Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 7 5 1 7
Số người đang truy cập
4 4 4
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Trả lời câu hỏi bạn đọc về chuyên ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng tháng 6 năm 2015

Vu The Hien <hienvt@ >

Hỏi: Xin Chào bác sĩ  viện kst Quy Nhơn! Cháu tên Vũ Thế Hiển 25t hiện ở tphcm. thời gian gần đây cháu bị mẩn ngứa nổi mề đay và cháu cũng đã đi khám và xét nghiệm tại trung tâm Medic Hòa Hảo và kết quả XN như sau:

Tên xét nghiêm  Kết Quả       CSBT

WBC                  9.1       (4.0-10.0) 10^9/L

%Neu                58.6      (40-74%)

%Lym                31.9      (19-48%)

%Mono              6.9       (3-9%)

%Eos                 2.3       (0-7%)

%Baso               0.3       (0-1.5%)

#Neu                 5.31      (1.7-7.0)10^9/L

#Lym                 2.89      (1.0-4.0)10^9/L

#Mono               0.63      (0.1-1.0)10^9/L

#Eos                0.21      (0-0.5)10^9/L

#Baso                0.03      (0-0.2)10^9/L

RBC                 6.18 H    (3.80-5.60)10^12/L

Hb                  17.7      (12-18 g/dL)

Hct                 51.1      (35-52%)

MCV                83        (80-97 fL)

MCH                28.6      (26-32 pg)

MCHC               34.6      (31-36 g/dL)

RDW                14.6      (11.0-15.7%)

PLT                  261       (130-400)10^9/L

MPV                 7.6       (6.30-12.0 fL)

SGOT(AST)       19.0      (6-25 U/L)

SGPT(ALT)        17.7       (3-30 U/L)

IgE               575.3 H    (< 130 Ul/mL)

Toxocara IgG       POS 1.41 OD (<0.25 OD,GZ:0.25-0.35)

và kết quả chẩn đoán cháu bi mề đay (vẽ da nổi)/ Nhiễm Toxocara và bác sĩ có cho toa thuốc uống 1 tháng gồm:

1. Ascarantel 6mg (Ivermectine) 2 viên uống 1 liều duy nhất;

2. Destor 5mg (Desloratadine 5mg) 1 lần/ ngày uống buổi sáng;

3. Cetlevo-5 (Levocetirizine dihydrochloride 5mg) 1 lần /ngày uống buổi tối;

4. Bentarecin 80mg (Thymomodulin 80mg) ngày 2 lần sáng 1v tối 1v.

 

Xin cho cháu hỏi kết quả xét nghiệm kết luận chẩn đoán và toa thuốc có phù hợp hay ko? cháu rất hoang mang. Cháu gỏi hình kqxn và toa thuốc (file đính kèm) mong các bác sĩ tư vấn giúp cháu. Chân thành cám ơn các bác sĩ!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi về bệnh của bạn. Với các triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm mà em gởi cho chúng tôi đã có thể đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ca bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo và toa thuốc mà các bác sĩ kê đơn cho là phù hợp với các loại thuốc điều trị ấu trùng di chuyển, thuốc chống dị ứng hai thế hệ khác nhau và thuốc điều hòa miễn dịch. Sau khi uống thuốc xong bạn có thể đợi đến 3 tháng sau đó đi kiểm tra lại các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm để xem diễn biến bệnh đã khỏi chưa và các bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc cho bạn.

Thân chúc bạn khỏe!

Đính đính <dinhdaitayhoa@ >

Hỏi: Con trai tôi 12 tháng tuổi: cháu ăn nhiều nhưng không lớn, chỉ nặng hơn 7kg. Tôi sợ cháu bị nhiễm giun, vậy ở tuổi cháu Viện có thể xét nghiệm máu để phát hiện giun được không? Tôi định vài hôm nữa sẽ chở cháu đi Qui Nhơn để xét nghiệm. Xin nhờ viện trả lời giúp tôi với!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp như sau: việc cháu ăn nhiều nhưng không lớn có thể có nhiều nguyên nhân, mà trong số các nguyên nhân đó có thể hay gặp là cháu hay bị các nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, rối loạn đường tiêu hóa, thiểu men tiêu hóa, rối laonj dung nạp thức ăn, hoặc lao,...chứ không nhất thiết mình nghĩ nhiều đến cháu bị nhiễm giun sán. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể xét nghiệm phát hiện giun sán khi cần thiết. Dù ở lứa tuổi của con bạn việc chỉ định điều trị hoặc sổ giun rất dè dặt, song nếu có bệnh thì cũng nên điều trị càng sớm càng tốt.

 

Trước hết, chúng tôi khuyên bạn nên đưa cháu vào thành phố Hồ Chí Minh đến Trung Tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh để khám và nhậ được các lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng trước, sau đó chúng ta mới có kế hoạch khám tiếp tục bạn nhe.

Chúc cả gia đình chị khỏe!

 

Nguyen hay <haynguyen.vt@ >

Hỏi: Chào bác sỹ, tôi 55 tuổi ở tại Vũng Tàu, năm 1991 tôi làm nghề thợ hồ có triệu trứng khó ngủ và ngứa rất khó chịu, cứ ban ngày đi làm thì tối phải đi nhờ bác sỹ trích thuốc mới chịu được trong thời gian đó người ta bảo tôi bị dị ứng xi măng lên cơ thể phát ngứa, đến năm 1996 tôi bỏ nghề thợ xây và tiếp tục điều trị bệnh bằng các thuốc bôi ngoài da nhưng vẫn không khỏi chỉ thấy bệnh có su hướng bớt. thời gian gần đây tôi thấy trong người thấy rất khó ngủ mặc dù bệnh ngứa chỉ còn 1/10 so với trước đây kèm theo mỗi lần đi cầu, phân không bình thường, thường táo nặng, còn bị bao tử nữa.

Vừa qua tôi có đi khám tại TTCĐ y tế Hoà Hảo ở TP.HCM theo bác sỹ chỉ định tôi cũng có kể cho bác sỹ về bệnh tình của mình như ở trên và mấy hôm sau bác sỹ cho tôi một phác đồ khám và điều trị bệnh. Kết quả xét nghiệm máu đợt 1 như sau:

Cysticercose lgG        Neg 0.01 OD         (< 0.30 OD)

Gnathostoma lgG       Neg 0.21 OD          (< 0.30 OD)

Sero Fasciola lgG       Neg 0.01 OD          (< 0.10 OD, GD:0.1-0.15

Toxocara lgG             Greyzone 0.34OD    (< 0.25 OD, GD:0.25-0.35)

Angiostrongylus cantonensis lgMNEG S/Co=0.06 (S/Co < 1.0)

Angiostrongylus cantonensis lgGNEG S/Co=0.13 (S/Co < 1.0)

Cyticercose lgMNEG S/Co=0.05 (S/Co < 1.0)

Paragonimus lgMNEG S/Co=0.03 (S/Co < 1.0)

Test H.pylori (test hơi thở)NEGATIVE 0.5/1000(NEG <4/1000)

Bác sỹ chuẩn đoán là tôi mắc bệnh sán cho trên não lên tôi rất hoang mang và bác sỹ cho đơn thuốc toa 1:

1/ Niczen(500mg) 25 viên uống thử 1 viên chiều ngày 30/t11 (sau bữa ăn chờ 10 ngày nếu không phản ứng nặng sẽ uống tiếp vào ngày. Thuốc trị ấu trùng (KST não)

(2)* 12,14 - 17,1922,24/t12/2014ngày 1 viên sau ăn sáng, 1 viên sau ăn chiều

(5)* 22,24/ t1 – 27,29/t1 – 2,4/t12015

Thuốc toàn thân

2/ ASCARANTEL 6 17 viên uống thử 1 viên ngày 26/12/2014 (trước ăn trưa 2 giờ) chờ 10 ngày nếu không phản ứng nặng sẽ uống tiếp vào ngày

(4)* 10,12/t1 – 15,17/t1/ 20151 viên trước ăn trưa 2 giờ, 1 viên trước ăn chiều 2 giờ

(6)* 9,11/ t2 – 15,17/t2

3/ ZENTEL (0,2) 16 vỉ ( vỉ 2 viên) uống vào:

(1)* 1,3/t12 – 6,8/t12/2014ngày 1 vỉ sau ăn sáng, 1 vỉ sau ăn chiều

(3)* 29,31/t12 – 4/6/t1

4/ thuốc giải độcMestilose(16)4 viên uống ½ viên vào các ngày bôi xanh của thuốc số 1 (mỗi ngày ½ viên + 1 viên số 1 cữ sáng)

5/ thuốc dị ứng Delopedil(5) 20 viên 1 viên khi bị di ứng và báo bác sỹ ngay

9/ thuốc trợ gan Foratec(7,5) 60 viên uống 1 viên trước ăn trưa các ngày 2,3,4,6,cn/ tuần

10/ thuốc ngủ Mimosa 50 viên, Elavil(25) 12 viên uống 2,4,6,cn/tuần nếu khó ngủ

11/ thuốc trị dạ dày Rabekon (20) 1 viên tối 2,4,6,cn/tuần

12/ thuốc bổ Pharaton (sủi) 12 viên uống 1 viên trưa thứ 2,6/tuần

13/ và Neurobion: 12 viên uống 1 viên trưa thứ 2/tuần

14/ Calci (sủi) 24 viên uống 1 viên trưa thứ 3,7/tuần

Trong khi uống thuốc tôi thấy bao tử cứ ran ran đau, đầu thì cứ om om, uống sau khoảng thời gian 1 tháng 10 ngày thi thấy bắt đầu có triệu trứng phát ban, ngứa toàn thân. Tôi có điện cho bác sỹ, bác sỹ bảo là đó là do ký sinh trùng phản ứng thuốc và thải ra các chất làm cho cơ thể ngứa ngáy, nhưng không sao vẫn uống thuốc theo chỉ dẫn khoảng 10 ngày sau tôi thấy hết ngứa. Còn về triệu chứng khó ngủ thì vấn khó ngủ ngay khi uống thuốc ngủ như chỉ định của bác sỹ. Sau khi uống hết toa đầu tiên tôi đi tái khám, kết quả tái khám như sau:

VITAMIN B121129 H(211 - 911 PG/ML)

Free T41.00(0.71 – 1.85 NG/DL)

IgE623.7 H(< 130UI/ML)

Strongyloides stercoralis IgGNEG 0.02 OD(<0.20 OD, GZ: 0.2-0.3)

Gnathostoma IgGNEG 0.04 OD< 0.30 OD

Toxocara IgGGreyzone 0.30 OD(<0.25 OD, GZ: 0.25-0.35)

Angiostrongylus cantonensis IgMNEG S/Co=0.11 (S/Co < 1.0)

Bác sỹ tiếp tục cho uống toa 2 với liều lượng giống như toa đầu tiên chỉ có giảm thuốc số 3/ ZENTEL (0,2) 18 vỉ ( vỉ 2 viên) uống 1 vỉ 2 viên sau ăn sáng. Tất cả những gì tôi nêu trên mà bản thân tôi rất hoang mang thứ nhất là thuốc đặc trị về giun sán có tác hại đến cơ thể rất lớn mà bác sỹ cho uống số lượng rất nhiều lên tôi mong Bác sỹ tư vấn giúp cho tôi để tôi có hướng điều trị cho tốt hơn. Tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Trước hết chúng tôi xin chia sẻ với bạn về bệnh tình đã đi cùng với nghề nghiệp của bạn sau một thời gian dài mà chúng tôi trên lâm sàng gặp nhất nhiều, đó chính là viêm da do nghề nghiệp hay viêm da do tiếp xúc, tuy nhiên trong mail bạn gởi đến chúng tôi không thấy bạn có đề cập mình có uống bia, rượu nhiều không vì trên thực tế các thợ hồ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên có thói quen uống bia rượu sau mỗi bữa chiều, ngay cả bệnh tình xảy ra cũng vẫn còn uống. Do vậy, việc tiếp tục bệnh trạng xảy ra là không thể loại trừ và chấm dứt được.

 

Trên thực hành lâm sàng, mỗi căn bệnh đều có phác đồ điều trị cụ thể và rõ ràng, theo đúng chỉ định cũng như có hướng dẫn cụ thể. Đôi khi, có thể thầy thuốc áp dụng các phác đồ theo kinh nghiệm của họ nên có thể không phù hợp với các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Trung Tâm CDC và của Bộ Y tế, điều này dẫn đến một số ca có thể bị một lượng thuốc quá tải và gây độc cho gan và một số cơ quan khác là có thể.

Hiện nay, xu hướng các bệnh lý viêm da tiếp xúc đã được các chuyên gia da liễu hướng dẫn cụ thể, bạn có thể truy cập tìm thông tin trên mạng rất nhiều, chủ yếu là tránh tiếp xúc hoặc phơi nhiễm lặp lại với các chất vốn dĩ trước đây bạn đã viêm da từ nó, thứ hai là do các chát ăn mòn nên giờ đây nên làm thế nào cho mềm da và cho làn da trở về bình thường, không nên lạm dụng quá nhiều loại thuốc hoặc xà phòng mang tính chất tẩy rửa da nhiều quá không nên, càng làm nặng thêm bệnh.

Thân chúc bạn khỏe!

 

Nguyen Thu Trang <nguyenthutrangdnvn@>

Hỏi: Xin chào các Bác sĩ, mong mọi người tư vấn giúp em. Em 28 tuổi, sau Tết vừa qua, em hay bị ngứa da nhưng không nổi ban (trước đây không bị như thế này), cảm giác con gì bò và bụng hay sôi, nghe tiếng ooc ooc (tháng 12 có uống Fugacar), nhưng đi cầu bình thường. Tết về có ăn rau sống, nem chua, ốc sò nướng. Lên mạng tìm thông tin và có vào web mình đọc, nên em đã đi xét nghiệm giun sán. Cụ thể kết quả xét nghiệm máu:

Sán lá ở gan 0.412

Giun lươn 0.423

Giun đũa chó 3.60

Ấu trùng sán heo 0.375

ALT/GPT 11.86   40.00 u/l

AST/GOT 21.25  41.00 u/l

Creatinine 0.71  1.30 mg/dl

Eo : 01%.

Xét nghiệm mẫu phân thấy không có trứng giun sán.

BS kết luận không bị gì cả, chỉ là nhiều giun hơn bình thường. Em cũng chưa hỏi được nhiều. Kê 3 viên thuốc DidAlben 400mg uống trong 3 ngày. Do mới lấy kết quả nên em vẫn chưa uống thuốc. Qua tìm hiểu thấy bên mình là chuyên khoa, nhưng em không có điều kiện tới đó. Vậy, các BS vui lòng xem kết quả và chi tiết tình hình giúp em được không ạ, em xin chân thành cám ơn! Kính chúc sức khỏe các BS.

 

P/s: Lúc trước, lâu lâu em có bị nổi vài ban giống mề đay ở cùi chỏ tay phải, hoặc ở bụng, rất ngứa, nhưng trong ngày là hết, lúc đó em chỉ nghĩ là bị dị ứng ăn uống hay thời tiết. Vài năm nay không bị nữa. Và, thỉnh thoảng buổi sáng hoặc chiều chiều sau lưng có cảm giác bị một luồng hơi nóng bừng dội vào khoảng chừng 1 phút, cái này giờ vẫn bị. Khám tổng quát không ra bệnh. Không biết có liên quan gì tới giun sán lá phổi gì nữa không ạ!

Trả lời:

Ngứa là một triệu chứng chứ không phải là bệnh và triệu chứng sôi bụng cũng chỉ là một triệu chứng mà chúng ta có thể gặp trong nhiều bệnh lý nội khoa và da liễu khác, do vậy nếu chỉ với các xét nghiệm trên, chúng tôi nghĩ rằng vẫn chưa đủ vì còn rất nhiều loại giun sán hay gặp trong thời gian gần đây có thể chúng ta mắc phải bạn ạ, hơn nữa các khảo sát trong đường tiêu hóa cũng chưa đầy đủ ,...nên chúng tôi chưa thể tư vấn gì hơn bạn ạ. Bạn có thể đi khám chuyên khoa nội và da liễu để chẩn đoán và điều trị thích hợp hơn!

Thân chúc khỏe!

Сергей <induist@ Điều trị cho bệnh nhân Nga (Treatment for russian patient)

Hỏi: Chào các anh/ chị, Tôi tên là Sergey, tôi là người Nga, tôi tạm trú ở Việt Nam. Tôi rất mong các anh/ chị chạy chữa cho chị gái tôi là người Nga, 40 tuổi, hiện đang sống ở Nga.  Chẩn đoán bệnh là bệnh giun lươn ở dưới da và mô.  Ở Nga những căn bệnh dạng này người ta không chữa được. Ở bệnh viện của các anh/ chị có chữa được căn bệnh này hay không ? 

Tất cả thông tin liên quan đến chuẩn đoán bệnh, phương pháp chữa bệnh, thuốc men tôi gửi ở  file đính kèm. Hãy cho tôi biết các anh/ chị sẽ chữa cho bệnh nhân như thế nào, phác đồ,  phương pháp điều trị? có cần phải nằm lại ở bệnh viện hay không?  Hay là có thể khám ngoại trú, thời gian chữa bệnh mất bao lâu? Chi phí hết khoảng bao nhiêu? Cần những giấy tờ gì từ bệnh nhân? Vui lòng trả lời tôi theo địa chỉ e-mail này (có thể bằng tiếng Việt, sẽ có người dịch lại cho tôi) hoặc trả lời qua điện thoại cho cô H.  0902466…. Cảm ơn các anh/ chị trước.

Triệu chứng:

Nhiễm trùng xảy ra trong khoảng thời gian từ 1-6 /05/ 2013 trong khu vực Moscow. Nghi ngờ rằng bệnh xảy ra thông qua niêm mạc của các cơ quan sinh dục bên ngoài, vì ở khu vực này đỏ và ngứa trầm trọng. Ngày 10/6/2013 cũng xuất hiện ngứa (ngứa mạnh lên trong vài giây) ở những vùng bị nhiễm. Ngứa biến mất sau khoảng 1,5 tháng.

21/6/2013: cảm thấy khó chịu và động đậy trong mắt và hốc mắt, dưới da đầu à Tiếp theo trên toàn bộ khuôn mặt;

Ngày 30/06/2013: xuất hiện sưng mí mắt.

Ngày 06/07/2013: co giật (không mạnh lắm) cơ ở vùng bị ngứa (bị bò). Xác định vùng bị nhiễm (trong các mô của bộ phận sinh dục, mông, khuôn mặt, hốc mắt, lưng, chân, đầu) và dần dần lan ra những vùng khác;

Ngày 30/07/2013: bị đột ngột nổi cơn đau đầu, chuột rút chân tay.

Kể từ tháng 9 năm 2013: sưng trên bộ phận sinh dục;

24.11.2013: Phẫu thuật ruột thừa (mủ);

Kể từ tháng 12 năm 2013: bị phát ban trên mặt và da đầu rất bất thường;

Tháng 01.2014: tại Khoa bệnh nhiệt đới và ký sinh trùng (RAMS) trong các mẫu phân tích bằng phương pháp Berman tìm thấy ấu trùng S. stercoralis và chẩn đoán bị nhiễm giun lươn Strongyloides spp. bởi bà Konstantinova TN (Phó Giáo sư, Khoa bệnh nhiệt đới và ký sinh ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga).

 

Điều trị:

1. Uống Nemozola (Albendazolum 400 mg) theo liều:

- Từ 19/02-18/3/2014: uống đợt thứ nhất là Nemozola (Albendazolum 400 mg), một viên/ lần x 2 lần/ ngày x 28 ngày, kết hợp với Essentiale;

- Trong khi uống Nemozola vào ngày thứ 4 - thứ 18 biểu hiện ngứa tăng lên ở tất cả các vùng bị bò ngứa bao gồm cả trong đầu. Sau khi kết thúc uống thuốc (khoảng 4-5 ngày) thì ngứa cũng gia tăng ở tất cả các vùng bị bò ngứa;

- Từ 9/4/2014-7/5/2014: uống đợt thứ 2 là Nemozola (Albendazolum 400 mg) x 2 lần/ ngày (28 ngày) (kết hợp với Essentiale);

- Từ 26/5/2014-22/06/2014: dùng đợt thứ 3 uống Nemozola (Albendazolum 400mg) x 2 lần/ ngày x 28 ngày, kết hợp với Essentiale);

-Từ 26/11/2014-9/12/2014: uống Nemozola (Albendazolum 400 mg) x 2 lần/ ngày x 14 ngày, kết hợp vớiRifampicin x 1 viên (150 mg) x 3 lần/ ngày x 14 ngày.

- Từ 10/3/2015-23/3/2015: uống Nemozola (Albendazolum 400 mg) x 2 lần/ ngày x 14 ngày, kết hợp với Rifampicin 1 viên (150 mg) x 3 lần/ ngày x 14 ngày;

Kết quả điều trị : uống Albendazolum có giảm đáng kể sự bò và co giật cơ bắp. Sau khi kết thúc đợt uống thuốc này thì bị bò, ngứa, co giật lại trở lại

2. Uống Ivermectin viên (Pizar 6 mg sản xuất tại Việt Nam do ở Nga không có thuốc này):

- Từ 07.7.2014-08.8.2014, uống 5 tuần liên tiếp, trong 4 ngày liên tiếp 2 viên Ivermectin 1 lần/ ngày (12 mg);

- Từ 13.08.2014 - 24.09.2014, uống 8 tuần liên tiếp, 2 viên Ivermectine 1 lần/ tuần (12 mg).

à Tổng cộng uống 56 viên tất cả (6mg).

Kết quả điều trị theo 2 đợt uống Albendazolum và Ivermectin:

- Biểu hiện bò và co giật cơ bắp đã giảm đáng kể;

- Sưng bộ phận sinh dục dần dần biến mất;

- Tiểu không kiểm soát biến mất;

- Tần số cơn đau đầu đã giảm đáng kể;

- Phát ban trên mặt và da đầu biến mất (nhưng thay thế bằng những đốm lớn);

- Tần số bị chuột rút giảm đáng kể.

à Sau đó, bò và ngứa, co giật trở lại !!!.

3. Uống Fansidar (Pyrimethaminum/Sulfadoxin):

- Từ 19.11.2014-25.11.2014: uống Fansidar (Pyrimethaminum/Sulfadoxine) dùng 1 viên 500 mg x 2 lần/ ngày x 3 ngày, tiếp theo là 1 viên (500 mg) x 1 lần/ ngày x 4 ngày, kết hợp với Rifampicine 1v (150 mg) x 3 lần/ ngày (14 ngày).

Xét nghiệm huyết thanh

- Máu vào mùa hè năm 2013 tại Viện nghiên cứu ký sinh trùng

+ Blood o­n Dirofilariosis và giun chỉ (-)

- Máu, tháng 9 năm 2013 với giun đũa, Toxoplasma, bệnh Lyme, nhiễm Giardia. Kết quả (-);

- 30.01.2014: Nemozolom (1v) xét nghiệm phân để tìm giun lươn (+);

- Máu, tháng 2.2014: giunlươn (-);

Phân tích lâm sàng:

13/02/2014 (dnkom) Trước khi uống Nemozola,: bạch cầu ái toan 19% (bình thường 1-5);

04/03/2014 (GP180): ngày thứ 14 uống Nemozola:bạch cầu ái toan là 2%, Lympho là 49 (bình thường 19-39), phân đoạn 37% (bình thường 47-72%)

10/03/2014 (Hemotest): ngày thứ 20 uống Nemozola:bạch cầu ái toan 2,9%, Lympho là 33,5%, phân đoạn 58 (bình thường 47-72);

- Hiện nay, vẫn bị bò, ngứa trong các mô của bộ phận sinh dục, mông, khuôn mặt, hốc mắt, lưng, chân, đầu, cũng như co giật cơ cục bộ trong những vùng bị giun lươn bò.

Симптомы:

Заражение произошло в период с 1 по 6 мая 2013 года в Московской области.

Подозрение, что заражение произошло через слизистую наружных половых органов, т.к. очень активное ползание началось мгновенно именно в этой зоне с покраснением и сильным зудом.

С мая 2013 по 10.06.2013г чувство ползания (шевеления, зуда) распространилось по всему телу, кроме головы.

С 10.06.2013 также добавилось покалывание (не резкое, нарастающее неск. секунд) в местах ползания (шевеления, зуда). Покалывание исчезло примерно через 1,5 месяца.

21.06.13 почувствовала дискомфорт и шевеление в глазах и глазницах, под кожей головы. Далее на всем лице.

С 30.06.2013 – появилась отечность на веках

С 06.07.2013 – подергивание (не резкое) мышц, в очагах шевеления (ползание). Определились очаги шевеления, примерно постоянные (в тканях гениталий, ягодиц, лица, глазниц, спины, ног, головы), периодически добавляются новые очаги.

С 30.07.2013 – появились летучие (мигрирующие) и распирающие головные боли, судороги конечностей.

С сентября 2013 г. – отечность на гениталиях

24.11.2013 – операция аппендицит (гнойный)

С декабря 2013 года – несвойственная сыпь на лице и волосистой части головы

В январе 2014 года – на кафедре тропических и паразитарных болезней (РАМН) в анализе кала по методу Бермана обнаружены личинки S. Stercoralis и поставлен диагноз Strongyloides.

Выдано заключение российским паразитологом Константиновой Т.Н. (доцент кафедры тропических и паразитарных болезней при Российской Академии Медицинских Наук).

Лечение:

Прием Немозола (Albendazolum 400 mg) по протоколу:

- С 19.02.2014 (до 18.03.2014)– 1-й курс приема Немозола (Albendazolum) - 1 таблетка (400 mg) * 2 раза в день (28 дней) (в сочетании с Essentiale).

На фоне приема Немозола на 4-й день, 18-й день усиление во всех очагах ползания (шевеления, зуда), в том числе в голове. После окончания приема (примерно на 4-5 день) также усиление во всех очагах ползания (шевеления, зуда);

- С 09.04.14 (до 07.05.14) - 2-й курс приема Немозола (Albendazolum) - 1 таблетка (400 mg) * 2 раза в день (28 дней) (в сочетании с Essentiale);

- С 26.05.14 (до 22.06.14) - 3-й курс приема Немозола (Albendazolum ) - 1 таблетка (400 mg) * 2 раза в день (28 дней) (в сочетании с Essentiale);

- с 26.11.14 (по 09.12.14) – курс приема Немозола (Albendazolum ) - 1 таблетка (400 mg) * 2 раза в день (14 дней) в сочетании с Рифампицин (Rifampicinum) - 1таблетка*(150 mg) * 3 раза в день (14 дней).

- с 10.03.15 (по 23.03.15) – курс приема Немозола (Albendazolum ) - 1 таблетка (400 mg) * 2 раза в день (14 дней) в сочетании с Рифампицин (Rifampicinum) - 1таблетка*(150 mg) * 3 раза в день (14 дней).

ИТОГ лечения по пункту 1: На фоне приема Albendazolum существенное уменьшения ползания и подергивания мышц.

После окончания приемы – шевеление, зуд, подергивания возвращаются.

Прием Ivermectin в таблетках (PIZAR 6 mg производство Vietnam) по протоколу:

(Рекомендовано российским паразитологом Константиновой Т.Н. (доцент кафедры тропических и паразитарных болезней при РАМН) лечение препаратом Ivermectin, которого нет в продаже на территории России.)

С 07.07.2014г. (по 08.08.2014г.) 5 недель подряд – в режиме 4 дня подряд по 2 таблетки Ivermectin 1 раз в день (12mg);

С 13.08.2014г (по 24.09.2014г.) 8 недель подряд - в режиме по 2 таблетке Ivermectin 1 раз в неделю (12 mg).

Итого выпила 56 таблеток по 6 мг.

ИТОГ лечения по пунктам 1-2: На фоне приема Albendazolum и Ivermectin:

- существенное уменьшения ползания и подергивания мышц;

- отек гениталий исчез постепенно;

- недержание мочи исчезло;

- частота распирающих болей в голове существенно снизилась;

- сыпь на лице и волосистой части головы исчезла (заменилась крупными прыщами);

- частота судорог существенно снизилась.

После окончания приема – шевеление, зуд, подергивания возвращаются!!!.

Прием Фансидар (Pyrimethaminum + Sulfadoxinum) в таблетках по протоколу:

- с 19.11.14 (по 25.11.14) – курс приема Фансидар (Pyrimethaminum + Sulfadoxinum) - 1 таблетка (500 mg) * 2 раза в день (3 дня), затем по 1 таблетка (500 mg) * 1 раз в день (4 дня) в сочетании с Рифампицин (Rifampicinum) -1таблетка*(150 mg) * 3 раза в день (14 дней).

Анализы

СЕРОЛОГИЯ:

Кровь, Лето 2013 (НИИ паразитологии) – кровь на дирофиляриоз и филяриоз . Результат – отрицательный.

Кровь, Сентябрь 2013 (гемотест) – аскаридоз, токсоплазма, боррелиоз, лямблиоз. Результат - отрицательный;

30.01.2014г. – провокация Немозолом (1 таб.) для сдачи анализа кала на стронгилоидоз. Результат – положительный;

Кровь, февраль 2014 (днком) – стронгилоидоз. Результат – отрицательный;

КЛИНИЧЕСКИЙ АНАЛИЗ:

13.02.2014 (днком) До приема Немозола,: Эозинофилы – 19 (при норме 1-5);

04.03.2014 (ГП 180): 14-й день приема Немозола Эозинофилы – 2, Лимфоциты – 49 (при норме 19-39), Сегментоядерные – 37 (при норме 47-72);

10.03.2014 (гемотест): 20-й день приема Немозола Эозинофилы – 2.9, Лимфоциты – 33.5, Сегментоядерные – 58 (при норме 47-72);

Температура и давление в норме.

В настоящее время существенное ощутимое ползание и (шевеления, зуда) в тканях гениталий, ягодиц, лица, глазниц, спины, ног, головы, а также локальное подергивание мышц в местах ползания.

Trả lời:

Trước tiên xin cảm ơn các bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi rất chi tiết về quá trình chẩn đoán, phát hiện điều trị của các Viện nghiên cứu ở Nga đến chúng tôi để nhờ tư vấn và phúc đáp, trường hợp này vì điều kiện bạn vừa bay sang Viêt Nam và có điện thoại cho chúng tôi để đặt lịch hẹn khám và điều trị, chúng tôi đã phúc đáp đầy đủ.

Hiện bệnh nhân đã ổn định và sắp về nước. Tuy nhiên, chúng tôi có một số nhận định và đưa ra nhận xét rằng trong phần chữa trị của bạn có quá nhiều đợt và quá nhiều thuốc khác nhau, rất tiếc chúng tôi không hề thấy một xét nghiệm nào kiểm tra gan, thận và số bạch cầu chung, cũng như hồng cầu của bạn có bị ảnh hưởng đến do thuốc hay không, vả lại chúng tôi không rõ bạn bao nhiêu ký để tính xem liệu liều thuốc như thế có đủ đáp ứng liều trên cơ thể bạn hay chưa.

Hơn nữa, một số thuốc không được khuyến cáo dùng đơn thuần hay phối hợp với các thuốc chống giun sán bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2007-2013) và Trung Tâm phòng chống bênh tật Mỹ (US. CDC, 2010-2014), thậm chí rất độc, nếu không thấy bệnh kèm thì các thuốc này chúng tôi thấy chưa ổn!

Dẫu sao, hiện bạn đã được chúng tôi thăm khám, chỉ định xét nghiệm, phát hiện và điều trị từ ngày 7-10.6.2015. Chúc bạn khỏe mạnh và công việc tại quê nhà ổn định, hiệu quả.

Sau thời gian điều trị chấm dứt thuốc, nếu có vấn đề gì cần tư vấn liên quan, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ của TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, số điện thoại di động 0905 103 496 hay email: huynhquangimpe@yahoo.com.

Một lần nữa, thân chúc cả gia đình khỏe!

Vương Thị Bích Tú, 45 tuổi, TT Krong Pak, Dak Lak

Hỏi: Lâu nay tôi cứ mỗi 6 tháng lại mua thuốc cho gia đình để sổ giun sán như thường lệ và theo lời khuyên của các cán bộ y tế xã. Tuy nhiên, mỗi người hướng dẫn mỗi cách khi uống đói, lúc uống no, khi uống mỗi 6 tháng, khi uống 4 tháng,…uống trước ăn và sau ăn,….Tôi không biết để tẩy giun đúng là như thế nào. Xin các bác sĩ cho biết cụ thể để chúng tôi có cách tẩy giun cho gia đình đúng nhất. Chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Trước hết chúng tooii cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi đặt câu hỏi để nhờ tư vấn về một vấn đề tưởng chứng ai cũng biết nhưng để hiểu rõ về chúng thì thật không phải ai cũng nắm hết ý nghĩa của tẩy giun hay sổ giun. Tẩy giun sán hay còn gọi là sổ giun sán đã được mọi người biết đến từ lâu và trở thành nhu cầu cần thiết cho mỗi gia đình trong điều kiện môi trường nhiễm bệnh giun sán ở nước ta rất phổ biến, tuy nhiên để hiểu hết những thực hành tẩy giun sán tại cộng đồng cũng như cơ sở y tế còn nhiều khía cạnh chưa thấu đáo. Để làm rõ các câu hỏi của bạn đưa ra, chúng tôi xin chia sẻ như sau:

Bổ sung thêm vào các thành phần chương trình khác, các điều sau đây rất quan trong trọng trong việc thiết lập chương trình sổ giun dựa vào trường học:

Sổ giun dựa vào trường học nên tiến hành bởi hai giáo viên từ mỗi trường hiện họ đang tham gia công tác đào tạo. Các giáo viên này cũng có thể đào tạo các đồng nghiệp của họ để giúp cho công tác sổ giun, sán học đường nếu có nhiều trẻ em cần được sổ giun trong trường. Đại diện hội giáo viên và cha mẹ hay Hội đồng nhà trường cũng nên được mời tham gia vào;

Nhóm đích cho sổ giun lứa tuổi học đường là trẻ từ 6 - 15 tuổi, vì tỷ lệ mắc và cường độ nhiễm giun sán cao nhất ở nhóm tuổi này. Các trẻ em lứa tuổi trước đi học cũng có thể sổ giun;

Các trẻ em được yêu cầu dùng một ít thức ăn nhẹ với nước trong khi uống thuốc. Hoặc là trường học sẽ cung cấp những thứ này hoặc trẻ được yêu cầu mang thức ăn và nước từ nhà đến trường;

Trong trường hợp hai loại giun sán (nhóm giun truyền qua đất và sán máng) cùng tồn tại trên cùng một vùng, thì cả hai hình thức điều trị nên tiến hành vào cùng thời điểm. Trung bình, mỗi trẻ sẽ cần uống 1 viên hoặc albendazole (400mg) hoặc mebendazole (500mg) đối với nhóm giun truyền qua đất và 2-5 viên praziquantel (600mg) đối với bệnh sán máng;

Sổ hay tẩy giun dựa vào trường học nên tiến hành thường xuyên và có hệ thống với các họ và tên đầy đủ trẻ được ghi lại và tất cả mẫu báo cáo và giám sát cần phải hoàn chỉnh;

Sổ giun rất rẻ, an toàn và dễ thực hiện. Tất cả nhiễm giun thông thường ở lứa tuổi học đường có thể điều trị một cách hiệu quả với 2 viên liều duy nhất (two single-dose pills): một cho tất cả loại giun thông thường đường ruột (giun móc, giun tròn và giun tóc) và một cho bệnh sán máng. Điều trị rất an toàn, ngay cả khi cho các trẻ em không bị nhiễm. Thuốc được chỉ định đường uống và chỉ một vài người có một số tác dụng ngoại ý thoáng qua như đau bụng và đi cầu phân lỏng. Tất cả trẻ em tuổi đi học được khuyến khích đến trường vào ngày hôm đó – nơi mà các trẻ em này đã đăng ký tên và tuổi, chiểu cao, cân nặng (nếu có thể) trước khi điều trị.

Điều trị hàng loạt ở trường học diễn ra hay thực hiện mỗi 6 tháng một lần, một năm hay mỗi hai năm lệ thuộc vào tỷ lệ hiện mắc nhiễm giun. Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) khuyến cáo điều trị hàng loạt loạt cho tất cả trẻ em tuổi đi học nơi mà tỷ lệ nhiễm sán máng và tỷ lệ hiện mắc trên 20% đối với các bệnh giun truyền qua đất. Điều này bởi lẽ chi phí điều trị nhiễm trùng giun ít hơn chi phí chẩn đoán và vì điều trị an toàn ngay cả khi một đứa trẻ không nhiễm trùng uống phải cũng không vấn đề gì. Vì tính chất an toàn này nên các giáo viên cũng có thể được đào tạo để dùng thuốc sổ giun cho trẻ em. Tất cả trẻ em tuổi đi học cần được khích lệ đến trường vào ngày hôm đó để sổ giun. Do sự tái nhiễm nhanh tại các vùng lưu hành bệnh nặng, nên các trẻ em cần phải điều trị thường xuyên. Các chương trình cải thiện vệ sinh sẽ hỗ trợ phần nào cho công tác sổ giun và làm giảm lan truyền bệnh và tất cả ba biện pháp là yếu tố sống còn trong các hoạt động sổ giun.

Tại nhiều vùng trên thế giới, cơ sở hạ tầng về y tế đều chưa phát triển. Các cơ sở có thể còn nhiều thiếu thốn và rất xa nơi tiếp cận cho người dân đi lại. Thông thường các cơ sở y tế hoặc phòng khám ở các vùng nông thôn bị đóng cửa do thiếu cán bộ hay chi trả cho cán bộ y tế không có hoặc quá thấp. Với các trường học nhiều hơn phòng khám, có nhiều thầy cô giáo hơn cả nhân viên y tế, sự tồn tại và cơ sở giáo dục mở rộng cung cấp các cách hiệu quả nhất để đạt được số trẻ em tuổi học đường cao nhất. Với sự hỗ trợ của hệ thống y tế địa phương, các thầy giáo có thể chỉ định điều trị với một số lượng lớn trẻ trong khi khóa đào tạo là tối thiểu.

 

Các bằng chứng đối với việc sổ giun dựa vào trường học đã xác định bởi Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab tại MIT như một trong những cách hiệu quả nhất đê nâng cao sự tham gia đi học. Một nhóm của Nobel Laureates và các nhà kinh tế khác ở Copenhagen Consensus Center cũng đã xác định việc sổ giun dựa vào trường học là một trong những giải pháp có chi phí - hiệu quả cao nhất đối với các giải pháp toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt.

Lợi ích của công tác sổ giun dựa vào trường học là công việc cấp thiết cũng như duy trì lâu dài. Nó đã chứng minh trong việc làm giảm tình trạng thường xuyên trốn học của học sinh đến 25% và chi phí điều trị thấp nhất và chi phí sổ giun thường xuyên sẽ chỉ chi phí cho khoản phí mỗi năm thêm 3.5USD;

Sổ giun dựa vào trường học cũng đưa đến thu nhập và tình trạng có học trên các trẻ em này phát triển đến trưởng thành với sự học cũng tiến bộ hơn.

Các trẻ thường xuyên được sổ giun đã cho thấy thu nhận hay kiến được hơn 20% và làm việc hơn 12% số giờ khi trưởng thành, trong khi những đứa trẻ còn lại nhiễm trùng thường xuyên có học thức thấp hơn 13%;

Hiệu quả việ sổ giun học đường không giới hạn chỉ các trẻ em nhận điều trị. Nó còn có tác động tốt đến các trẻ khác sống gần các trẻ em được sổ giun. Các trẻ nhỏ hơn 1 tuổi cùng thời điểm sổ giun trên nhóm trẻ tuổi học đường trong cùng cộng đồng cũng cho thấy tăng sự nhận thức.

Các loại thuốc thông dụng dùng để điều trị giun đường ruột nhất là albendazole (400 mg) hay mebendazole (500 mg). Thuốc được chỉ định liều duy nhất cho tất cả trẻ em, bất luận tuổi. Một viên có thể có giá khoảng 0.02 USD và chỉ có các cộng đồng nhiễm cao đòi hỏi phải điều trị hơn 1 lần trong năm. Tính thường xuyên cho phép điều trị sẽ lệ thuộc vào tỷ lệ hiện mắc và cường độ nhiễm. Mặc khác, nó còn lệ thuộc vào tỷ lệ trẻ em đi học nhiễm cũng như quy mô nhiễm bệnh trên mỗi trẻ. TCYTTG khuyến cáo theo các hướng dẫn sau đây:

Đối với bệnh giun truyền qua đất, các trường học cóa tỷ lệ nhiễm cao (> 50%) nên sổ giun 2 lần/ năm. Các trường học có tỷ lệ nhiễm trung bình, vừa (20 - 50%) nên sổ giun 1 lần/ năm. Các trường học có tỷ lệ nhiễm thấp (< 20%) không cần thiết lập sổ giun hàng loạt như MDA mà nên nhấn mạnh đến các chiến lược giáo dục sức khỏe, khích lệ các trẻ em điều trị tại các trung tâm y tế thay đổi hành vi và khuyến khích các trẻ nếu nghi ngờ chúng nhiễm. Đối với bệnh sán máng, các trường học có tỷ lệ nhiễm cao (> 50%) nên sổ sán 1 lần/ năm. Các trường học có tỷ lệ nhiễm trung bình (10 - 50%) nên sổ mỗi 2 năm 1 lần và các trường có tỷ lệ nhiễm thấp (< 10%) nên sổ giun 2 lần trong thời gian học tiểu học (chẳng hạn 1 lần lúc mới vào học và 1 lần lúc ra khỏi tiểu học).

 

Thuốc nên uống bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, người ta khuyên nên uống thuốc với một ít nước và sau khi ăn một ít thức ăn. Theo TCYTTG, các phụ nữ mang thai có thể điều trị bằng mebendazole, nhưng chỉ dùng thuốc khi thai sau 12 tuần (sau 3 tháng đầu). Albendazole không được dùng cho phụ nữ mang thai. Các trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và hướng đến điều trị an toàn đối với các bệnh giun truyền qua đât (gồm cả giun móc, tóc, kim,…).

Có thật sự an toàn không nếu một đứa trẻ nhận hai liều thuốc sổ giun liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn? Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ đến bệnh viện được chỉ định sổ giun, sau đó lại nhận thêm một viên nữa sổ giun tại trường học? Mặc dù có sự chồng chéo trong điều trị như vậy thì nên tránh, song sự điều trị quá như một sư việc tình cờ với một vài lần theo liều khuyến cáo cũng đã được ghi nhận nhưng không có thấy các dụng ngoại ý nào. Do đó, hai liệu trình điều trị liên tiếp được xem như vô hại.

Các tác dụng ngoại ý hiếm thấy, nhẹ và chỉ thoáng qua, chẳng hạn cảm thấy buồn nôn. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ nhiễm một lượng lớn giun, đợt điều trị đàu tiên có thể gây cho trẻ bị đau bụng. Nếu một vùng được biết bị ảnh hưởng nhiễm giun nặng, các tác dụng ngoại ý tiềm năng nên được giải thích với các giáo viên và gia đình để họ hiểu rõ là đau này không phải do thuốc, mà chính do các giun chết tống xuất. Các thầy giáo cô giáo nên bảo các trẻ em nên nằm nghỉ dưới bóng mát cho đến khi cảm thấy khỏe hơn, và nếu có thể cho chúng một ly nước sạch để uống.

Liều khuyến cáo của albendazole/ mebendazole đã được sử dụng cho hàng triệu trẻ em trên các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới nhưng ghi nhận cũng như các báo cáo cho biết là rất ít tác dụng ngoại ý. Không có nguy hiểm gì khi điều trị thuốc cho một đứa trẻ bị ốm. Tuy nhiên, người ta khuyến cáo nếu một đứa trẻ bị ốm đến để sổ giun thì bạn không nên điều trị. Lý do là nếu một trẻ ốm nếu trở nên ốm hơn thì có thể bị quy kết sổ giun là nguyên nhân khiến chúng nặng hơn, ngay cả khi họ không tác động điều trị nào. Điều này nếu xảy ra sẽ giảm đi sự thành công của chiến dịch sổ giun của bạn. Điều tốt hơn hết là hãy đợi cho đến khi đứa trẻ khỏe hơn rồi mới sổ giun là tốt nhất.

Như vậy, với các thông tin ở trên có thể giúp ban hiểu rõ hơn vai trò của dùng thuốc sổ giun, ý nghĩa và thời điểm nào dùng và nhóm tuổi nào, đối tượng nào, khi nào,…Thân chúc bạn và gia đình luôn khỏe và không còn giun sán trong cơ thể!

Lê Hùng Đức, 46 tuổi, huyện Hoài Thanh, Bình Định

Hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi vừa qua tôi đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm ống tai ngoài, vậy viêm ống tai ngoài với viêm tai giữa có khác gì nhau không cho tôi biết, tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của anh, chúng tôi xin phúc đáp như sau để phân biệt viêm tai giữa và viêm ống tai ngoài là hai bệnh lý thuộc về chuyên khoa tai mũi họng rất hay gặp không những tren trẻ em mà cả người lớn cũng hay gặp

 

Viêm ống tai ngoài: là tình trạng viêm tai cấp hay viêm tai mạn tính lớp da bao phủ ống tai ngoài. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tương đối phổ biến, đặc biệt ở nước ta do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm cộng với thói quen ngoáy tai bằng dụng cụ không sạch hoặc lau tai quá nhiều lần làm trầy xước lớp da bảo vệ ống tai tạo điều kiện cho vi trùng, nấm xâm nhập và và gây viêm. Viêm tai ngoài có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau

Viêm tai ngoài khu trú (còn gọi là nhọt ống tai) là tình trạng nhiễm trùng nang lông trong ống tai, thường do vi trùng Staphylococcus. Triệu chứng nổi bật là bệnh nhân sẽ có cảm giác đau dữ dội trong ống tai, đau tăng khi ấn vào vùng trước tai hoặc kéo vành tai. Bệnh này được điều trị bằng kháng sinh đường uống, thuốc giảm đau, chích rạch nhọt, làm thuốc tai với gạc tẩm dung dịch sát trùng sau chích rạch;

Viêm tai ngoài lan toả nguyên nhân là do vi trùng, nấm, vi rút, tuy nhiên thường gặp nhất là viêm tai ngoài do vi trùng Pseudomonas, vi trùng trú ở ống tai.

 

Triệu chứng bệnh viêm tai ngoài chủ yếu là ngứa tai, đau nhẹ, tai rỉ dịch. Một số trường hợp viêm tai cấp tính ống tai sưng nề, đỏ, đau nhiều, ở mức độ nặng có kèm sốt và nổi hạch. Sức nghe có thể bị ảnh hưởng nhẹ khi ống tai bị hẹp do phù nề hoặc bị ú đọng chất nhầy mủ. Điều trị rửa tai, dùng thuốc nhỏ tai tại chỗ chứa corticoid, kháng sinh hoặc kháng nấm. Sử dụng kết hợp kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm đường uống trong trường hợp viêm cấp nặng. Dạng đặc biệt viêm tai ngoài do virus herpes zoster còn gọi là zona tai, gây rau rát dữ dội kèm nổi những mụn nước (dạng bỏng) trong ống tai, vành tai, vùng trước và sau tai. Thể nặng bệnh nhân có thể bị liệt mặt, nghe kém tiếp nhận cùng bên và rối loạn thăng bằng. Điều trị sớm bằng thuốc kháng virus (acyclovir) có thể làm giảm diễn tiến nặng của bệnh, giảm khả năng bị liệt mặt và điếc vĩnh viễn.

Viêm tai ngoài ác tính là tình trạng viêm hoại tử nặng lan rộng có thể gây tử vong, thường gặp ở người bị tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân thường gặp do vi trùng Pseudomonas aeruginosa gây viêm ống tai ngoài diễn tiến rộng phá hủy các cấu trúc mô mềm xung quanh, lan đến nền sọ. Biến chứng nặng liệt dây thần kinh do, viêm màng não, áp xe não thì bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị tích cực.

 

Nói chung viêm tai ngoài là bệnh lý thường gặp, điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên, kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa, cách tự chăm sóc tai, cách thay đổi thói quen không tốt của bệnh nhân. Các yếu tố gây tổn hại đến cơ chế tự bảo vệ của ống tai dẫn đến viêm tai ngoài:

- Thói quen lau tai tích cực, thường xuyên bằng tăm bông cũng dễ bị viêm ống tai ngoài. Vì đầu tăm bông cọ sát nhiều lần sẽ gây tổn hại lớp da ống tai, đồng thời đầy ráy tai và chất bẩn kẹt vào sâu bên trong ống tai. Sự tích tự chất bẩn lâu ngày sẽ tạo điều kiện phát triển vi trùng và nấm.

- Ngoáy tai bằng dụng cụ bẩn, sắc nhọn gây trầy xước da ống tai.

- Các hoá chất kích thích tai như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc….

- Các bệnh lý toàn thân tiểu đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã cũng gây viêm tai ngoài.

Viêm tai giữa: Bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa cấp tính) là thường xuyên nhất của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có ảnh hưởng đến tai giữa, không gian chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ có chứa những rung xương nhỏ của tai. Trẻ em có nhiều khả năng hơn người lớn có được nhiễm trùng tai. Viêm tai thường gây đau vì viêm nhiễm và tích tụ các chất dịch trong tai giữa.

Bởi vì nhiễm trùng tai thường rõ ràng, điều trị thường bắt đầu với quản lý đau và giám sát các vấn đề. Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và các trường hợp nặng nói chung yêu cầu thuốc kháng sinh. Các vấn đề dài hạn liên quan đến nhiễm trùng tai, dịch dai dẳng trong tai giữa, nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng dai dẳng thường xuyên có thể gây ra vấn đề và các biến chứng nghiêm trọng khác. Các triệu chứng:

Sự khởi đầu của dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng tai thường nhanh chóng.

Trẻ em: Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm: đau tai, nhất là khi nằm xuống hoặc kéo ở tai, khó ngủ, khóc nhiều hơn bình thường, cáu kỉnh hơn bình thường, khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, mất cân bằng, nhức đầu, sốt 380C hoặc cao hơn, thoát nước của chất lỏng từ tai, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy.

Người lớn: dấu hiệu và triệu chứng thường gặp ở người lớn bao gồm: đau tai, thoát nước của chất lỏng từ tai, giảm thính giác, đau họng.

 

Nguyên nhân viêm tai giữa khi bị nhiễm trùng tai là do một loại vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa. Nhiễm trùng này thường là kết quả của một căn bệnh, bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng và ống Eustach. Các ống Eustachian là một cặp ống hẹp chạy từ mỗi tai giữa đến mặt sau của cổ họng, phía sau mũi. Sự kết thúc của các ống cổ họng mở và gần gũi với: Quy định áp suất không khí trong tai giữa, làm mới không khí trong tai, ống dẫn lưu bình thường tiết từ tai giữa. Sưng, viêm và chất nhầy trong ống Eustachian từ một bệnh nhiễm trùng hô hấp trên hoặc dị ứng có thể chặn chúng, gây ra sự tích tụ các chất dịch trong tai giữa. Một nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus của chất lỏng này thường là những gì gây ra các triệu chứng của nhiễm trùng tai. Viêm tai giữa là phổ biến hơn ở trẻ em, một phần bởi vì ống Eustachian hẹp hơn và nhiều hơn theo chiều ngang, yếu tố làm cho khó khăn hơn để thoát nước và dễ bị tắc.

Điều kiện của tai giữa có thể có liên quan đến nhiễm trùng tai hoặc gây ra vấn đề tương tự bao gồm: viêm tai giữa với tràn dịch là tình trạng viêm và tích tụ chất dịch trong tai giữa mà không có nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Điều này có thể xảy ra do sự tích tụ chất lỏng vẫn còn ngay cả sau khi bị nhiễm trùng tai đã được giải quyết. Nó cũng có thể xảy ra vì một số rối loạn hoặc tắc nghẽn không do nhiễm trùng của ống Eustachian. Viêm tai giữa mạn tính mủ là một nhiễm trùng tai dai dẳng mà kết quả là rách hoặc thủng màng nhĩ.

Yếu tố nguy cơ nhiễm trùng tai bao gồm: Tuổi (trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 năm là dễ bị nhiễm trùng tai vì kích thước và hình dạng của ống Eustachian và vì kém phát triển hệ thống miễn dịch), Nhóm chăm sóc trẻ em (trẻ em được chăm sóc ở những nhóm có nhiều khả năng có được cảm lạnh và viêm tai hơn so với những trẻ em ở nhà, bởi vì tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng nhiều hơn, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường), Trẻ sơ sinh bú (Em bé uống chai, đặc biệt là khi nằm xuống có xu hướng bị nhiễm trùng tai nhiều hơn em bé bú sữa mẹ), Yếu tố mùa vụ (Viêm tai giữa phổ biến nhất trong mùa thu và mùa đông khi cảm lạnh và cúm phổ biến. Những người bị dị ứng theo mùa có thể có nguy cơ nhiễm trùng tai trong thời gian phấn hoa theo mùa cao), Chất lượng không khí nghèo (Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc mức độ cao của ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai), tiền sử gia đình (đứa trẻ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai nếu một thành viên khác của gia đình đã có bệnh nhiễm trùng tai), Dân tộc (những người da đỏ có tăng nguy cơ nhiễm trùng tai).

 

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai không gây ra các biến chứng lâu dài. Nhiễm trùng thường xuyên hay kéo dài và tích tụ chất lỏng liên tục có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng:

Khiếm thính. Nghe kém đến và đi khá phổ biến với một nhiễm trùng tai, nhưng nó thường trở lại bình thường sau khi bị nhiễm được loại bỏ. Nhiễm trùng dai dẳng hoặc chất lỏng liên tục trong tai giữa có thể dẫn đến việc mất thính giác nhiều hơn đáng kể. Nếu có một số thiệt hại vĩnh viễn đến màng nhĩ hoặc cấu trúc tai giữa khác, vĩnh viễn mất thính lực có thể xảy ra.

Chậm nói hoặc chậm phát triển. Nếu nghe tạm thời hoặc vĩnh viễn kém ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, có thể bị chậm trễ nói, kỹ năng xã hội và phát triển.

Lây lan của nhiễm trùng. Nếu không điều trị nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng mà không đáp ứng tốt với điều trị có thể lây lan sang các mô lân cận. Nhiễm trùng hình vú, lồi xương sau tai được gọi là mastoiditis. Nhiễm trùng này có thể dẫn đến thiệt hại cho xương và hình thành các u nang chứa đầy mủ. Hiếm khi, nhiễm trùng nghiêm trọng tai giữa lây lan đến các mô khác trong hộp sọ bao gồm cả bộ não.

Lương Đình Tuấn, 46 tuổi, An Khê, Gia Lai, 0167….

Hỏi: Các bác sĩ cho tôi hỏi, tôi nghe đồn nói hiện nay có các bài thuốc đông y giúp chữa bệnh viêm tai giữa hay lắm, trong khi các thuốc tây y dùng lâu dài có thể gây hại cho cơ thể và còn có thể gây ảnh hưởng đến sức nghe của tai. Các bác sĩ có thể giúp cho tôi xin bài thuốc này được không a. Chân thành cảm ơn các bác sĩ!

Trả lời:
 

Cảm ơn anh đã đưa ra một câu hỏi thú vị và đây sẽ giúp cho anh cũng như chúng tôi truy tìm một bài thuốc đông y có thể trị hoặc hỗ trợ trong điêu trị viêm tai giữa của một đồng nghiệp Lương y Đình Thuấn. VTG xảy ra sau khi bị cảm hoặc viêm xoang, viêm amiđan, viêm hạnh nhân hầu không được điều trị dứt điểm. Bệnh rất phổ biến trong cộng đồng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm mạn tính, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: áp - xe não, viêm màng não, viêm não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân VTG là do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Bệnh lúc đầu là cấp tính, nếu không điều trị triệt để sẽ trở thành mạn tính hay tái phát. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y hỗ trợ và điều trị.

Sài hồ

Thể cấp tính: Nguyên nhân là do phong nhiệt, nhiệt độc xâm phạm vào can, đởm. Người bệnh có biểu hiện sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng đặc có dính máu, mạch huyền sác, rêu lưỡi vàng. Phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm.

Dùng một trong các bài:

Bài 1. Sài hồ thanh can thang gia giảm: sài hồ 12g, long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu chảy máu và mủ tai thêm sinh địa 16g, đan bì 12g.

Bài 2. Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g, mộc thông 12g, sa tiền tử 12g, trạch tả 12g, sinh địa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu sốt cao, tai chảy mủ đặc có máu, mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, thêm kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. Nếu táo bón thêm đại hoàng 6g.

Nếu sốt ít, trong tai thấy đau tức nhiều, mủ ra ít thì bỏ sinh địa, thêm ý dĩ 16g, thuyền thoái 6g, thạch xương bồ 6g, thương truật 6g. Sắc uống ngày một thang.

Thể mạn tính: Xảy ra sau những đợt VTG cấp không được điều trị đúng cách. Bệnh chia 3 thể nhỏ là can kinh thấp nhiệt, thể thận hư hay âm hư hỏa viêm, thể tỳ hư. Tùy thể mà dùng bài thuốc thích hợp.

Thể can kinh thấp nhiệt: Đợt cấp của VTG mạn tính. Người bệnh có triệu chứng đau nhức tai, mủ chảy đặc dính mùi hôi, lượng nhiều. Phương pháp chữa là thanh can lợi thấp. Dùng bài Long đởm tả can thang (như phần VTG cấp).

Thể thận hư hay âm hư hỏa viêm: Người bệnh có triệu chứng: tai ra mủ thường xuyên, mủ loãng, tai ù, nghe kém, người bệnh hoa mắt chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.

Phương pháp chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu.

Dùng một trong các bài:

Bài 1. Tri bá địa hoàng thang: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 16g, tri mẫu 8g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, hoàng bá 8g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên hoàn, uống ngày 18g chia 3 lần (uống kéo dài).

Bài 2. Đại bổ âm hoàn: hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, thục địa 16g, quy bản 16g. Sắc uống ngày 1 thang, hoặc làm viên hoàn uống ngày 18g chia 3 lần.

Thể tỳ hư: Gặp ở trẻ em bị VTG mạn tính. Trẻ có triệu chứng: tai chảy mủ loãng kéo dài, sắc mặt vàng bủng, ăn kém chậm tiêu, đại tiện loãng, mệt mỏi, mạch hoãn nhược. Phương pháp chữa là kiện tỳ hóa thấp.

 

Dùng một trong các bài:

Bài 1. Thanh tỳ thang gia giảm: hoàng liên 8g, biển đậu 8g, thuyền thoái 4g, sơn dược 12g, bạch thược 8g, phục linh 8g, trạch tả 12g, cốc nha 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2. Sâm linh bạch truật tán gia giảm: đẳng sâm 12g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, sơn dược 16g, hoàng liên 8g, bạch biển đậu 16g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, liên nhục 12g, trần bì 8g, cát cánh 8g, hoàng bá 8g. Tất cả tán bột, uống ngày 20g chia 3 lần.

Bài 3. Bổ trung ích khí thang gia giảm: đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đương quy 8g, sài hồ 12g, thăng ma 8g, hoàng bá 8g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g, trần bì 6g, phục linh 12g. Tất cả tán bột, ngày uống 20g chia 3 lần.

Bài thuốc dùng tại chỗ:

Bài 1: hoàng liên 16g, băng phiến 0,6g, bằng sa 1,2g. Các vị thuốc tán bột. Rửa tai bằng nước muối sinh lý, rắc thuốc bột ngày một lần.

Bài 2: phèn phi 16g, băng phiến 0,6g, xác rắn đốt tán nhỏ 4g. Các vị thuốc tán nhỏ. Rửa tai bằng nước muối sinh lý, rắc bột thuốc ngày một lần.

Lê Thị Mỹ Chi, 26 tuổi, TP. Quảng Ngãi, llth12@...

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ chuyên ngành dị ứng và ký sinh trùng giun sán, em thường ăn hải sản vì thường là đồ ăn tươi của quê em mang từ Bình Sơn trở về, trước đây ăn uống không có biểu hiện gì cả, nhưng gần đây em có ăn một số loại hải sản lại biểu hiện dị ứng từ nhẹ đến phù toàn người, khó thở, có một lần cấp cứu ở BVĐK Quảng Ngãi. Vậy các bác cho em biết cách xử trí khi em bị dị ứng với thực phẩm nói chung và hải sản nói riêng. Chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Đây là một câu hỏi rất thực tế và số người mắc triệu chứng dị ứng như chi khi dùng đồ ăn hải sản là rất nhiều trong thực hành lâm sàng bệnh viện chúng tôi có thể gặp một ngày khoảng 2-3 người mô tả triệu chứng đó.

 

Hải sản là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng rất nhiều người lại bị dị ứng với loại thực phẩm này. Khi bị dị ứng trong người nóng ran, nổi mề đay, người nôn nao, khó chị. Trường hợp nặng có thể gây tử vong. Việc biết cách xử trí sau khi bị dị ứng với hải sản là hết sức cần thiết. Tất cả các loại hải sản, cá biển nói chung đều có thể gây dị ứng. Đặc biệt là các loài như tôm, cua, sò, mực hay gây dị ứng hơn cả. Tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng với hải sản. Dị ứng hải sản chỉ xảy ra trên một số ít người  có cơ địa không tiếp nhận những loại thực phẩm này mà thôi.

1. Biểu hiện của dị ứng hải sản

Khi bị dị ứng tùy vào mức độ năng nhẹ mà mỗi người có những biểu hiện khác nhau:

- Bị dị ứng nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người gây ngứa ngáy. Người nôn nao khó chịu.

- Bị dị ứng nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn bị phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát cùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở…

- Trường hợp nguy kịch: người bệnh có phản ứng kiểu phản vệ, dẫn đến tử vong.

2. Xử trí khi bị dị ứng hải sản

Sau khi có các biểu hiện của dị ứng, cách tốt nhất là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng cách kích thích gây nôn. Với những trường hợp nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian chữa dị ứng thức ăn do tôm, cua, cá sau:

- Nguyên liệu: Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g.

- Cách làm: Rửa sạch gừng và rễ cây lau và lá tía tô, giã nát, vắt lấy nước. Đổ thuốc với đậu xanh vào nồi, thêm nước lã lượng vừa đủ, ninh nhừ đậu xanh cho bệnh nhân ăn.

Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

3. Có nên ăn tiếp?

Nói chung, trừ những trường hợp dị ứng do ăn phải loại hải sản có chứa nhiều histamin, tất cả những người được xác định là dị ứng với hải sản nên tránh ăn uống, tiếp xúc với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản. Hết sức chú ý khi ăn ở nhà hàng: nên xem kỹ thực đơn, thành phần, nguồn gốc thức ăn để tránh ăn nhầm hải sản.

Nên tránh xa khu vực chế biến hải sản vì hít phải hơi loại thức ăn này cũng có thể bị dị ứng. Thậm chí, dị ứng cũng xảy ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người khác. Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không đảm bảo do những loại thức ăn này có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn. Cuối cùng, một người bị dị ứng cua biển cũng nên thận trọng khi ăn các đồ ăn khác như ghẹ, mực, tôm, sò… vì có thể bị dị ứng chéo, không kém phần nguy hiểm.

Hy vọng với các phần phúc đáp như trên sẽ giúp bạn hiểu và xử trí dị ứng với thực phẩm nói chung và hải sản nói riêng nhé!

Đoàn Lê Thụy P. 51 tuổi. TT Gò Dầu, Tây Ninh, 0909….

Hỏi: Cách nay 2 ngày tôi có đi ăn cưới một cháu con chị bạn, khi trước khi đi tôi có ra tiệm làm tóc để làm lại tóc và trang điểm sơ sơ qua cho dễ coi, nhưng ngay đêm đi đám cưới về tôi đã rửa sạch da mặt và gỡ tóc gọn gàng. Song chỉ 30 phut sau đó cảm giác ngứa rần rần hai bên cằm và gò má, vùng trán, tôi có dùng thuốc chống ngứa vào sáng hôm sau nhưng hiện nay vẫn còn ngứa. Cho tôi hỏi, bị như thế có phải là dị ứng mỹ phẩm hay không và bây giờ tôi phải làm gì. Xin các thầy thuốc phúc đáp.

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ một bài viết của tác giả trên một số trang tạp chí đề cập đến vấn đề dị ứng mỹ phẩm và cách chữa trị để bạn tham khảo nhé. Mỹ phẩm là món đồ không thể thiếu trong túi xách của mỗi chị em. Việc dùng mỹ phẩm thường xuyên khiến chị em dễ bị dị ứng nếu cơ địa không phù hợp. Mỹ phẩm là món đồ không thể thiếu trong túi xách của mỗi chị em. Việc dùng mỹ phẩm thường xuyên khiến chị em dễ bị dị ứng, nhất là trong mùa hè, thời tiết nóng nực và mồ hôi tiết ra nhiều, khiến mỹ phẩm dễ bị biến chất, đồng thời vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

 

Công nghệ làm đẹp ngày nay có những bước phát triển đáng kinh ngạc, trong thế giới của đồ mỹ phẩm, trong các cửa hiệu trang điểm, thẩm mỹ viện, việc sử dụng tia laser chăm sóc làn da... tất cả những thành tựu muôn màu sắc ấy nếu được sử dụng hợp lý, đúng cách sẽ giúp cải thiện vẻ đẹp. Tuy nhiên, đôi khi đồ mỹ phẩm và cách sử dụng không hợp lý khiến bạn gái phải chịu những tác hại không đáng có. Nhiều người đã sử dụng mỹ phẩm trong nhiều năm qua mà chẳng có vấn đề gì. Đừng chủ quan, một vài thành phần trong mỹ phẩm có thể gây dị ứng bất cứ lúc nào. Cơ thể của bạn đôi khi nhạy cảm với một số thành phần khiến cho hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá, dẫn đến dị ứng.

Dị ứng mỹ phẩm là phản ứng của da khi tiếp xúc với dị nguyên của mỹ phẩn. Dị ứng mỹ phẩm là phản ứng khác thường của da khi tiếp xúc với loại mỹ phẩm mà thành phần có chất gây dị ứng (dị nguyên). Dị ứng mỹ phẩm cũng có thể xảy ra do dùng quá liều lượng; dùng sai phương pháp, sai chỉ định; do làn da người sử dụng không dung nạp hoạt chất của mỹ phẩm. Dị ứng mỹ phẩm thường có biểu hiện: đau rát vùng da vừa dùng mỹ phẩm, ngứa theo từng đợt, mẩn ngứa thành nốt ban đỏ, da mặt sưng tấy, có khi thấy tức ngực, khó thở, nổi mề đay như vết muỗi cắn...

Tình trạng dị ứng thể hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Người bệnh cần biết mức độ bệnh để có cách xử lý kịp thời, tránh làm tình trạng dị ứng nặng thêm: ban đầu da kích ứng tại chỗ với biểu hiện da đỏ, hơi rát, ngứa; ở mức độ 2: nổi mụn nước; mức độ 3 cao hơn sẽ gây nhiễm khuẩn, mụn mủ; nặng hơn nữa là mức độ 4: viêm tấy tại chỗ, sưng hết cả một vùng da, đôi khi lan ra toàn thân; mức độ 5: nếu mỹ phẩm có nhiều chất độc hại, có thể gây loét da.

 

Biểu hiện của dị ứng mỹ phẩm, sau khi dùng mỹ phẩm, nếu bị dị ứng, bạn sẽ thấy xuất hiện một hay nhiều hơn các triệu chứng dưới đây:

- Nổi mụn trứng cá: Là triệu chứng thường gặp nhất, do bôi những loại mỹ phẩm làm bít các lỗ chân lông, gây ứ đọng chất bã nhờn.

- Viêm da dị ứng: Đây là dạng dị ứng rầm rộ hơn, biểu hiện bằng mảng hồng ban (mảng đỏ vùng bôi mỹ phẩm), kèm theo mụn.

- Mề đay: Bao gồm những sẩn phù, rất giống những vết muỗi cắn hay lằn roi đánh vào mặt da, kèm theo ngứa.

- Chàm tiếp xúc: Mảng hồng ban giới hạn rõ, kèm theo mụn nước và ngứa.

- Khô da: Da khô và tróc vẩy.

- Teo da: Thường gặp ở những người dùng nhóm thuốc có corticoid kéo dài.

- Sạm da: Tăng sắc tố sẫm màu.

- Lão hóa da: Như nhăn da, đốm nâu, khô, nhám, tăng dày sừng.

 

Xử trí dị ứng mỹ phẩm

Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng loại mỹ phẩm nào, đầu tiên là phải ngừng sử dụng ngay loại mỹ phẩm đó. Khi ngưng dùng mà triệu chứng dị ứng vẫn còn thì phải ngừng tất cả các loại mỹ phẩm đang dùng. Sau khi bôi mỹ phẩm, nếu thấy da bị nổi sẩn, ngứa đỏ thì ngừng ngay lập tức, dùng vòi nước rửa cho mạnh để làm sạch mỹ phẩm trên da. Thông thường chỉ cần ngưng dùng mỹ phẩm thì các triệu chứng trên sẽ giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, một số người có dị ứng ngày càng nặng hơn, cần đi khám chuyên khoa da liễu và phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Khi bị dị ứng mỹ phẩm, cần bình tĩnh nhận biết loại mỹ phẩm gây dị ứng cho mình, để thông báo cho bác sĩ có hướng điều trị. Nhiều người nóng vội muốn dị ứng hết ngay, đã dùng thuốc theo sự mách bảo. Khi ấy da đang bị tổn thương và mẫn cảm, việc dùng thêm thuốc mà chưa có chỉ định của thầy thuốc sẽ khiến tình trạng dị ứng càng thêm chồng chéo và nặng hơn, việc điều trị càng thêm khó khăn.

Phòng ngừa dị ứng mỹ phẩm

Nguyên tắc chung là tránh lạm dụng mỹ phẩm. Nhớ kiểm tra mỹ phẩm mới trước khi sử dụng. Cần thử phản ứng trước khi sử dụng mỹ phẩm, nhất là những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên. Phương pháp thử da ở mặt trong cánh tay: thoa mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay để trong 24-48 giờ. Nếu không thấy dị ứng có nghĩa là bạn có thể dùng được loại mỹ phẩm đó.

Phương pháp PUT là phương pháp xác định phản ứng chậm với mỹ phẩm: thoa mỹ phẩm lên vùng da mặt trong cánh tay 2 lần/ngày trong 2 tuần với diện rộng khoảng 5cm2. Nếu quá thời gian trên ở vùng da thoa thuốc không có biểu hiện ngứa, hồng ban, nổi mụn nước... thì bạn hãy yên tâm dùng loại mỹ phẩm đó.

Các trường hợp có cơ địa dị ứng, đã từng mắc viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da dị ứng... cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm vì cơ thể và làn da họ rất nhạy cảm với các tác nhân dị ứng. Không mua và dùng những mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Không bao giờ sử dụng lại loại mỹ phẩm đã từng gây dị ứng cho mình.

Để dùng mỹ phẩm an toàn, hãy lưu ý những quy tắc cơ bản: rửa tay và mặt sạch trước khi trang điểm - đây là cách ngăn ngừa dị ứng cơ bản nhất. Tuyệt đối không trang điểm mắt khi bị đau mắt, hay có biểu hiện ngứa bất thường ở mắt, ở da mặt, da đầu...Mọi người muốn có một làn da khỏe đẹp cần chăm tập thể dục, giữ vệ sinh da, tóc, uống đủ nước, ăn nhiều rau quả, trái cây, thức ăn chứa nhiều vitamin C, E, không thức khuya, nên tránh ăn thức ăn ngọt béo, hạn chế các gia vị cay nóng...

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn khẩn về việc bổ sung quy định cấm 5 dẫn xuất Paraben và chất Methylisothiazolinone (MIT) dùng trong mỹ phẩm. Các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước có chứa thành phần Paraben (gồm các dẫn chất: Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) và Methylisothiazolinone chỉ được phép lưu hành trên thị trường lần lượt đến hết ngày 30/7/2015 và 30/4/2016. Theo giới chuyên môn, Paraben và Methylisothiazolinone có mặt trong sản phẩm mỹ phẩm như: kem dưỡng, khăn giấy ướt. Tuy nhiên một số nghiên cứu vừa qua cho rằng các chất trên có thể tác động đến hệ nội tiết, tác nhân gây viêm da tiếp xúc.

Hy vọng với các thông tin trên có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về dị ứng mỹ phẩm như thế nào và cách xử trí hiệu quả.

Ngày 25/06/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, PGS.TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích