Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 8 8 2 5
Số người đang truy cập
6 6 7
 Chuyên đề Giun
Bệnh nhân mắc bệnh giun chỉ bạch huyết di chứng phù chân voi (ảnh internet)
WHO: Thông tin về bệnh giun chỉ bạch huyết cập nhật tháng 3 năm 2016

Cập nhật 1/3/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Bệnh giun chỉ bạch huyết (Lymphatic filariasis) với tên gọi phổ biến là bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical disease). Nhiễm trùng thường xảy ra khi ký sinh trùng giun chỉ được truyền sang người thông qua muỗi và thường mắc phải trong thời thơ ấu để lại di chứng tại hệ bạch huyết.

Các bệnh nhân nhiễm giun chỉ bạch huyết có biểu hiện bệnh đau đớn và biến dạng sâu sắc như phù hạch bạch huyết, phù chân voi và sưng bìu xảy ra sau này trong cuộc sống không chỉ dẫn đến tàn tật vĩnh viễn mà còn bị ảnh hưởng cả về tinh thần, xã hội, kinh tế cùng sự kỳ thị và nghèo đói. Hiện nay, 1,10 tỷ người ở 55 quốc gia đang sinh sống tại các khu vực đòi hỏi cần sử dụng hóa trị phòng ngừa để ngăn chặn sự lây nhiễm. Khoảng 80% trong số những người này đang sống ở 10 nước Angola, Cameroon, Côte d'Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ấn Độ, Indonesia, Mozambique, Myanmar, Nigeria và Tanzania.Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 25 triệu người bị đau khổ do bệnh lý đường sinh dục và hơn 15 triệu người đang bị ảnh hưởng do phù bạch huyết. Loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết (Eliminating lymphatic filariasis) có thể ngăn chặn sự đau khổ không cần thiết và góp phần xóa đói giảm nghèo.
 

Nguyên nhân và sự lan truyền (Cause and transmission)

Giun chỉ bạch huyết là bệnh ký sinh trùng được phân loại giun tròn (roundworms) thuộc họ Filariodidea, có 3 loại giun chỉ giống như sợi chỉ: Wuchereria bancrofti gây 90% các trường hợp; Brugia malayi gây ra hầu hết các trường hợp còn lại và B.timori cũng gây bệnh. Giun trưởng thành (adult worms) nghỉ trong hệ bạch huyết và làm gián đoạn hệ thống miễn dịchcó thể sống trung bình từ 6-8 năm và trong thời gian sống chúng đẻ ra hàng triệu ấu trùng chưa trưởng thành (immature larvae) lưu thông trong máu. Muỗi bị nhiễm ấu trùng chưa trưởng thành (microfilariae) bằng cách hút máu một vật chủ bị nhiễm bệnh, các ấu trùng trưởng thành biến thành ấu trùng lây nhiễm ở trong muỗi, khi muỗi bị nhiễm đốt người thì ấu trùng ký sinh trùng trưởng thành lắng đọng trên da từ nơi đó chúng có thể nhập vào cơ thể. Ấu trùng sau đó di chuyển đến các mạch bạch huyết, nơi đó chúng phát triển thành giun trưởng thành, sau đó tiếp tục một chu kỳ lây truyền Giun chỉ bạch huyết được lây truyền qua các loại muỗi khác nhau như muỗi Culex, phổ biến rộng rãi trên khắp các khu vực thành thị và bán đô thị, Anopheles chủ yếu được tìm thấy ở khu vực nông thôn và Aedes chủ yếu ở các hòn đảo lưu hành ở Thái Bình Dương.

Các triệu chứng (Symptoms)

Nhiễm giun chỉ bạch huyết liên quan đến tình trạng bênh lý không có triệu chứng (asymptomatic), cấp tính và mãn tính (acute, and chronic conditions). Phần lớn các ca nhiễm bệnh không có triệu chứng, không có dấu hiệu nhiễm trùng ỏ bên ngoài. Các ca bệnh không có triệu chứng này vẫn gây tổn thương cho hệ thống bạch huyết và thận cũng như làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các đợt cấp của viêm tại chỗ liên quan đến da, các hạch bạch huyết và mạch bạch huyết thường đi kèm với phù chân voi hoặc phù hạch bạch huyết mãn tính (chronic lymphoedema or elephantiasis). Một số trong những đợt cấp này là do phản ứng miễn dịch của cơ thể với ký sinh trùng, tuy nhiên hầu hết dẫn đến nhiễm trùng da do vi khuẩn nơi hệ thống phòng thủ bình thường một phần bị mất do tổn thương bạch huyết bên dưới (underlying lymphatic damage). Khi giun chỉ bạch huyết phát triển thành bệnh mãn tính dẫn đến phù hạch bạch huyết (sưng mô) hoặc phù chân voi (dày da/dày mô) của chân tay và dái nước (bìu sưng). Sự liên quan đến ngực và cơ quan sinh dục là phổ biến, các dị tật trên cơ thể như vậy dẫn đến sự kỳ thị xã hội cũng như khó khăn về kinh tế do mất thu nhập và tăng chi phí y tế cùng gánh nặng về sự cô lập và nghèo đói.

Đáp ứng của WHO (WHO's response)

Nghị quyết 50.29 của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) khuyến cáo các nước thành viên loại trừ giun chỉ bạch huyết như là một vấn đề y tế công cộng, đáp lại WHO đưa ra Chương trình loại trừ giun chỉ bạch huyết trên toàn cầu (Global Programme to Eliminate Lymphatic Fliariasis_GPELF) vào năm 2000. Trong năm 2012, lộ trình về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên của WHO tái khẳng định đích đến nhằm loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết vào năm 2020. Chiến lược của WHO dựa trên 2 thành tố chính là ngăn chặn sự lan truyền thông qua điều trị quy mô lớn hàng năm cho tất cả mọi người hội đủ điều kiện sống trong một khu vực lây nhiễm hiện diện (stopping transmission through large-scale annual treatment of all eligible people in an area or region where infection is present); làm giảm những khổ đau do giun chỉ bạch huyết thông qua việc tăng các hoạt động phòng chống tật nguyền và xử lý ca bệnh (alleviating the suffering caused by lymphatic filariasis through increased morbidity management and disability prevention activities).

Điều trị trên quy mô lớn/hóa dự phòng (Large-scale treatment/preventive chemotherapy)

Loại trừ giun chỉ bạch huyết là có thể bằng cách ngăn chặn sự lây nhiễm, điều trị quy mô lớn liên quan đến một liều duy nhất 2 loại thuốc được cho hàng năm với toàn bộ dân cư có nguy cơ cao là Albendazole (400 mg) cùng với một trong hai loại thuốc hoặc ivermectin (150-200 mcg/kg) hoặc với diethylcarbamazine citrate (DEC) (6 mg/kg) có tác dụng hạn chế trên ký sinh trùng trưởng thành nhưng làm giảm một cách hiệu quả mật độ của ấu trùng trong máu và ngăn ngừa sự lây lan của ký sinh trùng tới muỗi. Chiến lược điều trị quy mô lớn được khuyến nghị này được gọi là hóa trị phòng ngừa khi được tiến hành hàng năm trong vòng 4-6 năm và có thể làm gián đoạn chu kỳ lan truyền. Vào lúc bắt đầu GPELF, 81 quốc gia được coi là lưu hành bệnh giun chỉ bạch huyết, dữ liệu dịch tễ học bổ sung chỉ ra rằng hóa trị phòng ngừa là không cần thiết ở 9 quốc gia. Từ năm 2000-2014, 5, 63 tỷ liều thuốc điều trị đã được chuyển giao cho hơn 1 tỷ người dân ít nhất một lần trong 63 quốc gia đã làm giảm đáng kể sự lan truyền ở nhiều nơi. Dữ liệu nghiên cứu gần đây cho thấy việc lan truyền bệnh giun chỉ bạch huyết trong các quần thể có nguy cơ cao đã giảm 43% kể từ khi bắt đầu GPELF, lợi ích kinh tế tổng thể của chương trình trong thời gian 2000-2007 ước tính ở mức 24 tỷ USD. Hiện tại 73 quốc gia được coi là lưu hành giun chỉ bạch huyết và trong số này có 18 quốc gia đã thực hiện thành công các chiến lược được khuyến cáo, ngừng điều trị hàng loạt và đang được giám sát để chứng minh việc loại trừ đã đạt được. Hóa dự phòng vẫn còn cần thiết ở 55 quốc gia nhưng chưa được phân phối cho tất cả các vùng lưu hành tính đến cuối năm 2015, các chiến lược tăng cường có thể được yêu cầu trong khoảng 28 quốc gia nhằm đạt được mục tiêu loại trừ và ngưng điều trị vào năm 2020.

Xử lý bệnh tật (Morbidity management)

Xử lý bệnh tật và phòng ngừa khuyết tật là rất quan trọng để cải thiện sức khỏe cộng đồng và cần được lồng ghép đầy đủ vào trong hệ thống y tế nhằm đảm bảo tính bền vững, phẫu thuật có thể làm giảm bớt hầu hết các trường hợp dái nước (hydrocele). Mức độ nghiêm trọng về lâm sàng và tiến triển của bệnh bao gồm các đợt viêm cấp tính có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các biện pháp vệ sinh đơn giản, chăm sóc da, tập thể dục và nâng độ cao của tay chân bị ảnh hưởng, người bị phù bạch mạch phải được tiếp cận tới sự chăm sóc liên tục trong suốt cuộc đời của họ cả về điều trị bệnh và phòng ngừa diễn tiến đến các giai đoạn nặng hơn. GPELF nhằm mục đích cung cấp quyền tiếp cận vào một gói chăm sóc tối thiểu cho tất cả mọi người có biểu hiện mãn tính của bệnh giun chỉ bạch huyết trong tất cả các khu vực nơi mà căn bệnh này hiện diện do đó làm giảm đau khổ và thúc đẩy cải thiện chất lượng cuộc sống. Thành công vào năm 2020 sẽ đạt được nếu bệnh nhân có quyền tiếp cận vào gói chăm sóc tối thiểu như điều trị các đợt viêm hạch bạch huyết cấp tính (ADL); hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp đơn giản để xử lý phù bạch huyết và dái nước để ngăn chặn sự tiến triển của phù bạch huyết và suy nhược, các đợt viêm của ADL; phẫu thuật dái nước; điều trị bằng các loại thuốc chống giun chỉ để tiêu diệt bất kỳ số ấu trùng giun chỉ và giun nào còn sót lại bởi hóa trị phòng ngừa hoặc điều trị cá nhân.

Phòng chống vector (Vector control)

Phòng chống muỗilà một chiến lược bổ sung được hỗ trợ bởi WHO được sử dụng để làm giảm sự lây truyền của bệnh giun chỉ bạch huyết và các bệnh lây truyền khác qua muỗi (mosquito-borne infections),tùy thuộc vào các loài vector- ký sinh trùng (parasite-vector) các biện pháp như màn tẩm hóa chát diệt (insecticide-treated nets), phun tồn lưu hóa chất trong nhà (indoor residual spraying) hoặc các biện pháp bảo vệ cá nhân (personal protection measures) có thể giúp bảo vệ con người tránh bị nhiễm bênh,phòng chống vector tại một số nơi lựa chọn đóng góp cho việc loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết trong sự vắng mặt của hóa trị liệu phòng ngừa trên quy mô lớn.

Ngày 09/03/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích