Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Finance & Retail Bạn trẻ
Nhịp sống trẻ
Công nghệ số
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 6 5 8 0
Số người đang truy cập
7 5
 Bạn trẻ
Làm thế nào để dùng thuốc hợp lý và an toàn trên cả phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú

Sử dụng thuốc trong thời gian phụ nữ đang mang thai (PNMT) có thể dẫn đến ảnh hưởngtạm thời hoặc vĩnh viễn trên thai nhi. Bất kỳ thuốc nào cũng tác động lên trong suốt quá trình phát triển của bào thai và sinh ra sự thay đổi trừơng diễn, thậm chí có thể gây quái thai. Các thuốc có thể cả thuốc có tính chất dược lý và thuốc bổ sung.

 

Trên thực tế không có nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thử thuốc trên PNMT. Các nguy cơ có liên quan đến các bệnh thường tái phát và biến chứng trong thời gian mang thai cần cân nhắc và hiệu lực của thuốc ngăn ngừa hoặc cải thiện các nguy cơ như thế. Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc trên các PNMT có lợi ích hơn cả nguy cơ. Chẳng hạn, sốt cao sẽ gây hai cho thai nhi trong những tháng đầu của thai kỳ, vì vậy dùng thuốc paracetamol (acetaminophen) nhìn chung sẽ làm giảm nguy cơ cho thai nhi hơn là để sốt mà không điều trị. Tương tự, đái tháo đường trong thời gian PNMT có thể cần chăm sóc đặc biệt với insulin để ngăn ngừa các biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

 

Quản lý đau cho người mẹ là một cách chăm sóc quan trọng nên cần phải đánh giá lợi ích và nguy cơ. Các thuốc chống viêm không steroides (NSAIDs) như Ibuprofen và Naproxen có thể an toàn để sửu dụng trong thời gian ngắn, 48-72 giờ, một khi mẹ là PNMT trong 3 tháng giữa. Nếu uống thuốc aspirin để quản lý đau cho mẹ không nên dùng liều cao hơn 100 mg.

Tiến trình phát triển phôi thai và cả bà mẹ đang mang thai có nhiều thay đổi. Thời gian 1 tuần kể từ khi thụ thai gọi là giai đoạn “preimplantation”. Giai đoạn từ ngày thứ 8 đến cuối tuần thứ 8 gọi là “organogenesis”, trong đó các cơ quan trong cơ thể hình thành phôi thai. Đây là giai đoạn quyết định nhất vì có thể ảnh hưởng lên quá trình hình thành cấu trúc và quan tâm đến quá trìn sinh quái thai do thuốc. Từ tháng thứ 3 đến 9 tháng là giai đoạn hình thành phôi thai. Dùng thuốc trong suốt giai đoạn này có thể thay đổi chức năng của các cơ quan phôi thai hơn là gây ra các bất thường trong hình thành chức năng tổng thể của thai. Chẳng hạn, aminoglycosides có thể ảnh hưởng lên chức năng của thận cũng như ảnh hưởng sức nghe. Một ví dụ khác là khi dùng cocaine sẽ đi qua nhau thai, ảnh hưởng trực tiếp đến thai và làm thay đổi sự phát triển đầy đủ vì có tác động không tốt lên não của trẻ.

Khi bạn gặp bác sỹ để xác định bạn có thai hay không và hỏi về các thuốc nào dùng tốt và nếu không thì cần dùng laoij thuốc nào để thay thế. Nhân viên y tế sẽ đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ để đánh giá an toàn. Ngoài ra, hãy nói cho bác sỹ của bạn về các thuốc thay thế hay các chế phẩm bổ sung, thậm chí các chất gọi là “tự nhiên”. Nếu bạn có bất kỳ một toa thuốc mới nào trong khi đang mang thai thì nên biết và cần dùng cẩn thận.

Những loại thuốc nào có thể dùng an toàn trong thời gian mang thai?

Các thuốc vitamin trước khi sinh đẻ là an toàn và quan trọng dùng khi ban mang thai. Hãy hỏi các nhân viên y té chăm sóc bạn về tính an toàn của thuốc thảo dược, vitamin và chất bổ sung. Hầu hết các chế phẩm bổ sung hay thảo dược không chứng minh là có an toàn cho PNMT. Nhìn chung, bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào không kê đơn trong thời gian mang thai nếu không cần thiết. Các thuốc sau đây và các loại chế phẩm ở nhà không biết có hại trong thời gian PNMT thì cần đọc hướng dẫn sử dụng cụ thể.

 

Các thuốc sau an toàn cho dùng trong thời gian PNMT:

- Thuốc dị ứng: diphenhydramin (Benadryl), Loratadin (Claritin), steroid xịt mũi (Rhinocort).

- Thuốc cảm và cúm: Acetaminophen (Tylenol), thuốc nhỏ giọt hay xịt mũi nước muối sinh lý, gay nước muối ấm;

Hãy tham vấn ý kiến của bác sỹ trước khi dùng các thuốc khác, đặc biệt trong 3 tháng đầu:

- Thuốc chống táo bón: Colace, Metamucil

- Thuốc sơ cấp cứu ở mắt: Bacitracin, J&J First-Aid Cream, Neosporin, Polysporin

- Thuốc chống ban đỏ: kem Benadryl, thuốc thoa hay dạng kem Caladryl, kem Hydrocortisone, hay chế phẩm thoa ngoài.

Những liệu pháp thay thế nào có thể coi là an toàn cho PNMT?

Một số liệu pháp thuốc thay thế đã cho thấy đô an toàn và hiệu quả trên các PNMT để làm giảm các tác dụng ngoại ý khó chịu trong thời kỳ PNMT. Cần lưu ý không phải bất kỳ thuốc nào có bản chất tự nhiên đều an toàn hoàn toàn nhé, nhất là khi bạn là PNMT.

Phân loại nguy cơ trên PNMT của FDA - Phiên bản cập nhật

Năm 2015, FDA đã một bảng phân lại liên quan đến PNMT trong đánh giá nguy cơ cũ bằng một bảng khác, trong đó có đề cập các thuốc sinh học và kê đơn với các thông tin mới cho cả PNMT và cán bộ y tế chăm sóc. Cơ quan FDA đã ghi nhận các bình luận về các thông tin trên cả bệnh nhân và thầy thuốc hay nhân viên y tế. Hệ thống đánh dấu mới cho phép tư vấn đặc biệt trên bệnh nhân và đưa ra quyết định đối với các PNMT dùng thuốc như thế nào cho hợp lý. Trong khi các hệ thống cải thiện dựa trên phiên bản cũ thì câu hỏi và đáp ứng cũng dựa trên câu trả lời “yes” hay “no” trong hầu hết các trường hợp. Phiên giải lâm sàng vẫn đòi hỏi trên từng ca bệnh.

 

Theo quy định của đánh dấu trên các bệnh nhân là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú (Pregnancy and Lactation Labeling Final Rule_PLLR) có hiệu lực vào ngày 30 tháng 6 năm 2015. Tuy nhiên, thời gian thiết kế thông tin trên nhãn thuốc mới (cũng như được biết trong gói thuốc) là khác nhau. Các thuốc kê đơn đệ trình cho FDA chấp thuận sau ngày 30 tháng 6 năm 2015 sẽ dùng theo phiên bản mới, trong khi đánh dấu các thuốc kê đơn được chấp thuận vào ngày hoặc sau 30 tháng 6 năm 2001 sẽ được chỉnh sửa dần dần. Các thuốc được chấp thuận trước 29 tháng 6 năm 2001 không tuân theo quy định của PLLR. Tuy nhiên, phân loại PNMT phải bị loại bỏ vào ngày 29 tháng 6 năm 2018.

Đối với các thuốc generic, nếu đánh dấu thuốc đã được liệt kê trong danh sách tham khảo như một kết quả quy định cuối cùng, sử dụng các từ viết tắt thuốc mới (abbreviated new drug application_ANDA) cũng sẽ xem lạ. Đánh dấu các thuốc không kê đơn không có gì thay đổi (over-the-counter_OTC), vì thuốc OTC không bị ảnh hưởng bởi hệ thống đánh dấu trên PNMT của FDA. Phân loại nguy cơ từ A, B, C, D và X sử dụng từ năm 1979, giờ đây sẽ thay đổi một số phân sao cho thích hợp:

Các PNMT sẽ được cung cấp thông tin về liều dùng và nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng lên phát triển phôi thai và các thông tin đăng ký để thu thập và duy trì dữ liệu để làm thế nào các PNMT khi họ sử dụng các thuốc hoặc chế phẩm sinh học. Các thông tin trên nhãn thuốc về sự có mặt các thông tin mà trước đó họ đã cho thấy. Thông tin liên hệ sẽ đi kèm và các PNMT được khích lệ cung cấp dữ liệu về hiệu quả của thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai. Nếu thông tin đăng ký của các cá nhân bộ phận thuộc Pregnancy Exposure Registry, Clinical Considerations và Data không sẵn có, các tiểu khu này loại bỏ. Tiểu để “Risk Summary” không đòi hỏi luôn luôn có, thậm chó không có dữ liệu.

Thuật ngữ thời kỳ đang cho con bú “Lactation) sẽ thay thế bằng thuật ngữ các bà mẹ đang chăm con (“Nursing Mothers”) của nhãn cũ. Các thông tin sẽ bao gồm trong thuốc mà không nên dùng trong suốt thời gian đang cho con bú, các dữ liệu trên cả động vật và trên người có liên quan đến chuyển hóa trong sữa, cũng như các tác động lâm sàng trên trẻ em. Các thông tin khác có thể gồm các dữ liệu dược động học, chuyển hóa, thải trừ, nguy cơ và lợi ích cũng như thời gian nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ để hạn chế tối đa phơi nhiễm. Trên các nhóm còn tiềm năng sinh sản ở nam giới và nữ giới, các thông tin trên rất quan trọng đối với PNMT để tránh các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng trước, trong và sau khi dùng thuốc, đặc biệt trong thời gian mang thai.

 

Tại sao FDA phải thay đổi phân loại này?

Về mặt lâm sàng, nhiều phụ nữ cần dùng thuốc điều trị trong thời gian mang thai do các bệnh lý mạn tính như động kinh, tiểu đường, tăng huyết áp hay hen phế quản. Để ngưng dùng thuốc sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, các phụ nữ có con nhỏ lại càng cần phải dùng thuốc nhiều hơn và càng có thể làm tăng thêm tình trạng bệnh nhân. Có thể tiếp cận và có thể hiểu biết các thông tin liên quan đang nuôi con sữa mẹ và mang thai thì rất quan trọng để cho cả nhân viên y tế và PNMT đó tránh hoặc giảm các nguy cơ và mang lại lợi ích cao nhất.

FDA đã nhận các yêu cầu nâng cao hoặc cải thiện các phiên bản nhiều thập niên qua liên quan đến dùng thuốc trên các PNMT kể từ năm 1992. Theo Cơ quan thông tin thuốc của FDA (Drug Information Division), họ đã nhận được rất nhiều thông tin đưa vào từ công chúng, hội đồng tư vấn và thảo luận nhóm tập trung để tiếp cận thay đổi. Vào năm 2008, FDA đưa ra luật và cho phép mở các phiếu ghi ý kiến từ công chúng. Các thầy thuốc lâm sàng và bệnh nhân thường nhầm lẫn nghĩa của phân loại nguy cơ trên các PNMT vì theo FDA nó trở nên giản dị quá mức, dẫn đến thông tin không đúng và không đầy đủ thông tin sẵn có. Chẳng hạn các thuốc được chấp thuận từ 30 tháng 6 năm 2015 cho thấy các ghi nhận từ các PNMT và phụ nữ đang cho con bú có nhiều điểm mới khác nhau:

·Addyi (flibanserin) - chỉ định trong các rối loạn hành vi tình dục (hypoactive sexual desire disorder (HSDD) trên các phụ nữ tiền mãn kinh;

·Descovy (emtricitabine và tenofovir alafenamide fumarate) - chỉ định trong nhiễm trùng HIV-1.

·Entresto (sacubitril và valsartan) - chỉ định trong suy tim.

·Harvoni (ledipasvir và sofosbuvir) - chỉ định trong viêm gan siêu vi C mạn tính (HCV).

·Praluent (alirocumab) - chỉ định cho tăng cholesterol máu gia đình di truyền dị hợp tử (heterozygous familial hypercholesterolemia), hoặc bệnh nhân có bệnh tim xơ vữa động mạch đòi hỏi cần làm giảm LDL-cholesterol.

Phân loại nguy cơ trên PNMT theo FDA trước năm 2015 (FDA Pregnancy Risk Categories)

Vào năm 1979, FDA thành lập 5 phân loại nguy cơ gồm phân loại hay category A, B, C, D hay X – để chỉ ra tiềm năng của một thuốc có thể nên các dị tật bẩm sinh nếu PNMT đó dùng đến. Các phân loại được xác định bởi đánh giá tin cậy các tài liệu trình bày và tỷ lệ giữa lợi ích và nguy cơ. Các phân loại này không giải thích bất cứ nguy cơ nào từ thuốc hay chất chuyển hóa trong sữa mẹ. Trong các nhã của sản phẩm thuốc, thông tin này tìm thấy trong phần “Sử dụng trên nhóm quần thể đặc biệt” (“Use in Specific Populations”). Các phân loại cũ về PNMT vẫn có thể tìm thấy trong một số gói thuốc như sau:

-Category A: Các nghiên cứu đối chứng và đầy đủ không cho thấy nguy cơ cho phôi thaitrong 3 tháng đầu của thai kỳ (và không có bằng chứng nguy cơ ở các tháng sau đó). Chẳng hạn, các thuốc hay chất levothyroxine, folic acid, liothyronine

-Category B: Các nghiên cứu trên sinh sản động vậtkhông cho thấy nguy cơ đối với phôi thai và không có nghiên cứu đối chứng đầy đủ trên PNMT. Chẳng hạn, thuốc metformin, hydrochlorothiazide, cyclobenzaprine, amoxicillin, pantoprazole

-Category C: Các nghiên cứu sinh sản trên động vật cho thấy các tác dụng ngoại ý trên phôi thai và không có nghiên cứu đối chứng đầy đủ ở người, nhưng lợi điểm tiềm năng có thể sử dụng đảm bảo các thuốc trong thời gian mang thai mặc dù có nguy cơ tiềm tàng. Chẳng hạn tramadol, gabapentin, amlodipine, trazodone

-Category D: Có bằng chứng xác đáng nguy cơ ở phôi thai của người dựa trên các dữ liệu về tác dụng ngoại ý từ các điều tra và kinh nghiệm dùng thuốc giai đoạn hậu thị trường hay các nghiên cứu trên người, nhưng lợi điểm tiềm năng có thể dùng đảm bảo thuốc trên các PNMT dù có nguy cơ tiềm tàng. Chẳng hạn, thuốc lisinopril, alprazolam, losartan, clonazepam, lorazepam

-Category X: Các nghiên cứu trên cả động vật hay người chỉ ra các bất thường và/ hay các bằng chứng rõ ràng trên phôi thai dựa trên các dữ liệu về tác dụng ngoại ý từ các nghiên cứu hay các thuốc giai đoạn hậu thị trừơng và các nguy cơ có liên quan đến sử dụng thuốc trên các PNMT hơn là lợi điểm tiềm tàng. Chẳng hạn thuốc atorvastatin, simvastatin, warfarin, methotrexate, finasteride

 

Nguy cơ từ việc dùng thuốc ở phụ nữ mang thai (PNMT)

Phụ nữ mang thai (PNMT) luôn được khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến sử dụng thuốc của PNMT. PNMT luôn được khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến sử dụng thuốc của phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Trong nghiên cứu về Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh quốc gia - nghiên cứu lớn nhất của Mỹ nhằm xem xét các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh.

Mitchell và cộng sự đã phát hiện ra rằng hơn 70% phụ nữ dùng ít nhất 1 loại thuốc không kê đơn hoặc kê đơn trong 3 tháng đầu của PNMT. Xu hướng sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ đã tăng lên đáng kể trong suốt 30 năm qua. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng 4 loại thuốc trở lên tăng gấp 3 lần và sử dụng thuốc kê đơn đã tăng lên 60%. Theo thống kê, các thuốc kê đơn và không kê đơn mà PNMT thường dùng là amoxicilin, penicillin, erythromycin, doxylamine/vitamin B 6, progesterone, loratadin, Levothryroxin.

 

Tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê nhưng thực tế thì hiện tượng sử dụng các thuốc không kê đơn như vitamin, sắt hoặc các chế phẩm thực phẩm chức năng là rất nhiều.

Những nguy cơ ảnh hưởng đến thai do dùng thuốc trong thời gian mang thai

Rất khó để xác định nguy cơ xảy ra biến cố bất lợi với thai nhi liên quan đến sử dụng thuốc. Hiện tại, chúng ta không có đủ dữ liệu từ các nghiên cứu trên con người và động vật, báo cáo lâm sàng, theo dõi sau khi thuốc được sử dụng trên thị trường để phục vụ cho việc đánh giá. Nghiên cứu về nguy cơ gây dị tật bẩm sinh bởi thuốc trong thời kỳ mang thai do nhóm chuyên gia của Đại học Washington và Bệnh viện nhi Seattle cho ra kết quả bất ngờ. Sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro TERIS trên tổng số 172 loại thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (US.FDA) phê duyệt từ năm 2000 đến năm 2010, cho thấy nguy cơ gây quái thai trong thai kỳ của người ở 168 loại thuốc (97,7%) là “chưa xác định đầy đủ”. Hơn nữa, 126 (73,3%) loại trong số này “không có” hoặc có rất ít dữ liệu về an toàn cho phụ nữ mang thai.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến số mức độ tác động của thuốc đến thai nhi gồm: dược động học của người mẹ, dược lý học của thuốc, vận chuyển thuốc tích cực vào tuần hoàn nhau thai và khả năng đào thải ở thai nhi. Hậu quả tác động của thuốc đến thai nhi phụ thuộc vào trạng thái phôi thai. Sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ, thời kỳ hình thành và biệt hóa các cơ quan của trẻ, có khả năng gây quái thai nhiều nhất.

 

Mặc dù, thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đều được kiểm tra về độ an toàn trước khi được phê chuẩn bởi FDA, nhưng hầu hết thử nghiệm thuốc đều không tiến hành trên PNMT (loại trừ ngay từ đầu hoặc ngưng nếu có thai trong quá trình thử nghiệm), chỉ trừ các thuốc sử dụng đặc hiệu cho thai kỳ. Một số loại thuốc có tiến hành thử nghiệm trên động vật có thai nhưng kết quả có thể không đại diện đầy đủ cho quá trình và sự phát triển của con người. Bởi vậy, thông tin liên quan đến sự an toàn của thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đối với thai nhi đang rất hạn chế, đặc biệt đối với các loại thuốc mới xuất hiện trên thị trường. Hơn nữa, với các thực phẩm chức năng, dữ liệu an toàn trên lâm sàng thậm chí còn hạn chế hơn, nên quyết định sử dụng cho phụ nữ có thai còn mang nhiều thách thức hơn nữa.

Tất cả PNMT cần được tư vấn để biết thông tin an toàn và hướng dẫn chung về việc sử dụng thuốc trong PNMT có thể tìm thấy trên tờ “Thông tin thuốc” có trong hộp của tất cả loại thuốc. Cần đọc kỹ thông tin này cũng như xin tư vấn của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng. Với nhân viên y tế, nên tham khảo ý kiến của nhiều nguồn khi đánh giá sự an toàn của việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai và trước khi mang thai. Trong đó phải kể đến bảng phân loại thuốc theo các nhóm nguy cơ khi sử dụng thuốc với thai nhi (A, B, C, D và X) do FDA phát triển hoặc các hệ thống phân loại khác cũng như các tài liệu tham khảo khác được phát triển sau đó.

Để củng cố cơ sở dữ liệu an toàn trên PNMT, các bác sĩ lâm sàng nên khuyến khích bệnh nhân nữ đã sử dụng thuốc hoặc buộc phải sử dụng thuốc trong thai kỳ tham gia vào những nghiên cứu hoặc khảo sát lâm sàng. Bản thân bác sĩ cần nhanh chóng báo cáo các tác động bất ngờ hoặc dị tật bẩm sinh có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc trên PNMT tới các cơ quan y tế liên quan. Xác định nguy cơ của thuốc với thai nhi là một vấn đề phức tạp và đầy thử thách với bác sĩ lâm sàng. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, PNMT hoặc có dự định mang thai nên được tư vấn để hỏi ý kiến các chuyên gia y tế về bất kỳ loại thuốc nào (kể cả thuốc OTC), thực phẩm chức năng hoặc thảo dược.

 

Ở thời kỳ mang thai, thuốc có thể thấm qua nhau thai, có thể làm hư thai hoặc gây dị tật bẩm sinh, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Thời kỳ mang thai, với rất nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Cơ thể người mẹ và thai nhi trở nên vô cùng nhạy cảm với các thuốc chữa bệnh. Phần lớn thuốc có thể thấm qua nhau thai, tác hại đến bào thai và có thể làm hư thai hoặc gây dị tật bẩm sinh, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.

Phân nhóm nguy cơ thuốc đối với phụ nữ mang thai

Sử dụng thuốc ở PNMT luôn là vấn đề cần cân nhắc thận trọng, các loại thuốc được chia thành 5 mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với thai nhi:

Loại A: Các thuốc trong nhóm này tương đối an toàn đối với PNMT, bao gồm các loại như acid folic, vitamin B6... Đã có bằng chứng tin cậy rằng các loại thuốc này không tăng nguy cơ gây bất thường cho thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai của người mẹ.

Loại B: Các thuốc nhóm này không thấy có độc hại trên súc vật thí nghiệm nhưng chưa nghiên cứu trên người; hoặc thấy có độc hại trên súc vật, nhưng không thấy có độc hại khi nghiên cứu trên người. Bao gồm các loại như prednisone, insuline. Vì vậy, khi cần sử dụng các thuốc nhóm này thầy thuốc sẽ cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng.

 

Loại C: Có độc hại trên súc vật nhưng không có nghiên cứu trên người hoặc không có nghiên cứu trên người và súc vật. Thuốc chỉ được dùng khi lợi ích của điều trị hơn hẳn được nguy cơ có thể bị tai biến ở bào thai. Bao gồm các loại như fluconazol, ciprofloxacin...

Loại D: Có bằng chứng về tai biến ở bào thai nhưng lợi ích của điều trị vượt lên trên nguy cơ gây tai biến ở bào thai, tức là trường hợp nguy kịch đe dọa tính mạng người mẹ hoặc trường hợp bệnh nặng mà không có thuốc nào an toàn hơn. Bao gồm các loại như phenytoin, lithium...

Loại E: Nghiên cứu ở người hoặc súc vật chứng tỏ có độc hại ở bào thai hoặc có bằng chứng về độc hại cho bào thai qua kinh nghiệm dùng trên người và độc hại khi dùng trên PNMT vượt trên lợi ích có được. Thuốc bị chống chỉ định ở PNMT hoặc có thể có thai. Như isotretinoin...

Một số loại thuốc cần lưu ý khi sử dụng

Do cơ thể PNMT có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường như: trọng lượng cơ thể tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng, lưu lượng máu tăng, nên quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc cũng thay đổi, vì vậy nên sử dụng liều vừa đủ đáp ứng điều trị. Sau đây là một số loại thuốc cần lưu ý khi sử dụng:

 

-Thuốc giảm đau hạ sốt: Acetaminophen là thuốc khá an toàn. Acid salicylic có thể làm tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh, tăng xuất huyết, giảm cân nặng. Tuy nhiên, aspirin liều thấp được coi là an toàn. Thận trọng đối với các thuốc kháng viêm không steroid vì có thể gây tác dụng phụ;

-Thuốc kháng sinh: penicillin, cephalosporin được xem là an toàn. Không dùng các thuốc nhóm phenicol vì gây suy tủy, giảm bạch cầu. Tránh dùng tetracyclin vì gây vàng răng ở trẻ. Không dùng nhóm aminoglycosid vì gây điếc, giảm thính lực. Cấm dùng nhóm quinolon do gây tổn thương sụn khớp. Một số kháng sinh cần thận trọng khi dùng: rifamycin (không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ). Nitrofuran và acid nalidixic không nên dùng cuối thai kỳ. Metronidazol, trimethoprim, sulfamid không nên dùng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ;

-Thuốc điều trị tăng huyết áp: Các thuốc sau đây không được sử dụng do khi vào cơ thể sẽ vượt qua nhau thai gây hại cho thai nhi như hạ huyết áp, vô niệu, suy thận và nghiêm trọng hơn là gây ra dị dạng, quái thai, thậm chí thai nhi bị tử vong: Nhóm thuốc ức chế men chuyển như: captopril, enalapril, lisinopril, nhóm thuốc ức chế calci: nifedipin, amlodipin, nhóm thuốc chẹn beta (propanolol, atenolol), nhóm thuốc lợi tiểu (furosemid, hydroclorothiazid), nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (losartan, ibersartan). Cần hết sức chú ý khi sử dụng.

-Các thuốc PNMT có thể sử dụng được: methyldopa, labetalol, hydralazin.

-Thuốc chống nôn: Nên sử dụng vitamin B6 kết hợp với magie và gừng. Còn nhóm thuốc kháng histamin thì nên thận trọng; Thuốc trị tiêu chảy: các thuốc kaolin, pectin không độc hại vì không hấp thu qua màng ruột. Tránh dùng atropin/diphenoxydat(lomotil);

-Thuốc trị đau dạ dày: các thuốc trung hòa toan như hydroxyt nhôm, hydroxyt magie và kháng tiết như cimetidin, ranitidin không gây dị dạng thai nhi nên dùng được. Tránh dùng nizatidin vì có thể làm hư thai ở súc vật;

 

-Các thuốc chống nấm: loại imidazol như clotrimazol, miconazol không độc hại; Các thuốc trị hen như steroid dạng hít được xem là an toàn;

-Thuốc trị cường giáp: cần chuyển sang dùng propylthiouracil;

-Các thuốc trị động kinh: làm tăng tỉ lệ dị tật bẩm sinh. Các thuốc ngừa thai lỡ dùng trong những tháng đầu thai kỳ không gây dị tật; Các thuốc trị trầm cảm (prozac...) không gây dị dạng;

-Thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất: có thể gây hại cho thai nhi nếu dùng quá liều, như vitamin A dùng quá liều trong thời gian dài sẽ gây khuyết tật cho thai nhi.

Thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai

Thuốc kháng sinh là tất cả hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng kháng khuẩn. Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như bệnh lao, thương hàn, dịch tả và được chia thành nhiều nhóm thuốc khác nhau:

- Nhóm beta - lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...).

- Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin...).

- Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin…).

- Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol).

- Nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin...).

- Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin...).

 

Mỗi nhóm thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn (sự nhạy cảm của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn) khác nhau và đáp ứng điều trị với các bệnh lý khác nhau. Khi vào cơ thể, các thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ (dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy) hoặc thậm chí nghiêm trọng (sốc phản vệ), nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm Candida spp. ở da, miệng, ruột. Sử dụng thuốc kháng sinh cho PNMT: hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi. Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

- Nhóm có thể dùng (chỉ định): gồm có beta-lactamin, macrolid.

- Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…), aminoglycosid (gây điếc…), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).

- Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).

 

Cơ thể người PNMT có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh. Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi. Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho PNMT cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị. Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Nhiều khi PNMT gặp phải vấn đề về sức khỏe nên tránh sử dụng những loại thuốc gì có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi? Giai đoạn từ 2 đến 8 tuần kể từ khi thụ thai lại là giai đoạn rất nhạy cảm, thời kỳ mà những nét chính của của gương mặt và nhiều cơ quan quan trọng như tim, thận, giác quan đang hình thành. Bất cứ thứ gì PNMT ăn, uống, hút đều có thể ảnh hưởng đến thai.
Có rất nhiều loại thuốc khi người PNMT không nên dùng, đặc biệt trong những tháng đầu. Có nhiều phụ nữ không biết mình có thai nên khi có vấn đề về sức khỏe đã tự ý dùng thuốc. Khi phát hiện mình có thai thường rất lo lắng không biết con mình có bị dị tật không?

Lời khuyên tốt nhất cho các bạn trẻ là nếu sinh hoạt tình dục không được bảo vệ, luôn phải nghĩ liệu mình có mang thai hay không? Nếu đã dùng thuốc khi có thai, nên đến khoa tiền sản các bệnh viện lớn để được tư vấn tác dụng của thuốc lên thai. Từ đó, đưa ra quyết định có thể dưỡng thai hay không. Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA-US) đã đề ra hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc, cả loại thuốc thông thường bán tự do ở các quầy thuốc cho đến các loại thuốc do thầy thuốc kê đơn. Xem thêm phân loại ở trên.

Phụ nữ mang thai dùng thuốc hạ sốt nào an toàn?

Khi mang thai, một lời khuyên tốt nhất cho đối tượng này là không nên dùng thuốc, vì thuốc có thể qua nhau thai ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Khi mang thai, một lời khuyên tốt nhất cho đối tượng này là không nên dùng thuốc, vì thuốc có thể qua nhau thai ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình mang thai, nhiều bà mẹ đã bị sốt (với nhiều nguyên nhân khác nhau). Vậy dùng thuốc nào an toàn?

 

Trong các đối tượng dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý thì PNMT là một đối tượng cần lưu tâm. Có nhiều lý do khiến cho việc dùng thuốc trở nên quan trọng, nhưng ba trong số các lý do đó là: tránh biến cố dị tật cho thai nhi, tránh sẩy thai trong 3 tháng đầu và tránh sinh non vào 3 tháng cuối. Tất cả thuốc dùng không an toàn đều có thể dẫn tới một hoặc cả 3 biến cố trên. Chúng sẽ khiến cho quá trình mang thai bị đình chỉ và sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề sốt ở PNMT trở nên thường gặp hơn bao giờ hết. Đa phần hiện tượng sốt liên quan đến viêm họng, viêm mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa. Việc kiểm soát thật tốt triệu chứng sốt cho PNMT. Bởi lẽ sốt dẫn đến rối loạn nước và điện giải, một vấn đề vốn dĩ rất cấm kỵ ở PNMT. Sốt sẽ tạo thêm nguy cơ đe dọa cho các bà mẹ có yếu tố thuận lợi cho tiền sản giật và sản giật. Sốt quá cao sẽ làm tăng thêm nguy cơ sẩy thai và đẻ non. Việc thử thách sốt với PNMT là thực sự không cần thiết và không nên. Do đó, vấn đề kiểm soát thật tốt sốt và thật đúng lúc với PNMT là rất quan trọng.

Trong các thuốc hạ sốt, có ba loại rất thường gặp là paracetamol, aspirin và ibuprofen. Không một thuốc nào có ưu điểm tuyệt đối, cũng không một thuốc nào có tai hại toàn bộ. Xét trên khía cạnh ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi, mỗi thuốc có mặt được và mặt xấu:

+ Với paracetamol, mặt được có khá nhiều ưu điểm, là thuốc tương đối an toàn: không gây dị tật thai nhi, không gây sẩy thai trong 3 tháng đầu, không dẫn tới đẻ non trong 3 tháng cuối. Paracetamol lại tương đối dễ dùng, ít tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em sau khi sinh. Paracetamol được bào chế đa dạng, phù hợp với nhiều đặc điểm riêng của các bà mẹ: dạng gói, dạng viên, dạng siro, dạng cốm, dạng viên nén, dạng viên sủi bọt. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng trên gan rất đáng dè chừng. Đây là hợp chất hóa học gây viêm gan điển hình và viêm gan nặng nếu dùng không đúng cách. Do đó, trong quá trình dùng phải lưu ý tác dụng phụ này của thuốc.

 

+ Với aspirin, thuốc hạ sốt tốt, tác dụng nhanh, giảm đau hữu hiệu (mạnh hơn paracetamol, vốn rất thích với PNMT), có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu ngừa những biến cố đông máu trong một số trường hợp cụ thể. Thuốc thường được bào chế dạng viên nén rất dễ dùng. Có một số người, phản ứng hạ sốt rất nhạy với aspirin. Tuy vậy, thuốc lại có khá nhiều nhược điểm như có thể gây sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên (nguy cơ là rất lớn, lên tới 80%). Thuốc không gây ra dị tật thai nhi nhưng lại có thể gây ra chứng đóng sớm ống động mạch ở trẻ em ngay từ thời điểm trước khi sinh. Những sự cố này của Aspirin là không thể chấp nhận được với PNMT. Bên cạnh đó, thuốc có thể gây viêm loét dạ dày - tá tràng nên không thích hợp cho bà mẹ có tiền sử viêm loét trước đó.

+ Với ibuprofen, có thể nói rằng nhiều bà mẹ ưa dùng vì thuốc có khả năng hạ sốt tương đối tốt (mặc dù có phần kém paracetamol), lại có thêm tác dụng giảm đau rất tốt (vượt hẳn paracetamol) (vì nhiều trường hợp PNMT có triệu chứng sốt kèm với đau. Song cần dùng thuốc này rất thận trọng. Ibuprofen được cảnh báo mức độ nguy hiểm D với thai kỳ, mức độ gần cao nhất. Người ta thấy ibuprofen có liên quan mật thiết tới biến chứng sẩy thai trong 3 tháng đầu tiên (liên quan tương đối chặt chẽ). Ibuprofen cũng được chỉ ra làm tăng nguy cơ gây ra đóng sớm ống động mạch ở bào thai, một biến cố rất không có lợi. Vì thế, hơn bất cứ thuốc nào, Ibuprofen rất cần thận trọng khi dùng cho PNMT.

Điểm mặt các thuốc ở trên, có thể so sánh thấy giữa mặt được và mặt mất của thuốc, chúng ta có thể thấy, paracetamol tuy không có nhiều ưu điểm dược học như hai loại thuốc còn lại, song chúng là thuốc an toàn nhất. Xét trên quan điểm hạ sốt, kiểm soát sốt cho PNMT chỉ nên dùng paracetamol như thuốc đầu tay. Liều khuyên dùng là 1 viên 500mg cho một lần sốt từ 38,50C trở lên. Lặp lại liều này với các cơn sốt tiếp theo sau từ 4-6 giờ giờ đồng hồ. Một ngày dùng không quá 6 viên.

Trong trường hợp đặc biệt, ví dụ như PNMT bị viêm gan B, paracetamol sẽ được đưa xuống thành thuốc thế hệ 2. Khi đó sẽ ưu tiên aspirin rồi đến ibuprofen, tất nhiên phải tính đến các tiền sử bà mẹ có (ví dụ tiền sử sẩy thai). Việc dùng thuốc hạ sốt sẽ rất an toàn nếu như bạn chỉ dùng sau bữa ăn, dùng trong liều quy định, không tự ý vượt quá liều trong một lần uống và trong 1 ngày. Khi đó thuốc dùng không những không hại đến thai nhi mà còn bảo đảm một thai kỳ khỏe mạnh.

Sử dụng thuốc ngủ và thuốc giải lo âu trong thai kỳ

Nhóm thuốc giải lo âu Benzodiazepine

Diazepam: Nhóm D

Chỉ nên được xem xét chỉ định khi có tình trạng lâm sàng nguy cơ cho thai nhi. Nếu diazepam được sử dụng trong khi mang thai, hoặc nếu bệnh nhân có thai trong khi dùng thuốc này, bệnh nhân cần được thông báo về những mối nguy hiểm tiềm tàng đối với thai nhi. Chăm sóc đặc biệt nên được thực hiện khi diazepam được sử dụng trong quá trình mang thai và sinh nở, vì chỉ một liều cao là có thể gây ra bất thường trong nhịp tim thai và giảm trương lực cơ, bú kém, hạ thân nhiệt, suy hô hấp trung bình ở trẻ sơ sinh. Với trẻ sơ sinh, hệ thống enzym tham gia vào sự phân hủy của thuốc là chưa phát triển đầy đủ (đặc biệt là ở trẻ đẻ non).

 

Clonazepam: Nhóm D

Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở con người có liên quan với việc sử dụng của tất cả các thuốc chống co giật được biết đến trong điều trị phụ nữ bị động kinh. Tuy nhiên, bản thân động kinh có thể liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, sử dụng các benzodiazepine khác có liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Clonazepam chỉ nên được đưa ra trong thời kỳ mang thai khi không có lựa chọn thay thế và lợi ích cao hơn nguy cơ.

Lorazepam: Nhóm D

Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người đã được đề cập với việc sử dụng các benzodiazepine khác. Không có số liệu kiểm soát trong thời kỳ mang thai. Sử dụng lorazepam được xem là chống chỉ định trong thai kỳ.

Clorazepate: Nhóm N

Sử dụng các benzodiazepine khác có liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh trong thai kỳ. Có rất ít kinh nghiệm với việc sử dụng các clorazepate trong khi mang thai đã được báo cáo. Ngoài ra, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở con người có liên quan với việc sử dụng của tất cả các thuốc chống co giật được biết đến trong điều trị phụ nữ bị động kinh. Tuy nhiên, bản thân động kinh có thể liên quan với tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Clorazepate chỉ nên được đưa ra trong thời gian mang thai khi không có lựa chọn thay thế và lợi ích là cao hơn nguy cơ

Alprazolam: Nhóm D

Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người đã được đề cập với việc sử dụng các benzodiazepine khác, mặc dù các nghiên cứu nhỏ đã không có liên quan đến alprazolam. Triệu chứng cai đã được mô tả ở trẻ sơ sinh có mẹ uống alprazolam trong khi mang thai. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Sử dụng alprazolam được xem là chống chỉ định trong thai kỳ.

Nhóm thuốc giải lo âu không benzodiazepine

Buspirone: Nhóm B

Nghiên cứu trên động vật không tiết lộ bằng chứng về ảnh hưởng xấu trên bào thai. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Buspirone chỉ nên được đưa ra trong thời kỳ mang thai khi nhu cầu đã được xác định rõ ràng.

Nhóm thuốc ngủ “Z”

Zolpidem: Nhóm C

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy bằng chứng về sự hóa xương không đầy đủ và tăng sảy thai ngay khi trứng làm tổ trong tử cung (postimplantation fetal loss) với liều lớn hơn bảy lần MRHD hoặc cao hơn, tuy nhiên gây quái thai đã không được quan sát thấy ở bất kỳ mức độ liều. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Zolpidem chỉ nên sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích giá trị hơn nguy cơ.

Eszopiclone: Nhóm C

Eszopiclone không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai và trong lúc sinh. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Eszopiclone chỉ nên được đưa ra trong thời gian mang thai khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.

Zaleplon: Nhóm C

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy bằng chứng về sự giảm tăng trưởng trước và sau sinh. Không có số liệu đối chứng trong thời kỳ mang thai. Zaleplon chỉ nên được đưa ra trong thời gian mang thai khi lợi ích lớn hơn những rủi ro.

 

Nhóm kháng histamine

Diphenhydramine: Nhóm B

Một nghiên cứu thống kê cho thấy có liên quan giữa việc sử dụng diphenhydramin trong ba tháng đầu và hở hàm ếch. Trẻ sơ sinh này có triệu chứng run vào ngày thứ năm sau sinh và được điều trị bằng phenobarbital. Diphenhydramine chỉ được đề nghị cho sử dụng trong thai kỳ khi lợi ích là cao hơn nguy cơ.

Hydroxyzine: Nhóm N

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy bằng chứng gây quái thai khi dùng với liều cao. Không có số liệu đối chứng trong PNMT. Hydroxyzine chỉ được đề nghị cho sử dụng trong thai kỳ khi không có lựa chọn thay thế và lợi ích cao hơn nguy cơ.

Theo các bác sĩ và chuyên gia về sức khỏe, PNMT cần chủ động bảo vệ bản thân không chỉ về dinh dưỡng, tập luyện, tham khảo ý kiến bác sĩ, mà phải trang bị kiến thức về các nguy cơ như hóa chất để đề phòng và xử lý kịp thời. Các chuyên gia y tế cảnh báo cộng đồng về các hóa chất, thành phần độc hại trong thực phẩm, như chất bảo quản hay hương liệu. Coumarin là chất có trong các hương liệu điển hình được sử dụng trong các loại thực phẩm đóng gói. Đây là loại hóa chất đã bị FDA cấm sử dụng do nguy cơ gây ung thư, các chứng bệnh nguy hiểm đến gan, hệ thần kinh, tim mạch. Chất này vốn được sử dụng trong thuốc diệt chuột, nay lại được dùng làm hương liệu trong các loại thực phẩm và cả thuốc lá lậu.

 

Tại Việt Nam, chất coumarin trong thuốc lá lậu trở thành mối đe dọa khi Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam công bố, mỗi năm có trên 850 triệu gói thuốc lá điếu nhập lậu được tiêu thụ ở Việt Nam (chiếm 20% thị phần), trong đó Jet và Hero chiếm hơn 90%. Thất thu thuế trên 8.000 tỉ đồng/năm và làm “chảy” trên 200 triệu USD qua biên giới do hoạt động buôn lậu thuốc lá. Coumarin đe dọa đến sức khỏe cộng đồng, bà mẹ mang thai. Khi hút thuốc lá lậu, coumarin sẽ phát tán ra không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng trực tiếp và người hít phải khói thuốc lá. Theo một số tài liệu khoa học từ Đại học Y Groningen, Hà Lan, coumarin không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý của nam giới mà còn gây ra tình trạng sẩy thai cho phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc thường xuyên.

Hóa chất độc hại có thể hiện hữu ở khắp mọi nơi. Vì vậy, để giảm thiểu những nguy cơ gây hại cho PNMT, bạn cần có những lưu ý cụ thể trong cách sinh hoạt hằng ngày cũng như khi tiếp xúc với môi trường. PNMT cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và lưu ý về thành phần các loại thực phẩm này. Tránh các loại thực phẩm như thịt sống hoặc có chứa vi khuẩn. Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường độc hại, đeo găng tay khi dùng các chất tẩy rửa, đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến nơi công cộng. Tuyệt đối tránh xa chất coumarin, dù là tiếp xúc chủ động hay thụ động. Có ý thức về tác hại của coumarin cũng như thuốc lá lậu.

Làm đẹp là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, ngay cả trong thai kỳ. Hạn chế sử dụng các sản phẩm như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay hay son môi. Thay vào đó, có thể lựa chọn sử dụng những loại mỹ phẩm an toàn từ thiên nhiên. Ngoài việc thăm khám định kỳ, PNMT nên thường xuyên cập nhật các thông tin hữu ích qua sách báo hoặc tìm đến các chuyên gia, bác sĩ để lắng nghe những lời khuyên về sức khỏe.

 

Cảnh báo dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú

Trong thời kỳ phụ nữ đang cho con bú, người mẹ có thể buộc phải dùng thuốc do tình trạng bệnh lý. Việc dùng thuốc điều trị ngắn hạn hoặc dài hạn phụ thuộc việc mắc bệnh cấp tính hay mạn tính, nên dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ hoặc sự bài tiết sữa. Dưới đây là các lưu ý dùng thuốc cần biết khi đang nuôi con bú. Nếu phụ nữ đang cho con bú mà buộc phải dùng thuốc thì trẻ bú sữa mẹ sẽ vô tình phải dùng thuốc đó do thuốc thải trừ qua sữa. Điều này có thể gây hại cho trẻ bởi vì khi trẻ mới sinh, chức năng của các cơ quan chuyển hóa và thải trừ thuốc như gan, thận chưa hoàn thiện. Vì vậy, bác sĩ thường đưa ra một số lời khuyên cho bà mẹ nên ngừng cho con bú hoặc tránh sử dụng thuốc do lo ngại về tác dụng bất lợi có thể xảy ra đối với trẻ.

Khi dùng thuốc cho đối tượng phụ nữ cho con bú, thầy thuốc sẽ đánh giá nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc giúp đạt được mục tiêu điều trị bệnh cho mẹ và hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc lên trẻ. Có nhiều yếu tố cần cân nhắc như ảnh hưởng của thuốc lên sự tiết sữa của mẹ, lượng thuốc thải trừ qua sữa, mức độ hấp thu qua đường uống của trẻ, tác động có hại có thể xảy ra đối với trẻ. Tuổi của trẻ cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu tâm do các biến cố bất lợi liên quan đến dùng thuốc qua sữa mẹ xảy ra đa phần ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.

 

Thải trừ qua sữa mẹ là một trong những con đường thải trừ thuốc trong cơ thể bên cạnh con đường mồ hôi, phổi, thận, nước tiểu và phân. Thuốc bài tiết vào sữa chủ yếu nhờ quá trình khuếch tán thụ động qua những lỗ trên màng biểu mô tuyến vú, ngoài ra thuốc còn được vận chuyển tích cực nhờ chất mang. Do đó, các thuốc có phân tử lượng nhỏ dễ khuếch tán vào sữa hơn, các thuốc có phân tử lượng lớn như heparin vào sữa không đáng kể. Thành phần trong sữa gồm nước, lipid, protein, lactose. Sữa có thành phần lipid nhiều hơn, protein ít hơn và pH thấp hơn so với huyết tương. Các thuốc tan trong lipid dễ hòa tan vào thành phần lipid trong sữa, do đó tăng mức độ và tốc độ bài tiết vào sữa. Các thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương như wafarin sẽ bị giữ lại trong máu và có nồng độ thấp trong sữa.

Việc bài tiết sữa được điều hòa bằng prolactin, một hormon được bài xuất bởi thùy trước tuyến yên. Bài tiết sữa tăng hay giảm phụ thuộc vào nồng độ prolactin trong máu. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng các thuốc làm thay đổi nồng độ prolactin:

+ Một số thuốc làm giảm tiết sữa điển hình là estrogen. Mặc dù, estrogen vào sữa rất ít nhưng lại ức chế thụ thể prolactine ở giai đoạn sớm làm giảm bài tiết sữa. Vì vậy, phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc tránh thai chứa estrogen;

+ Một số thuốc ức chế bài tiết sữa như thuốc có hoạt tính dopamin (dẫn chất ergotamin như bromocriptin, cabergolin, lisurid, methylergometrin, oergilid, quinadolid), nhóm thuốc lợi tiểu thiazid và các chất đối kháng serotonin, prostagladin, amphetamine, rượu, thuốc phiện;

+ Trái lại, metoclopramid và domperidon lại là những thuốc được sử dụng trong lâm sàng với tác dụng tăng bài tiết sữa, có thể được chỉ định cho những bà mẹ của trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ ốm yếu.

Một số thuốc tránh dùng hoặc hạn chế dùng:

+ Các thuốc hạn chế dùng: Viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo các bà mẹ đang nuôi con bú nên tránh dùng một số loại thuốc hoặc chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Những loại thuốc này bao gồm aspirine, thuốc hạ huyết áp và thuốc chống động kinh. Việc sử dụng các loại thuốc này nên thảo luận với bác sĩ sản khoa cũng như bác sĩ nhi khoa.

+ Các thuốc không dùng:Viện Nhi khoa Mỹ cảnh báo các loại thuốc không nên dùng gồm các hóa chất trị liệu và thuốc gây ức chế miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Người mẹ sử dụng amphetamin, cocain, heroin, cần sa hoặc thuốc gây mê trong khi cho con bú có thể gây hại cho trẻ như biểu hiện trẻ dễ cáu kỉnh, run, động kinh, nôn mửa, chán bú mẹ và ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ. Người mẹ cũng nên tránh việc sử dụng rượu, hút thuốc lá và dùng các sản phẩm chứa caffeine.

 

Ngoài ra, một số thuốc có thể gây ra thay đổi mùi vị của sữa, làm cho trẻ chán bú hơn khi mẹ dùng thuốc, ví dụ metronidazol có thể gây vị đắng cho sữa mẹ, nên ngừng cho trẻ bú mẹ từ 12 - 24 giờ sau khi dùng liều đơn metronidazol. Trường hợp dùng metronidazol tại chỗ hay viên đặt âm đạo hầu như không ảnh hưởng đến trẻ.

Điều cần đưa ra ở đây là hạn chế tối đa việc dùng thuốc, Nếu có, khi dùng phải có sự đồng ý của bác sĩ, dược sĩ sau khi cân nhắc lợi ích/nguy cơ cho cả mẹ và bé:

 

-Không tự ý dùng thuốc kể cả những thuốc không cần kê đơn;

-Các bác sĩ, dược sĩ nên đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc, đặc biệt lưu ý những thuốc được phép sử dụng trên phụ nữ cho con bú;

-Tìm hiểu các nghiên cứu lâm sàng của thuốc đối với phụ nữ cho con bú. Ưu tiên dùng các thuốc tác dụng tại chỗ như dạng bôi, dạng xịt, dạng đặt;

-Nhìn chung, những thuốc an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cũng an toàn khi dùng cho phụ nữ cho con bú;

-Các thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ có thai chưa hẳn an toàn khi dùng cho phụ nữ cho con bú. Chọn thuốc an toàn cho trẻ, thuốc có tỷ lệ nồng độ sữa/ huyết tương thấp, thải trừ nhanh;

-Tránh dùng thuốc liều cao, nên dùng trong thời gian ngắn nhất và ngừng ngay khi đạt hiệu quả;

-Thời điểm dùng thuốc nên chọn ngay sau khi cho trẻ bú xong hoặc trước khi trẻ ngủ giấc dài;

-Lưu ý thời gian bán thải của thuốc, tránh cho trẻ bú sữa mẹ khi nồng độ thuốc trong máu đạt tối đa, tính toán thời gian mỗi lần uống thuốc và khoảng thời gian trẻ bú mẹ nhằm hạn chế tối đa lượng thuốc vào trẻ;

-Nếu không được phép cho trẻ bú mẹ, cần vắt sữa bỏ đi và dùng sữa ngoài thay thế. Sau khi ngừng thuốc cần chờ thêm thời gian thích hợp theo hướng dẫn của thầy thuốc rồi mới cho trẻ bú lại. Ngoài ra, phụ nữ cho con bú nên bổ sung hỗn hợp vitamin và dùng 1.200-1.500 mg calci hàng ngày.

 

Các trường hợp mẹ tạm thời ngừng cho con bú

-Mẹ nhiễm HIV và đang sử dụng các thuốc antiretroviral (antiretroviral là loại thuốc được sử dụng để kéo dài cuộc sống của những người bị lây nhiễm HIV, đồng thời cũng có hiệu quả cao trong việc hạn chế sự lây truyền của loại virut này).

-Mẹ sử dụng hay phụ thuộc vào các thuốc gây nghiện, thuốc cấm dùng.

-Mẹ sử dụng hóa chất điều trị ung thư, đang điều trị bằng xạ trị.

-Mẹ sử dụng thuốc phóng xạ, thuốc cản quang chứa iod, thuốc long đờm chứa iod, thuốc tiệt khuẩn chứa iod phổ rộng, sử dụng phối hợp vài thuốc chống động kinh và thuốc hướng thần.

-Trong các trường hợp này, việc ngừng cho trẻ bú là điều cần thiết. Thay vào đó, có thể cho trẻ dùng sữa ngoài và vắt bỏ sữa mẹ thường xuyên.

Trên đây là các thông tin khoa học mang tính tổng hợp, rút ra từ các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, cũng như các dữ liệu tối cần thiết trên trang FDA Mỹ.

Tài liệu tham khảo

1.FDA/CDER SBIA Chronicles. Drugs in Pregnancy and Lactation: Improved Benefit-Risk Information. January 22, 2015.

2.FDA Consumer Articles. Pregnant? Breastfeeding? Better Drug Information Is Coming. Updated: December 17, 2014.

3.FDA News Release. FDA issues final rule o­n changes to pregnancy and lactation labeling information for prescription drug and biological products. December 3, 2014.

4.Mospan C. New Prescription Labeling Requirements for the Use of Medications in Pregnancy and Lactation. CE for Pharmacists. Alaska Pharmacists Association. April 15, 2016.

5.Kim, Joong; Segal, Neil (2015). Pharmacological Treatment of Musculoskeletal Conditions During Pregnancy and Lactation. Springer International Publishing. pp. 227-242. ISBN 978-3-319-14318-7.

6.FDA (2015), CFR - Code of Federal Regulations Title 21, 4, Food and Drug Administration

7.FDA (2014), Pregnancy and Lactation Labeling (Drugs) Final Rule, Food and Drug Administration

8.Bromley, Rebecca; Weston, Jennifer; Adab, Naghme (2014). Cochrane Database of Systematic Reviews.

9.Vice Admiral Richard H. Carmona (2005).A 2005 Message to Women from the U.S. Surgeon General (PDF). Retrieved 12 June 2015.

10.Committee to Study Fetal Alcohol Syndrome, Division of Biobehavioral Sciences and Mental Disorders, Institute of Medicine (1995). Fetal alcohol syndrome : diagnosis, epidemiology, prevention, and treatment. Washington, D.C.: National Academy Press. ISBN 0-309-05292-0.

11.Nathanson, Vivienne; Nicky Jayesinghe; George Roycroft (2007). Is it all right for women to drink small amounts of alcohol in pregnancy? No. BMJ. 335 (7625): 857.

12.FASDs. Key Findings: Alcohol use and binge drinking among women of childbearing age-United States, 2011-2013. 24 September 2015.

13.Coriale; et al. (2013). Fetal Alcohol Spectrum Disorder (FASD): Neurobehavioral profile, indications for diagnosis and treatment. Rivista di psichiatria. 48 (5): 359-69.

14.Chudley; et al. (2005), Fetal alcohol spectrum disorder: Canadian guidelines for diagnosis, CMAJ, 172 (5 Suppl): S1–S21.

15.Chakraborty, Arijit; Anstice, Nicola (2015). Prenatal exposure to recreational drugs affects global motion perception in preschool children. Nature Research.

16.Fergusson, David M.; Horwood, L. John; Northstone, Kate; ALSPAC Study Team (2002). Maternal use of cannabis and pregnancy outcome. BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology. 109 (1): 21-27.

17.Ness RB, Grisso JA, Hirschinger N, et al. (1999). Cocaine and tobacco use and the risk of spontaneous abortion. N. Engl. J. Med. 340 (5): 333-9.

18.Oncken C, Kranzler H, O'Malley P, Gendreau P, Campbell WA (2002). The effect of cigarette smoking o­n fetal heart rate characteristics. Obstet Gynecol. 99 (5 Pt 1): 751–5.

19.Preventing Smoking and Exposure to Secondhand Smoke Before, During, and After Pregnancy (PDF). Centers for Disease Control and Prevention. 2007.

20.Pulsifer, Margaret B.; Butz, Arlene M.; Foran, Megan O'Reilly; Belcher, Harolyn M. E. (2008-01-01). Prenatal Drug Exposure: Effects o­n Cognitive Functioning at 5 Years of Age". Clinical Pediatrics. 47 (1):58-65.

21.New Mother Fact Sheet: Methamphetamine Use During Pregnancy (PDF). North Dakota Department of Health. Archived (PDF) from the original o­n 15 March 2013.

22.Grotta, S.; LaGasse, L.; Arria, A.; Derauf, C. et al. (2009). Patterns of Methamphetamine Use During Pregnancy: Results from the IDEAL Study. Matern Child Health J. 14 (4): 519-527.

23.University of Washington Alcohol & Drug Abuse Institute. Marijuana. Reproduction and Pregnancy. Retrieved 2011.

Ngày 11/05/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích