cũng như quảng cao các dịch vụ của các đơn vị y tế. Đây là một kênh thông báo, quảng bá các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh mới và hiên đại mà cơ sở y tế đang sở hữu và đang thực hiên để phục vụ công tác khám chữa bệnh, đồng thời trên các trang tin như thế còn có thể truy cập thông tin y học thường thức, y học chuyên ngành, thời sự y dược học mới, phần hỏi đáp bệnh chuyên ngành có ý nghĩa cho bệnh nhân và thân nhân.

              Phải khẳng định rằng, CNTT đã có những đóng góp thiết thực đối với sự phát triển trên nhiều mặt hoạt động của ngành y tế trong thời gian qua. Với nhận thức sâu sắc vai trò của CNTT đối với công tác y tế hiện đại, ngành y tế cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công cụ này vừa để tạo ra những biến chuyển mang tính bước ngoặt trong chuyên môn, vừa góp phần giảm nhẹ các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, vai trò “thầm lặng” của các cán bộ làm công tác CNTT là rất quan trọng trong sự đổi thay theo chiều hướng hiện đại và từng bước phát triển của ngành y tế.

 

 

Ngày 12/05/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích