Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 17/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 9 5 6 8
Số người đang truy cập
3 5
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
Đầu tư cho nữ hộ sinh có thể cứu được hàng triệu mạng sống của phụ nữ và trẻ sơ sinh

Ngày 3/6/2014. PRAGUE, CZECH REPUBLIC - Một báo cáo được công bố hôm nay của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cùng với Liên đoàn nữ hộ sinh quốc tế (ICM), WHO và các đối tác cho thấy có sự thiếu hụt lớn trong lực lượng lao động nữ hộ sinh xảy ra tại 73 quốc gia nơi mà các dịch vụ này đang cần thiết nhất. Báo cáo khuyến nghị các chiến lược mới nhằm giải quyết những thiếu hụt này và cứu hàng triệu mạng sống của phụ nữ và trẻ sơ sinh.

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO),Quỹ dân số Liên Hiệp quốc (UNFPA), Liên đoàn nữ hộ sinh quốc tế (International Confederation of Midwives_ICM)

"Báo cáo này giống như Kế hoạch hành động mỗi trẻ sơ sinh gần đây được thông qua bởiĐại Hội đồng y tế thế giới, đặt ra một cách đi rõ ràng hướng về phía trước. Cả hai nhằm mục đích khuyến khích các chính phủ phân bổ nguồn lực thích hợp cho các dịch vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong các kế hoạch y tế quốc gia", Tiến sĩ Flavia Bustreo-Trợ lý Tổng giám đốc WHO về sức khỏe gia đình, phụ nữ và trẻ em (Assistant Director-General for Family, Women's and Children's Health). 73 nước châu Phi, châu Á và Mỹ La-tinh có đại diện trong "Tuyên bố của Nữ hộ sinh thế giới năm 2014: Một con đường thống nhất-Quyền của phụ nữ với sức khỏe" (State of the World’s Midwifery 2014: A Universal Pathway-A Woman’s Right to Health) chiếm 96% gánh nặng toàn cầu về tử vong mẹ, 91% trường hợp sinh non và 93%trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh nhưng chỉ chiếm 42% nữ hộ sinh thế giới, điều dưỡng và bác sĩ. Báo cáo kêu gọi các nước đầu tư vào giáo dục và đào tạo nữ hộ sinh để góp phần thu hẹp khoảng cách hiện có, đầu tư vào giáo dục và đào tạo nữ hộ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế có thể mang lại như một nghiên cứu từ Bangladesh cho thấy thu lại 1.600 % vốn đầu tư.

"Nữ hộ sinh có những đóng góp to lớn cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh và phúc lợi của toàn bộ cộng đồng. Tiếp cận tới chăm sóc sức khỏe có chất lượng là một quyền cơ bản của con người, đầu tư lớn hơn cho nữ hộ sinh là chìa khóa để làm cho quyền này là thực sự cho phụ nữ ở khắp mọi nơi",Tiến sĩ Babatunde Osotimehin-Giám đốc điều hành UNFPA cho biết.Nữ hộ sinh có một vai trò quan trọng trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals_MDGs)-mục tiêu 4 (giảm tử vong ở trẻ em) và mục tiêu 5 (tăng cường sức khỏe bà mẹ). Khi được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và trong hệ một hệ thống y tế có chức năng đầy đủ, các nữ hộ sinh có thể cung cấp khoảng 90% sự chăm sóc cần thiết cho phụ nữ và trẻ sơ sinh và có thể làm giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh đến hai phần ba. Mặc dù có một sự giảm hằng định về tử vong mẹ tại 73 quốc gia được nêu trong báo cáo giảm hàng năm 3% kể từ năm 1990 và tử vong trẻ sơ sinh giảm 1,9% mỗi năm kể từ năm 1990 thì các quốc gia này cần phải làm nhiều hơn để giải quyết sự thiếu hụt trầm trọng chăm sóc đỡ đẻ."Nữ hộ sinh là trung tâm trong chăm sóc đỡ đẻ và mạng sống của phụ nữ và trẻ sơ sinh, Báo cáo đi trước một loạt bài đặc biệt trên tờ Lancet vềnữ hộ sinh và loạt bài này cùng với bản báo cáo sẽ cung cấp bằng chứng để hướng dẫn tất cả các nhà hoạch định chính sách trong việc tìm kiếm để kết thúc các trường hợp tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh có thể ngăn ngừa”, Chủ tịch ICM Frances Day-Stirk nói.

Báo cáo đưa ra tại hội nghị lần thứ 30 ICM diễn ra 3 năm một lần ở Prague, Cộng hòa Séc nêu bật những tiến bộ đạt được kể từ khi báo cáo khởi động vào năm 2011 và các giải pháp vượt các rào cản nêu trong bốn lĩnh vực chính: tính sẵn có, khả năng tiếp cận, tính có thể chấp nhận và chất lượng dịch vụ hộ sinh. Một số nước đã tăng cường nữ hộ sinh và cải thiện tiếp cận có hiệu quả: gần một nửa (45%) trong 73 quốc gia đã thực hiện các biện pháp để giữ chân các nữ hộ sinh ở vùng sâu vùng xa và 28% đang gia tăng việc tuyển dụng và bố trí nữ hộ sinh, trong khi 20% đã thực hiện quy tắc mới về thực hành và 71 % đã cải thiện việc thu thập thông tin giúp các quốc gia giải quyết tình trạng thiếu hụt và các tiêu chuẩn giáo dục.Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ nhưng tình trạng bất bình đẳng như thiếu tiếp cận tới các dịch vụ và nghèo đói đã tăng lên trong và giữa các quốc gia, vẫn không có đủ nữ hộ sinh được đào tạo đầy đủ để hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ và trẻ sơ sinh và điều này góp phần vào hàng trăm ngàn trường hợp tử vong hàng năm có thể ngăn ngừa. Hiện nay chỉ có 22% các nước có đủ nữ hộ sinh có khả năng để cung cấp các can thiệp cứu mạng sống đáp ứng các nhu cầu của phụ nữ và trẻ sơ sinh khiến cho hơn ba phần tư (78%) các quốc gia có tình trạng thiếu nghiêm trọng trong việc chăm sóc thích hợp. Khi dân số phát triển thì khoảng cách về nguồn lực quan trọng và cơ sở hạ tầng càng tăng lên trừ khi có các hành động khẩn cấp.

Báo cáo năm 2014 bao gồm các khuyến nghị để thu hẹp những khoảng trống này và để đảm bảo tất cả phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ tình dục, sinh sản, bà mẹ và trẻ sơ sinh bao gồm các vấn đề như chăm sóc hỗ trợ và phòng ngừa từ đội ngũ nữ hộ sinh cộng tác, tiếp cận ngay tới các dịch vụ khẩn cấp khi cần thiết và hoàn thành giáo dục sau trung học. Từ một cái nhìn rộng hơn, phụ nữ nên kết hôn muộn, tiếp cận đến dinh dưỡng lành mạnh và nhận được 4 lần khám trước khi sinh.Tiến sĩ Flavia Bustreo phát biểu: "Báo cáo này như Kế hoạch hành động cho mỗi trẻ sơ sinh gần đây được thông qua bởi Đại Hội đồng y tế thế giới, đặt ra một cách đi rõ ràng hướng về phía trước. Cả hai nhằm mục đích khuyến khích các chính phủ phân bổ nguồn lực thích hợp cho các dịch vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong các kế hoạch y tế quốc gia sẽ bao gồm kinh phí cho giáo dục và duy trì nữ hộ sinh. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển và tăng cường các dịch vụ hộ sinh tại các quốc gia này như là một can thiệp quan trọng để cứu mạng sống của phụ nữ và trẻ sơ sinh".

 

 

Ngày 05/06/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích