Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 5 8 2 6
Số người đang truy cập
4 8 9
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Trả lời câu hỏi bạn đọc các vấn đề về sức khỏe và bệnh nhiệt đới tháng 1 năm 2015

Lê Thị Bạch V. 37 tuổi, Trà Vinh, 0919…

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ, tôi xin hỏi vì tôi đã bị ngứa trong lòng bàn tay và bàn chân khoảng 6 tháng nay, khi ngứa có nổi một số hình ảnh như bông, màu sắc hồng đỏ, ngứa dạng châm chích và khó chịu trong lòng bàn tay. Tôi đã đi khám và điều trị rất nhiều nơi chuyên khoa da liễu nhưng không bớt, cho tôi xin hỏi nguyên nhân tại sao lại gây ra các vết ngứa đó và có thể điều trị như thế nào. Tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều!

Trả lời: Rất chân thành cảm ơn câu hỏi rất thú vị của bạn, về hình ảnh lâm sàng như thế, chúng tôi thường trong thực hành lâm sàng có gặp khoảng 3 bệnh nhân mỗi ngày tại Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và thường bệnh nhân có bệnh lý nền đi sẵn, do đó chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân sau cũng như cách điều trị để giúp bạn tham khảo nhé:

Ngứa lòng bàn tay (itchy palms) là một triệu chứng thường gặp đối với các rối loạn ở vùng da khác nhau. Thường theo kinh nghiệm lâm sàng, bệnh lý như thế dễ dàng quản lý bằng các loại kem hay các chế phẩm không phải là thuốc khác để làm giảm triệu chứng. Tiếc thay, có một số trường hợp mà ở đó chỗ ngứa tồn tại trong một thời gian rất dài và dễ dàng đánh lừa hay lạc hướng cách chẩn đoán của bạn qua các hoạt động ngày này qua ngày khác. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta nên kiểm tra lại chính bệnh nhân và sẵn sàng nhận lời tư vấn từ các nhà da liễu.
 

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay, bàn chân

Ngứa lòng bàn tay có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau hoặc tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này có một số rối loạt thường gặp như sau có thể dẫn đến ngứa lòng bàn tay:

·Xơ mật tiên phát (Primary biliary cirrhosis_PBC): tình trạng bệnh lý này có thể dẫn đến ngứa da. Ngay cả khi nếu bệnh chưa tiến triển, một trong các dấu hiệu sớm nhất là ngứa trên lòng bàn tay cũng như lòng bàn chân. Độ trầm trọng của ngứa thay đổi đôi khi nó trở nên ngứa dữ dội vào ban ngày hoặc ban đêm. Ngứa được xem là gây ra do lượng acide mật tự do trong dòng máu, dẫn đến theo cơ chế bệnh học của hệ đường mật;

·Dị ứng thức ăn (Food Allergies): một số bệnh nhân có biểu hiện dị ứng với một số loại thực phẩm khác nhau. Sữa, trứng, đậu, hải sản và đỗ tương, đậu nành là các nguồn thức ăn phổ biến hay gây di ứng. Mặc dù các dị ứng thức ăn có biểu hiện triệu chứng thực thể rõ ràng và các thay đổi trên các cơ quan trong cơ thể, các thay đổi triệu chứng trên da có thể chứng minh là các triệu chứng và dấu chứng minh chứng trên bệnh nhân. Ngứa trong lòng bàn tay và bàn chân là một trong các triệu chứng sớm xuất hiện của dị ứng thực phẩm.
 
 

·Hội chứng đường hầm (Carpal Tunnel Syndrome_CTS): tình trạng này gây ra bởi chèn ép dây thần kinh giữa, có thể dẫn đến hậu quả này từ rất nhiều hoạt động sai trong quá trình làm việc như đánh máy, viết hoặc các hoạt động khác đỏi hởi sử dụng các ngón tay và bàn tay. Có cảm giác ngứa, tê cóng lòng bàn tay và ngón tay là các đặc điểm thường hay gặp nhất của hội chứng đường hầm;

·Chàm, tổ đỉa (Eczema): đây là một bệnh mang tính phổ rộng có nhiều hình thái khác nhau mà hầu hết biểu hiện triệu chứng ngứa lòng bàn tay, bàn chân và da. Một loại ít thông thường hơn cả được xem là dấu hiệu đặc trưng phân biệt ở ngứa lòng bàn tay và bàn chân. Tình trạng này được biết là “dyshidrosis” hay “palmoplantar dermatitis”. Các ngón tay, ngón chân cũng ngứa trên cả hai bên. Ngứa càng diễn ra trầm trọng hơn vào ban đêm và trong suốt thời điểm điều kiện thời tiết ấm, ẩm;

·Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis): đây cũng là một phân lớp của chàm hay eczema, biểu hiện bằng các ban đỏ trên da, dày da, hình ảnh bông tuyết hay vảy tróc ra trên bàn tay. Nguyên nhân của viêm da cơ địa bị quy kết do bất dung nạp histamine và di ứng;

·Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus): đây là một bệnh lý tự miễn, điều này có nghĩa nó tấn công hay giết các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của SLE gồm có các tổn thương và vùng đỏ trên da lòng bàn tay. Các vban đỏ có thể trở nên rất ngứa, khiến cho bệnh nhân biểu hiện rất ngứa lòng bàn tay;

Điều trị ngứa lòng bàn tay bàn chân

Điều trị ngứa lòng bàn tay bàn chân sẽ lệ thuộc vào nguyên nhân nào gây ra nó. Mặc dù, các thách thức vẫn còn đối mặt bởi các thầy thuốc và bác sĩ, nên sẽ khó có một thời gian một sớm, một chiều chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên, điều trị nguyên nhân gốc rễ của ngứa sẽ ngăn ngừa được dấu hiệu ngứa lòng bàn tay bàn chân.

·Đối với xơ mật tiên phát, thuốc hay acid ursodeoxycholic sẽ giúp trì hoãn tiến triển của bệnh. Để quản lý ngứa, dùng thuốc kháng histamin là tốt nhất;

·Đối với dị ứng, quản lý trung gian là để ngăn ngừa phơi nhiễm với các nguồn gốc chất dị ứng hay các dị nguyên. Thuốc kháng histamine mạnh có thể cần thiết để chống lại tình trạng sốc phản vệ nghiêm trọng và ngứa lòng bàn tay mạn tính, kéo dài;

·Đối với hội chứng đường hầm, các lựa chọn điều trị có thể cả biện pháp phẩu thuật và không phẩu thuât. Các thuốc chống viêm không steroides NSAIDs (ibuprofen và aspirin) và corticosteroids như prednisone làm giảm áp dây thần kinh và kiểm soát các triệu chứng ngứa lòng bàn tay trong một số trường hợp. Châm cứu và các liệu pháp điều trị thay thế khác đã chứng minh làm giảm và cải thiện triệu chứng đau. Tiếp cận phẩu thuật liên quan bảo tồn mô mà gây nên tình trạng tăng áp lực lên dây thần kinh giữa;
 

·Hầu hết các hình thái chàm hay eczema không có liệu pháp điều trị đặc hiệu. Việc quản lý ca bệnh chỉ nhằm tập trung giải quyết giảm nhẹ các triệu chứng, đặc biệt giiar quyết triệu chứng ngứa;

·Đối với viêm da cơ địa, việc điều trị tập trung chủ yếu về chăm sóc da và dùng các chế phẩm làm mềm da (emollient) để làm giảm sưng phồng da và giảm các phản ứng dị ứng. Các loại kháng sinh , thuốc kháng histamin và steroids thường được dùng với nhau để giảm ngứa, giảm viêm.

Đối với bệnh lupus ban đỏ hệ thống, mặc dù bệnh có thể chữa khỏi, song chúng ta vẫn phải quản lý bằng các thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamide và corticosteroids.

Hy vọng, với các thông tin ở trên đã giúp bạn nắm được một số nguyên nhân và bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ngứa của bạn như đã nêu và một số hướng xử trí. Thân chúc bạn khỏe!

Nguyễn Tuấn T., 21 tuổi, TX. An Nhơn Bình Định, hatgiong@....

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ cho em hỏi, em có con trai đầu lòng vừa được 6 tháng tuổi, đi tiêu phân lỏng đã gần 20 ngày nay và đã đi khám, xét nghiệm và điều trị nhiều thầy thuốc nhưng không khỏi. Ngày hôm qua cháu đưa con đến khám tại BVĐK tỉnh và nuôi cấy phát hiện ra một loại vi khuẩn gây tiêu chảy có tên Serratia fonticola, cháu không biết đó là con gì và có khó điều trị lắm không. Kính mong các bác sĩ giải thích!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin cảm ơn và phúc đáp với bạn như sau: Serratia spp. là một giống của vi khuẩn Gram (-), kỵ khí tùy ý, hình roi. Theo phân loại khoa học cho thấy thì vi khuẩn này thuộc giới vi khuẩn, ngành Proteobacteria, lớp Gammaproteobacteria, bộ Enterobacteriales, họ Enterobacteriaceae, giống Serratia (Bizio, 1823).
 

Nhiều loài trong giống này là S. entomophila, S. ficaria, S. fonticola, S. grimesii, S. liquefaciens, S. marcescens, S. odorifera, S. plymuthica, S. proteamaculans, S. quinivorans, S. rubidaea, S. symbiotica. Loài Serratia fonticola là một loại vi khuẩn Gram (-) với diện phân bố rộng rãi trong môi trường nước. Trong một số trường hợp nó là một tác nhân gây bệnh ở người có ý nghĩa và con này đã được giải trình tự S. fonticola strain (LMG 7882).

Hầu hết các loài trong giống này thì S. marcescens thường là tác nhân gây bệnh và thường gây nhiễm trùng bệnh viện (nosocomial infections). Tuy nhiên, các chủng hiếm S. plymuthica, S. liquefaciens, S. rubidaea, S. odoriferae cũng đã gây bệnh thông qua đường nhiễm trùng. Các thành viên trong giống này sinh ra các hạt pigment màu đỏ, prodigiosin và có thể phân biệt với các thành viên khác trong họ Enterobacteriaceae nhờ đặc tính đặc trưng độc nhất do chúng sinh ra 3 loại enzym DNase, lipasegelatinase.
 

Liên quan đến nhiễm trùng ở người. Tại bệnh viện, các loài Serratia spp. có xu hướng định cư tại đường hô hấp, tiết niệu hơn là đường tiêu hóa trên người lớn. Nhiễm trùng Serratia spp. chịu trách nhiễm khoảng 2% ca nhiễm trùng huyết tại bệnh viện, đường hô hấp dưới, đường tiết niệu vết thương ngoại khoa và da mô mềm trên các bệnh nhân người trưởng thành. Các vụ dịch viêm màng não do S. marcescens, nhiễm trùng vết thương và viêm khớp đã xảy ra tại khoa nhi.

Liên quan đến điều trị nhiễm trùng tiêu hóa loài này, hầu hết cần đến liệu pháp kháng sinh phổ rộng và đặc hiệu nhạy cảm với loài vi khuẩn này trên kháng sinh đồ như cefotaxim, ceftazidime, ciprofloxacine,…tùy thuộc vào kinh nghiệm và nhận định cũng như nhóm tuổi bệnh nhi mà bác sĩ sẽ chọn kháng sinh thích hợp.

Thân chúc bạn khỏe! bạn có thể truy cập và tham khảo thêm các tài liệu dưới đây.

1.Images courtesy of CDC (http://phil.cdc.gov/phil/home.asp) Accessed 7 July 2011.

2.Basilio J. Anía, M.D. "Serratia". eMedicine. Retrieved 2007-03-14.

3."Serratia". University of Texas at Houston Medical School. Archived from the original o­n 2007-01-28. Retrieved 2007-03-14.

4.Health Canada. MSDS - Infectious Substances. Serratia. (http://www.phac-aspc.gc.ca/lab-bio/res/psds-ftss/msds138e-eng.php) Accessed 7 July 2011.

5.Richards, Bill (1979-09-17). "Navy Fogged Bay Area With Bacteria; Navy Ship 'Attacked' Bay Area With Bacteria Laden Smog in '50". The Washington Post (Final ed.) (Washington D.C.). pp. A1.

6.Richards, Bill (1979-09-17). "Secret germ warfare smog created over SF". The Modesto Bee (Morning ed.) (Modesto, CA). pp. A1, A14.

Đoàn Thị Thanh T. 37 tuổi, Phú Yên, dahuong21@....

Hỏi: Xin hỏi các bác sĩ của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, tôi có cơ địa da dễ bị dị ứng, có thể với bất cứ thứ gì thoa lên mặt, thậm chí cả kem lót ngoại nhập cũng bị. Tôi định có kế hoạch dưỡng da giữ ẩm bằng đắp mặt nạ dưa leo và khoa tây mỗi đêm, liệu không biết có dị ứng hay gây ra tác hại nào không? Xin các bác sĩ phúc đáp sớm!

Trả lời: Câu hỏi của bạn thật thú vị và dù sao cũng giúp chúng tôi có thêm một kinh nghiệm nghề nghiệp trên các bệnh lý về da dễ mẫn cảm, di ứng. Liên quan đến câu hỏi này, chúng tôi xin phúc đáp như sau dựa trên ý kiến chuyên gia trước đó đã đề cập:
 

Ngoài làn da đẹp trời phú (do di truyền) thì một phần là do chăm sóc. Chính vì vậy, có nhiều phương pháp làm đẹp da mặt được phổ biến, trong đó có đắp mặt nạ bằng các thảo dược cây cỏ, đặc biệt là các loại cây trái có chứa nhiều nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đắp mặt nạ tùy ý, như vậy hậu quả sẽ khôn lường. Nếu bạn muốn dùng phương pháp này, bạn nên đến khám ở chuyên gia thẩm mỹ để xác định mình thuộc loại da nhờn hay khô, da nhạy cảm để được tư vấn lựa chọn phương pháp nào phù hợp. Cần lưu ý, kể cả đắp mặt nạ bằng những loại hoa quả tươi từ thiên nhiên như lá lô hội, dưa leo, trứng gà mật o­ng hay tinh nghệ vẫn có thể dị ứng nếu da bạn thuộc loại nhạy cảm. Nguy hiểm hơn nếu sản phẩm đắp lại không sạch, có khi là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn da mặt nữa là khác.

Tốt nhất để có làn da đẹp, cần ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, hạn chế dùng mỹ phẩm, tránh nắng, bụi, mỗi khi đi ngoài đường về cần rửa mặt sạch sẽ mặt. Sức khỏe của da phản ánh cơ thể khỏe hay không, nhiều bạn sinh viên kinh tế khó khăn, cứ chú ý dành tiền để làm đẹp nhưng lại quá tiết kiệm trong ăn uống, thậm chí mua trứng mật o­ng để làm mặt nạ nhưng lại chẳng dám ăn những thứ đó nên cơ thể luôn suy nhược, thiếu chất, kèm với sự thức thâu đêm, kiệt sức thì làm sao da đẹp được.
 

Trường hợp của bạn, nếu da nhạy cảm không dùng được phương pháp mặt nạ thì còn nhiều phương pháp khác cũng đơn giản và an toàn, bền vững và tiện lợi hơn đó là tự massage da mặt hằng ngày. Phương pháp này bạn có thể làm bất cứ lúc nào, trước khi đi ngủ, sáng dậy, giữa giờ làm việc, vừa giúp tỉnh táo lại giảm nếp nhăn và không bao giờ dị ứng và những người dễ dị ứng hãy dùng phương pháp này để làm đẹp.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin giới thiệu với bạn 5 sai lầm nghiêm trọng khi đắp mặt nạ. Do đắp mặt nạ hiện nay đã trở nên rất phổ biến vì hiệu quả bất ngờ mà nó mang lại trong việc chăm sóc sắc đẹp. Có rất nhiều các loại mặt nạ phù hợp với mọi loại da, có 2 loại mặt nạ là mặt nạ có sẵn chỉ cần đắp trực tiếp lên và một mặt nạ nữa là tự chế từ việc cắt từ các loại hoa quả hoặc tạo hỗn hợp hoa quả, mật o­ng, sữa tươi… tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đắp mặt nạ cho đúng.

Việc sai quy cách hoặc dùng các chế phẩm đắp mặt nạ không phù hợp với làn da chúng ta sẽ dẫn đến các hậu quả khôn lường như da bị dị ứng, nổi mụn hoặc không hấp thụ được hết các dưỡng chất cần thiết từ mặt nạ. Hãy cùng xem các sai lầm nghiêm trọng khi đắp mặt nạ.
 

(i) Loại mặt nạ nào cũng đắp:

Nên nhớ da chúng ta có 5 loại cơ bản là da nhờn, da khô, da hỗn hợp, da thường và da nhạy cảm. Hiểu được da mình thuộc loại nào bạn sẽ biết mình nên chọn loại mặt nạ nào cho đúng. Có mặt nạ tốt cho mọi loại da nhưng cũng có loại chỉ phù hợp với một loại da nhất định nào đó thôi.

(ii) Ngày nào cũng đắp mặt nạ:

Nhiều bạn lạm dụng việc đắp mặt nạ, ngày nào cũng đắp, thậm chí 1 ngày đắp nhiều lần, như vậy là rất phản khoa học. Thật sự mỗi tuần chỉ nên đắp mặt nạ từ 2 đến 3 lần và chỉ để từ 15 đến 20 phút thôi. Sau khi đắp xong, nên rửa lại mặt bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có thể thấm sâu vào da. Nếu đắp mặt nạ trực tiếp trên da hằng ngày sẽ rất dễ gây dị ứng và làm lớp biểu bì non trên da mất khả năng đề kháng.

(iii) Chỉ đắp mặt nạ tự chế:

Vẫn biết các loại mặt nạ tự chế vừa an toàn vừa kinh tế, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ các loại mặt nạ này không hề cao. Khi vừa đắp xong có thể bạn thấy da căng mịn, láng trắng. Nhưng đến ngày hôm sau da bạn lại vẫn như cũ, chả có cải thiện nào rõ rệt.

(iv) Không chăm sóc tới vùng da quanh mắt:

Vùng da quanh mắt rất mỏng, chỉ bằng ¼ da thường, vì vậy da mắt rất yếu, dễ lão hóa nên cần phải được bảo vệ. Nếu áp dụng mặt nạ thường cho cả vùng mắt sẽ dễ gây kích ứng. Hãy sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên chuyên dụng cho vùng mắt và chỉ đắp 1 - 2 lần/ tuần. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ nên kết hợp thêm với các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho vùng da nhạy cảm này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

(v) Đắp mặt nạ thưa và mỏng:

Đôi khi các loại mặt nạ tự nhiên từ trái cây tươi, nhiều bạn rất tiết kiệm nên thường thái các lát rất mỏng và đắp không rải kín hết bề mặt da. Điều này khiến da được chăm sóc không đều. Các dưỡng chất chưa kịp thấm vào da sẽ bị khô đi. Đắp mặt nạ dày hơn sẽ khiến nhiệt độ da tăng lên thúc đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu làm cho thành phần dinh dưỡng, trong tế bào thẩm thấu và khuyếch tán càng tốt hơn so với việc đắp thưa. Nhiệt độ trên bề mặtda tăng khiến các lỗ chân lông nở to ra để đẩy các chất cặn bã ra ngoài giúp da giảm mụn. Vitamin và protein trên bề mặt da sẽ “ngấm” sâu vào lớp biểu bì da giúp da trơn mịn, căng bóng.

Khi đắp mặt nạ, bạn cần chú ý tránh không mắc phải 5 sai lầm nghiêm trọng khi đắp mặt nạ kể trên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nguyễn Hòa, 45 tuổi, Châu Thành, Tiền Giang, loan1234@

Hỏi: Xin chào các bác sĩ của bệnh viện Quy Nhơn, tôi vừa qua có đi khám sức khỏe do cơ quan tổ chức hàng năm, tuy nhiên mặc dù các chân tay và các khớp của cơ thể tôi chưa bao giờ bị đau như các người bị goutte thường có biểu hiện, nhưng chỉ số acid uric trong máu của tôi lúc chưa ăn sáng lại rất cao, nhưng bác sĩ sau khi khám và tư vấn cho tôi thì bảo là không cần điều trị. Tôi muốn hỏi vậy acide uric tăng cao thì khi nào điều trị, xin nhận được ý kiến tư vấn từ các bác sĩ, tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Trước hết chúng tôi cảm ơn bạn đã tin tưởng ban biên tập để đặt câu hỏi chuyển khoa về một bệnh lý liên quan đến quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Đây là một bệnh lý trước đây cho rằng chỉ xuất hiện trên các giới “quý tộc, nhà giàu” song hiện nay số lượng người mắc bệnh lý như thế tăng dần lên theo nhịp sống hiện đại và chế độ ăn giàu đạm sung túc hơn?
 

Trong thực hành lâm sàng, chúng tôi đã nhiều lần gặp các bệnh nhân đi khám và xét nghiệm sàng lọc tình cờ phát hiện chỉ số xét nghiệm máu được nhiều người nam có acid uric cao vượt ngưỡng bình thường cho phép và khi nhận kết quả acid uric trong máu cao, không ít bệnh nhân đã lo lắng và bác sĩ cũng có người vội vã kê thuốc mà không quan tâm đến các dấu hiệu lâm sàng, hoặc dùng thuốc chưa đúng chỉ định, trọng một thời gian dài và có nhiều trường hợp dẫn đến dị ứng và các tác dụng ngoại ý xuất hiện nghiêm trọng hơn trên bệnh nhân mà lẽ ra không cần dùng thuốc ngay bạn ạ. Nhất là độc tính ở gan ,thận và hệ thống huyết học rất nặng, đặc biệt khi bệnh nhân đó có lạm dụng bia rươụ nhiều hơn người khác.

Nếu chỉ số acid uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới có nguy cơ bệnh tim mạch và cần điều trị thuốc hạ acid uric nghĩa là chúng ta vấn thấy một khoảng ngưỡng từ 7-13mg/dl an toàn cao đối với chỉ số acid uric như thế.

Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.
 

           Như chúng ta đã biết acid uric là sản phẩm của một chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành acid uric. Đây là nguồn acid uric phát sinh do nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng có nhân tế bào, khi vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ chuyển hóa thành acid uric. Đó là nguồn acid uric ngoại sinh, trong đó các loại thực phẩm nội tạng động vật, hải sản... sẽ được chuyển hóa thành acid uric rất nhiều. Acid uric là một chất thừa trong cơ thể, được thải loại 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da.

Bên cạnh đó, rượu bia có tác dụng kích hoạt men xanthine oxidase gây tăng sản xuất acid uric. Do đó, acid uric tăng cao trong máu có liên quan đến việc ăn nhiều đạm động vật và uống nhiều rượu bia. Đây là lý do nam giới bị tăng acid uric nhiều hơn phụ nữ.

Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể khi nguồn tạo ra acid uric và thải loại acid uric bị mất cân bằng hoặc tạo acid uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm acid uric bị giữ lại trong máu, ứ động tại các khớp và lắng đọng trong các mô. Nơi acid uric thường lắng đọng nhất là các khớp và gây ra bệnh đặc trưng là gút (goutte). Ngoài ra, acid uric còn lắng ở tim gây bệnh tim mạch, lắng ở thận gây suy thận, lắng ở đường niệu gây ra sỏi thận. Tuy nhiên, có những trường hợp acid uric trong máu rất cao do nó được tạo ra nhiều mà thải ít người ta gọi là tăng acid uric máu chứ không gọi là bệnh gút.

Do vậy, việc điều trị cho bệnh nhân cần phải cân nhắc và chẩn đoán chính xác đúng tiêu chuẩn bệnh gut trên bệnh nhân, nếu không tuân thủ sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường. Chẩn đoán xác định bệnh nhân có bị bệnh gút mãn tính hay không, phải dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán gút chứ không chỉ dựa vào nồng độ acid uric trong máu đơn thuần mà không có tiêu chuẩn lâm sàng. Chỉ khi xác định chính xác bệnh nhân bị gút mới chỉ định dùng thuốc và khi dùng thuốc cũng phải cân nhắc vì các thuốc điều trị gút đều có nhiều tác dụng ngoại ý bên cạnh các tác dụng có hiệu quả của chúng.
 

Như thuốc kháng viêm corticoid nếu điều trị không đúng sẽ gây lệ thuộc thuốc, suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, tăng nguy cơ nhiễm trùng; hoặc nhóm thuốc kháng viêm non-steroid cũng có thể đưa đến xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, suy thận.

Với bệnh nhân chỉ tăng acid uric trong máu mà không có triệu chứng, khuyến cáo không điều trị (theo Hiệp hội Khớp Mỹ và Hiệp hội Khớp châu Âu), ngoại trừ trường hợp có nguy cơ quá cao cho bệnh tim mạch đi kèm có acid uric tăng cao.

Khi có bệnh nhân bị acid uric trong máu cao cũng như bệnh gút tới khám, trước tiên bác sĩ phải tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể không tạo ra thêm acid uric. Cụ thể, bệnh nhân phải hạn chế ăn đạm động vật, ăn nhiều rau quả, không được uống rượu bia.

Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống mà acid uric vẫn cao mới cần dùng thuốc. Khi chỉ định thuốc, bác sĩ nên cảnh báo cho bệnh nhân biết nguy cơ bị phản ứng thuốc và tư vấn phải ngưng thuốc ngay khi có biểu hiện phản ứng thuốc cho người bệnh biết.

Chúng tôi hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh gút cũng như chỉ định điều trị khi nào cần bắt đầu đối với bệnh gút. Thân chúc bạn khỏe và có chế độ ăn uống sao cho hợp lý giảm nồng độ acid uric trong máu để hạn chế phát sinh bệnh.

Lê Thị Bích L 63 tuổi, TX An Nhơn, Bình Định

Hỏi: các bác sĩ ơi cho em hỏi, má cháu gần đây có rất nhiều bệnh lắm và đi khám lần nào các bác sĩ cũng bảo má cháu bị huyết áp kẹp, rất nguy hiểm và cần có theo sự theo dõi cũng như điều trị nghỉ ngơi hợp lý nếu không sẽ nguy hiểm. Cháu không biết huyết áp kẹp là như thế nào, cả má cháu và cháu đều rất lo lắng không biết ra sao. Mong các bác sĩ hướng dẫn chỉ bảo giúp cháu. Cháu vô cùng cảm ơn!

Trả lời:

Theo thống kê, số người bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng, tuy nhiên, số người bệnh huyết áp thấp và huyết áp kẹt thì ít nhắc đến. Theo thống kê, số người bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng, tuy nhiên, số người bệnh huyết áp thấp và huyết áp kẹp thì ít được đề cập đến và cũng chưa được quan tâm thích đáng. Các triệu chứng khi bị kẹt huyết áp gần giống như huyết áp thấp nhưng hậu quả của nó lại rất nguy hiểm. Vậy huyết áp kẹp nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và cách điều chỉnh để tránh hiện tượng huyết áp kẹt ra sao?
  

Huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai số: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch. Khi số đo huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường. Hậu quả do huyết áp kẹp cũng rất nguy hiểm không thua kém gì so với cơn cao huyết áp trên quần thể bệnh nhân, nhất là các vấn đề tim mạch liên quan.

Thế nào là huyết áp kẹp? Khi huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 25 mmHg (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 20 mmHg) thì được cho là huyết áp kẹp. Chẳng hạn, huyết áp tâm thu bằng 110 mmHg thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65 - 75 mmHg là bình thường nhưng nếu huyết áp tâm trương lại 85 - 90 mmHg thì có thể coi là huyết áp kẹp.
 

Nguyên nhân gây kẹp huyết áp là do giảm huyết áp tâm thu hoặc tăng huyết áp tâm trương. Thường gặp trong những trường hợp sau:

-Do mất máu nội mạch: Có thể do chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch trong bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue hoặc suy tim.

-Bệnh van tim: Hẹp van động mạch chủ: khi van động mạch chủ hẹp, lượng máu được tống ra khỏi thất trái trong thì tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹp; Hoặc hẹp van 2 lá: khi van 2 lá hẹp, máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong thì tâm trương, chính điều đó làm tăng huyết áp tâm trương.

-Một số nguyên nhân khác: chèn ép tim (tràn máu / tràn dịch màng ngoài tim) hay cổ trướng, báng bụng cũng gây huyết áp kẹp…

Huyết áp kẹp khiến tim còn rất ít hiệu lực bơm máu làm cho tuần hoàn bị giảm hoặc ứ trệ. Huyết áp kẹp gây lực cản ngoại vi lớn, dễ gây phì đại thất trái dẫn đến suy tim. Vì vậy, khi huyết áp kẹp, người bệnh thường có biểu hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, khó thở, hơi thở ngắn, hụt hơi, tức ngực, người choáng váng, đau đầu, ngủ kém, làm việc thì lúc quên, lúc nhớ và người cảm thấy ớn lạnh hơn bình thường.
 

Thái độ xử trí khi huyết áp kẹp cũng như những trường hợp huyết áp cao hay huyết áp thấp đều phải nghiêm túc để tránh hậu quả đáng tiếc. Cụ thể, khi huyết áp kẹp, cần nằm nghỉ ngơi thư giãn, hít thở sâu. Đặc biệt, không cố làm cho xong việc đang làm mà phải nằm nghỉ ngay và dùng thuốc điều hòa huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, không nên mất bình tĩnh quá sẽ làm huyết áp dao động thêm. Như trên đã nói, chúng ta thường chú ý đến bệnh tăng huyết áp mà ít khi chú ý đến huyết áp thấp hay kẹp. Nếu không cẩn trọng với tình trạng huyết áp của mình, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả xấu vì những bệnh do huyết áp mang lại thường rất đáng sợ.

Tuy vậy, chỉ cần chúng ta có biện pháp dự phòng hiệu quả sẽ tránh được những biến chứng đáng tiếc, đó chính là phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tốt nhất mỗi người cần tìm hiểu trạng thái huyết áp của mình và những thói quen bản thân sẽ làm ta đỡ phải hoang mang lo lắng, buộc phải quan tâm hơn tới sức khỏe của chính mình. Những người đã có bệnh huyết áp thì nên biết cách tự đo huyết áp ở nhà là biện pháp tốt nhất để kiểm tra huyết áp. Khi đo huyết áp tại nhà, nếu phát hiện hiện tượng huyết áp thất thường thì cần phải đi khám để bác sĩ quyết định xem cần phải dùng loại thuốc gì.

Các bệnh về huyết áp dù cao hay thấp hay kẹp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, huyết áp kẹp khiến cơ thể mệt mỏi, hoạt động của tim gặp nhiều trở ngại dễ dẫn đến suy tim. Mặt khác, huyết áp kẹp gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần điều hòa công việc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá khuya, tránh các sang chấn tâm lý; đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ hợp lý, tránh ngồi lâu một chỗ, tập thể dục thường xuyên để lưu thông khí huyết, phòng chống bệnh. Tóm lại, chỉ những ai đã từng mắc bệnh mới thấy sức khỏe đáng quí biết bao, người chưa từng mắc những bệnh nặng dễ coi thường sức khỏe. Dù là người khỏe mạnh hay đã có bệnh huyết áp đều phải chú ý quan tâm tới sức khỏe của mình, thực hiện chế độ sinh hoạt, lao động và điều trị đúng nếu có bệnh, như thế mới trường thọ.

Nguyễn Văn T, 71 tuổi, cán bộ hưu, P. Quang Trung, TP. Quy Nhơn

Hỏi: Tôi là một cán bộ được khám sức khỏe trong cán bộ trung cao, nên gần như quý nào cũng đi khám và xét nghiệm máu để đánh giá về tim mạch và tiểu đường, tuy nhiên không hiểu tại sao các chỉ số đường máu của tôi thay đổi dao động liên tục theo các quý trong 5 năm trở lại đây. Tôi không biết chỉ số đường huyết an toàn sức khỏe là bao nhiêu? Gần đây nhất, chỉ số đường huyết của tôi là 7.6 là có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Tôi mong nhận được trả lời sớm vì đàng rất lo lắng!
 

Trả lời: Rất cảm ơn câu hỏi của bác, liên quan đến câu hỏi của bác, chúng tôi xin trả lời như sau: Đường máu hay đường huyết (glucosemia/glucosemie) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao có thể sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

1. Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA):

- Trước bữa ăn: 90 - 130mg/dl (5,0 - 7,2 mmol/l);

- Sau bữa ăn 1 - 2 giờ: < 180mg/dl (< 10 mmol/l);

- Trước lúc đi ngủ: 110 - 150mg/dl (6 - 8.3 mmol/l).

Trong thư, bạn nói chỉ số đường huyết là 7,6 mmol/L nhưng không rõ đó là kết quả chỉ số đường huyết được đo khi nào. Nếu đây là chỉ số đường huyết đo sau ăn thì là bình thường, nhưng nếu là đo lúc đói (tức sau ăn 10 giờ) thì là hơi cao. Tuy nhiên, để biết có bị tiểu đường hay không còn làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số này nhằm kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường mà không phụ thuộc no hay đói, chỉ số này bình thường là 5.4 - 6,2%, nếu trên 7% là có tiểu đường. Cứ tăng 1% có nghĩa đường huyết của bạn tăng 30mg. 
 

Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ người thừa cân béo phì cũng gia tăng, do vậy, dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 (tiểu đường mắc phải). Trường hợp của bạn nếu thừa cân phải thực hiện chế độ ăn giảm cân bằng cách thực hiện chế độ ăn ít tinh bột và chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ăn nhiều rau xanh, củ quả chín ít ngọt (táo, lê), lạc, vừng... Nhớ 3-6 tháng phải định kỳ khám sức khỏe để đánh giá lại tình trạng bệnh. Nếu đã thực hiện chế độ ăn và tập luyện mà không hiệu quả thì cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là các kiến thức chuyên môn của các chuyên gia đái tháo đường, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ về chỉ số này và an tâm với tình trạng sức khỏe của mình. 

Võ Thành T, 34 tuổi, Vạn Ninh, Khánh Hòa, 0913…..

Hỏi: kính thưa các bác sĩ, em năm nay mới 34 tuổi nhưng đã bị mổ sỏi thận và sỏi niệu quản đến 2 lần, các bác sĩ nói là em mau tạo sỏi hơn nhiều người khác. Em lo lắng qua không biết làm thế nào để không bị tạo sỏi lại hay không bị tái phát nữa, nếu không sỏi sẽ làm em đau thường xuyên và nghe nói nếu mổ nhiều lần quá phải cắt bỏ quả thận đó. Em xin ý kiến các bác sĩ cho biết, xin cảm ơn các bác sĩ rất nhiều!

Trả lời:

Sỏi thận là một bệnh lý có nhiều yếu tố góp phần tạo nên và gây nên các triệu chứng cũng như các biến chứng phức tạp trên người bệnh, gây các cơn đau âm ỉ hoặc nặng hơn là cơn đau “quặn thận”, nghe nói đến hai từ quặn thận là chúng ta có thể hình dung ra đau như thế nào.

Về nguyên nhân dẫn đến sỏi thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tăng cholesterol, dị dạng đường tiết niệu, các tắc nghẽn cơ học, chế độ làm việc tĩnh tại, thói quen uống ít nước, cơ chế đào thải chất cặn bả kém hơn bình thường,…Bệnh có thể chấm dứt sau khi mổ, nhưng nhiều ca bệnh cứ tái phát mỗi sau 2-4 năm và bắt bệnh nhân thường phải vào viện đã nội soi lấy sỏi hoặc mổ hở để lấy sỏi, gây rất phiền phức bệnh nhân về tình thần, sức khỏe, tiền bạc,…Dù có phải mổ lấy sỏi hay không, những người có bệnh sỏi thận cần chú ý để sỏi không to nhanh cũng như hạn chế tái phát thì hãy thường xuyên uống nhiều nước (2 - 3 lít/ngày) trong ngày, nhất là người đang làm việc trong các môi trường tình tại và nóng nực,….
 

Bạn có thể coi bể thận như một thùng chứa nước đặt bên trên và niệu quản là cái ống dẫn nước xuống. Sỏi thận nếu không có biến chứng như đi tiểu ra máu, sỏi tụt xuống niệu quản, gây cơn đau cấp dữ dội thì không cần điều trị hay nói cách khác vẫn sống “hòa bình” với bệnh. Nếu sỏi nhỏ dưới 4 mm thì chỉ cần uống nước đều đặn mỗi ngày và trong bữa ăn nên có thêm chút chất chua làm cho nước tiểu bớt chất kiềm. Nếu viên sỏi nhỏ, nó có thể đi xuống bàng quang và được nước tiểu tống ra ngoài khi ta đi tiểu. Nếu sỏi của bạn to và sần sùi, nó sẽ mắc kẹt trong niệu quản gây tắc nước tiểu từ thận xuống làm cho bể thận bị giãn ra, đi tiểu máu hoặc kẹt gây nhiễm trùng.

Nếu sỏi thận hay niệu quản để muộn sẽ gây dãn đài thận. Để muộn hơn nữa thì cả quả thận sẽ bị giãn, nhu mô thận bị hủy hoại, trở thành một túi nước (thận ứ nước thường kết luận qua siêu âm) vừa vô dụng vừa nguy hiểm vì dễ bị nhiễm khuẩn thành một túi mủ (mủ thận). Trường hợp của bạn cần khám và điều trị ở bệnh viện có chuyên khoa thận tiết niệu.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị, tùy vị trí kích thước của sỏi mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Dù có phải mổ lấy sỏi hay không, những người có bệnh sỏi thận cần chú ý để sỏi không to nhanh cũng như hạn chế tái phát thì hãy thường xuyên uống nhiều nước (2 - 3 lít/ ngày) dùng một chút chất chua nước chanh, cam, hoa quả chua để giúp cho nước tiểu bớt kiềm sẽ hạn chế hiện tượng sỏi.

Trần Thị L, 38 tuổi, Ninh Sơn, Ninh Thuận, salonthuan@

Hỏi: Kính thưa các bác sĩ chuyên mục hỏi đáp của bệnh viện sốt rét Bình Định, em bị rụng tóc nhiều tháng nay, ngày nào cũng rụng và em đã thay đổi nhiều lần dầu gội khác nhau nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Đi khám da liễu và Spa thường xuyên nhưng bệnh không thuyên giảm, em xin ý kiến các bác sĩ em có bị giun sán đưa đến rụng tóc hay không? Việc điều trị rụng tóc do viêm chân tóc có khó không vì em được bác sĩ chẩn đoán viêm chân tóc rụng tóc. Em kính cảm ơn các bác rất nhiều!

Trả lời: Chúng tôi rất thông cảm với các lo lắng của bạn về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt sức khỏe, tuy nhiên nếu càng lo lắng thì bạn càng bị rụng tóc nhiều hơn (hay còn gọi là rụng tóc do stress). Do vậy, khi đã tìm ra nguyên nhân rụng tóc do viêm chân tóc thì cùng nhau cách giải quyết để hạn chế và điều trị tiệt căn chứng rụng tóc của bạn nhé. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra các thông tin bổ ích từ các chuyên gia nghiên cứu và điều trị về rụng tóc để bạn có thể tham khảo nhé.
 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc trên người, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây, một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc là do viêm chân tóc. Nên để cải thiện tình trạng rụng tóc cần điều trị dứt điểm bệnh viêm chân tóc và việc điều trị viêm chân tóc rụng tóc nên kết hợp dùng thuốc, chế phẩm thuốc và chăm sóc da đầu.

Viêm chân tóc là tình trạng viêm phần nang tóc. Bệnh khá phổ biến ở cả nam và nữ, hay gặp ở người da đầu nhiều dầu. Nguyên nhân chủ yếu do tụ cầu vàng có tên khoa học Staphylococcus aureus gây nên, ngoài ra còn một số tác nhân khác như vi khuẩn gram âm, nấm Trichophyton spp. Các yếu tố thuận lợi gây viêm chân tóc gồm có khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn, bịt kín da đầu, da đầu luôn đẫm mồ hôi.

Những người có nguy cơ cao bị bệnh này là những người dùng thuốc ức chế miễn dịch (như chế phẩm corticoides), kháng sinh trong thời gian dài hoặc mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Trường hợp gội đầu quá nhiều (một lần/ ngày hoặc vài lần/ ngày), dùng nhiều dầu gội có độ tẩy gàu cao làm mất hết lớp ceramide bảo vệ da đầu. Khi gội đầu bệnh nhân lại gãi mạnh tạo nên các vết trầy xước trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây bệnh. Khi đó, bệnh nhân rất ngứa đầu và khi gội đầu lại muốn gãi mạnh cho đỡ ngứa thì tổn thương da sẽ xuất hiện nhiều hơn.
 

Biểu hiện viêm chân tóc là các sẩn nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vẩy, rất ngứa, mọc nhiều nhất ở vùng gáy, hai bên tóc mai. Nếu bệnh nặng, sẩn có thể lan cả đến vùng râu, lông nách, lông mi, tiến triển dai dẳng nhiều tháng, nhiều năm. Nếu gãi nhiều có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát gây chốc lở, nổi hạch đau hai bên cổ. Viêm chân tóc mạn tính có thể dẫn tới suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay cáu kỉnh, giảm sút trí nhớ.

Điều trị viêm chân tóc là sự kết hợp giữa dùng thuốc và chăm sóc da đầu đúng cách. Về dùng thuốc phải kết hợp dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, thuốc an thần chống ngứa và thuốc chống dị ứng. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ có chỉ định thích hợp. Nếu tổn thương da tiết dịch nhiều thì bôi các dung dịch sát khuẩn như castelani, BIS.

Nếu tổn thương khô hơn thì bôi hàng ngày trong 2-3 tuần, một trong các thuốc có chứa corticoid có hoạt phổ mạnh như: temproson, gentrison, caditrigel. Để giảm ngứa thì phải uống một trong các thuốc kháng histamin như loratadin, fexofenadin, chlopheniramin một đợt từ 5-10 ngày. Để diệt khuẩn thì phải uống một trong các kháng sinh sau: cefixim, roxithromycin. Sử dụng kháng sinh một đợt trong 7-10 ngày.

Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân phải biết căn nguyên của bệnh và tự giác thực hiện một chế độ gội đầu, chăm sóc da đầu hợp lý: Không sử dụng các dầu gội thông thường, phải dùng dầu gội đầu (loại trị gàu), chỉ nên gội đầu 2-3 lần/tuần, không nên gội nhiều lần trong một ngày.

Khi gội chỉ gãi nhẹ nhàng tránh làm xây xước da đầu, không làm tróc vẩy các mụn. Không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc. Không xát chanh, xát muối, xà phòng vào chỗ da đầu bị viêm. Không bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc dùng thuốc theo sự mách bảo khiến tình trạng viêm chân tóc ngày càng nặng hơn và khó chữa hơn.
 

Cải thiện tình trạng rụng tóc do viêm chân tóc

Lựa chọn thuốc hay các chế phẩm bổ sung để chữa rụng tóc là vấn đề nan giải do việc chữa trị cần nhiều thời gian và hiệu quả điều trị không cao, khó có thể điều trị dứt điểm. Nguyên nhân rụng tóc còn do nhiều yếu tố và tính đáp ứng với thuốc tùy thuộc vào mỗi cá thể và cả tính kiên trì khi dùng thuốc.

Khi đã xác định bị rụng tóc do viêm chân tóc, người bệnh không nên sốt ruột mà cần kiên trì điều trị tình trạng viêm chân tóc trước đã. Khi tình trạng viêm được cải thiện hay chữa trị dứt điểm, da đầu sẽ bớt dầu, bớt ngứa, tình trạng rụng tóc sẽ giảm rõ rệt. Số chân tóc bị rụng sẽ mọc trở lại. Bệnh nhân càng trẻ, do chưa bị rụng tóc do ảnh hưởng của giảm nội tiết tố, tóc càng mọc nhiều và nhanh hơn. Các loại thuốc hạn chế rụng tóc gồm có: vitamin B5, B6, các axit amin như cystine, méthionine, biotine, sắt và kẽm...

Ngoài ra, có thể dùng các chất cortisone tại chỗ, điều trị chống dị ứng tại da đầu (nhằm giảm hiện tượng rụng tóc do bệnh tự miễn), kích thích da đầu bằng nhiệt độ lạnh.

Trường hợp tóc rụng quá nhiều, nguyên nhân rụng tóc do viêm chân tóc và cả các yếu tố nội tiết thì có thể dùng tại chỗ loại thuốc chữa rụng tóc tương đối có hiệu quả là minoxidil. Tuy nhiên, thuốc cũng có tác dụng phụ như ảnh hưởng đến huyết áp, làm tim đập nhanh, giữ nước. Dùng từ 4-6 tháng mới có kết quả. Ngoài ra, với phụ nữ có thể dùng kèm thuốc kháng kích thích tố nam (kháng androgen), thuốc kích thích miễn dịch tại chỗ (isoprinosine), dùng trong trường hợp rụng tóc nhiều thành từng mảng, da đầu rất nhờn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
 

Gần đây, nhiều người bệnh đã áp dụng một phương pháp mới điều trị rụng tóc rất có kết quả, đó là chích thuốc trị bệnh vào da đầu giúp làm tăng tuần hoàn máu tại chỗ và nuôi dưỡng chân tóc bằng các vitamin quan trọng, làm chậm quá trình thoái hóa của chân tóc. Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém và chỉ áp dụng khi các biện pháp uống thuốc không hiệu quả.

Huỳnh Trọng T, 35 tuổi, ĐH Y dược Cần Thơ, ttloc95@ya......

Hỏi: Xin các bác sĩ trong Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn cho em hỏi các trang website nào trên thế giới mà các bác sĩ thường lấy được thông tin về chuyên ngành ký sinh trùng tốt nhất vì em cũng là trong số các người làm cùng ngành với các bác nhưng rất tiếc không có thông tin mới các bác ơi! Em cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:

             Cảm ơn đồng nghiệp, Liên quan đến câu hỏi các bạn, chúng tôi xin chia sẻ các bạn các trang tin mà chúng ta có thể lấy tài liệu chuyên môn về ký sinh trùng đầy đủ mà chúng tôi thỉnh thoảng hay vào và cập nhật cho chuyên ngành. Xin tham khảo dưới đây với từ khóa PARASITOLOGY + …..

Parasitology today

Parasitology research

Parasitology international

Parasitology Atlas

Parasitology Journal

Parasitology Book

Parasitology Quiz

 

 

Ngày 06/04/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và PGS.TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích