Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 0 5 4 2
Số người đang truy cập
5 4 9
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Trả lời bạn đọc các bệnh chuyên ngành ký sinh trùng tháng 01-2018

Hồ Thái B., 38 tuổi, Thành Thái, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh, thaibinh56@....

Hỏi: Xin các bác sỹ cho em biết các dấu hiệu đỏ da và thỉnh thoảng bầm tím trong da lòng bàn tay là bệnh gì vì em hay bị như vậy nhưng em thấy sức khỏe em hiên nay vẫn bình thường. Kính mong các bác sỹ phúc đáp!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt một câu hỏi hiếm gặp trên lâm sàng để giải thích ngay một cahcs chính xác đó là bệnh gì thì khó vì thường các biểu hiện trên bàn tay hay các móng tay và mu bàn tay, thậm chí rối loan sắc tố da là các dấu hiệu của một bệnh lý nội khoa nào đó trước, sau đó mới đến xảy ra các bất thường thấy được trên lòng bàn tay và móng tay. Nhân câu hỏi này, chúng tôi xin chia sẻ một bài viết tương đối đầy đủ về bệnh lý có thể liên quan đến vấn đề mà bạn đang quan tâm. Đó là các dấu hiệu bất thường trên bàn tay cảnh báo bệnh nguy hiểm.


Hình 1

Những thay đổi trên bàn tay dù nhỏ như phát ban, da đổi màu, vết sưng, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyên hãy chú ý đến vị trí này để có thể nhận biết sớm nhất những căn bệnh nguy hiểm.

- Nếu móng tay màu xanh: Có thể đó là do chức năng tim kém, nhìn màu sắc của móng tay có thể đoán được máu có đủ oxy không. Nếu móng hồng hào thì cơ thể khỏe mạnh, nếu móng tay màu xám hoặc chuyển màu xanh thì máu đang thiếu oxy hoặc chức năng tim của bạn đang gặp vấn đề.

- Tê ở ngón tay và lòng bàn tay: Có thể do viêm khớp dạng thấp, thông thường, đi kèm theo chứng tê là trình trạng viêm và sưng các khớp. Tình trạng sưng tê các khớp có thể tăng lên đột ngột trong 1-2 ngày, sau đó có thể ảnh hưởng đến toàn thể bàn tay và cổ tay. 

- Run tay: Có thể do bệnh Parkinson, run tay có thể là tình trạng xảy ra do uống quá nhiều thức uống chứa caffein hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tuy nhiên, hãy lưu ý vì đây cũng có thể là Parkinson, chứng bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương gây ra chứng run rẩy ở tay.

- Nếu móng tay bị lõm: Có thể do thiếu máu, móng tay thường mịn màng, bằng phẳng và có hình hơi vòng cung. Tuy nhiên, nếu ở giữa móng tay xuất hiện vết lõm thì đây là dấu hiệu thiếu máu do cơ thể thiếu sắt trầm trọng.

- Ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn: Có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, những người đàn ông sở hữu ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn sẽ ít có nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt hơn số còn lại. Đây là kết quả của một nghiên cứu được thực hiên trong vòng 15 năm trên 4.500 người đàn ông khác nhau tại Anh.

- Nếu lòng bàn tay có nốt đỏ: Có chức năng gan không tốt, một triệu chứng điển hình của xơ gan là lòng bàn tay có những nốt đỏ. Những nốt đỏ này có thể xuất hiện ở trong lòng bàn tay và có thể lan lên cả những ngón tay, mu bàn tay. Đây chính là do bệnh gan khiến rối loạn bài tiết trong cơ thể dẫn đến tình trạng này.

- Thay đổi màu sắc móng tay: Có thể là do bệnh thận, nhiều người mắc bệnh thận mãn tính thì móng tay có dấu hiệu chuyển màu. Phần dưới của móng tay có màu trắng và phần trên chuyển màu nâu nhẹ. Ngoài ra, móng tay giòn dễ gãy cũng cho thấy bạn đang mắc một số vấn đề về thận.

- Bàn tay lạnh: Nếu không khí lạnh khiến đôi tay của bạn lạnh theo thì đó hoàn toàn là điều bình thường vì tay và chân là hai bộ phận có nhiệt độ thấp nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ở một nơi ấm áp và cơ thể đang ấm mà đôi tay vẫn lạnh thì đó là biểu hiện bệnh lý. Đó có thể là do các bệnh lí về tuyến giáp như bướu cổ, phình tuyến giáp, huyết áp thấp hoặc do thiếu máu.

  
Hình 2-3

- Giảm sức cầm của tay: Có thể liên quan sức khoẻ tim mạch, sức cầm nắm của tay là biểu hiện sức khỏe của cơ bắp và tim mạch. Nếu bỗng bạn thấy sức cầm của tay yếu đi thì có thể bạn đang thiếu các hoạy động về thể chất.

- Nếp gấp trên da sạm đi: Đó có thể là dấu hiệu của bệnh Addison. Đây là rối loạn hiếm gặp của tuyến thượng thận. Lúc đầu, bệnh chủ yếu biểu hiện với các triệu chứng giống cúm như mệt mỏi, yếu cơ, nhưng dần nghiêm trọng hơn khiến bạn bị chóng mặt, chuột rút. Bệnh Addison làm da tối màu, đặc biệt ở các nếp gấp bàn tay.

- Da đóng vảy trên các đốt ngón tay: Đó có thể là dấu hiệu ung thư. Các lớp vảy đỏ trên các đốt ngón tay có thể là dấu hiệu của viêm da cơ địa, hay các căn bệnh tự miễn khác như tiểu đường, tuyến giáp. Nhưng trong 20% các trường hợp, nó cũng cảnh báo bệnh ung thư bên trong như ung thư buồng trứng. Dấu hiệu kèm theo là phát ban màu tím ở mí mắt trên, giảm cân không rõ lý do, ho, ra mồ hôi ban đêm, người mệt mỏi, yếu ớt.

Móng tay xuất hiện nhiều đường sọc, ngứa trong lòng bàn tay đều là những dấu hiệu 'tố cáo' bệnh nguy hiểm trên cơ thể bạn. Màu sắc của đôi bàn tay cho thấy nhiều điều về sức khỏe của bạn. Bàn tay có màu sắc đỏ ửng cho thấy bạn có thể đang mắc phải bệnh cao huyết áp. Một bàn tay có màu trắng xanh và có những gân xanh (tĩnh mạch) nổi lên, lúc nào cũng lạnh ngắt, nhớp nháp, ra nhiều mồ hôi là dấu hiệu bạn bị suy nhược cơ thể hoặc khí huyết xấu. Màu xám trên bàn tay chứng tỏ bạn đang có thể có bệnh ở gan. Bàn tay có màu vàng thường là dấu hiệu của bệnh thương hàn hay hoàng đảm. Màu vàng chanh là triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Ở tuổi 40, nếu bàn tay có màu vàng sẫm thì đây là biểu hiện của bệnh suy thận hay suy gan.

- Da tay khô: Đây là tình trạng rất thường gặp ở nhiều người. Da tay bị khô có thể do thời tiết nhưng cũng có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang bị rối loạn tuyến giáp, dẫn đến mất độ ẩm của da. Đồng thời, đây cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng dị ứng hoặc các rối loạn độ nhạy của da do sử dụng sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp.

- Ra mồ hôi tay: Bình thường, ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý của cơ thể giúp đào thải chất cặn bã, điều hòa thân nhiệt, thải độc. Việc ra mồ hôi chân tay đôi khi không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng lại đem nhiều phiền phức tới cuộc sống hàng ngày, gây khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ra mồ hôi tay, chân như do cảm xúc, khi người phụ nữ mang thai hoặc trong thời kì mãn kinh... Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng khiến tay thường xuyên ra mồ hôi như khi khối u di căn chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, rối loạn chuyển hóa (bệnh đái tháo đường…) hoặc do các bệnh lý hệ thần kinh, bệnh lý đường tiêu hóa.

- Lòng bàn tay ngứa: Nếu bạn thấy da ở lòng bàn tay bị ngứa, không có màu hồng đều nhau và có nhiều đốm trắng thì rất có khả năng bạn đã bị nhiễm nấm hoặc ghẻ ngứa do một loại ký sinh trùng gây ra. Nếu 2 ngón tay trỏ bị ngứa thì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về rối loạn chức năng ruột kết hoặc túi mật.


Hình 4

- Nổi cục ở ngón tay: Nếu ở gần chân móng tay bạn xuất hiện cục nhỏ thì đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp mạn tính. Các khối cục này xuất hiện là do tình trạng giảm khoang khớp khiến các khớp lồi ra như xương mới.

- Móng tay có đốm trắng hoặc vàng: Những người nghiện thuốc lá hoặc đang dùng thuốc mỡ kháng sinh tetacilin để điều trị bệnh trên móng tay thường có những dấu hiệu này. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng cho thấy rất có thể bạn đã nhiễm một loại nấm nào đó hoặc bị rối loạn tuyến giáp;

- Móng tay có màu xanh nhạt: Với triệu chứng này, rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng ở bên trong cơ thể. Bộ phận nhiễm trùng thường có thêm các triệu chứng như đau và sưng. Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu cơ thể bạn không nhận đủ oxy hoặc có vấn đề về tim mạch.

- Móng tay bị rỗ:Những vết lõm nhỏ trên móng tay thường bị bỏ qua, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh vảy nến.

- Móng tay xuất hiện nhiều đường sọc: Điều này cho thấy chức năng tim của bạn không tốt.

- Móng tay giòn: Nếu móng tay bạn cứng nhưng lại dễ vỡ thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng khô móng hoặc suy tuyến giáp.


Hình 6

              Hy vọng phần phúc đáp trên đây đã giúp bạn phần nào nắm được các bệnh lý có thể xảy ra trên da lòng bàn tay, bàn chân, móng tay chân.


Thanhvu Nguyen-nguyenvu.....@........com

Hỏi: Chào bác sĩ, con bị nhiễm vi khuẩn H. pylori đã 10 tháng rồi và con điều trị 3 toa thuốc tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, không khỏi. Lần đầu tiên con nội soi, điều trị 2 toa. Sau đó test hơi thở còn dương tính. Điều trị tiếp 1 toa nữa, sau đó test hơi thở lần 2 còn dương tính và con không điều trị nữa đến nay là 5 tháng rồi. Nay con muốn điều trị lại. Cho con hỏi bệnh viện bác có điều trị khỏi căn bệnh của con không a. Cảm ơn bác!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của em, chúng tôi nghĩ rằng nhiễm vi khuẩn H. pylori trong dạ dày sẽ điều trị khi nào có triệu chứng thật sự và trên một bệnh lý nền nào đó và việc điều trị sẽ do bác sỹ chuyên khoa đảm nhiễm.


Hình 6

Phác đồ điêu trị hiện nay không khó loại trừ loại vi khuẩn này ra khỏi cơ thể, kể cả có các phác đồ thuốc kháng sinh kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc để chống kháng thuốc dã có mặt tại thị trường Việt Nam. Một liệu trình tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên, do nhiễm vi khuẩn này dễ dàng xảy ra do bệnh có thể lây qua con đường ăn uống, hôn, tiếp xúc miệng miệng và phân miệng nên dễ cho bệnh nhân tái nhiễm trở lại, nên có thể vì thế em xét nghiệm lại sẽ thấy dương tính thì khi đó cho rằng là không khỏi bệnh là đôi khi chưa nhận định phù hợp.

Do đó, bạn cần đưa các thành viên trong gia đình ban khám cùng và xét nghiệm để đánh giá thấu đáo hơn. Trong Viện chúng tôi vẫn thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị vi khuẩn H. pylori này nên có thể điều trị tốt căn bệnh mà bạn đề cập.


Nguyễn Luân

Hỏi: Bệnh viện có khám các bệnh ngoài da không?  Xin cảm ơn! 

Trả lời:

Xin lỗi, chúng tôi chưa biết bạn là ai và bạn đang hỏi ai trong bệnh viện này, câu hỏi mang tính chung chung, vả lại bệnh về da thì có vô vàng nên chúng tôi mạn phép không thể trả lời chính xác vì cũng không biết bạn hỏi về bệnh da gì cả?

Chúc anh chị khỏe!


Phước Lê

Hỏi: Cháu em năm nay 4 tuổi, cháu đi khám ở viện địa phương chẩn đoán sán chó nhưng không chữa trị được vì nói là cháu nhỏ quá ko dùng thuốc tẩy sán được cháu bị lan tới vùng mắt. Viện kí sinh cho em hỏi với độ tuổi cháu em bây giờ vào viện của mình có chữa trị được không ạ. Em chân thành cảm ơn và rất mong sự hồi đáp của viện để sắp xếp đưa cháu đi chữa sớm nhất.

Trả lời:

Chào em, nhiễm ký sinh trùng giun sán có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, giới tính nào nam hay nữ đều có thể nhiễm cả. Nếu thật sự ca bệnh của con em chẩn đoán xác định có nhiễm giun sán dựa trên các bằng chứng về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thì vẫn điều trị được để ngăn ngừa biến chứng di chuyển đến các cơ quan liên quan khác trên cơ thể con người. Đồng thời, các bác sỹ chuyên khoa có thể giúp chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho em hợp lý nhất.

Thân chúc khỏe!


Dinh Cuong-Dinhcuongld@.... - Nha trang, khanh hoa

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Em có đi xét nghiệm và có kết quả như sau: Toxocara canis - IgG có kết quả là 21,08 NTU và bác sĩ kết luận em bị sán chó và cho thuốc dizlacheuregol 400ml 20 viên, kepe-nic 20 viên (không biết em viết tên thuốc đúng không vì chữ trong đơn em không đọc được. Bác sỹ cho em hỏi bị như em thì có chữa dứt điểm được không và liệu trình như thế nào ạ. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, vấn đề xét nghiệm cận lâm sàng dã có dương tính với ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara spp. với ngưỡng 21,08 NTU là tin cậy được. Tuy nhiên, còn triệu chứng lâm sàng của bạn hiện nay bạn có thể lâm sàng nào Toxocara spp. hay không chúng tôi hoàn toàn chưa biết như thế nào, chẳng hạn thế thông thường,của các thể lâm sàng được mô tả dưới đây thể ấu trùng di chuyển nội tạng, thể ấu trùng di chuyển dưới da, thể ấu trùng di chuyển trong mắt và một số thể khác hiếm gặp hơn như thể thần kinh trung ương, thận tiết niệu,…


Hình 8

Nên chúng tôi không thể biết được bạn có thể khỏi bệnh trong lúc nào và tiên lượng như thế nào là khó tư vấn cho bạn. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây đề cập và mô tả từng thể bệnh của mình để cho ra các hội chứng bệnh mà mính hiện nay đang mắc phải.

Hội chứng lâm sàng

Đặc điểm lâm sàng

VLMs

Gan và phổi là các cơ quan hay bị liên đới nhất. Biểu hiện đau bụng, gan lớn, ho, khò khè, chán ăn, sốt, đỏ da, mày đay, nốt dưới da hypodermic nodes).

OLMs

Ấu trùng T. canis di chuyển đến mắt gây rối loạn thị lực, viêm nhiễm.

Thể thông thường người trưởng thành

Thường ảnh hưởng trên người lớn đang sống tại các vùng nông thôn. Tình trạng toàn thân sẵn có đã suy giảm miễn dịch, suy nhược do rối loạn tiêu hóa. Xét nghiệm máu cho thấy BCAT và IgE tăng cao. Biểu hiện trên da ngứa, viêm da, mày đay.

CT

Triệu chứng không đặc hiệu như ho, đau bụng, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, gan lớn, đỏ da. Khoảng 50% số ca nhiễm có tăng BCAT.

Do đó, nhằm tư vấn chi tiết cho bạn hơn chúng tôi cần bạn cung cấp nhiều thông tin hơn nữa, khi đó mới có thể đưa ra cụ thể cho bạn được chi tiết.

Thân chúc bạn khỏe!


Lâm Tấn Nh....Lamtnhan....@gmail.com

Hỏi: Chào bác sĩ ạ. Khoảng tháng nay em có đi xét nghiệm máu và có kết quả bị giun đũa chó dương tính 0,45 OD, em ăn rất nhiều nhưng không mập, người càng ngày càng ốm, em không có triệu chứng gì khác, ở nhà em hay ăn rau sống và đồ tái, nhưng được khuyên không nên ăn nên em đã giảm lại. Em muốn hỏi bệnh của em thì nên chữa như thế nào? cách điều trị như thế nào để nhanh hết? và bệnh có nguy hiểm đến tính mạng hay não và các cơ quan khác không? Em cảm ơn ạ.

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin chỉ cho bạn chuyên mục hỏi đáp chuyên ngành cùng trên trang website: http://www.impe-qn.org.vn cũng cho thấy các triệu chứng và cách điều trị bệnh giun đũa cho mèo Toxocara spp. để biết đầy đủ các thông tin mà bạn cần trả lời.Riêng vấn đề ăn thịt tái sống, bạn có thể tham khảo câu hỏi số 1 ở trên sẽ rõ và chi tiết.

Thân chúc bạn khỏe!


Trịnh Thị Mai-trinhthi,....1997@gmail.com-Tp. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

Hỏi: Chào bác sĩ, Em bị ngứa dưới bàn chân phải đã hai năm nay. Tháng 6/2016, em có đi khám tại phòng khám tư ở Buôn Ma Thuột. Bác sĩ nghi bị sán, đã cho làm xét nghiệm 3 loại giun sán. Kết quả thì âm tính cả. Nhưng thỉnh thoảng em vẫn bị ngứa giữ dội. Em gãi rách cả bàn chân. Bác sĩ giúp em tư vấn hướng điều trị với nhé. Nếu em từ Đăk Lăk đi Quy Nhơn thì lịch trình thế nào là thuận tiên nhất ? Bác sĩ giúp em với nhé. Em xin cảm ơn!

Trả lời:


Hình 9

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp liên quan đến ngứa dưới lòng bàn chân đã hai năm nay, chứng tỏ ngứa dã kéo dài một thời gian và dưới lòng bàn chân thường hay gặp nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không nhất thiết phải là giun sán vì chúng có thể gặp một số tác nhân hay yếu tố sau:

-Chàm, eczema bàn chân, cạnh bàn chân;

-Nhiễm trùng nấm bàn chân và quanh bàn chân vì có thể môi trừơng làm việc của em trong môi trường thường xuyên ẩm ướt, tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm mầm bệnh;

-Nhiễm ký sinh trùng có thể giun móc, giun mỏ, giun lươn và sán máng vịt;

-Có thể nứt kẻ bàn chân, gót chân cho điều kiện các tác nhân khác gây bệnh;

-Khô da lòng bàn chân bàn tay và ngứa dữ dội bất cứ lúc nào trong ngày, không nhất thiết phải vào ban đêm;

-Có thể nhiễm cái ghẻ Sarcoptes scabiei, động vật chân khớp Demodex spp.

-Một số nghề nghiệp có liên quan đến ngứa lòng bàn chân gồm có thợ nền, thợ hồ, làm đóng ghe tàu sông, biển, làm môi trường hải sản đông lạnh, làm trong các nhà hàng ăn uống, giải khát và bán cà phê, nươc giải khát, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ....;

-Bệnh vảy nến toàn thân và bàn chân;

-Bệnh lý thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy) là một dạng rối loạn xảy ra khi thần kinh ngoại biên của bạn rối loạn chức năng không bình thường vì khi chúng bị thương tổn;

-Hội chứng bàn chân không yên;

-Hội chứng bong vảy toàn thân không rõ nguyên nhân;

-Hội chứng dày sừng dày da bàn chân bàn tay;

-Hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay bàn chân không rõ nguyên nhân;

-Các bệnh lý nền sẵn có như suy thận mạn, suy gan, đái tháo dường do có thể rối loạn điện giải, có thể bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường;

-U lympho Hogkin hay u lympho non-Hogkin;

-Bệnh liên quan đến tuyến giáp;

-Chốc lây, nhiễm trùng bội nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, đơn bào;

-Bệnh tay chân miệng;

-Một số rối loạn liên quan đến thiếu vitamin ,...

           Việc điều tra nguyên nhân cần kết hợp với một số triệu chứng khác đi kèm trong thời gian bạn có đồng thời các triệu chứng ngứa, mày đay không? Chẳng hạn có tiết dịch các vùng ngứa, có dấu nứt nẻ chân, có sốt hay không, có đang dùng loại thuốc thoa nào không, có cộm, cấn da chân không?

           Hy vọng phần phúc đáp ở trên đã làm bạn hài lòng rồi.

Ngày 06/02/2018
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích