Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 12/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Finance & Retail Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Tấm gương tiểu biểu
Tập thể điển hình tiên tiến
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 4 2 6 1 8 3
Số người đang truy cập
3 6 6
 Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
TS. Triệu Nguyên Trung-Viện Trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tuyên truyền phòng chống sốt rét cho người dân
Sức bật từ phong trào thi đua của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn

 

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, trong 5 năm qua, có 75 lượt tập thể và 356 lượt cá nhân thuộc Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định… khen thưởng.

Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong thực hiện các mục tiêu phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng; thi đua nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; thi đua thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn liền với thực hiện tốt “Quy tắc ứng xử của cán bộ ngành Y tế”… là những nội dung thi đua được Viện phát động trong những năm qua. Ngay từ khi phát động, các phong trào thi đua đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và sổi nổi của cán bộ, viên chức.

 

 TS. Triệu Nguyên Trung-Viện Trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tuyên
truyền phòng chống sốt rét cho người dân

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu Chương trình phòng chống sốt rét, Khoa Dịch tễ chỉ đạo, Khoa Nghiên cứu Lâm sàng và Điều trị, Khoa Công trùng của Viện đã chủ động triển khai các đoàn giám sát dịch tễ, giám sát điều trị và giám sát côn trùng ở các vùng sốt rét trọng điểm; hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các vùng sốt rét gia tăng, có khả năng xảy ra dịch, nguy cơ lây nhiễm cao, khó khăn về tổ chức thực hiện hoặc bị ảnh hưởng bão lụt nặng. Đồng thời, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Tài chính Kế toán đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch hàng năm; tiếp nhận, bảo quản và phân phối vật tư, thuốc, hoá chất để kịp thời triển khai phòng chống sốt rét tại địa phương. Kết quả, năm 2009, khu vực miền Trung – Tây Nguyên, bệnh nhân sốt rét giảm 23% so với năm 2005. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, trước tình hình sốt rét có chiều hướng gia tăng ở nhiều vùng (do hầu hết các tỉnh trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 9 và cơn bão số 11 gây lũ lụt kéo dài, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho muỗi sốt rét phát sinh, phát triển cùng với khó khăn trong kiểm soát các đối tượng di biến động vào vùng sốt rét lưu hành), Viện đã kịp thời hỗ trợ thuốc sốt rét, hoá chất phun tồn lưu, màn tẩm, vật tư và kinh phí phòng chống dịch trị giá gần 2 tỷ đồng cho các tỉnh bị bão lụt; chỉ đạo ngành y tế địa phương phòng chống sốt rét tích cực cho các nhóm dân di biến động, khống chế dịch xảy ra.

Thi đua phòng chống bệnh giun sán, Khoa Ký sinh trùng tăng cường điều tra, nghiên cứu và điều trị hiệu quả các bệnh ký sinh trùng mới nổi như giun đũa chó, giun chỉ bạch huyết, sán dây, sán lá gan nhỏ, sán máng; chỉ đạo các tỉnh tổ chức tẩy giun cho học sinh các truờng tiểu học, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về cách phòng chống bệnh giun, sán; hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị và dụng cụ phục vụ la bô ký sinh trùng cho các Trung tâm Phòng chống sốt rét/Trung tâm Y tế dự phòng trong khu vực. Đặc biệt, từ năm 2005 đến năm 2009, Viện phát hiện và điều trị cho 11.122 ca mắc bệnh sán lá gan lớn (chiếm 92,19% so với cả nước). Viện đã đề xuất Bộ Y tế cho phép các cơ sở y tế chủ động mua thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sán lá gan lớn thay vì phải trông chờ vào nguồn thuốc hỗ trợ từ nước ngoài, góp phần tích cực giảm thấp tỷ lệ bệnh và giải quyết tình trạng khan hiếm thuốc; tập huấn và cung cấp thuốc điều trị bệnh sán lá gan lớn giúp các cơ sở y tế trong khu vực chủ động điều trị bệnh tại địa phương.

Được giao nhiệm vụ phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên thực hiện Chương trình phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Công trùng Quy Nhơn đã tiến hành nghiên cứu thành phần véc tơ truyền bệnh, thử nhậy cảm của hoá chất với muỗi truyền bệnh, đề xuất các biện pháp phòng chống có hiệu quả, truyền thông giáo dục nguời dân tích cực diệt các ổ loăng quăng/bọ gậy để triệt nơi sinh sản của muỗi. Nhờ sự giúp đỡ của Viện, hai tỉnh Bình Định và Phú Yên đã dập dịch sốt xuất huyết kịp thời trong năm 2009. Ngoài ra, Viện đã phối hợp với Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh Dịch tễ trong khu vực kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết, lập kế hoạch và đề xuất các phương án nghiên cứu phòng chống sốt xuất huyết mang tính bền vững.

Với phương châm “Phục vụ hơn dịch vụ”, các cán bộ, nhân viên Phòng khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện luôn niềm nở đón tiếp và chăm sóc bệnh nhân chu đáo… Trong những năm qua, Phòng khám đã khám và điều trị cho 35.525 lượt người, trong đó có trên 5.000 bệnh nhân sán lá gan lớn. Năm 2009, số lượt bệnh nhân đến khám tăng 23,6 lần so với năm 2005; đặc biệt năm 2010, số người đến khám trung bình từ 250 đến 350 người/ngày; số giường lưu tăng lên 50 giường.

 

Các cán bộ, nhân viên Phòng khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện luôn niềm nở đón tiếp
và chăm sóc bệnh nhân chu đáo

Chú trọng nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Viện đã triển khai thực hiện 17 đề tài cấp Bộ, 40 đề tài cấp cơ sở về dịch tễ sốt rét; ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc; phương pháp tự điều trị sốt rét cho người đi rừng, ngủ rẫy; dịch tễ học và điều trị bệnh sán lá gan lớn, các bệnh giun sán ký sinh… Các đề tài thực hiện đúng tiến độ, được Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ Y tế và Viện đánh giá cao, ứng dụng có hiệu quả vào thực tế, góp phần thiết thực giảm mắc, giảm tử vong, giảm áp lực bệnh nhân cho các tuyến y tế cơ sở. Thành công ấy là nhờ đội ngũ cán bộ Viện không quản ngại khó khăn, lao động miệt mài ở những vùng xa xôi hẻo lánh vừa nghiên cứu, vừa khám chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số, thậm chí chấp nhận cho muỗi đốt để nghiên cứu thử nghiệm biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh… Đồng thời, Viện tăng cường và mở rộng hợp tác nghiên cứu sốt rét với Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tại Khánh Phú (Khánh Hoà); nghiên cứu kháng thuốc sốt rét với Viện Dịch tễ Quân đội Úc tại Phước Chiến (Ninh Thuận); nghiên cứu kháng thuốc sốt rét với Tổ chức Y tế Thế giới tại Gia Lai, Ninh Thuận và tẩy giun cho học sinh tại các trường tiểu học trong khu vực…

Phát triển nguồn nhân lực đi đôi với chiến lược phát triển đơn vị, trong những năm qua, Viện có 20 cán bộ học sau đại học (3 tiến sĩ, 15 thạc sĩ, 1 chuyên khoa II), 21 cán bộ học đại học, trong đó 1 tiến sĩ và 9 thạc sĩ đã bảo vệ thành công luận án, 14 cán bộ trung cấp kỹ thuật nâng lên trình độ đại học. Ngoài ra, có 26 cán bộ học quản lý nhà nước, 1 cán bộ học cao cấp chính trị và 2 cán bộ học trung cấp chính trị. Hàng chục cán bộ được cử đi tham quan, học tập hoặc tu nghiệp ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ, tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ mới. Từ phong trào này, Viện không chỉ đảm bảo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ mà còn cung cấp nguồn cán bộ trình độ cao cho Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, Viện đã đào tạo 7 khóa kỹ thuật viên xét nghiệm trung cấp hệ chính quy với 455 học sinh và 3 khóa hệ vừa học vừa làm cho 75 học sinh. Viện phối hợp với Đại học Y Hà Nội, Đại học Tây Nguyên, Đại học Y Huế và các Viện nghiên cứu trong khu vực đào tạo được 25 tiến sĩ và thạc sĩ chuyên ngành ký sinh trùng; tập huấn và đào tạo lại cho hàng ngàn cán bộ y tế các tuyến của 15 tỉnh khu vực về kỹ năng và kiến thức phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và các bệnh do véc tơ truyền. Viện còn giúp các Trung tâm Phòng chống sốt rét/Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh Tây Nguyên triển khai labo ký sinh trùng, labo côn trùng…

Không chỉ thi đua hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, Viện còn thi đua thực hành tiết kiệm chống lãng phí như tiết kiệm vật tư tiêu hao hóa chất, dụng cụ chuyên môn, điện, nước, văn phòng phẩm, cước phí điện thoại, xăng dầu ô tô, tiết kiệm trong đấu thầu mua thuốc, trong xây dựng cơ bản… Cụ thể, năm 2008, Viện tiết kiệm chi thường xuyên 181 triệu đồng, giảm chi do đấu thầu 414 triệu đồng; năm 2009, tiết kiệm chi thường xuyên khoảng 150 triệu đồng, giảm chi do đấu thầu 478 triệu đồng.

Với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” vì lợi ích chung, từ bước đi chập chững thời điểm ban đầu (năm 2003), dịch vụ tăng thu của Viện đã tạo được nền móng vững vàng (năm 2010) tạo tiền đề thực hiện hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Viện tổ chức lại hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, quầy thuốc tân dược; mở rộng dịch vụ diệt côn trùng, phòng chống mối mọt, cung ứng và phân phối hóa chất diệt côn trùng; sản xuất hương xưa, diệt muỗi và dịch vụ căng tin; phát triển các đề tài/dự án hợp tác quốc tế góp phần tăng nguồn thu bổ sung ngân sách hoạt động chuyên môn và tăng thu nhập hàng quý cho cán bộ, viên chức xấp xỉ 50% tiền lương/người, từ 0,2 (năm 2006) lên 0,48 lần tiền lương (năm 2009).

Thực hiện phong trào thanh niên tình nguyện hiến máu nhân đạo, khám chữa bệnh cho người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt, 550 lượt đoàn viên thanh niên của Viện tham gia hiến máu nhân đạo, tổ chức khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số 2 lần tại huyện Vân Canh (Bình Định) vào năm 2007, 2009; tích cực đóng góp ủng hộ “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ xóa đói giảm nghèo”, “Quỹ bàn tay nhân ái”… hàng chục triệu đồng.

Với các thành tích đã đạt được, tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Y tế lần thứ V – 2010, Viện được Bộ Y tế tặng Cờ thi đua và thưởng 10 triệu đồng. TS. Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn cho biết, trên cơ sở những kết quả đạt được trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 – 2010, cán bộ viên chức Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn quyết tâm phấn đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, tích cực tham gia các phong trào thi đua đạt thành tích cao nhất trong giao đoạn 2010 – 2015.

Ngày 12/10/2010
BBT Website s­ưu tầm
Theo Phạm Duy
Trang tin truyền thông giáo dục sức khỏe
(www.t5g.org.vn)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích