Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 8 4 8 7
Số người đang truy cập
1 0 1 5
 Góc thư giản Góc nhìn văn hóa
Ngựa trong đời sống tín ngưỡng, thần thoại, văn hóa và lịch sử chiến tranh

Nhân dịp đầu xuân Giáp Ngọ năm 2014 là năm Ngựa-một trong 12 con Giáp của văn hóa cổ truyền của Việt Nam cũng như một số nước phương Đông,Ngựa cũng nằm trong số lục súc (trâu, ngựa, chó, dê, gà và lợn) là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... nhất là trong dịp đón mừng xuân mới.

 

Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo. Ngựa đã đi vào văn hóa đời sống, lịch sử chiến tranh, nó có đức tính trung thành với con người, với dáng mạnh mẽ, sung mãn mà thanh nhã, tung vó hý vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh, tự do và thanh khiết.

Họ Ngựa

Ngựa là một loài động vật có vú trong họ Equidae, thuộc Bộ Guốc lẻ Perissodactyla; Phân bộ Hippomorpha.Không giống như động vật nhai lại, động vật họ Ngựa phân rã xenluloza trong "ruột tịt" (cecum), một phần của ruột kết. Công thức bộ răng của chúng gần như hoàn hảo, với các răng cửa có tính năng cắt để gặm thức ăn, và các răng hàm để nghiền thức ăn mọc ở phía sau các khe răng.

Trong thần thoại

Triều Tiên có ngựa Ngựa thần Chollima (Thiên Lý Mã), bốn con ngựa của Apocalypse trong thần thoại Kitô giáo, ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp. Hình ảnh về Nhân mã trong thần thoại Hy Lạp, là một sinh vật có nửa thân trên của người và toàn bộ phần dưới của ngựa. Cũng trong thần thoại Hy Lạp, một vị vua tên là Ixion dám tán tỉnh Hera, vợ thần Zeus. Thần Zeus tức giận bèn lừa Ixion bằng cách tạo ra một cụm mây giống hình dạng Hera - đây là thần Nephele. Ixion lấy Nephele, sinh ra một quái vật tên là Centaurus. Centaurus cùng với những con ngựa trên vùng núi Thessalía sinh ra dòng giống nhân mã. Trong thần thoại Bắc Âu còn có con vật Kelpie l là ngựa nước (hà mã) bởi hình dáng bên ngoài trong giống một con ngựa bạch tới từ các con sông và hồ ở Scotland thường đánh lừa rất nhiều người để ăn thịt. Ở Philippine còn có truyền thuyết về quái vật Tikbalang có đầu và chân ngựa, cơ thể người và các chi rất dài, hay cưỡng hiếp phụ nữ và để họ mang thai ngựa quỷ Tikbalang con. Trong văn hóa Trung Quốc có hình tượng về Bạch Long Mã là một con ngựa trắng có nguồn gốc từ con rồng. Bạch Long Mã hay Tiểu Bạch Long là con của Tây Hải Long Vương (em Đông Hải Long Vương) là đồ đệ thứ tư của Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên.

Trong tín ngưỡng

Trong quan niệm cổ xưa, ngựa được xếp dưới nguyên lý Dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố hỏa. Có nơi, ngựa là vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời. Cư dân Hồi giáo ở Đông Nam Á coi ngựa là con vật linh thiêng. Ngựa là một trong những chòm sao của hoàng đạo phương Tây, nó được hình tượng hoá qua người bắn cung Sagittarius xuất hiện ở vòng cung thứ chín dưới dạng hình nhân mã. Một dáng hóa thân khác của kỳ lân là con long mã tượng trưng cho sự tung hoành của nam nhi, long mã chạy là biểu hiện cho vũ trụ vận động. Về nhân tướng, theo quan niệm của Phương Đông thì những người sinh năm con ngựa thường có cá tính phóng khoáng, không căn cơ, có năng lực suy nghĩ độc lập và ít để bụng. Gặp việc gì họ cũng thường bắt tay làm ngay, không chần chừ do dự.

Trong chiến tranh

Ngựa gắn liền với chiến tranh, với hình ảnh của kỵ binh, các kỵ sĩ, hiệp sĩ Tây Phương và các dũng sĩ, chiến binh của miền, nó được gọi là Ngựa chiến hay chiến mã. Ngựa gắn liền với hình ảnh của các võ tướng, danh tướng, nhiều đơn vị chiến đấu lấy con ngựa làm trung tâm như: Chiến xa, lực lượng kỵ binh, kỵ xạ, thám mã, khoái mã (lực lượng thông tin). Việc chiến đấu làm người ta sản sinh ra nhiều thế chiến đấu võ thuật trên lưng ngựa mà một trong thế võ thuật trứ danh là tuyệt chiêu Hồi mã thương của Dương gia tướng. Trong lịch sử chiến tranh có nhiều con ngựa vang danh lịch sử như con ngựa Bucephalas của Alexandros Đại đế, ngựa Xích Thố Lã BốQuan Vân Trường, ngựa Đích Lô (Lư) của Lưu Bị, con ngựa trắng của Julius Caesar, con ngựa ô (Ô Truy) của Hạng Vũ, ngoài ra có thể kể đến con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương trong truyền thuyết Việt Nam và con ngựa thành Troia của người Hy Lạp.

Trong đời sống

Người Trung Quốc gọi ngựa là Mã, Nhật Bản gọi là Uma, tên Phạn của nó là Asu có nghĩa là “mau lẹ”, còn tên Ariăng của nó là Asuba có nghĩa là “chạy”. Ở Trung Quốc, có dòng họ Mã lấy theo tên ngựa, trong đó có nhiều người nổi danh như Mã Viện, Mã Đằng, Mã Siêu, Mã Anh Cửu. Trong ngôn ngữ xuất hiện cụm từ thiên lý mã để chỉ những con ngựa chạy nhanh nghìn dặm, phi ngựa là cưỡi ngựa chạy như bay. Có cả cụm từ lạm phát phi mã để chỉ nạn lạm phát không kiềm chế nổi. Người ta vẫn lấy sức ngựa (mã lực) làm tiêu chuẩn tính sức mạnh của động cơ... trước pháp đình, tội phạm hay cho trước vành móng ngựa. Ở Việt Nam, đôi khi ngựa còn là biểu tượng cho sức mạnh tình dục của phái nữ, từ lóng "con ngựa", hay "con đĩ ngựa", quá ngựa dùng để ám chỉ về những người phụ nữ có sức mạnh tình dục cao.

Tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa tại ngã 6 Phù Đổng, Thành phố Hồ Chí Minh

 

Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc

ØNgựa Xích Thố

 Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố.  Tranh: Baidu

Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. 

Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã quy phục dưới chân Đổng Trác. Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi, sau khi Lã Bố bị  Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài của Quan Vân Trường, đã tặng ngựa này cho anh hùng nhà Thục Hán. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.

ØNgựa Tuyệt Ảnh

 

 Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu


            Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tương truyền, khi Tào Tháo bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài. Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.

ØNgựa Đích Lô (Đích Lư)

 Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân.


            Đích Lô vốn là ngựa của Trương Vũ, Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân  lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Một lần, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê. Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu sĩ của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.

ØDạ Chiếu Ngọc Sư Tử

Dạ chiếu ngọc sư tử.


             Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử là ngựa của Triệu Vân toàn thân lông trắng như tuyết, phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử . Có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân, nhưng sức ngựa rất lớn đã nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết.

ØÔ Vân Đạp Tuyết

Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. 


            Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã là ngựa của Trương Phi, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. 

ØThành ngữ

Trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, ngựa cũng là con vật rất quen thuộc được sử dụng nhiều như:

  • Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Nói về tình đoàn kết
  • Mã đáo thành công: Câu chúc may mắn, thành công
  • Ngựa non háu đá: Chỉ những người trẻ tuổi thường có tính cách hung hăng, thiếu chín chắn
  • Cỡi ngựa xem hoa: Học hành qua loa.
  • Ngựa quen đường cũ: Chứng nào tật ấy
  • Ngưu tầm ngưu mà tầm mã: Chỉ việc những người giống nhau thường tập hợp lại với nhay, tìm đến nhau
  • Đầu trâu mặt ngựa: Câu này dùng để chỉ những kẻ vô lại, kẻ đại bất lương.
  • Thẳng như ruột ngựa: Nói về việc không úp mở, thẳng thắn vào đề luôn
  • Đơn thương, độc mã (một ngựa với một cây thương): Chỉ người một mình chống lại khó khăn, không có sự trợ giúp của ai.

 

Ngày 08/02/2014
ThS. Hồ Đắc Thoàn
(Sưu tầm và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích