Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 5 3 1 7
Số người đang truy cập
1 9 2
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
Các đơn vị máu lưu trữ tại Trung tâm huyết học và truyền máu ở Sofia, Bulgaria.
Các vấn đề cần tiếp cận của WHO trong chăm sóc bà mẹ và trẻ em

Đại Hội đồng Y tế thế giới phê duyệt khung giám sát dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

Ngày 21/5/2014. GENEVA - Tạikỳ họp của Đại hội đồng y tế thế giới lần thứ 67, các nước thành viên đã thông qua một khung giám sát toàn cầu về dinh dưỡng chobà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ban Thư ký của WHO đã được yêu cầu phát triển các khuyến nghị cho các nước thành viên về cách giải quyết tiếp thị không phù hợp của các loại thực phẩm bổ sung-thực phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn đang bú sữa mẹ. Họ cũng yêu cầu Ban Thư ký tạo điều kiện phát triển hơn nữa của các chỉ số được mô tả trong khung này và triệu tập cuộc tham vấn khôngchính thức với các nước thành viên về các công cụ để quản lý ngành công nghiệp ảnh hưởng không đáng có.

Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) , José Graziano da Silva đã trình này về các cuộc tranh luận để giải quyết cho các đại biểu. FAO và WHO sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ hai về dinh dưỡng trong tháng 11 2014. Cả hai tổ chức được yêu cầu để đảm bảo rằng các tổ chức của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan tham gia khác tham vấn về kết quả của hội nghị.

Giải quyết những thách thức dinh dưỡng (Addressing nutrition challenges)

Các Bộ trưởng nông nghiệp, y tế và ngoại giao dự kiến ​​sẽ thông qua một khung chính sách toàn cầu trong thập kỷ tới để giải quyết những thách thức dinh dưỡng chính yếu của suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, béo phì và các bệnh không lây nhiễm từ một chế độ ăn uống không cân bằng. Ước tính số trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc (tức là có chiều cao thấp so với tuổi do tình trạng nghèo dinh dưỡng) đã giảm từ 167 triệu trong năm 2010 xuống còn 162 triệu vào năm 2012. Cùng thời gian đó, số lượngtrẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân ngày càng tăng, từ 41 triệu vào năm 2010 lên 44 triệu vào năm 2012.

Bản tóm tắt các nguyên tắc về nhân viên chăm sóc sức khỏe bị tấn công (Technical briefing o­n health care under attack)

Các đại biểu đã thảo luận về số lượng ngày càng tăng của các cuộc tấn công nhằm vào các nhân viên y tế, cả ở những nơi có và không có xung đột, họ xem xét lại hành động chung để giải quyết vấn đề này và tái khẳng định lại các nguyên tắc bất khả xâm phạm với các cơ sở y tế và sự an toàn của nhân viên chăm sóc y tế .

Tiếp cận với máu an toàn có thể làm giảm tử vong mẹ (Access to Safe Blood Can Reduce Maternal Deaths)

Ngày 10/6/2014. GENEVA - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu tiếp cận với máu an toàn chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm ngàn phụ nữ mang thai mỗi năm. Trướcngày hiến máu thế giới 14/6/2014, WHO kêu gọi hành động làm cho nguồn cung cấp máu an toàn sẵn có giúp ngăn ngừa tử vong mẹ. Theo các quan chức WHO, khoảng 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày do các biến chứng liên quan đến mang thai và sinh con, hầu như tất cả các ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển với hơn một nửa trong số đó ở vùng cận Saharan châu Phi và gần một phần ba ở Nam Á.

Điều phối viên của WHO về An toàn truyền máu (Blood Transfusion Safety), TS Neelam Dhingra cho biết phần lớn các ca tử vong này có thể ngăn ngừa được: "Chảy máu nghiêm trọng trong khi mang thai, sinh đẻ và sau khi sinh con là nguyên nhân đơn lẻ lớn nhất gây tử vong mẹ và có thể giết chết một người phụ nữ khỏe mạnh trong vòng hai giờ nếu không được giám sát, do đó tiếp cận khẩn cấp tới nguồn cung cấp máu an toàn để truyền là rất quan trọng nhằm cứu mạng sống của những phụ nữ này. Ở nhiều nước, nguồn cung cấp máu là không đầy đủ và máu an toàn là không thể tiếp cận được vào lúc nào và nơi nào mà truyền máu là cần thiết".

            Nhiều cộng đồng đơn giản không nhận thức được tầm quan trọng của việc có một nguồn cung cấp máu an toàn trên tay, TS Neelam Dhingra giải thích thêm rằng một số lượng ít ỏi người hiến máu tự nguyện, không nhận tiền là một lý do chính đứng đằng sau sự thiếu của một nguồn cung cấp máu an toàn đầy đủ: "Nhiều quốc gia đã phát triển các hệ thống máu mạnh mẽ và đa dạng, dựa trên các người hiến máu tự nguyện, không trả tiền, người ta cũng công nhận rằng tỷ lệ nhiễm thấp hơn nhiều ở nguồn máu được lấy từ những người hiến máu tự nguyện, không trả tiền, vì vậy có những vấn đề liên quan đến an toàn, an ninh của nguồn cung cấp cũng như mối quan tâm về đạo đức". Niềm tin này mạnh mẽ đến nỗi mà Đai Hội đồng y tế thế giới vừa qua đã thông qua nghị quyết, trong đó các nước thành viên đồng ý phát triển các ngân hàng máu quốc gia dựa trên một hệ thống các người hiến máu tự nguyện, không trả tiền.

WHO báo cáo có khoảng 108 triệu đơn vị máu được thu thập trên toàn thế giới mỗi năm, Báo cáo cho biết hơn một nửa trong số này được thu thập ở các nước giàu, nơi có 18% dân số thế giới. Trong khi các nước nghèo vẫn chưa đủ thì dữ liệu cho thấy sự gia tăng đáng kể ngườihiến máu tình nguyện không lấy tiền ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Từ năm 2004 đến năm 2012, WHO báo cáo hiến máu tự nguyện, không trả tiền tại 162 nước tăng tới 8,6 triệu người, mức tăng cao nhất được ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á tiếp theo là khu vực châu Phi. WHO cho biết các nước đã giảm các ca tử vong mẹ thành công bằng cách cải thiện việc tiếp cận tới một nguồn cung cấp máu an toàn bao gồm Campuchia, Nepal, Bangladesh, Zambia và Ethiopia. 

Ngày 12/06/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com và voanews.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích