Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 4 9 4 9
Số người đang truy cập
3 5 9
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Trả lời câu hỏi bạn đọc về chuyên ngành ký sinh trùng và kiến thức y học phổ thông tháng 12/2015 đến tháng 2/2016 (Phần 1)

Huỳnh Nhật L. 38 tuổi, Tuy Hòa, Phú Yên, hoanglien27@...

Hỏi: Xin chào ban biên tập của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng Quy Nhơn, đã từ rất lâu tôi và gia đình rất tin tưởng vào phần hỏi đáp bệnh tật của trang tin điện tử của các bác sĩ và giáo sư y đầu ngành của Viện, nay tôi xin hỏi bệnh lý đau vai gáy là do đâu và biểu hiện đau như thế nào và cách điều trị hiệu quả nhất? Chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Rất cảm ơn câu hỏi của bạn cũng như sự tin tưởng của bạn và gia đình trong thời gian quan. Liên quan đến câu hỏi, chúng tôi xin phúc đáp dựa trên phần chuyên mục sâu về hội chứng đâu đầu có liên quan đến vùng cổ vai gáy mà một đồng nghiệp đã đưa ra như sau: Đau vùng cổ vai là bệnh lý rất phổ biến, thường gặp ở những người tuổi trung niên trên 40 tuổi, khi mà các đốt sống bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Bệnh do nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ở  các trung tâm chuyên khoa thần kinh, chứng đau vùng cổ vai chiếm tới 18,2% của cơ cấu mặt bệnh điều trị nội trú. Tại các phòng khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân đau cổ-vai đến khám khoảng 28-35%. Tỷ lệ bệnh nhân đau cổ-vai-cánh tay điều trị tại khoa thần kinh (BV 103) chiếm 23,1%. Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân các chứng bệnh đau cổ vai gáy là một yêu cầu cấp thiết đối với sức khỏe con người.

 

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau vùng cổ vai

Chứng đau vùng cổ vai do nhiều nguyên nhân, trong đó hàng đầu là bệnh lý thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, vẫn phải loại trừ các bệnh lý khác như viêm, u, chấn thương cột sống cổ, bệnh bẩm sinh. Bệnh lý vùng cổ, vai rất phức tạp nên các biểu hiện lâm sàng đa dạng với hội chứng sau:

-Hội chứng cột sống cổ gồm các triệu chứng: Đau vùng cột sống cổ và co cứng cơ cạnh cổ, cảm giác cứng gáy sau thời gian làm việc căng thẳng, khi cúi đầu lâu, sau khi tắm nước lạnh, thời tiết thay đổi. Đau ê ẩm đốt sống cổ khi ngủ dậy, phải nghiêng đầu về bên đau, vai bên đau nâng cao hơn bên lành, vận động cột sống cổ các phía hạn chế. Đau tăng khi vận động, cử động cổ có khi nghe thấy tiếng “lạo xạo”;

-Hội chứng rễ thần kinh cổ gồm các triệu chứng: Đau vùng gáy lan xuống bả vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay. Đau sâu trong cơ xương, nhức nhói khó chịu, đau tăng khi đi, đứng, ngồi lâu, khi ho, hắt hơi, đau giảm khi trọng tải trên cột sống giảm. Cảm giác tê bì, kiến bò, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, yếu một số cơ chi trên và hạn chế vận động do đau; teo cơ chi trên…

-Hội chứng thiếu máu não động mạch sống nền gồm các triệu chứng: Bắt đầu là những cơn đau đầu ở vùng chẩm, đau lan tới đỉnh đầu, thái dương, hốc mắt, đau một hoặc hai bên và hay đau vào buổi sáng, đau thon thót từng cơn. Chóng mặt chòng chành, mất thăng bằng, khi quay đầu đột ngột, kèm theo ù tai, như ve kêu trong tai, giảm thính lực tạm thời. Đau tai, đau lan ra sau tai, đau ở một tư thế nhất định của đầu. Mờ mắt, tối sầm mắt khi thay đổi tư thế. Trường hợp nặng có cơn sụp đổ, có thể kèm đau đầu hoặc mất ý thức.

-Hội chứng thực vật dinh dưỡng với các biểu hiện: Có cơn vã mồ hôi, mặt lúc đỏ lúc tái, dị cảm ở họng, nuốt cũng thấy đau, cảm giác nghẹn ở cổ;

-Hội chứng cổ-tim: cơn đau thắt ngực do cột sống cổ, cảm giác đau như đè nén, khoan dùi ở toàn bộ vùng tim hoặc sau xương ức, cơn đau kéo dài 60-90 phút, có báo trước bằng đau ở vùng cổ vai, đau ở vùng tim tăng khi cử động đầu, điện tim (ECG) không có thay đổi đặc hiệu của thiếu máu cơ tim;

-Hội chứng cơ bậc thang: căng các cơ ở cổ, nhất là cơ bậc thang trước. Đau và dị cảm vùng mặt trong cánh tay, cẳng tay, bàn tay và ngón 4, ngón 5, lan tới vùng chẩm.  Kèm yếu cơ, teo cơ ở tay và mô út, tay tê cóng, tím tái, phù nề, lạnh đầu chi, nếu nặng thấy mất mạch quay;

-Viêm quanh khớp vai: đau ở vai, khó hoạt động khớp vai, nhất là khi dang tay và xoay cánh tay vào trong hoặc giơ lên đầu. Đau lan xung quanh khớp vai, thường đau âm ỉ về ban đêm, hạn chế vận động khớp vai, teo cơ ở vai;

-Hội chứng chèn ép tủy gồm các triệu chứng: Hai bàn tay mất khéo léo, tê bì các đầu ngón tay làm cho cử động vụng về, không làm được các động tác chính xác. Hai chân hay chỉ một chân yếu, đi bộ khó khăn, dễ mỏi, dần dần thay đổi dáng đi, đi không vững,hai chân dang rộng và hay bị mất thăng bằng. Trường hợp nặng không đi lại được. Rối loạn cơ thắt: lúc đầu là khó đi tiểu, về sau tiểu tiện không tự chủ, không giữ được nước tiểu.

 
 

Chẩn đoán và điều trị bệnh đau vùng cổ vai

Tùy theo vị trí thương tổn cột sống cổ mà các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp giữa 5 hội chứng. Khi phát hiện có những triệu chứng kể trên, người bệnh cần nhanh chóng điều trị kịp thời để tránh gây hậu quả về sau. Để chẩn đoán bệnh, các bác sỹ chuyên khoa thần kinh sẽ khám lâm sàng cẩn thận để phát hiện các triệu chứng thần kinh khu trú và chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán xác định như: Chụp X.quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ, ghi điện não, lưu huyết não, điện tim, điện cơ và các xét nghiệm thường quy khác (tùy từng trường hợp).

Để được thăm khám và điều trị các bệnh lý thần kinh nói chung và bệnh đau cổ vai, thoái hóa cột sống cổ nói riêng, người bệnh có thể đến các bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh. Điều trị đau cổ vai chủ yếu là điều trị nội khoa, bao gồm việc dùng thuốc và vật lý trị liệu, thường có hiệu quả khi người bệnh chỉ có đau hoặc tê trong bệnh lý dễ và hầu như không có hiệu quả đối với những người bệnh có biểu hiện của bệnh lý tủy. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách phòng chống thoái hóa cột sống cổ.


Tập luyện để phòng tránh

Sức khỏe và đời sống cho hay, để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt... đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.

Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Nhiều người cho rằng làm thế sẽ đỡ nhức mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng; Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Hy vọng với phần phúc đáp một cách đầy đủ ở trên giúp cho bạn và người thân hiểu hơn về hội chứng vai gáy và cách chưa bệnh sao cho phù hợp với từng hội chứng.

Bùi Thế D., 47 tuổi, Hòa Vang, Đà Nẵng, 0913…..

Hỏi: Gần đây tôi có nghe đến một bệnh lý mà nhiều phụ nữ khi mang thai thường thích ăn có thức ăn rất kỳ quặc và bất thường như gạch, đất đá, gạo sống, mì tôm sống, cá sống,…Tôi chưa hiểu bệnh đó là gì mà các bác sĩ hay gọi là Bica. Tôi kính nhờ các bác giải thích giúp, trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Đây quả là câu hỏi thú vị và cách nay chứng 2 tháng, chúng tôi có đưa ra luận bàn vấn đề nàycó liên quan đến nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng. Trước hết, cho chúng tôi chỉnh sửa đó là hội chứng Pica chứ không phải là Bica. Hội chứng Pica là bệnh về sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tự kỷ là chứng bệnh mà những người mắc phải luôn thèm ăn những thứ không phải là thức ăn mà không thể cưỡng lại được.


Hội chứng Pica được chia thành nhiều loại bệnh nhỏ với mức độ kỳ quặc hoặc nguy hiểm khác nhau. Người mắc hội chứng Pica có thể ăn được những thứ phi thực phẩm như bụi bẩn, giấy, than đá, phấn, đất, hồ dán, kim loại. Bên cạnh đó, những thức ăn bình thường như bột, khoai tây sống, tinh bột cũng là thực phẩm đi kèm. Hội chứng Pica khiến cho người bệnh có cảm giác ngon miệng và thèm các thứ phi thực phẩm. Người bệnh không thể tiêu hoá tốt những thứ mà họ đã ăn, thậm chí còn có thể mắc bệnh và bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do ăn những thứ đó.

Theo tiêu chuẩn, đối với các hành động này được chẩn đoán Pica, chúng phải tồn tại hơn 1 tháng tuổi ở đó chúng ăn các vật thể như vậy được, khi đó goi là phát triển tâm thần không phù hợp, không phải là một thực hành ăn uống mà đạt sự chấp thuận của nền văn hóa ở đó và đủ gây nghiêm trọng để chú ý về mặt lâm sàng. Có nhiều hình thức của bệnh do Pica vì nó có thể xuất phát từ nền văn hóa cổ truyền, mùi vị bắt buộc hay bị lôi cuốn hoặc cơ chế thần kinh như thiếu sắt hoặc mất cân bằng về mặt hóa học. Điều này có thể làm cho trẻ em nhiễm độc, suy giảm phát triển tâm thần và thể chất. Ngoài ra, một số trường hợp phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu do tắc ruột hoặc do các triệu chứng nặng như thiếu chất dinh dưỡng và KST ký sinh. Pica liên quan đến các rối loạn tâm thần kinh và đôi khicó biểu hiện tâm thần đồng thời, song rất hiếm. Một số tình huống gây khó chịu như ảnh hưởng chức năng làm mẹ khi mang thai hoặc vấn đề gia đình, thai nghén, đói nghèo, ăn uống và xáo trộn gia đình có thể liên quan từ hội chứng Pica.

Pica thường gặp trên các trẻ em và phụ nữ hơn nam giới trưởng thành và tại các vùng có tình trạng kinh tế xã hội thấp, đặc biệt trên các phụ nữ mang thai, trẻ em nhỏ, khuyết tật tâm thần kinh như triệu chứng tâm thần nặng. Các trẻ em ăn các tấm trát vữa có sơn (painted plaster) có chất chì có thể làm tổn thương não do nhiễm độc chì. Có một nguy cơ tương tự do ăn phải đất gần các con đường trước khi thành phần tetraethyllead trong pha xử lý dầu tại một số quốc gia hoặc nhiễm độc dầu trước khi người ta dừng dùng các nguồn đất ô nhiễm. Ngoài các chất độc trên ra, cũng có một số nguy cơ lớn trên đường tiêu hóa như tắc ruột hoặc rách thủng dạ dày. Các nguy cơ khác ăn đất là nhiễm phân động vật kèm theo nhiễm ký sinh trùng. Pica còn có thể tìm thấy trên các động vật khác và thường nhìn thấy trên chó.
 

Biểu hiện đa dạng triệu chứng và dấu chứng trong hội chứng Pica

Pica là ăn phải các chất không có giá trị dinh dưỡng như dầu, xà phòng, đá lạnh và phấn viết bảng. Một số ví dụ đã được ghi nhận (ở đây giữ nguyên văn thuật ngữ được thế giới đặt và trao đổi khoa học về hội chứng này): Acuphagia (ăn các vật thể sắc nhọn), Amylophagia (ăn tinh bột, chứa hồ bột), Cautopyreiophagia (ăn que diêm sinh); Coniophagia (ăn rác), Coprophagia (ăn phân), Emetophagia (ăn chất nôn), Geomelophagia (ăn khoai tây sống), Geophagia (ăn sỏi, đất, đất sét), Gooberphagia (ăn đậu phộng), Hyalophagia (ăn kính), Lithophagia (ăn sỏi), Mucophagia (ăn chất nhầy của cá và động vật khác), Pagophagia (ăn đá lạnh), Plubophagia (ăn các sản phẩm chứa chì), Trichophagia (ăn tóc, len, sợi), Urophagia (uống nước tiểu), Vampirism (ăn máu), Xylophagia (ăn gỗ). Các hình thức ăn bẩn và các thức ăn bất thường này kéo dài ít nhất 1 tháng là phù hợp với chẩn đoán hội chứng pica. Biến chứng có thể xảy ra do ăn phải các chất không có giá trị dinh dưỡng, thậm chí có thể dẫn đến gây độc cho con người như gây tắc ruột, nhiễm độc xà phòng, nhiễm trùng phải Toxoplasma spp. hay Toxocara spp. do nuốt phải phân hoặc rác. Không có một thử nghiệm đơn giản nào để xác định hội chứng Pica. Tuy nhiên, vì Pica có thể xảy ra trên những người có mức độ dinh dưỡng bình thường hoặc dưới mức bình thường (suy dinh dưỡng), các nhân viên y tế nên kiểm tra nồng đọ các chất sắt và kẽm trong máu. Hemoglobin cũng có thể kiểm tra khi nghi ngờ thiếu máu. Nồng độ chì luôn luôn phải kiểm tra trên các trẻ em ăn sơn hoặc các chất liệu được sơn lên. Nhân viên y tế nên kiểm tra nhiễm trùng nếu bệnh nhân đó ăn các nguồn đất bẩn hoặc chất thải động vật.

Về nguyên nhân, một số ít nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân hội chứng Pica cho thấy rối loạn này là một dạng them ăn đặc biệt do thiếu hụt các chất khoáng (mineral deficiency) trên nhiều ca bệnh điều tra như thiếu chất sắt, đôi khi đây là bệnh celiac hoặc nhiễm giun móc. Thường các chất ăn vào the chế độ ăn Pica chứa chất khoáng mà cá nhân thèm ăn đó bị thiếu. Gần đây, các ca bệnh Pica bị ai đó ép buộc phải ăn những thứ như vậy và trở thành bệnh nguyên của hội chứng Pica. Tuy nhiên, Pica gần đây được nhận ra như một rối loạn tâm thần kinh được ghi nhận phổ biến. Các quan điểm về cảm giác, tâm lý học, tâm lý xã hội và văn hóa đã được áp dụng để giải thích một số trường hợp về nguyên nhân gây bệnh Pica. Người ta cũng đã đưa ra trong quan điểm của khía cạnh ức khỏe tâm thần, như một rối loạnmang tính chất bắt buộc và tâm thần phân liệt, có thể đôi khi gây ra Pica. Tuy nhiên, Pica cũng có thể là một thực hành văn hóa không liên quan đến thiếu hụt vi chất hay dinh dưỡng nào. Ăn uống các chất kaolin (đất sét trắng) ở những người phụ nữ Mỹ gốc Phi tại bang Georgia của Mỹ cho thấy trong thực hành ăn uống có tình trạng này DSM-IV, gọi là hội chứng gắn liền với văn hóa (culture-bound syndrome) và không có liên quan chọn lọc với bệnh học tâm thần kinh. Tương tự như tiêu hóa kaolin cũng rất phổ biến ở một số nơi tại châu Phi. Các lối ăn uống như thế có thể xuất phát từ lợi ích sức khỏe như họ nghĩ là chất đất sét sẽ giúp hấp thụ các chất độc thực vật và bảo vệ chống lại độc tố dạng alkaloid và acid tannic.

Tỷ lệ mắc của chứng Pica khó có thể thiết lập và chính xác vì sự khác biệt trong định nghĩa và sự thay đổi trên từng bệnh nhân khi them muốn và tiêu hóa các thức ăn bất thường. Do đó, dẫn đến tỷ lệ của Pica dao động cao từ 8-65% tùy thuộc vào nghiên cứu. Tỷ lệ mắc chứng Pica trên các phụ nữ mang thai tại các quốc gia đang phát triển có thể cao hơn nhiều, ước tính 63.7% và 74.0% được ghi nhân trên hai quần thể châu Phi khác nhau. Điều này do tục lệ văn hóa khác nhau cũng như các chế độ dinh dưỡng cao hơn. Hai nghiên cứu về các người trưởng thành có khiếm khuyết về mặt trí tuệ đang sống trong các tổ chức, cơ quan tìm thấy khoảng 21.8% và 25.8% trong số các nhóm này bị chứng Pica. Tỷ lệ mắc chứng này trên các trẻ em có hoặc không có tình trạng khiếm khuyết về mặt trí tuệ vẫn chưa được thống kê đầy đủ.

Không giống như con người, Pica trên các con chó hoặc mèo có thẻ bắt đầucó dấu hiệu thiếu máu tan máu qua trung gian miễn dịch (immune-mediated hemolytic anemia), đặc biệt khi nó liên quan đến ăn các chất như trát vữa trên tường gạch, chất bê tông và cát. Các con chó biểu hiện các hình thức như vậy nên kiểm tra xét nghiệm máu, đánh giá công thức máu toàn phần hay nồng độ hematocrite. Tuy nhiên, vì nó có một cơ chế tự nhiên tăng vi chất dinh dưỡng, nên tật ăn đất có thể mô tả không chính xác như pica vì nó thật sự không phải là một loại hành vi, điều này khác với con người.

Điều trị các bệnh nhân có hội chứng Pica có thể khác nhau và tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn các trẻ em có tình trạng khuyết tât tâm thần, phụ nữ mang thai hoặc tâm thần kinh đi kèm) và có thể lưu tâm đến tiếp cận hướng dẫn gia đình (trong trường hợp thiếu chất sắt), môi trường và tâm sinh lý, ..có thể điều trị được thông qua bổ sung chất sắt trong chế độ ăn. Tiếp cận điều trị khởi đầu thường liên quan đến khâu sàng lọc, điều trị bổ sung các vi chất kháng hoặc các tình trạng thiếu hụt vi chất. Đối với hội chứng Pica do rối loạn thần kinh, liệu pháp trị liệu thuốc như SSRIs đã được sử dung thành công. Tuy nhiên, các báo cáo trước đây cần phải thận trọng vì việc sử dụng các thuốc cho đến khi tất cả các bệnh nguyên tâm thần kinh bị loại bỏ.

Nhìn lại các nguyên nhân khác nhau của pica liên quan đến đánh giá, chẩn đoán, các thầy thuốc sẽ cố gắng phát triển các liệu pháp điều trị tốt nhất. Trước tiên, xem pica như một vấn đề xã hội. khi đó cần có một chiến lược bỏ qua hành vi con người hoặc quan tâm tối thiểu đối với họ. Nếu hành vi ăn đó có nguyên nhân rõ ràng thì chúng ta tiếp cận và loại bỏ nguyên nhân. Các kỹ nang thông tin cá nhân cho họ là rất cần thiết nhằm làm tăng thêm kiến thức cũng như tác hại nếu có Pica xảy ra để không tăng thêm hậu quả do Pica gây nên.

Nếu pica là một hướng cho mọt con người để thoát khỏi một tình huống hay một hoạt động, thì lý do tại sao con người đó muốn thoát khỏi hoạt động cũng nên tìm hiểu kỹ và nên loại bỏ. Nếu Pica là một động cơ hứng thú bởi sự trả lời cảm xúc, thì sự thay đổi cảm giác nên đưa ra. Các kỹ thuật không phải là thuốc khác có thể đưa vào để tăng hiệu quả trị liệu như nhai kẹo cao su để kích thích miệng. Các thực phẩm như bắp rang bơ cũng có ích điều trị. Các thức ăn này có thể đặt trong hộp “Pica Box” để dễ dang tiếp cận khi có cảm giác thèm ăn trong chế độ ăn pica bắt đầu.

Lựa chọn điều trị dựa trên các hành vi có thể hữu ích cho các trường hợp khuyết tật về phát triển tâm thần kinh trên người bị chứng Pica. Điều này liên quan đến sử dụng các hành vi thông thường nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Nhiều người đã sử dụng các liệu pháp loại bỏ hành vi, ở đó các bệnh nhân học cách tăng cường ăn các thức ăn tốt, nên sẽ hạn chế hoặc không ăn các chất không có giá trị dinh dưỡng nữa. Điều trị thường giống như điều trị rối loạn nghiện. Một số trường hợp, việc điều trị đơn giản như tiếp cận sự thật khi họ có các rối loạnnày và tìm hiểu tại sao có nó. Một nghiên cứu gần đây phân loại 9 lớp can thiệp hành vi: thành công với điều trị nhìn chung cao và mất dần chứng theo lứa tuổi, nhưng thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân của rối loạn. Các nguyên nhân phát triển có xu hướng đạt tỷ lệ thành công thấp hơn. Các phụ nữ mang thai có hướng cải thiện triệu chứng thành công cao hơn.

Mai Liên, 27 tuổi, kinh doanh, hoanglienm@....

Hỏi:Kính thưa các bác sĩ ở Viện Sốt Rét Quy Nhơn, trong báo chí mạng thời gian qua có cho biết thực phẩm như lạp xưởng, xúc xích, dăm bông, thịt nguội, thịt đỏ có thể gây ung thư. Gia đình tôi quá lo sợ vì từ nhỏ con cái chúng tôi ăn rất nhiều loại thịt như thế liệu các cháu có bị ưng thư hay không. Kinh mong các bác sĩ giúp cho chúng tôi biết những loại thức ăn nào hay gây ưng thư nhất để gia đình chúng tôi phòng ngừa. Chân thành biết ơn!

Trả lời:

Phải nói rằng đây là một câu hỏi thú vị và mang tính thời sự, vì thời gian qua, đặc biệt trong năm 2015 cộng đồng hoang mang khi có thông tin dẫn liệu cơ sở ăn các thức ăn bảo quản và thịt đỏ gây ung thư. Nếu quả vậy, thì hướng dẫn dinh dưỡng của thế giới lâu nay sai à? Với khía cạnh khoa học, chúng tôi khuyên bạn và gia đình hãy đọc kỹ các thông tin và các bài viết có lý giải dựa trên y học chứng cứ và cách thức chế biến, bảo quản và khi đến tay người tiêu dùng mới gây ung thư được, chứ không phải lúc nào cũng dễ dàng gây ung thư như vậy đâu.


Ngày nay, căn bệnh ung thư đang trở thành mới lo ngại của toàn thể xã hội bởi vì tỷ lệ bệnh nhân mắc căn bệnh này ngày một tăng cao. Căn bệnh ung thư được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do gien di truyền, do tác động môi trường sống, do sức đề kháng và việc ăn uống hàng ngày với những thực phẩm thiếu lành mạnh, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cũng là một nguyên nhân lớn mà chúng ta cần cảnh giác và có sự thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp. Dưới đây, chúng tôi xin trích cho bạn và các thành viên trong gia đình về 07 loại thực phẩm gây bệnh ung thư cao

(i) Các loại thịt được chế biến sẵn

Các loại thịt đã qua chế biến, tẩm ướp như xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng, thịt bò khô, mực tẩm gia vị, thịt hun khói tuy là những thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, kích thích khẩu vị ăn ngon và tiện lợi khi sử dụng nhưng nó lại có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư đại tràng, ung thư dạ dày và các loại ung thư khác. Vì  trong các loại thịt này, đặc biệt là thịt nướng và thịt tẩm ướp muối đều chứa những hợp chất có thể gây ung thư như N-nitroso, heterocyclic amin rất nguy hiểm. Do đó, bạn cần hạn chế ăn các loại thịt này để làm giảm nguy cơ gây bệnh ung thư cho chính bản thân mình và các thành viên trong gia đình nhé.

(ii) Thực phẩm được nướng, chiên kỹ, hun khói

Các loại thực phẩm được làm chín bằng quy trình rán, nướng thường được rất nhiều người khoái khẩu vị hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, tuy nhiên, khi chúng được nướng, chiên kỹ ở nhiệt độ cao (trên 2000C) thì những chỗ tiếp xúc trực tiếp với lửa, dầu ăn, đặc biệt là dầu được chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ phát sinh những chất amin dị vòng là nguyên nhân có khả năng cao gây nên bệnh ung thư. Mặt khác, khi bạn nướng những thực phẩm có chất béo như thịt, cá thì chất béo trong thực phẩm chảy xuống than lửa, bốc cháy, sinh ra một hợp chất gây ung thư khác là các hydrocarbon thơm đa vòng. Ngoài ra, thực phẩm hun khói như thịt xông khói, gan hun khói, cá hun khói cũng có chứa một lượng lớn benzopyrene gây ung thư.

Do đó ăn nhiều các thực phẩm được nướng, chiên kỹ, hay được hun khói sẽ là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư thực quản, các bệnh ung thư vùng ruột kết và trực tràng, nên đối với những thực phẩm này bạn chỉ nên thưởng thức ở mức độ có hạn chế, không nên ăn nhiều bởi trong chúng có chắc chất gây ung thư khá mạnh đấy.

(iii) Thực phẩm bị mốc tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Đối với những thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng hay được bảo quản thiếu cẩn thận gây mốc như gạo, lúa mì, đậu, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm sẽ sản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin, do đó bạn cần loại bỏ ngay, đừng bao giờ suy nghĩ đơn giản nấm mốc trong thực phẩm khi sơ chế sạch vẫn có thể dùng được trong khi chúng lại chứa đựng mầm mống gây nên các căn bệnh ung thư nguy hiểm. Do đó, trong quá trình bảo quản thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm khô, cần bảo quản đúng quy cách, quy trình, hạn chế ẩm thấp để thực phẩm không bị nấm mốc nhé.


(iv) Nước đun đi đun lại nhiều lần rất nguy hiểm

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nước đun sôi sau 2 tiếng đồng hồ là đã bị vi khuẩn xâm nhập, nên khi đun nước xong chúng ta cần sử dụng ngay và tránh tình trạng đun đi đun lại nhiều lần, bởi hoạt động này vô tình đã làm tăng hàm lượng nitrite trong nước, khi bạn uống vào cơ thể có thể tạo ra amin nitrit cũng là thành phần gây nên bệnh ung thư rất nguy hiểm.

(v) Thực phẩm chứa nhiều muối

Muối là thưc phẩm rất cần thiết cho sức khỏe con người nếu sử dụng với một hàm lượng vừa phải theo quy định cho phép. Do đó, bạn cần có sự điều chỉnh hợp lý hàm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày đồng thời tránh xa những thực phẩm chứa nhiều muối, được ướp muối nhé bởi những người ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chứa muối ẩn chứa nguy cơ ung thư rất cao đấy.

(vi) Trái cây, rau xanh tẩm ướp hóa chất

Ngày nay vì nhu cầu lợi nhuận mà các loại trái cây, rau xanh được tẩm ướp hóa chất với nồng độ cao để lưu giữ sự tươi ngon của nó, chính vì vậy trong quá trình chọn mua và sử dụng các bạn cần tránh những loại trái cây, rau xanh này, đặc biệt là khi chúng có xuất xứ không rõ nguồn gốc, nhiều loại trái cây do tẩm ướp hóa chất có thể bảo quản từ 6- 8 tháng vẫn tươi ngon lạ kỳ. Trong khi những loại hóa chất, thuốc trừ sâu này lại chưa đựng nguy cơ gây ung thư rất cao.

(vii) Thực phẩm biến đổi gen

Ngày nay, thực phẩm biến đổi gen được sử dụng hóa chất để trồng ngày càng trở nên phổ biến trong khi nhóm thực phẩm này là một trong những nguyên nhân chính gây phát sinh các loại bệnh ung thư trong cơ thể con người. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ trong quá trình chọn mua thực phẩm và đặc biệt tránh xa những thực phẩm biến đổi gen đấy nhé.

Trên đây là 7 loại thực phẩm gây ung thư cao mà chúng ta cần biết để phòng tránh bệnh ung thư bởi chúng được con người sử dụng khá phổ biến hàng ngày mà không lường hết được tác hại nguy hiểm của nó. Ăn uống là hoạt động cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con người, ăn uống sao cho đủ chất, điểu độ, lành mạnh, tăng cường sức đề kháng và đầy lùi các nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư nguy hiểm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúc bạn ngày càng có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và cả gia đình nhé.

Trần Thu Tr. 29 tuổi, Thủ Dầu Một, Bình Dương, 0914….

Hỏi:Bà ngoại tôi mắc bệnh dời leo hay zona từ cách nay hai năm vùng quanh thắt lưng và ngực, sau khi được bệnh viện chữa khỏi, bà không còn bỏng rát và ngứa nữa, nhưng thấy thỉnh thoảng đau giật từng cơn rất mạnh, đến nỗi bà phải giật mình, đau nhói. Gia đình có đưa đi khám tại nhiều bệnh viện, kể cả chuyên khoa đau của các bệnh viện lớn, hầu hết các chẩn đoán là bệnh lý thần kinh hậu zona/ sau zona. Chúng tôi không biết bênh này như thế nào và điều trị bằng thuốc gì để bà tôi giảm đau. Xin các bác phúc đáp sớm!

Trả lời:

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn, trên thực hành lâm sàng, chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân như trường hợp của bà ngoại bạn, đủ các lứa tuổi và có mặt ở cả hai giới nam và nữ. Zona là một bệnh do Vacirella zoster virus gây nên, tấn công chủ yếu lên vùng da và thần kinh ở vùng da đó. Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng sốt nhẹ, cảm giác đau rát, bỏng da như phải bỏng tại chỗ bị virus xâm nhập và tiếp đến là xuất hiện nhiều mụn nước. Bệnh zona nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể bị biến chứng, thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau zona, kéo dài nhiều tháng, thậm chí vài năm, đặc biệt trên những bệnh nhân lớn tuổi. Điều này do đã khỏi bệnh zona nên sau đó đau như vậy, khiến cho nhiều bác sĩ chẩn đoán nhầm với các bệnh cơ xương hay bệnh nội khoa nhau.


Trong quá trình bệnh cấp tính diễn ra, nhiều ca có biến chứng bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, sưng bóng lên và rất đau; có trường hợp bị biến chứng viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu do điều trị sai bệnh zona. Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt. Zona tấn công vào tai, có thể giảm thính lực. Điều trị zona tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ khi có tổn thương da. Điều trị càng muộn, nguy cơ biến chứng càng nhiều. Trường hợp điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng thuốc mà không đủ liều thì coi như chưa được điều trị. Để dùng thuốc điều trị bệnh zona thần kinh thực sự có hiệu quả phải bao gồm nhiều loại thuốc (thuốc kháng virus, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm và thuốc làm dịu da).

-Thuốc kháng virut (acyclovir, valacyclovir và famciclovir) cần dùng càng sớm càng tốt từ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona. Khi uống thuốc kháng virut, virut sẽ ngừng nhân lên và vì thế điều trị sớm sẽ hạn chế tổn thương dây thần kinh, giảm đau và giảm các biến chứng;

-Dùng thuốc giảm đau như: acetaminophen và ibuprofen, naproxen. Nếu bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển thì có thể uống thêm các thuốc giảm đau thần kinh phối hợp (gabapentin hoặc pregabalin);

-Việc dùng thuốc kháng histamin (clopheniramin, diphenhydramin, promethazin) cũng rất tốt cho người bệnh zona, có thể dùng kèm kem chống ngứa hoặc lotion calamin để làm dịu các cơn ngứa tại tổn thương da. Các corticoid đường uống và bôi có thể được dùng để giảm viêm;

-Khi tổn thương da ướt, tiết dịch nhiều thì bôi các loại mỡ kháng sinh hoặc các chế phẩm dạng dung dịch sát khuẩn có chứa hỗn dịch (sunfat đồng, sunfat kẽm và cồn long não hoặc dung dịch chứa axit boric và glycerin);

-Khi tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir. Nếu có nhiễm trùng thì bôi thêm các thuốc mỡ kháng khuẩn có chứa acid fusidic 2%, mupirocine.

Cách dùng các thuốc như trên cần có sự chỉ định và thăm khám cẩn trọng của các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Không nên tự ý bôi thuốc, có thể dẫn đến nhiều biến chứng và di chứng về sau, ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân.

Thân chúc khỏe!

Nguyễn Thị Hồng P., shopnguyen05@.........

Hỏi: Dạ bsi, cho em hỏi là em đang có thai 1 tháng và hai ngày liên tiếp này em có triệu chứng nóng lạnh, đau đầu và ho. Và em cảm thấy rất nhức xương ở trên cơ thể nhu the em bi gì vay bác si. Vậy em nen lam xét nghiem tong quát khong ạ và bao lau sẽ có kết quả ạ.

Trả lời:

Câu hỏi của bạn có nhiều phần và chúng tôi xin phúc đáp từng phần thông tin như sau:

- Đang mang thai 1 tháng nhưng không biết là thai con so hay con rạ (để có kinh nghiệm trong các thai kỳ trước đó có bị như vậy không? Nếu có triệu chứng nhức đầu, ớn lạnh và ho nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và nhớ cho thuốc phải báo với bác sĩ em đang mang thai 1 tháng để tránh các tác dụng ngoại ý trên mẹ và thai nhi;

- Nhức xương là có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứ không nhất thiết phải do một nguyên nhân cụ thể nào, chẳng hạn thiếu canxi máu, sang chấn xương, cảm cúm, nhiễm tác nhân nhiễm trùng, đi lại làm việc nhiều, …nhìn chung rất nhiều nguyên nhânà em nên đi khám chuyên khoa cơ xưng khớp và nên nhớ báo cho bác sĩ biết là mình đang mang thai 1 tháng;

- Em có ý định làm xét nghiệm tổng quát, nhưng gói bao của một xét nghiệm tổng quát rất thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu xét nghiệm của em là gì và gói khám sức khỏe tổng quát nào. Số tiền dao động từ 700.000 đến 9.000.000 đồng (tùy thuộc vào kỹ thuật, phương pháp xét nghiệm và cơ sở khám chữa bệnh);

- Kết quả của một xét nghiệm tổng quát doa động có thể lấy ngay trong ngày và có thể sau 2 ngày nếu có một số yêu cầu xét nghiệm đặc biệt.

Phạm Ngọc Th. Ngocthangpham10@........

Hỏi: Xin cho e hoi, E bị ngứa như nhiễm kí sinh trung sán đầu chó. Chi phí chữa bệnh sán đầu chó khoảng bao nhiêu. Ra viện có giải quyết bảo hiểm y tế không. Và ở trong tỉnh, bệnh viện nào xét nghiệm được loại kí sinh trùng này. Em cảm ơn!

Trả lời: Ngứa là một triệu chứng chứ không phải là bệnh cụ thể nào hết, nên ngứa của bạn không nên quy kết ngay là ký sinh trùng sán đầu chó mà nên được khám và xét nghiệm tìm ra ngyên nhân nào là chính đã dẫn đến dấu hiệu ngứa của bạn.

Chi phí điều trị của một ca nhiễm ký sinh trùng thường dưới 1 triệu, có thể giải quyết bảo hiểm y tế nếu bạn đến các cơ sở điều trị có thực hiện chế độ khám và thanh toàn Bảo hiểm cho phép. Chúng tôi cũng xin đính chính, không có ký sinh trùng sán đầu chó.

Trong tỉnh – chúng tôi không biết bạn đang ở tỉnh nào, nên không thể trả lời cụ thể được, song chúng tôi biết là hầu hết các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên đều có vài cơ sở xét nghiệm loại ký sinh trùng này.

Nguyễ Bùi Bảo Châu-fanexo150@...

Hỏi: Khám GIUN XÁN CHÓ ở bệnh viện Ký Sinh Trùng Quy Nhơn có tốt hay không?

Trả lời: Xin cảm ơn vì bạn đã đặt câu hỏi nhưng rất tiếc chúng tôi không thể trả lời vì chúng tôi không biết bạn đang hỏi ai? và cần ai trả lời? hơn nữa chúng tôi không nghe nói đến GIUN XÁN CHÓ mà chỉ có ấu trùng giun đũa chó mèo hoặc sán dải chó, giun móc chó mà thôi. Còn khám giun/ sán dải chó ở bệnh viện Ký sinh trùng Quy Nhơn có tốt hay không, bạn nên đến xét nghiệm rồi sẽ có nhận xét.

Thân chúc bạn và gia đình khỏe!

8. Sơn-sonkietyen@.........

Hỏi: Xin chao bac si? Em co lam xet nghiem Toxocara IgG ở phong kham ở Buôn ma thuột và được lấy máu chuyển xuống phòng kham đa khoa Hoà Hảo TP.Hồ Chí Minh làm xét nghiêm. Ket qua la POS: 0.58 khoảng tham chiếu (< 0.25 OD, Gz: 0.25 - 0.35) và các bác sĩ chỗ em kêu em bi nhiễm và bảo điều tri tai đây, nhưng em cũng không biêt chỗ em ở có đủ kinh nghiêm điều trị được hay không nữa. Kính mong bác sĩ tư vấn giúp em để em được điều tri dưt điểm? và nếu em xuống vien VSR-KST-CT Quy Nhơn thi điều tri bao nhiêu lâu. Để em sắp xếp. Cảm ơn các bác sĩ nhiều!

Trả lời: Chúng tôi được biết là kết quả này thực hiện ở một trung tâm có chất lượng tiêu chuẩn quốc tế về các xét nghiệm-Trung tâm chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo với ngưỡng tham chiếu đó thì xét nghiệm của bạn là dương tính, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào một xét nghiệm đơn thuần mà trong khi không có một triệu chứng lâm sàng nào trên cở thể bạn thì chưa nên điều trị mà chỉ thực hiện điều trị sổ giun đơn thuần theo định kỳ là đủ.


Việc điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo có thể bạn điều trị ở tất cả các cơ sở y tế, ngay cả tại Buôn Ma Thuộc, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đi đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa về ký sinh trùng là tốt nhất và ở đó, các bác sĩ sẽ khám và theo dõi cho bạn cụ thể hơn! Nếu xuống viện điều trị thì có thể điều trị ngoại trú, chứ không nhất thiêt phải nằm viện và bạn có thể điều trị, lấy thuốc và về trong ngày, sau đó các bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám.

Tien dung-Tdluckyboytd………..

Hỏi: Chào bs, tình trạng của e là ngứa từ đầu tới chân mỗi khi nóng trong người. Rất ngứa mà k nổi mẩn, chỉ khi gãi mới xuất hiện mẩn hay nổi nút trắng có mọng nước. uống thuốc k khỏi. vậy theo bs e bị j ạ. Và đang điều trị viêm gan b có dùg dk thuốc stadasone 16 k?

Trả lời:

Câu hỏi của bạn phải nói là rất khó hiểu, không đầy đủ và nếu chỉ mô tả các triệu chứng như thế chưa đủ kết luận là bạn đang bị gì, nên chúng tôi khuyên bạn nên đến chuyên khoa da liễu hoặc các phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để bạn được khám và điều trị theo đúng bệnh đã được xác định và khi dùng thuốc một cách an toàn và hiêu quả. Vì trên thực tế, ngứa đâu phải là một bệnh mà nó chỉ là một triệu chứng không điển hình của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh nội khoa, bệnh da liễu, nhiễm độc, truyền nhiễm, nhiễm trùng ký sinh trùng, nhiễm nấm,…thậm chí có những bệnh nhân vì tiếp xúc một nghề nghiệp nào đó đăc thù cũng có thể gay viêm da cơ địa, viêm da do tiếp xúc và viêm da nghề nghiệp. nói chung là cần phải khám bác sĩ mới có thể định bệnh cho bạn được nhé!

Hơn nữa bạn đang bị viêm gan virus B (HBV), nên việc dùng thuốc cần phải thận trọng hơn để tránh các tác dụng ngoại ý trên nhu mô gan của bạn.

Lần nữa xin chúc bạn khỏe và đi khám bệnh sớm để được phát hiện và điều trị.

Trần Thị Tuyến-Tuyentran252…….

Hỏi: Nam 22 tuổi bị ngứa từ thắt lưng xuống rới chân, đã bị mấy năm rồi. Đi xét nghiệm máu có kết quả: NEU% 43,2 (M, F = 49 - 65,5), NEU 2,87 (M, F = 2,94 - 6,55), EOS% 16,1 (M 0,6 - 5,8, F 0,7 - 4,9), ESO 1,07 (M 0,03 - 0,58, F 0,04 - 0,5). Còn những chỉ số khác bình thường. Cho em hỏi bạn đó bị gì vậy ạ, chỉ số trên nói lên điều gì ạ. Bạn đó cũng đã xét nghiệm giun đũa chó, kết quả âm tính. Bạn ngưa vùng chân chỗ nhiều lông. Có khi nào bị viêm nang lông không ạ. Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Trả lời:

Cảm ơn một câu hỏi mô tả chi tiết đầy đủ, trong các thông số của công thức máu toàn phần chúng tôi chỉ nhìn thấy có chỉ số bạch cầu ái toan tăng coa hơn so với mức bình thường là 16.1%, trong khi trị số tham chiếu trong ngưỡng cho phép là 0.6-5.8%. Đây là bệnh gì thì chúng tôi cũng khó có thể xác định đó là bệnh gì vì thông số này có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau ở trên cơ thể, chẳng hạn bệnh do ký sinh trùng, hoặc một số bệnh lý ác tính.


Hoặc viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan, do đó chúng tôi đề nghị các bạn nên đi khám bệnh lý về chuyên khoa da liễu và các bệnh ký sinh trùng. Họ sẽ khám thực thể và quan sát các dạng thương tổn của bạn cũng như các chỉ định xét nghiệm phù hợp nhất để bạn của bạn được điều trị với các thuốc an toàn và hiệu quả nhất.

Thân chúc bạn khỏe!

Trần Mạnh Quân-kzuntran90@.........

Hỏi: thưa B/s em bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay, sưng, lan ra từng mảng trong 2 tháng. 2 hôm trước em có tới viện khám và xét nghiệm máu thì bị dương tính (+) sán chó. Bác sĩ kê đơn cho em uống 5 viên Pizar 3mg. Sau khi em uống, cảm thấy rất là ngứa, mẩn đỏ ở tay chân bụng lưng. Nói tóm lại, toàn thân đều nổi mẩn ngứa, khó chịu hơn là lúc trước khi điều trị... bác sĩ cho em hỏi, đó là tác dụng phụ của thuốc hay sao ma em lại bị như vậy ? Em cám ơn bác sĩ.

Trả lời:

Trước tiên chúng tôi xin đính chính với bạn là nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay sán dải chó là hoàn toàn khác nhau, vì phác đồ điều trị cũng như biểu hiện bệnh khác nhau, theo dõi diễn tiến điều trị của bệnh cũng khác nhau. Bên cạnh đó, bạn có điều trị thuốc nhưng sau khi uống thuốc lại có triệu chứng có vẻ nặng hơn so với lúc chưa uống thuốc, đó có là các tác dụng phụ của thuốc hoặc dị ứng thuốc mà cũng có thể bệnh không đáp ứng vớiliệu trình điều trị như trên.

Do đó, chúng tôi đề nghị cần đi khám và xét nghiệm một cách đầy đủ để được dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Thân chúc bạn khỏe!


Thái-Condaigia_anchoi_sogimuaroi@………

               Hỏi:Em bị ngứa toàn thân, cách đây 1 tháng e có làm xét nghiệm máu ở bv kst Quy Nhơn kết quả bị nhiễm vi khuẩn HP. Bác sĩ đã kê đơn thuốc uống 1 tháng và hẹn 3 tháng sau tái khám. Còn 2 ngày nữa e mới uống hết thuốc nhưng tự dưng e bị ngứa lại xin hỏi bây giờ e phải làm sao?

Trả lời:

Trong suốt quá trình dùng thuốc có thể các bác sĩ có kê đơn thuốc có thuốc chống dị ứng cho bạn, nên trong suốt quá trình này bạn không cảm thấy ngứa, nên sau khi hết thuốc bạn có cảm giác ngứa trở lại là có thể. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là một trong những tác nhân có thể gây cho bạn bị ngứa và nổi mẩn, mày đay đã được ghi nhận trên y văn.

Hầu hết các phác đồ điều trị vi khuẩn HP đã được phổ cập và rất phổ biến nên các bác sĩ đã chỉ định đúng cho bạn trong liệu trình từ 3-4 tuần là phù hợp nhất.

Có thể một số trường hợp sau khi điều trị có phản ứng dội (rebound) gây ngứa trở lại không chừng, nếu vậy bạn có thể điện thoại trực tiếp cho bác sĩ điều trị cho bạn, số điện thoại nằm bên dưới của đơn thuốc của bạn để tiện trao đổi trực tiếp về diễn biến bệnh của bạn nhé.


Thành-thanhnguyendno@...........

Hỏi: Con tôi 2 tuổi, nặng 10kg, cháu thường xuyên bị nổi mẩn đỏ ở lưng, cổ và trước ngực và rất ngứa, nhìn giống như bị nổi rôm. Ngoài ra, cháu còn rất hay bị xổ mũi, cháu ăn uống bình thường? vậy xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì? Tôi muốn đưa cháu đi khám bệnh thì có phải liên hệ trước hay không?

Trả lời:

Với các thông tin bạn đưa ra quá sơ sài nên không thể xác định ngay là con bạn đang bị bệnh gì và thường các trẻ dưới 2 tuổi hoặc dao động trong khoảng 2 tuổi các cháu dễ bị các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa bởi các tác nhân vi khuẩn và virus.

Nếu bạn muốn đưa cháu đi khám bệnh thì không cần liên hệ trước với Viện mà bạn có thể có đến trực tiếp viện vì thời gian làm việc ở tất cả các ngày trong tuần.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi!

Khanh-phuongkhanhptd@........

Hỏi: Thưa bác sỹ con tôi bị nổi mẫn đỏ ở lưng, trước ngực và ở cổ, rất ngứa.cháu còn bị sổ mũi.năm nay cháu được 2 tuổi, nặng 10kg ,ăn uống vẫn bình thường.vậy xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì? Tôi muốn đưa cháu đi khám thì có phải liên hệ đặt chỗ trước không?

Trả lời: Bạn có thể xem phần phúc đáp ở trên (Thành-thanhnguyendno@...........)

Dương-ocean_2503@......

Hỏi: Chào bác sĩ, em là nam giới năm nay 28t, khoảng hơn nửa năm nay người em thường hay bị nổi nhọt hết đợt này đến đợt khác (trước đây mặt em không có mụn), mỗi lần bị nhọt là em đi khám bs và được cho kháng sinh uống, các loại thuốc kháng sinh mà mấy tháng nay bs cho em uống là từ Zinnat 500mg, Travinat 500mg, Piclyn 300mg (Clindamycine), Oxacicline 500mg.

Em đều uống đủ liều và đúng giờ, nhưng cứ ngưng thuốc là khoảng 1 tháng sau mụn nhọt lại tái phát chỗ khác (từ chân đến bẹn, ngực, nách, cổ, mặt và đầu) tuần trước lại bị nổi tiếp ở cằm và em vô khoa da liễu BV Nguyễn Tri Phương khám thì bác sĩ nói có thể do bị ấu trùng dưới da và cho em uống thuốc tẩy giun Thiabendazol 500mg và kháng sinh Kamydazol (metronidazol 125mg).

Cho e hỏi là đang bị nhọt mà điều trị giun có nguy hiểm không? và 2 loại thuốc này uống với nhau có tương tác gì không ạ? vì e nghe nói nếu điều trị giun lươn mà cơ thể đang suy giảm miễn dịch giun có thể vào phổi và não gây áp xe phổi, não rất nguy hiểm.

Mong bác sĩ trả lời giúp em và có thể được thì chẩn đoán bệnh tình của em giúp ạ.

Em xin cám ơn bác sĩ

Trả lời:

Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn vì sự tín nhiệm của bạn đối với trang tin và chuyên mục trả lời hỏi đáp của chúng tôi để đặt phần câu hỏi này rất chi tiết. Chúng tôi cũng rất trân trọng các kiến thức mà bạn đã tham khảo trên các thông tin và kiến thức y học khi nhận được kết quả xét nghiệm của bạn.


Theo như mô tả của bạn, chúng tôi nghĩ rằng bạn bị mụn trứng ca là rõ ràng và có thể nhiễm giun sán là đồng thời, nhưng dấu hiệu và các triệu chứng không đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng là thuốc đặc hiệu để điều trị mụn trứng cá, song cứ mỗi lần ngừng sử dụng thuốc là bị trở lại, điều này cho thấy rằng bạn cần thêm các khâu vệ sinh cá nhân, đặc biệt vệ sinh vùng da mặt và các vùng khác đang bị ảnh hưởng, hạn chế dùng nước nóng để rửa mặt, hạn chế dùng xà phòng để rửa mặt quá nhiều lần trong ngày hoặc liên tục vì sẽ làm cho da chúng ta bị khô đi và mất các yếu tố bảo vệ da hoàn hảo.

Một vấn đề nữa là bạn cần quan tâm đến chu kỳ kinh nghuyệt của bạn có đang bị rối loạn hoặc u xơ tử cung và u nang buồng trứng hay không vì các yếu tố đó có thể làm thay đổi cân bằng nội tiết tố của bạn, làm dễ phát sinh mụn trứng cá thêm.

Việc điều trị mụn trứng cá và giun sán đồng thời cũng đã từng áp dụng trong các phác đồ điều trị và có thể có tương tác có lợi với nhau và giảm đi các loại thuốc không cần thiết mà các đơn thuốc lẻ từng bệnh phải dùng thêm. Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị đồng thời hay không phải od các bác sĩ chuyên khoa quyết định chứ không nên tự ý dùng thuốc dễ dẫn đến thất bại điều trị và các tai biến và tác dụng ngoại ý của thuốc càng thêm trầm trọng.

Thân chúc bạn khỏe!

Lê Tràn Thảo N., 43 tuổi, Tuy Hòa, Phú Yên, 0913….

Hỏi: Xin thưa các bác sĩ, tôi năm nay 44 tuổi, không hiểu sao gần đây tôi bị chứng mất ngủ và rất khó ngủ vào ban đêm. Nghề nghiệp của tôi là công nhân, không có áp lực công việc cũng như không có chuyện gì buồn phiền trong thời gian mất ngủ. Xin các bác sĩ chỉ cách chữa trị để cho tôi có được giấc ngủ ngon. Chân thành cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:

Trước hết, chúng tôi xin chia sẻ với bạn về các lo lắng về tình trang mất ngủ của bạn tỏng thời gian vừa qua, khi mất ngủ có thể dẫn đến nhiều tác động xấu trước hết là sức khỏe con người và sau đó là chế độ làm việc thường nhật của bạn sẽ thay đổi và có thể không còn hiệu quả như khi chúng ta có giấc ngủ ngon. Do vậy, để phúc đáp câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ một số phương pháp và mẹo vặt để giúp bạn trở lại giấc ngủ ngon như ban đầu từ các chuyên gia nghiên cứu bệnh mất ngủ. Bệnh mất ngủ có thể đến với mọi người, mọi lứa tuổi trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Nếu chỉ bị mất ngủ một vài hôm thì cũng không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài tình trạng mất ngủ thì đó là một vấn đề rất đáng lo ngại.


Bệnh mất ngủ có nhiều nguy cơ trở thành mãn tính khi đi kèm với các trạng thái tâm lý khác như: sang chấn tâm lý (stress) kéo dài do công việc, học hành căng thẳng, xung đột trong gia đình, tức giận, lo âu, trầm cảm, nghiện rượu, tâm thần, tuổi tác. Một số liệu thống kê cho biết, có tới khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm, và tỷ lệ những người không được hưởng lợi từ giấc ngủ dù mắt vẫn nhắm, miệng vẫn ngáy cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Nghiêm trọnghơn cả bởi nếu như trước đây tình trạng khó ngủ về đêm, mất ngủ,… thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, thì hiện nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hiệu quả công việc.


Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa. Những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể gây mất ngủ. Do vậy, ngoài việc dùng thuốc hay tác động bằng yếu tố khác thì bạn cần thay đổi những nguyên nhân gây mất ngủ, nó sẽ là cách hiệu quả nhất góp phần cho bạn giấc ngủ ngon.

Tạo thói quen ngủ đúng giờ:

Đây là cách tốt nhất để mang lại một giấc ngủ ngon. Việc làm này sẽ khiến cơ thể phải thích nghi và quen với việc đi ngủ đúng giờ. Các nhà khoa học khuyên chúng ta nên đi ngủ trước 11h tối bởi đây là thời điểm cơ thể thải độc, tái tạo năng lượng tốt nhất.

Tăng cường tập luyện thể thao:

Phương thức này sẽ giúp cho cơ thể có một tinh thần thoải mái, giúp tuần hoàn, lưu thông máu tốt đồng thời các cơ cũng sẽ được vận động, giúp cho giấc ngủ buổi tối sâu hơn. Các bài tập thể dục vào buổi sáng sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất cho giấc ngủ.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:

Chu kì của giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi những thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày. Chúng ta không thể ngủ khi mà dạ dày vẫn phải tiêu hóa thức ăn, do đó bạn không nên ăn no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế các loại đồ uống như cà phê, trà,… bởi nó có chứa lượng chất kích thích lớn, tác động tới hệ thần kinh, nên rất có hại cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn.


Tránh lạm dụng thuốc ngủ:

Khi đầu óc quá căng thẳng hay gặp những sang chấn tinh thần quá mạnh bạn hay cầu cứu tới thuốc ngủ để chữa nguy. Việc này có thể giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ nhưng lại mang đến rất nhiều tác hại gây ảnh hưởng đến dạ dày, ức chế hệ thần kinh, về lâu dài có thể là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào giấc ngủ chập chờn, mộng mị. Để có thể tạm biệt tình trạng ngủ khó ngủ, mất ngủ về đêm, tìm lại giấc ngủ ngon cho cơ thể thì song song với việc khắc phục những nguyên nhân trên, người bệnh cũng nên sử dụng kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên để có được hiệu quả tốt nhất.

Y học cổ truyền sử dụng các cây cỏ có tác dụng bình can tiềm dương, an thần dưỡng tâm, bổ can huyết giúp tạo giấc ngủ sinh lý, trấn tĩnh tinh thần, điều trị các chứng mất ngủ, hồi hộp, lo âu, hoảng loạn, ra mồ hôi trộm. Những cây cỏ rất thông dụng, rẻ tiền, dễ tìm, không độc hại, chúng ta có thể sử dụng hằng ngày vừa như một loại thực phẩm, vừa có tác dụng dưỡng tâm an thần, giúp ngủ yên giấc.

Giấc ngủ là vô cùng quan trong để hồi phục sức khỏe của con người sau một ngày dài làm việc. Tuy nhiên cũng có những người thường khó đi vào giấc ngủ hơn những người khác, hãy áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây để có được một giấc ngủ ngon:


Tắt tất cả các nguồn ánh sáng có màu xanh

Các thiết bị điện tử có trong phòng ngủ như điện thoại di động, đồng hồ kỹ thuật số, tivi… đều có ánh sáng màu xanh, sóng ngắn của ánh sáng xanh có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Vậy hãy tắt tất cả các thiết bị có ánh sáng màu xanh trước khi ngủ 1 giờ để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Tránh ngủ mọi lúc

Nếu cần phải ngủ trưa, cũng chỉ nên duy trì một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút hoặc ít hơn. Trong vòng 8 giờ trước khi ngủ nếu chỉ chợp mắt trong giây lát cũng có thể phá hoại một đêm ngon giấc của bạn. Khi cơn buồn ngủ kéo đến không đúng lúc, tốt nhất bạn có thể đi bộ, uống 1 ly nước hoặc điện thoại cho 1 người bạn.


Không nhìn đồng hồ

Khi không ngủ được, con người thường có xu hướng xem giờ vào buổi đêm, điều này vô hình chung gây cho bạn thêm lo lắng về một ngày bận rộn sắp đến. Tốt nhất nên để đồng hồ vào ngăn kéo hoặc cho nó ở chỗ nào mà bạn không thể nhìn thấy được nếu muốn có giấc ngủ ngon.

Hãy thử kẹp một chiếc gối vào chân

Chứng đau lưng được cho là thủ phạm làm nhiều người khó có một giấc ngủ dài. Giải pháp là đặt một cái gối giữa 2 chân sẽ làm cho sự liên hệ với hông tốt hơn, giảm căng thẳng trên vùng lưng, điều này sẽ giúp giảm đau lưng khi ngủ.

Đặt cổ ở vị trí tự nhiên nhất

Tư thế của cố giúp cho mọi người có giấc ngủ sâu, tránh bị mỏi và cứng cổ sau khi thức dậy. Để có được điều này cần chọn một chiếc gối vừa phải, tránh cao quá hay thấp quá. Cần chọn gối để cột sống và cổ thẳng hàng.

Cần đảm bảo giường đệm bạn luôn sạch sẽ

Các phản ứng hắt hơi, sụt sịt, ngứa hay dị ứng có thể làm phân tán giấc ngủ, nệm và ga gối có thể là nguyên nhân. Cần vệ sinh thường xuyên ga gối để đảm bảo bạn luôn có một giấc ngủ an toàn nhất.


Đảm bảo chức năng của phòng ngủ

Các chuyên gia khuyên rằng, trong phòng ngủ và giường ngủ không nên sử dụng bất cứ chức năng phụ nào như xem tivi, nói chuyện điện thoại… Tất cả những đồ vật xuất hiện trong phòng ngủ chỉ nên góp phần tạo cảm giác thư thái, thư giãn.

Thiết lập đồng hồ sinh học

Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần, sẽ tạo một nhịp sinh học tốt cho cơ thể bạn. Thói quen này sẽ đưa não bộ và cơ thể vào một chu kỳ ngủ - thức lành mạnh. Nhờ vậy, ban đêm bạn sẽ đi vào giấc ngủ nhanh nhất và ngủ ngon suốt đêm.

Tránh xa caffein

Nhiều người thường có thói quen uống cà phê vào bữa sáng, nhưng nếu muốn ngủ tốt, kể từ bữa trưa hãy tránh xa caffein trong cả thực phẩm và đồ uống. Caffein gây cản trở đối với giấc ngủ, kể cả một lượng nhỏ trong chocolate. Thuốc giảm đau hay thuốc giảm cân nhiều loại cũng có chứa caffeine trong đó, cần đọc kỹ thành phần thuốc trước khi sử dụng.


Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Kể cả trước khi đi ngủ, một vài động tác yoga nhẹ nhàng cũng là một biện pháp giúp bạn có một giấc ngủ hoàn hảo.

Tránh ăn đồ ăn giàu năng lượng vào bữa tối

Nếu ăn các đồ ăn giàu năng lượng, hay bổ sung 1 số lượng thực phẩm quá lớn trước giấc ngủ làm cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta phải làm việc nhiều hơn, do vậy sẽ khó có một giấc ngủ ngon. Cần ăn tối nhẹ nhàng, và kết thúc bữa ăn ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.

Không nên uống rượu

Nhiều người nhầm tưởng uống rượu sẽ dễ ngủ hơn. Thực tế là rượu tạo ra hiệu ứng an thần, có thể làm cho bạn buồn ngủ, nhưng sau đó, rượu lại là thủ phạm gây thức giấc vào ban đêm, giấc ngủ trằn trọc. Muốn ngủ tốt, nên uống sữa ấm hoặc trà hoa cúc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Không ăn uống vặt trước khi ngủ

Giống như một đứa trẻ, nếu buổi tối uống quá nhiều nước, hoặc ăn vặt, chúng cần phải thức dậy để đi vệ sinh. Hãy tập thói quen không ăn uống trong vòng 2 giờ trước khi ngủ để không phải thức dậy vào ban đêm, nếu thức dậy bạn sẽ khó trở lại giấc ngủ hơn những người ngủ một mạch đến sáng.

Gạt tất cả mọi việc sang một bên

Khoảng 2-3 giờ trước khi ngủ, tắt đèn và đặt tất cả những công việc, lo lắng của bạn sang một bên, hạ thấp tín hiệu não hoạt động của bạn lại để não có thể sản xuất ra melatonin, một hormone mang lại giấc ngủ.


Loại bỏ những tiếng ồn ban đêm

Những tiếng động ban đêm cũng làm một người khó ngủ tỉnh giấc như tiếng vòi nước, tiếng ho, hay chó sủa… Vậy hãy đảm bảo không có tiếng động nào lọt đến tai bạn khi ngủ như đeo chiếc bịt tai khi ngủ.

Bỏ thuốc lá

Trong thuốc lá có chất nicotine, đây là một chất kích thích giống caffeine, nó làm trầm trọng hơn chứng mất ngủ của con người. Nếu chưa bỏ được thuốc, hãy hút thuốc cách xa giấc ngủ ít nhất 4 giờ.

Để con vật cưng tránh xa giường ngủ

Những con vật di chuyển vào ban đêm có thể làm con người tỉnh giấc. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ mang những con bọ chét, lông thú, phấn hoa lên giường của bạn, những vật này gây ra phản ứng dị ứng, phá hoại giấc ngủ của bạn.

Giải phóng tâm trí

Trước khi ngủ, không nên suy nghĩ nhiều, hãy thư giãn hoặc làm việc gì đó nhẹ nhàng như ngồi thiền, nghe nhạc hoặc tắm nước ấm giúp chúng ta thư thái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.


Thận trọng với thuốc ngủ

Đối với những người mất ngủ thường xuyên, việc sử dụng thuốc ngủ là không tránh khỏi. Tuy nhiên một số loại thuốc ngủ có thể gây nghiện, thậm chí có các tác dụng phụ gây khó chịu cho người sử dụng. Tốt nhất không nên lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, không nên dùng dài ngày, nên thay đổi lối sống và hành vi để có thể ngủ tốt hơn.

Mất ngủ vì những nguyên nhân khác

Nếu mất ngủ kéo dài ít nhất 1 tháng, đã áp dụng tất cả các cách trên mà bạn vẫn không thể ngủ được, hãy tìm đến bác sĩ. Bởi đây có thể là một triệu chứng của một căn bệnh nào đó, điển hình nhất là bệnh trầm cảm, nó là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ, hoặc cũng có thể mắc bệnh như trào ngược axit, hen suyễn, viêm khớp, hay phản ứng phụ của một số loại thuốc. Chỉ có trị tận gốc nguyên nhân mới cho bạn được một giấc ngủ như ý.

Hy vọng với các thông tin, phương pháp và mẹo vặt để khắc phục chứng mất ngủ ở trên sẽ giúp cho bạn lấy lại giấc ngủ ngon nhất.

 

Ngày 09/03/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích