Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 16/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 5 5 1 8
Số người đang truy cập
1 1
 Chuyên đề Giun
Âu yếm chó dễ nhiễm ấu trùng giun đũa chó
Bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo-hiểu biết và phòng ngừa

Cập nhật ngày 4/8/2014. Ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara canis/cati) hay còn gọi là giun tròn ký sinh ở chó/mèo có khả năng lây nhiễm sang người đang phổ biến ở cộng đồng và là vấn đề được người bệnh cũng như thầy thuốc quan tâm giải quyết.

Toxocara canis/cati không phải là một loài giun hút máu, tùy thuộc vào giai đoạn và vị trí phát triển mà nó kiếm ăn tại các đường dịch cơ thể của vật chủ hoặc dựa trên đối tượng tiêu hóa trong ruột của nó. Toxocara canis/cati được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, trứng và ấu trùng của chúng có thể sống sót hàng tháng trời, thậm chí hàng hăm trong môi trường do đó người ta giả định rằng phần lớn các vùng thường xuyên có sự xuất hiện của chó (vườn, công viên, sân chơi…) đều có mầm bệnh không ít thì nhiều.

 

Toxocara canis là tác nhân gây bệnh giun đũa chó ở người, còn Toxocara catimộtloài cùng họ nhiễm ở mèo và Toxocara vitulorum nhiễm vào gia súc đều thuộc một nhóm giun tròn gọi là ascaris (giun đũa) cùng với các loài giun ký sinh quan trọng trong thú y như Ascaris suumToxascaris leonina. Toxocara canis/cati không ảnh hưởng tới gia súc, cừu, lợn, gia cầm và các động vật nuôi khác.

Chó bị nhiễm Toxocara canis có lây nhiễm cho người không? Có, nếu con người ăn phải trứng của Toxocara canis phát tán ra môi trường cùng với phân, điều này có thể xảy ra qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân chó bị nhiễm nhưng cũng có thể gián tiếp thông qua trứng bám trên bộ lông của chúng. Vị trí cuối cùng của Toxocara canis: khu vực ưa chuộng của Toxocara canis trưởng thành là ruột non nhưng ấu trùng di trú có thể được tìm thấy tại khoang bụng và trong một vài bộ phận (phổi, mắt, tim, gan…).

 
Mèo cùng với chó là ổ chứa ấu trùng giun đũa chó/mèo

Giải phẫu Toxocara canis/cati

Toxocara canis/cati trưởng thành có hình dạng dài, mảnh đặc trưng của giun sán và nhỏ dần ở vùng đầu và đuôi, kích thước khoảng 7-20cm × 2-3 mm nên những con cái thì thường lớn hơn con đực, màu sắc trắng vàng nhạt nhìn rất giống mì spaghettis nấu chín, đoạn cuối mặt trước cơ thể có hai chỗ lồi ra hình giống cánh (alae), đầu của chúng chính là 3 môi nhô lên được trang bị những răng nhỏ, cơ thể của loài giun này được bao phủ một lớp biểu bì rất mềm nhưng khá dẻo dai, không có các dấu hiệu phân đốt bên ngoài. Chúng có một hệ thống tiêu hóa hình ống với hai lỗ, miệng và hậu môn. Chúng cũng có một hệ thần kinh nhưng không có các cơ quan bài tiết và không có hệt tuần hoàn, tức là không có tim hay mạch máu. Buồng trứng của con cái rộng lớn và đoạn cuối tử cung mở ra gọi là âm hộ, tử cung có thể chứa tới 30 triệu trứng, những con đực có những gai ki-tin nhỏ để bám vào con cái trong quá trình giao hợp. Phần lớn trứng có hình cầu, màu hơi nâu, kích thước khoảng 50 × 85 micromet, có thành dày, bề mặt cứng và chứa một tế bào đơn.

Vòng đời và sinh thái học Toxocara canis

Toxocara canis có một vòng đời trực tiếp, với chó và các loài động vật họ nhà chó khác như là vật chủ chính nhưng đặc biệt rất phức tạp vì những loài động vật có vú khác có thể trở thành vật chủ vận chuyển (còn gọi là vật chủ paratenic) khi những con giun không hoàn thành quá trình phát triển thành con trường thành nhưng có thể rất có hại.

 

Trứng được phát tán ra cùng với phân của chó và một khi ra ngoài vật chủ ấu trùng L2 phát triển bên trong trứng trong vòng 2 đến 4 tuần phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Những quả trứng này với ấu trùng L2 có khả năng nhiễm vào chó nhưng cũng có thể nhiễm những động vật có vú khác như là vật chủ vận chuyển. Một con chó hoặc chó con bị nhiễm có thể phát tán ra hơn 100.000 trứng trên mỗi gram phân, dưới những điều kiện thuận lợi thì số trứng này có thể sinh tồn và vẫn có khả năng nhiễm bệnh dài hàng tháng và thậm chí hàng năm trong đất.

Trong những con chó con có độ tuổi khoảng 3 tháng, những quả trứng đã được ăn phải giải phóng ấu trùng L2 trong ruột, những ấu trùng này vượt qua thành ruột và di trú vào phổi thông qua các tĩnh mạch cửa và gan. Khi đã vào phổi chúng rụng lông chuyển thành ấu trùng L3, di trú tới khí quản (windpipe) và xa hơn là đi tới miệng (sau khi ho hay hắt hơi) mất khoảng 10 ngày. Từ miệng ấu trùng L3 đã được nuốt vào đi tới ruột hoàn thành quá trình phát triển thành giun trưởng thành và bắt đầu sản sinh ra trứng, khoảng 25 tới 30 ngày sau khi nhiễm, những con chó cái đang giai đoạn cho con bú có thể bị nhiễm với những trứng này khi chúng liếm những con con của mình, ở những con chó lớn hơn 3 tháng tuổi vòng đời đã được mô tả ở trên trở nên ít thường xuyên hơn.

Ở những con chó lớn hơn 6 tháng tuổi những ấu trùng L-2 đã nở ra trải qua quá trình di trú trên cơ thể và có thể đi tới vô số cơ quan (gan, phổi, tim, não, cơ bắp, thành ruột…) tại đó chúng bao cơ thể mình các nang và bắt đầu một quá trình ngủ có thể kéo dài hàng năm. Một bộ phận những ấu trùng ngủ này có thể di trú quay lại ruột, hoàn thành sự phát triển của những con trưởng thành và bắt đầu sinh sản trứng. Lây nhiễm trong tử cung trước khi sinh đẻ do những con giun từ những con chó cái mang bầu sang bào thai cũng có thể xảy ra. Ấu trùng ngủ bắt đầu hoạt động khoảng 3 tuần trước khi sinh đẻ và di trú thông qua nhau thai tới gan của bào thai. Sau khi sinh ấu trùng di trú xa hơn tới phổi, rụng lông trở thành ấu trùng L3 và tiếp tục di trú tới miệng và ruột của những con chó con mới sinh hoàn thành quá trình phát triển thành giun trưởng thành và bắt đầu sản xuất trứng.

Ở những con chó cái đang tiết sữa thì sữa cũng có thể nhiễm ấu trùng L3 được chuyển sang con nhỏ bú sữa trong suốt 3 tuần tiết sữa đầu tiên, những con ấu trùng này không trải qua quá trình du trú cơ thể bên trong con chó con, nhưng đi trực tiếp tới ruột và hoàn thành quá trình phát triển. Một lần nhiễm bệnh duy nhất là đủ để những con chó cái lây nhiễm giun cho tất cả lứa đẻ liên tiếp của nó. Trong vật chủ vận chuyển (thường là động vật gặm nhấm nhỏ như là chuột, rattus…) những quả trứng đã nhiễm vào, ấu trùng L2 nở ra sau khi tiêu hóa và di trú tới nhiều cơ quan nơi chúng bao vào nang mà không hoàn thành quá trình phát triển, nếu một con chó hoặc một vật chủ chính phù hợp ăn vào những động vật gặm nhấm bị nhiễm, sau khi tiêu hóa nang sẽ phóng thích ấu trùng L2, sau đó ấu trùng này đi trực tiếp đến ruột và hoàn thành quá trình phát triển thành con trưởng thành tại đó đồng thời bắt đầu sinh sản trứng.

 
Chu kỳ phát triển của Toxocra canis ở chó và người

Tác hại của Toxocra canis, triệu chứng và chẩn đoán

Tác hại

Nhiễm một vài con giun thường vô hại với chó, chó con và không gây ra dấu hiệu lâm sàng nào ngoài giảm cân nhưng việc lây nhiễm vô hại này rất quan trọng đối với việc lây lan bệnh sang những con chó khác hoặc cho con người. Nhiễm nặng có thể gây viêm ruột (enteritis) với hậu quả tiêu chảy, phân nhớt, nôn mửa và sụt cân, những hậu quả này đặc biệt nghiêm trọng đối với chó con, tử vong có thể xảy ra nếu tắc nghẽn và thậm chí đứt ruột, những động vật bị nhiễm thường có bộ lông không sạch sẽ và bụng phình. Ấu trùng di trú tại những cơ quan khác nhau có thể gây ho, chảy dịch mũi, vàng da và các phản ứng dị ứng.

Con Người có thể bị nhiễm qua việc nuốt phải trứng nhiễm bệnh, chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân chó nhiễm bệnh nhưng đôi khi cũng do từ lông chó khi vuốt ve chó. Con người có thể là vật chủ vận chuyển, tức là ấu trùng sẽ không hoàn thành quá trình phát triển thành giun trưởng thành trong ruột người nhưng sẽ di trú (do đó gọi là ấu trùng di trú) qua thành ruột tới nhiều cơ quan gây ra hai loại hội chứng: ấu trùng di chuyển nội tạng nếu một vài cơ quan bên trong bị nhiễm (chủ yếu là gan, phổi và thành ruột, nhưng đôi khi cũng có cả hệ thần kinh trung ương, tức là não bộ), và ấu trùng di chuyển ở mắt nếu mắt bị nhiễm. Trẻ em đặc biệt bị nguy hiểm vì chúng thường có thể nuốt phải trứng từ những môi trường nhiễm bệnh. Người bị nhiễm một vài con giun thường vô hại và tự động đào thải trong vài tuần nhưng nếu không điều trị nhiễm ở mắt nghiêm trọng sẽ gây mù và nhiễm nội tạng nghiêm trọng có thể gây tử vong ở một số ca đặc biệt.

Chẩn đoán

Chẩn đoán cho loài chó thực hiện bằng cách phân tích mẫu phân để phát hiện trứng, ở những ca nhiễm nặng với những con giun trưởng thành hoặc ấu trùng có thể tìm thấy ở bãi nôn hoặc thậm chí trong phân của chó con. Chẩn đoán nhiễm ấu trùng ở các cơ quan cơ thể có thể thực hiện chính xác với ELISA, PCR (phản ứng chuỗi trùng hợp) hoặc các xét nghiệm huyết thanh khác nhưng không phải ở nơi nào cũng có.

Phòng ngừa và kiểm soát

Để thực hiện tốt việc phòng ngừa nên ngăn chặn thú nuôi và chó con ăn hoặc liếm đất hoặc các bề mặt có nguy cơ nhiễm trứng nhưng điều này rất khó thực hiện. Trong các chuồng chó hoặc nhà tập thể nên cần thiết áp dụng vệ sinh đặc biệt và khử trùng chuồng, hộp, chuồng chó và bất kỳ nơi nào sử dụng cho chó trưởng thành hoặc chó con, phân chó phải được xử lý hàng ngày. Chó con nhỏ hơn 3 tháng tuổi nên được điều trị dự phòng thuốc tẩy giun để phòng chống giun tròn mỗi 2 đến 3 tuần bắt đầu từ 3 tuần sau khi sinh, việc cho chó mẹ uống thuốc giun cũng là điều nên làm. Dựa trên tình hình dịch tễ học địa phương và môi trường đặc biệt của chó (nông thôn, thành thị, tiếp xúc với những con chó khác, mùa, khí hậu…) có thể cho chó đực và cái trưởng thành uống thuốc tẩy giun định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ thú y, nếu có thể và có khả năng thanh toán thì nên đều đặn đưa mẫu phân của chó đi phân tích. Sau khi nhận một con chó con hoặc chó trưởng thành mới nên tẩy giun phòng ngừa cho nó và nếu có thể thì xin bất kỳ thông tin lâm sàng của chó từ người chủ cũ.

Tất cả những biện pháp này đặc biệt quan trọng nếu các gia đình có trẻ nhỏ có tiếp xúc gần gũi với chó hoặc chó con, bên cạnh đó trẻ em phải được hướng dẫn thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn nhằm tránh tiếp xúc với chất thải của vật nuôi, không được liếm tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi…; những biện pháp này rõ ràng cũng rất hữu ích cho người lớn, mặt khác điều quan trọng là phải huấn luyện con chó không được phóng uế tại những nơi trẻ em thường chơi.

Có rất nhiều sản phẩm diệt giun sán (hay còn gọi là tẩy giun) hiệu quả đối với Toxocara canis/cati và các loài giun tròn có chứa các hoạt chất của nhiều nhóm hóa chất như benzimidazoles (fenbendazole, febantelflubendazole, mebendazole), tetrahydropyrimidines (pyrantel), macrocyclic (milbemycin oxime, moxidectin, selamectin), emodepside, levamisole, piperazine derivatives,.. thường được sử dụng dưới dạng hỗn hợp, đôi khi với những loại thuốc giun cụ thể (phần lớn praziquantel) để phòng chống sán dây. Phần lớn các loại thuốc tẩy giun cho vật nuôi đều dưới dạng uống qua đường miệng cả dạng cứng (thuốc viên nén) hoặc dạng lỏng (thuốc uống dạng hỗn dịch). Tại một số nước còn có một vài dạng thuốc nhỏ ngoài (squeeze-ons = pipettes) và một vài thuốc tiêm cũng có tác dụng đối với Toxocara canis.

Phần lớn các loại thuốc giun tiêu diệt giun nhanh chóng sau khi uống và được chuyển hóa và/hoặc thải ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, điều này có nghĩa là chúng có tác dụng tồn lưu ngắn hoặc nhìn chung không có tác dụng tồn lưu. Vì vậy những động vật được tẩy giun sẽ sạch giun nhưng sẽ vẫn có thể nhiễm mới. Để đảm bảo chúng sạch giun thì vật nuôi cần phải được tẩy giun định kỳ, phụ thuộc vào độ tuổi và các điều kiện dịch tễ học, sinh thái học và khí hậu. Ngoại trừ một số loại thuốc nhỏ ngoài, những loại thuốc diệt ký sinh trùng dùng ngoài da (dầu gội, xà phòng, thuốc xịt, thuốc bột, vòng cổ tẩm thuốc diệt côn trùng) đều không có tác dụng đối với Toxocara canis và một số loại giun tròn khác. Hiện tại vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu phòng Toxocara canis,

Biện pháp kiểm soát sinh học đối với Toxocara canis (tức là sử dụng thiên địch) cho tới hiện tại thì chưa thể thực hiện được, bạn có thể hứng thú với một bài báo trên trang này về các loài cây thuốc chống lại ký sinh trùng bên ngoài và bên trong.

Toxocara canis kháng với các loại thuốc giun: Cho tới hiện tại chưa có báo cáo nào về việc Toxocara canis kháng các loại thuốc giun nghĩa là nếu có một loại thuốc giun nào thất bại trong việc đạt được hiệu lực như mong đợi hoặc là sản phẩn này có khả năng cao là không phù hợp với việc phòng chống Toxocara canis hoặc nó đã được sử dụng không đúng cách.

Hãy xin ý kiến tư vấn từ các bác sĩ y khoa điều trị cho bạn kể cả bác sĩ thú y! Nếu có thể, theo dõi các khuyến cáo cụ thể của quốc gia hoặc khu vực về việc phòng chống Toxocara canis.

Ngày 22/08/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Tài liệu cập nhật từ y văn quốc tế)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích