Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Finance & Retail Tư vấn sức khỏe
Hỏi-Đáp
Y học thường thức
Kiến thức phổ thông
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 0 6 9
Số người đang truy cập
1 0 2
 Tư vấn sức khỏe Hỏi-Đáp
Trả lời bạn đọc về các bệnh chuyên ngành ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh và y học thường thức tháng 7-2017 (Phần 2)

Phạm Ngọc Phong-nvldakdoa@gmail.com

Hỏi: Ngày 26 tháng 6 năm 2017 tôi làm xét nghiệm tổng quát tại Viện. được bác sĩ tại trung tâm chẩn đoán nhiễm ấu trùng sán lợn và vi khuẩn H. pylori chỉ định mua 2 đơn thuốc số 1 và 2. Tôi uống theo chỉ dẫn trên toa 1 thì bị dị ứng thuốc, toàn thân nổi mày đay, ngứa, lập tức ngưng dùng thuốc sau 2 ngày thì hết bị dị ứng. Bác sĩ tư vấn giúp tôi nên tiếp tục dùng thuốc hay phải khám lại để đổi thuốc, hiện tại tôi đang làm việc tại Gia Lai xa trung tâm.

Trả lời: Anh chị có thể liên hệ trực tiếp với bác sỹ đã điều trị cho anh chị theo số điện thoại được in rõ cuối cùng của đơn thuốc để được bác sỹ tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn bạn!


Long Mao 1st.vnqq@................

Hỏi: Chào bác sĩ, em là Long, hiện tại mẹ của em đang bị nhiễm 1 loại kí sinh trùng tên là Gnathostoma spinigerum (sau khi đi xét nghiệm). Hiện giờ mẹ em đang bị buồn nôn, chóng mặt, hay bị té, đau đầu, có tiếng kêu o o trong đầu. Vậy thưa bác sĩ có phải mẹ em đang bị nhiễm con giun đầu gai thể thần kinh không? Xin bác sĩ tư vấn cách khám như hế nào và điều trị cho kịp thời? Xin bác sĩ hãy liên lạc với em sớm nhất có thể. Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều. Trân trọng!

Trả lời:Chúng tôi xin chia sẻ nổi lo lắng của bạn về tình hình sức khỏe của mẹ bạn, đồng thời bạn cũng cho biết được sự hiểu biết của người dân đến bệnh giun sán ngày càng nâng cao, đặc biệt là căn bệnh giun đầu gai do Gnathostoma spinigerum.

Quả thật là có bệnh lý giun đầu gai thể thần kinh nhưng ở đây rất tiếc bạn không coh chúng tôi biết các chỉ số xét nghiệm đầy đủ vì còn công thức máu, nhất là chỉ số bach cầu ái toan rất quan trọng, tuy nhiên khi thăm khám lâm sàng trên một đối tượng người lớn tuổi có các biểu hiện như trên không phải chỉ nhắm vào chỉ một xét nghiệm ELISA Gnathostoma spinigerum dương tính ở trên mà cần phải đưa mẹ bạn đến cơ sở y tế gần nhất hoặc đưa lên bệnh viện tuyến để đươc khám một cách thấu đáo truy tìm các nguyên nhân có thể dẫn đến “buồn nôn, chóng mặt, hay bị té, đau đầu, có tiếng kêu o o trong đầu”.


Hình 2

Bởi lẽ các triệu chứng ở trên thường không phải chỉ gặp trong bệnh lý do ký sịnh trùng mà còn gặp trong các bệnh lý tai biến mạch máu não, cao huyết áp có biến chứng đột quỵ, nhồi máu não, rối loạn tiền đình, các bệnh lý mũi xoang, cao huyết áp,…Nếu chúng ta cứ tập trung vào mỗi bệnh này sẽ dẫn đến bỏ sót bệnh kia còn nguy hiểm hơn và có thể dẫn đến di chứng trên cơ thể bệnh nhân, thậm chí có thể đưa đến đột tử.

Sau khi loại trừ các nguyên nhân khác, có thể bạn sẽ đưa mẹ điều trị thử bệnh giun đầu gai thể thần kinh có hiệu quả không phải do các bác sỹ chuyên khoa ký sịnh trùng và truyền nhiễm đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Thân chúc bạn và gia đình khỏe!


3. Kiều Nguyên Phan

Hỏi: Chào viện trưởng! cho em hỏi Viện có khám chữa bệnh vào thứ bảy và chủ nhật không ạ? Thời gian gần đây, em có triệu chứng ngứa vùng hậu môn, sụt cân, biếng ăn nên em cần khám triệu chứng này có phải là nhiễm bệnh giun sán nào không ạ? Khám bệnh này em cần xét nghiệm và chẩn đoán gì, thời gian biết kết quả là bao lâu? Em rất mong được viện trưởng giải đáp để em sắp xếp thuận lợi công việc và thời gian thăm khám ạ! Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:Cảm ơn câu hỏi của bạn, phòng khám của Viện chúng tôi triển khai khám và điều trị tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và chủ nhật. Liên quan đến các vấn đề bạn hỏi, sơ bộ chẩn đoán có thể đó là nhiễm giun kim, tuy nhiên nhiễm giun kim người lớn hiếm gặp hơn so với trẻ em, nhưng vẫn bị nhiễm và thường gây các biến chứng ở bộ phận sinh dục - tiết niệu. Lẽ đương nhiên vẫn còn một số triệu chứng khác có thể gây ngứa vùng hậu môn như nứt kẻ hậu môn, rò hậu môn, áp xe quanh hậu môn, da thừa hâu môn,…Điều đó cho thấy các triệu chứng bạn đưa ra còn chung chung.

Do vậy, bên cạnh các triệu chứng ngứa, sụt cân, biếng ăn chúng tôi cần biết thêm các triệu chứng mà qua thăm khám mới có thể phát hiện được. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám chứ không thể chẩn đoán chính xác.

Về thời gian xét nghiệm, nếu bạn đến trước 11 giờ trưa thì bạn sẽ được nhận và trả lời kết quả cũng như tư vấn điều trị cụ thể, còn nếu bạn đến sau 11 giờ trưa thì đến đầu giờ chiều ngày hôm sau mới trả lời kết quả được vì trong một ngày số lượng mẫu xét nghiệm của bệnh nhân tại Viện và các nơi gởi về rất lớn nên không thể giải quyết kịp. Bạn có thể dựa vào đây để sắp xếp công việc đi khám nhé.


Nguyễn Minh Tuấn- tuancmth..........@..................- Ngọc Hồi, Kon Tum

Hỏi: Thưa bác sĩ. Vào trung tuần tháng 6/2017 tôi có đến Viện ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn khám và làm xét nghiệm máu. Sau đó Bác sĩ có kê đơn thuốc tẩy giun sán và tôi đã lấy thuốc ở viện về uống 2 tuần, sau khi uống hết thuốc thì tôi bị ngứa toàn thân. Xin bác sĩ tư vấn cách điều trị cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:Quả thật chúng tôi rất khó để trả lời câu hỏi này vì trong thư của bạn viết không có cho chúng tôi biết trước khi điều trị bạn có triệu chứng gì và kết quả xét nghiệm bác sĩ dã cho bạn biết nhiễm loại giun sán nào và biểu hiện triệu chứng ngứa của bạn so với trước đây ra sao,…thì không có. Nên không thể tư vấn được cụ thể cho bạn!


Hình 3

Trong thực hành lâm sàng điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán ở người khá phức tạp, có những ca bệnh cần chỉ một liều điều trị là khỏi bệnh hoàn toàn với liều duy nhất, một số bệnh khác cần đến dùng nhiều liều mới diệt sạch ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh trong mô và cơ quan. Có những trường hợp trước khi uống thuốc không có triệu chứng ngứa thì sau khi dùng thuốc lại biểu hiện ngứa nhiều hơn nhưng biểu hiện lành bệnh sớm hơn,…

Với các thông tin trên, chúng tôi xin chia sẻ và mong muốn bạn cho chúng tôi các thông tin đầy đủ mới có thể tư vấn được.


Lê Nguyễn H....N- lenguyenhuyninh.....@................ Nha Trang- Khánh Hòa

Hỏi: Bệnh viện cho cháu hỏi bệnh mề đay mãn do những nguyên nhân nào. Với trường hợp của cháu, đã đi xét nghiệm nhiều lần và được chuẩn đoán là bị mề đay mãn, uống thuốc 3, 4 năm nay những mỗi khi ngưng thuốc là bị lại, bệnh viện cho cháu hỏi cách chữa trị căn bệnh này với ạ. Xin cám ơn!

Trả lời: Câu hỏi của bạn có hai phần. Liên quan đến phàn thứ nhất mời bạn tham khảo phần phân loại mày đay mạn tính và cấp tính trong cùng trang website của Viện chúng tôi là http://www.impe-qn.org.vn sẽ hiểu hơn về mày đay mạn tính cũng như các nguyên nhân của nó gây ra mày đay mạn tính.

Về bệnh mày đay mạn tính, quả thật đến nay cách điều trị mỗi tác giả có khác nhau và sự khác nhau đó tùy thuộc trường phải cũng như kinh nghiệm dùng thuốc, tùy thuộc giai đoạn mày đay, bệnh lý nền sẵn có trên từng bệnh nhân, các thuốc và phương thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng cũng như quá trình bệnh nhân dùng thuốc trước đó. Nếu bạn đặt câu hỏi điều trị như thế nào trong khi chúng tôi chưa biết nguyên nhân là gì thì rất khó để tư vấn cho bạn. Xin đề nghị bạn đến khám, xét nghiệm và các bác sỹ ở đây có thể cho bạn điều trị với các thuốc thích hợp.

Thân chúc bạn khỏe!
 


Thuý Dung

Hỏi: Xin chào anh chị, Tôi tên là Thuý Dung, 31 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hội An, Quảng Nam. Gia đình tôi được bạn bè giới thiệu để khám và chữa bệnh tại BV IMPE cho ba chồng tôi, người bị nhiễm H. pylori và đau dạ dày nữa, đồng thời tôi cũng sẽ mang cả gia đình vào để xét nghiệm xem chúng tôi có bị lây nhiễm vi khuẩn H. pylori từ ba hay không. Mong được anh/chị tư vấn cho tôi một số thủ tục vì chúng tôi ở xa: Cần mang  giấy tờ cần thiết gì ? Phí khám bệnh cho 1 người là bao nhiêu? Bảo hiểm khác tuyến có được chấp nhận không? Thời gian khám và nhận kết quả trong một ngày được hay không? Thứ 7 và chủ nhật bệnh viện có làm việc không? Mong nhận được sự phản hồi từ phía anh/chị để gia đình chúng tôi có thể sắp xếp sớm đến khám ạ. Tôi thành thật cảm ơn!

Trả lời:Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phúc đáp rằng rất cảm ơn sự tin tưởng và tín nhiệm của chị và gia đình với Viện chúng tôi để đến khám và xét nghiệm điều trị.

Khi đi đến khám tại Viện bạn và gia đình không cần mang thêm giấy tờ gì cả, nếu có các thông tin về xét nghiệm và đơn thuốc trước đây mà gia đình bạn đã khám ở các cơ sở y tế trước đó thì cần mang vào để các bác sỹ tham khảo hoặc tận dụng nếu có thể liên thông xét nghiệm và giá trị của xét nghiệm còn có thể dùng được, để giảm bớt chi phí xét nghiệm và điều trị


Hình 4

Tại Viện chúng tôi trước đây có khám theo chế độ bảo hiểm BHYT cho người dân nhưng theo một số vấn đề trong luật bảo hiểm mới thì Viện lại không khám BHYT nữa kể từ đầu năm 2015 đến nay. Kết quả khám và xét nghiệm có thể bạn và gia đình nhận và giải quyết trong ngày. Thứ 7 và chủ nhật Viện vẫn làm việc bình thường.

Bạn có thể sắp xếp đưa gia đình vào và Viện chúng tôi luôn sẵn sàng đón tiếp.


Phạm thị M... U......-Maiu...…..@gmail.com, đường 30, chung cư 4s Linh Đông, Q. Thủ Đức.

Hỏi: Chào bác sỹ, em bị nổi mẫn ngứa như mề đay từ tháng 01/2017, ngày 18/3/2017 em có đi xét nghiệm tại phòng khám Hoà Hảo thành phố Hồ Chí Minh, kết qủa em bị nhiễm Toxocara spp. 0.7 OD. Bác sỹ cho em uống 2 viên Ivermectin 6mg và Levocertirizin, tuy nhiên em vẫn không lành và ngứa nhiều nếu ngừng uống Levocertirizine. Tháng 5/2017 em xét nghiệm lại, kết quả 0.63 OD. Em có mua albendazole 42 viên, tuy nhiên e vừa phẫu thuật K tuyến giáp nên chưa dám sử dụng albendazole. BS cho em hỏi em có thể chữa khỏi bằng albendazole không? Và nếu sử dụng có ảnh hưởng tới thận, gan nhiều không? Vì em mới phẫu thuật nên thể trạng yếu và uống hocmon tuyến giáp suốt đời. Chân thành cảm ơn bs!

Trả lời:Rất thông cảm cho bệnh lý của em về K tuyến giáp có kèm theo các triệu chứng ngứa thì rất khó điều trị giun đũa chó mèo vì thuốc có thể ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng gan thạn mà vốn dĩ chức năng gan thận trên một cơ địa có bệnh lý K như em thì cần phải thận trọng.


Hình 6

Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, chúng tôi hay gặp các bệnh lý khác cũng có thể gây ngứa như giun đũa chó mèo Toxocara spp,, trong đó có bệnh lý về tuyến giáp hay viêm tuyến giáp tự miễn cũng gây các triệu chứng ngứa và mày đay. Do vậy,sau khi em đã dùng thuốc tại Trung tâm y khoa Medic Hòa Hảo rồi thì có thể chờ một thời gian sau mổ liệu các triệu chứng có giảm hay không vì có thê nó sẽ song hành giảm triệu chứng như bệnh lý K tuyến giáp đã được phẩu thuật điều trị. Sau đó, nếu còn ngứa, thì bạn có thể đi khám và xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ngứa khác vẫn không muộn.

Nếu giờ đây bạn bị ngứa nhiều thì có thể dùng thêm thuốc kháng histamine, chống ngứa loại loratidine 10mg hay cetirizine 10mg , ngày uống khoảng 1v có thể giúp giảm triệu chứng và giảm ngứa nhé.


Hình 7


Bùi Đức anh-buiducanh.............@..............com-Kon Tum

Hỏi: Dạ thưa bs cháu bị bệnh sán chó đã đi điều trị tại bệnh viện nhưng chưa khỏi. Nhờ bác sỹ giải đáp cho cháu ạ.

Trả lời:Thật sự chúng tôi không biết bạn có tình hình bệnh tật như thế nào, triệu chứng ra sao, xét nghiệm biểu hiện các thông số? loại giun sán bạn đã bị nhiễm là loại gì vậy vì bản thân nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa sán chó ,giun đũa chó, hay giun đầu chó.

Xin bạn cho biết thông tin cụ thể để chúng tôi có dịp tư vấn cụ thể nhé! Chúc bạn khỏe!


Quỳnh Tâm-quynhtam..........@.............com-Quy Nhơn - Bình Định

Hỏi: Em bị con gì đốt ở chân không biết thành 2 đốm nhỏ, không có cảm giác ngứa hay đau nhức gì cả. Nhưng sau 1 tuần vết đốt đã đỏ và chuyển sang thâm đen 1 vùng gây đau nhức bên trong. Vậy cho hỏi em bị bệnh gì, đi khám cần làm những xét nghiệm gì ạ!

Trả lời:Nếu với những thông tin như bạn mô tả ở trên thì chúng tôi cũng “chịu” vì hiện tại có rất nhiều tác nhân gây bệnh là các côn trùng có thể đốt, chích hay cắn bạn, nến nếu không mô tả cụ thể và chụp ảnh lại thì chúng tôi khó có thể tư vấn đầy đủ.

Dù sao đi nữa thì các mô tả ớ bộ cho thấy vết thương của bạn đã bị hoại tử do độc tố hoặc do chính bản thân vết đốt đó làm hoại tử chuyển màu đỏ sang màu đen và nay có hiện tượng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Chúng tôi khuyên bạn mau chóng đến bệnh viện đa khoa để khám chuyên khoa cụ thể và có thái độ xử trí kịp thời vì có thể có nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân, thậm chí nhiễm trùng huyết và tử vong.


Diễm-Thanhdiem.......@...............-Tư nghĩa, Quảng Ngãi

Hỏi: Dạ em chào bác sĩ ạ. Cách đây khoảng 1 tháng, mẹ em có khám ở viện ký sinh trùng Quy Nhơn và được chẩn đoán là bị giun đầu gai. Nhưng qua thời gian uống thuốc và điều trị ở nhà thì cơ thể xảy ra tình trạng ngứa và nổi mụt rất nhiều, cơ thể khó chịu. Bây giờ em nhờ bác sĩ tư vấn. Mong bác sĩ trả lời giúp ạ qua mail hay số điện trên ạ. Em xin chân thành cám ơn.

Trả lời:Nổi mụt rất nhiều không phải là tình trạng của giun đầu gai cũng không phải là dị ứng thuốc bạn ạ, nên chăng có thể có một bệnh lý nhiễm trùng da đi kèm theo dẫn đến bà bị ngứa hay chăng. Nếu có thể bạn cho chúng tôi hình ảnh ngứa và nổi mụt của bà để chúng tôi trao đổi và tư vấn thấu đáo hơn.

Xin chân thành cảm ơn và chúc mạnh khỏe!


Lê Phương U,…46 tuổi, cán bộ nhà máy đường, 0912

Hỏi: Tôi bị tăng mỡ máu và tăng men gan, siêu âm có gan nhiễm mỡ, bác sỹ đã chỉ định cho tôi dùng nhiều laoij thuốc giảm mỡ máu và giảm men gan kèm theo hướng dẫn chế độ ăn giảm chất béo và giảm chất lipid. Tuy nhiên, thời gian dùng thuốc rất kéo dài tôi sợ không biết dùng dài như vậy có tác dụng nguy hại gì không, kính mong các bác sỹ giúp và cho lời khuyến. Xin cảm ơn rất nhiều

Trả lời: Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin sau khi chúng ta dùng thuốc giảm mỡ máu một thời gian dài có thể dẫn đến tác dụng phụ hay tác dụng ngoại ý từ nhẹ đến nặng. Hầu hết các bác sỹ đã điều trị, đặc biệt bác sỹ chuyên khoa tim mạch hay nội tiết lại rất thận trọng kê toa thuốc cho bạn và thường họ sẽ chọn loại thuốc thích hợp, chi phí kinh tế thích hợp và đặc biệt tác dụng ngoại ý thấp nhất có thể cũng như đúng với chỉ định, liều lượng và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số tác dụng ngoại ý khi dùng.

Dưới đây là một số tác dụng ngoại ý khi bạn dùng các thuốc giảm lipid máu hay giảm triglyceride, giảm cholesterol toàn phần ,…

-Đối với hệ gan mật: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm rối loạn chức năng gan như tăng men SGOT/SGPT. Nghĩa là làm hoại tử tế bào gan ít nhiều. Khi SGOT (ASAT) và SGPT (ALAT) tăng trên gấp 3 lần bình thường, bắt buộc phải ngừng thuốc đang dùng. Những trường hợp viêm gan cấp hoặc mãn có men gan tăng kéo dài thì chống chỉ định dùng thuốc trị tăng mỡ  máu;

-Đối với hệ tiêu hóa: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm rối loạn tiêu hóa (1%) như ăn uống khó tiêu, táo bón khi dùng thuốc nhóm fibrate; đầy hơi (khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn) khi dùng thuốc nhóm statin;

-Đối với hệ thần kinh: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên;

-Đối với hệ da, cơ, xương, khớp: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm đau cơ khi sử dụng loại atorvastatin hoặc yếu cơ, đôi khi nhức mỏi các khớp, dị ứng da, ngứa, nổi mày đay;

Khi phối hợp với thuốc kháng đông uống phải theo dõi hàm lượng prothombin qua chỉ số INR chặt chẽ vì dễ tăng nguy cơ chảy máu, thuốc điều trị tăng mỡ máu có thể làm tăng hoặc hạ đường máu. Tăng creatinp hosphokoinase (CPK) trên 10 lần mức bình thường phải ngưng dùng atorvastatin. Tuyệt đối không phối hợp với perhexiline gây viêm gan cấp tính có thể gây tử vong.

Một số lưu ý quan trọng khác là các thuốc điều trị tăng mỡ máu bị chống chỉ định trên phụ nữ có thai và phụ nữ thời kỳ đang cho con bú. Đối với nhóm fibrate nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn chính; đối với nhóm thuốc statin uống trước hoặc sau ăn đều có tác dụng như nhau.

Một số thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo thêm ở các trang và mục để hiểu rõ hơn về tác dụng của từng loại thuốc và tác dụng ngoại ý và tương tác thuốc với thuốc của các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu là http://www.drug.com.

Hy vọng với câu trả lời ở trên đã giúp bạn nhiều thông tin về loại thuốc giảm lipid máu!

 


Nguyễn Thị Bích N..…@gmail.com-Q. Tân Bình, TP. HCM

Hỏi: Chào bác sĩ! cháu có 1 vấn đề mong bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ. Cháu hiện là sinh viên năm 3, vào năm 1 khi cháu vừa vào Sài Gòn học được 1 tuần thì toàn thân đột nhiên nổi ngứa thành mảng mảng, bắt đầu từ mặt rồi lan dần dần xuống dưới, càng gãi càng lan rộng và ngứa ạ. đặc biệt là vào ban đêm, cơn ngứa rất dữ dội. Anh cháu làm bên dược có tư vấn cho cháu uống Telfast 180mg và sau 2 ngày uống cháu đã khỏi ạ. nhưng sau đó cháu có ăn trứng và bị nổi, gần như ngày nào cũng nổi ạ.

A cháu bảo kiêng ăn đủ thứ, có khi cháu chỉ ăn chay mà cũng bị nổi (bao gồm đậu hũ và rau ngót). sau đó cháu đi học quân sự ở Dĩ An gần 1 tháng thì không hiểu sao ở đó cháu ít bị nổi hơn chỉ bị 1-2 lần. Sau đó cháu về lại Nha Trang thì bị nổi lại. Tết năm nay cháu có về khám ở phòng khám da liễu tư ở Nha Trang bác sĩ có cho cháu uống thuốc bảo uống 3 tháng sẽ hết ngứa triệt. Bác sĩ kê đơn 10 ngày cho cháu, uống hết hẳn, không còn ngứa nữa, cháu vào Sài Gòn mua thêm 1 tháng thuốc. Uống xong 1 tháng đấy cháu đi mua thuốc theo đơn tại tiệm kia thì anh đó bảo em uống thuốc này lâu chưa, xong cháu bảo e uống được 1 tháng rồi. anh ấy bảo trời ơi, ai lại kê đơn cho e như vậy, đại loại hình như trong 3 loại thuốc ấy có 2 loại không nên uống với nhau, anh bảo uống xong mục xương gì đấy, rồi ảnh hỏi con có bị tăng cân bất thường mà không phải do ăn không.

Công nhận từ khi uống thuốc đó vô, da mặt con xấu hẳn đi, da tối hơn, bị phệ, trong khi con ít ăn hơn trước đó, nhìn mặt con lúc đấy trong rất xanh xao, ai nhìn cũng tưởng con đang bị bệnh. thế là con ngưng thuốc ấy ngay. Đi khám bác sĩ ở BV Tân Sơn Nhất thì bác sỹ bảo con bị mề đay dị ứng, nói là bệnh này sẽ không bao giờ hết, chỉ có khi nào ngứa uống thuốc vô, nhưng ngày nào con cũng bị nổi ngứa, nếu như vậy không lẽ ngày nào con cũng phải uống thuốc. Con có nhỏ bạn nó kể hồi xưa nó cũng có triệu chứng như con, đi khám hết chỗ này đến chỗ khác cho thuốc uống nhưng cứ ngưng thuốc là ngứa lại, rồi gia đình dẫn nó xuống Viện Sốt rét-Ký sinh trùng Quy Nhơn phát hiện bị sán chó, kê thuốc cho nó uống tầm 2 tuần là nó hết đến tận bây giờ. Nghe vậy, cháu cũng đi xét nghiệm ở Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh về giun đũa sán chó, giun lươn, giun sán heo, viêm cơ địa dị ứng, nhưng kết quả toàn âm tính hết, cháu không biết phải làm sao, cháu định cuối tuần sẽ xuống Quy Nhơn khám lại.

Không biết cháu có nên đi không ạ? hay kết quả xét nghiệm đó đã đúng rồi ạ. Tầm 3 tuần nay cháu ít bị ngứa người hơn, nhưng lại chuyển sang ngứa đầu dữ dội, nhất là về đêm khiến cháu bị mất ngủ, đêm nào cũng 1 giờ sáng cháu mới ngủ được. lâu lâu cháu lại hay bị đau đầu kinh khủng. cháu sợ có khi nào cháu bị sán lên não giống vài trường hợp không ạ? Tại cháu cũng có đi nhuộm tóc được 1 tháng rưỡi rồi, cháu sợ bị dị ứng thuốc nhuộm nhưng sao đến tận bây giờ mới phát dị ứng ra ạ. với cả đầu cháu không có gàu, cũnh không nổi hạt gì. đầu cháu mới gội xong cũng bị ngứa. Cháu mong bác sĩ hãy tư vấn giúp cháu với ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ ạ!


Hình 9

Trả lời:Cảm ơn rất nhiều về câu hỏi cũng như lời tự sự của bệnh tình và diễn biến bệnh của con đã đi khắp các phương để giải quyết mỗi một bệnh lý ngứa. Tuy nhiên, không phải ngứa hay mày đay cũng tìm ra nguyên nhân đâu bạn ạ. NHư bạn nhìn thấy một bảng liệt kê ở trên cho thấy có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến da của bạn bị ngứa chứ không nhất thiết một bệnh lý nào cả nha bạn.Nếu bạn tin tưởng phòng khám chuyên khoa của Viện đến khám, chúng tôi sẽ tiếp nhận khám cho bạn và chỉ định các xét nghiệm cụ thể sau khi bạn đến, bạn nên mang theo tất cả đơn thuốc, kết quả xét nghiệm của những lần trước đó để tham khảo và laoij trừ tác nhân gây bệnh nếu chúng tôi thấy kết quả còn giá trị tham chiếu mà đỡ bớt tiền xét nghiệm cho bạn.


Hình 10

 

Ngày 18/08/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích