Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 1 3 3 0
Số người đang truy cập
4 1 8
 Chuyên đề Giun
Q & A: Chống ngứa do nhiễm ấu trùng giun lươn

Q: Bạn Lê Thị Trí, 26 tuổi, quê ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có hỏi 2 năm trước đây bị nhiễm ấu trùng giun lươn đã được Phòng khám Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn điều trị khỏi và không còn bị ngứa nhưng khoảng 2 tháng nay ngứa xuất hiện trở lại và làm xét nghiệm lại không có nhiễm 6 loại giun sán như bác sĩ giải thích nên muốn chọn loại thuốc chống ngứa phù hợp với thể trạng và bệnh tình của bạn.

A:Trong gần 10 năm qua, bệnh do ký sinh trùng có vẻ và xu hướng tăng lên theo thời gian cùng với diễn tiến của biến đổi khí hậu toàn cầu. Bên cạnh các bệnh do ký sinh trùng còn óc một số bệnh do ve, mò, mạt, và các dị nguyên khác cũng gây nên tình trạng khó chịu ở con người cũng như trong cộng đồng. Một trong những triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân là tình trạng mày đay, dị ứng. Về mặt điều trị dù sao đi nữa trước hết phải tìm cho ra tác nhân gây bệnh và xử trí bệnh chứng và để giải quyết các triệu chứng ngứa, mày đay nói trên không thể thiếu loại thuốc kháng histamine, thường gọi là thuốc chống ngứa trong đơn thuốc của mỗi bác sĩ.

           Nga là triệu chứng của nhiều bệnh ngoài da hoặc bệnh lý toàn thân hoặc da liễu, ký sinh trùng, nhiễm trùng, bệnh lý nội khoa,…. Do vậy, khi tìm ra nguyên nhân gây ngứa không phải lúc nào cũng đưa lại kết quả mong đợi, do vậy, phần lớn bác sĩ kê đơn cho bạn hoặc bệnh nhân là thuốc chống ngứa sau khi đã loại trừ tương đối một số tác nhân gây dị ứng, mày đay,…Nhân câu hỏi củabạn, chúng tôi xin liệt kê một số thuốc chống ngứa hay anti-histamine để bạn tiện dùng.
 

Levocetirizine

Nhóm Dược lý: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

Dạng bào chế: Viên nén bao phim; Viên nén

Thành phần: Levocetirizine dihydrochloride

Chỉ định:

-Viêm mũi dị ứng theo mùa (bao gồm các triệu chứng ở mắt), Viêm mũi dị ứng không theo mùa, Chàm mạn tính.

Chống chỉ định:

-Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc với dẫn chất piperazine.

-Bệnh thận nặng với ClCr < 10 mL/phút.

Thận trọng lúc dùng:

-Bệnh nhân không dung nạp galactose, suy giảm lactase hoặc giảm hấp thu glucose-galactose,

-Phụ nữ có thai & cho con bú: tránh dùng.

Tương tác thuốc:

-Thận trọng khi dùng với rượu, thuốc ức chế thần kinh TW.

Tác dụng phụ:

-Nhẹ đến trung bình: khô miệng, suy nhược, mệt mỏi, đau đầu;

-Viêm mũi, viêm hầu họng, mất ngủ, đau bụng & migrain.
 

Liều lượng:

-Uống ngày 1 lần. Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1 viên/ngày.

-Trẻ 6-12 tuổi: 1 viên/ngày.

-Bệnh nhân suy thận: ClCr 30-49mL/phút: 2 ngày 1 viên, ClCr < 30mL/phút: 3 ngày 1 viên.

Bảo quản:

-Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ánh sáng, bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 15 - 30 độ C.

Loratadine

Nhóm Dược lý: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

Tên Biệt dược: Loratidine, Airtalin, Allersil; CBICenlertin; Clarityne 10mg

Dạng bào chế: viên nén; Sirô; Viên ngậm

Dược lực:

-Loratadin là 1 kháng histamin tricyclique mạnh có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.

Dược động học:

-Hấp thu: Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Loratadin và chất chuyển hoá có hoạt tính của nó(descarboethoxy-loratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ.
 

-Phân bố: 97% thuốc liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố của thuốc là 80-120L/Kg.

-Chuyển hoá: Loratadin chuyển hoá nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytocrom P450, loratadin chủ yếu chuyển hoá thành descarboethoxyloratadin, chất chuyểnh oá có tác dụng dược lý.

-Thải trừ: Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyển hoá tỏng vòng 10 ngày.

Tác dụng:

-Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài dối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biện và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương.

-Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin.

-Tuy nhiên Loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ.

-Loratadin không có tác dụng an thần, ngược với tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.

Chỉ định:

-Loratadin được chỉ định trong những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi, và ngứa mũi, cũng như ngứa và xót mắt.

-Những dấu hiệu và triệu chứng ở mũi và mắt giảm nhanh chóng sau khi dùng đường uống.

-Loratadin cũng được chỉ định trong điều trị các triệu chứng, dấu hiệu mề đay mạn tính và các rối loạn dị ứng ngoài da khác.

Chống chỉ định:

-Không dùng Loratadin cho bệnh nhân có tình trạng quá mẫn hoặc dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.

Thận trọng lúc dùng:
 

-Những bệnh nhân suy gan trầm trọng nên dùng liều ban đầu thấp hơn do giảm thanh thải loratidine. Liều khởi đầu ở các bệnh nhân này là 5mg hay 5ml mỗi ngày hoặc 10mg hay 10ml mỗi 2 ngày.

-Sử dụng thuốc cho trẻ em: Chưa khẳng định được tính an toàn và hiệu lực của Loratadine khidùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

* Đặc biệt khi mang thai và đang coh con bú

-Chưa khẳng định được tính an toàn khi sử dụng thuốc trong thời gian mang thai; Do đó, chỉ dùng khi nào lợi ích của thuốc được thấy có lợi hơn những nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.

-Do loratadine được bài tiết qua sữa mẹ và tăng nguy cơ của thuốc kháng histamine trên trẻ sơ sinh và sinh non, nên hoặc phải ngưng cho con bú hoặc phải ngưng thuốc trong thời gian cho con bú.

Tương tác thuốc:

-Khi dùng đồng thời với rượu, loratadine không có tác dụng mạnh như đo được ở các nghiên cứu tâm thần vận động.

-Các thử nghiệm lâm sàng được kiểm soát cho thấy có sự gia tăng nồng độ loratadine trong huyết tương sau khi dùng đồng thời với Ketoconazole, Erythromycine hoặc Cimetidine, nhưng không có sự thay đổi đáng kể (kể cả thay đổi trên điện tâm đồ).

-Nên thận trọng khi sử dụng cùng lúc với các dược phẩm được biết có tác động ức chế chuyển hóa gan cho đến khi có kết quả nghiên cứu đầy đủ về tương tác thuốc.

-Ảnh hưởng của thuốc đến các kết quả xét nghiệm: Nên ngưng sử dụng viên Loratadine khoảng 48 giờ trước khi tiến hành các tiến trình thử nghiệm trên da vì các thuốc kháng histamine có thể làm mất hoặc giảm những dấu hiệu của các phản ứng dương tính ngoài da.

Tác dụng phụ:

-Loratadine không gây buồn ngủ đáng kể trên lâm sàng ở liều hàng ngày 10mg.

-Các tác dụng ngoại ý thông thường bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, viêm dạ dày, và các triệu chứng dị ứng như phát ban.

-Trong suốt quá trình tiếp cận thị trường của viên Loratadine, hiếm thấy trường hợp rụng tóc, sốc phản vệ, chức năng gan bất thường.

-Tương tự, tỷ lệ tác dụng ngoại ý đi kèm với xirô Loratadine cũng giống như ở kiểm chứng placebo.

-Trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng ở trẻ em, tỷ lệ các tác động liên quan đến điều trị như nhức đầu, an thần và lo lắng, là những tác dụng rất hiếm khi xảy ra, cũng tương tự như placebo.

Liều lượng:

-Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên (10mg) 1 lần/ngày hay 2 muỗng cà phê (10ml) xirô Loratadine mỗi ngày.

-Trẻ em 2-12 tuổi:

-Cân nặng > 30 kg: 10ml (10mg = 2 muỗng cà phê) xirô Loratadine mỗi ngày.

-Cân nặng < 30 kg: 5ml (5mg =1 muỗng cà phê) xirô Loratadine mỗi ngày.

Quá liều:

-Dùng quá liều có thể bị buồn ngủ, nhịp tim nhanh và nhức đầu. Uống một lần 160 mg thì không có các tác dụng ngoại ý.

-Trong trường hợp quá liều, nên lập tức điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ.
 

Ðiều trị:

-Bệnh nhân nên được gây nôn mặc dù khi quá liều cũng có khả năng tự nôn mửa. Phương pháp hay được sử dụng là gây nôn bằng sirô ipeca.

-Tuy nhiên, không nên gây nôn ở bệnh nhân bị giảm tri giác. Tác động của ipeca được hỗ trợ bởi các vận động cơ học và bằng cách cho uống từ 240 đến 360 ml nước. Nếu bệnh nhân không ói trong vòng 15 phút, nên cho dùng lại liều ipeca.

-Ðề phòng không để hít dịch nôn vào đường hô hấp, nhất là ở trẻ em. Sau khi ói, nên dùng than hoạt dạng pha sệt với nước để hấp thu dược phẩm còn sót lại trong bao tử. Nếu gây nôn không thành công hoặc có chống chỉ định, nên tiến hành súc rửa dạ dày. Dung dịch được chọn để rửa là nước muối sinh lý, nhất là ở trẻ em.

-Ở người lớn, có thể dùng nước; tuy nhiên phải tháo ra càng nhiều càng tốt trước khi bơm rửa đợt khác. Nước muối tẩy rửa dẫn nước vào đường ruột bằng sự thẩm thấu, do đó nó còn có tác động pha loãng nhanh chóng các chất chứa trong ruột. Loratadine, không thải được qua đường lọc máu ở bất kỳ mức độ nào.

-Nên tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi điều trị cấp cứu.

Bảo quản:

-Bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng 2-30 độ C.

Cetirizine

Nhóm Dược lý: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
 

Tên Biệt dược: Cetirizin 10mg; Rinitrin; Parlazin

Dạng bào chế: Viên nén; Viên nang; Viên bao phim; Viên nang mềm; Dung dịch uống

Thành phần: Cetirizin hydroclorid

Dược lực:

-Là thuốc kháng histamin, đối kháng thụ thể H1

Dược động học:

-Hấp thu: Thuốc hấp thu qua đường uống, nồng độ đỉnh trong máu ở mức 0,3mcg/ml, sau 30-60 phút khi uống 1 liều 10mg. Hấp thu thuốc thay đổi giữa các cá thể.

-Phân bố: Cetirizin liên kết mạnh với protein huyết tương (khoảng 93%).

-Thải trừ: Độ thanh thải ở thận là 30ml/phút và thời gian bán thải sấp xỉ 9 giờ.

Tác dụng:

-Cetirizin là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng, nhưng không gây buồn ngủ ở liều dược lý.

-Cetirizin có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1, nhưng hầu như không có tác dụng đối kháng acetylcholin và không có tác dụng đối kháng serotonin.

-Thuốc ức chế giai đoạn sớn của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian hoá học ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.

Chỉ định:

-Dị ứng hô hấp, viêm mũi, bệnh ngoài da, ngứa, mày đay mạn tính. Viêm kết mạc dị ứng.

Chống chỉ định:

-Trẻ em dưới 12 tuổi. Quá mẫn cảm với thuốc, suy thận. Người có thai hoặc đang nuôi con bú.

Thận trọng lúc dùng:
 

-Cần phải điều chỉnh liều ở người suy thận vừa hoặc nặng và người đang thẩm phân thận nhân tạo.

-Cần điều chỉnh liều ở người suy gan.

-Ở một số bệnh nhân sử dụng thuốc có hiện tượng ngủ gà do vậy nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

-Tránh dùng đồng thời Cetirizin với rượu và các thuốc ức chế TKTƯ vì làm tăng thêm tác dụng các thuốc này.

Tương tác thuốc:

-Đến nay chưa thấy có tương tác đáng kể với các thuốc khác.

-Độ thanh thải Cetirizin giảm nhẹ khi uống cùng với 400mg Theophyllin.

Tác dụng phụ:

-Tác dụng phụ thường gặp là hiện tượng ngủ gà, ngoài ra thuốc còn gây mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.

-Tác dụng phụ ít gặp: chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.

-Tác dụng phụ hiếm gặp: thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận.

Liều lượng:

-Dạng viên nén: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 10mg/lần/ngày hoặc 5mg x 2 lần/ngày.

-Dạng dung dịch: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml/lần/ngày hoặc 5ml x 2 lần.

Quá liều:

-Triệu chứng của quá liều là: Ngủ gà ở người lớn, ở trẻ em có thể bị kích động.

-Khi quá liều nghiêm trọng cần gây nôn và rửa dạ dày cùng với các phương pháp hỗ trợ.

-Đến nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

Bảo quản:

-Bảo quản ở nhiệt độ phòng 15 – 300C.


Chlorpheniramine

Nhóm Dược lý: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

Tên khác: Clorphenamin

Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, siro, thuốc tiêm

Thành phần: Chlorpheniramine maleate

Dược lực:

-Chlorpheniramine là thuốc đối kháng thụ thể H1 histamin.
 

Dược động học:

-Clorpheniramin maleat hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 -60 phút. Sinh khả dụng thấp, đạt 25 - 50%.

-Khoảng 70% thuốc trong tuần hoàn liên kết với protein. Thể tích phân bố khoảng 3,5 lít/kg (người lớn) và 7 - 10 lít/kg (trẻ em).

-Thuốc chuyển hoá nhanh và nhiều.

-Các chất chuyển hoá gồm có desmethyl - didesmethyl - clorpheniramine và một số chất chưa được xác định, một hoặc nhiều chất trong số đó có hoạt tính.

-Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hoá, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu.

-Chỉ một lượng nhỏ thấy trong phân.

Tác dụng:

-Chlorpheniramine là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, chlorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng này khác nhau nhiều giữa các cá thể.

-Tác dụng kháng histamin của clorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.


Chỉ định:

-Viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm.

-Những triệu chứng dị ứng khác: mày đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dịứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch, phù Quincke, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thuỷ đậu.

Chống chỉ định:

-Quá mẫn với clorpheniramin hạơc bất cứ thành phần nào của thuốc.

-Người bệnh đang cơn hen cấp.

-Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.

-Glaucom góc hẹp.

-Tắc cổ bàng quang.

-Loét dạ dày chít, tắc môn vị - tá tràng.

-Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.

-Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế IMAO.

Thận trọng lúc dùng:

-Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.

-Tác dụng an thần của clorpheniramine tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.

-Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều đó có thể gây rắc rối ở người bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ.

-Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.

-Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng.

-Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.

-Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glaucom.

-Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.

-Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc:

-Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.

-Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.

-Clorpheniramin ức chế chuyển hoá phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.

Tác dụng phụ:

-Tác dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng.

-Thường gặp: ngủ gà, an thần, khô miệng.

-Hiếm gặp: chóng mặt, buồn nôn.

-Tác dụng phụ khi tiêm thuốc: có cảm giác như bị châm, đốt hoặc rát bỏng nơi bị tiêm, tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hạ huyết áp nhất thời hoặc khi kích thích thần kinh trung ương.

Liều lượng:

-Viêm mũi dị ứng:

1.Người lớn: bắt đầu uống 4 mg lúc đi ngủ, sau tăng từ từ trong 10 ngày đến 24 mg/ngày, nếu dung nạp được, chia làm 2 lần, cho đến cuối mùa.

2.Trẻ em (2 - 6 tuổi: uống 1 mg, 4 - 6 giờ một lần, dùng đến 6 mg/ngày.

3.Trẻ em 6 - 12 tuổi: ban đầu uống 2 mg lúc đi ngủ, sau tăng dần dần trong 10 ngày, lên đến 12 mg/ngày, nếu dung nạp được, chia 1 - 2 lần, dùng cho đến hết mùa.

-Phản ứng dị ứng cấp:12 mg, chia 1 -2 lần uống.

-Phản ứng dị ứng không biến chứng: 5 - 20 mg, tiêm bắp, dưới da hoặc tĩnh mạch.

-Điều trị hỗ trợ trong sốc phản vệ: 10 - 20 mg, tiêm tĩnh mạch.

-Phản ứng dị ứng với truyền máu hoặc huyết tương: 10 - 20 mg, đến tối đa 40 mg/ngày, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

-Người cao tuổi: dùng 4 mg, chia 2 lần/ngày, thời gian tác dụng có thể tới 36 giờ hoặc hơn, thậm chí cả khi nồng độ thuốc trong huyết thanh thấp.

Quá liều:

-Liều gây chết của clorpheniramin khoảng 25 - 50 mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều bao gồm an thần, kích thích nghịch thường hệ TKTƯ, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và truỵ tim mạch, loạn nhịp.

-Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải.

-Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu.

-Khi gặp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực.

-Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.

Bảo quản:

-Viên nén có tác dụng kéo dài: để nơi khô, mát.

-Siro: để nơi mát và tối.

-Thuốc tiêm: tránh ánh sáng.

-Bảo quản dưới 30 độ C.

Chlorpheniramin

Nhóm Dược lý: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng

Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, siro, dung dịch thuốc

Thành phần: Chlorpheniramin hydrochlorid

Dược lực:

-Chlorpheniramin là một kháng histamin thuộc nhóm alkylamin.
 

Dược động học:

-Hấp thu: thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sau 15 - 20 phút có tác dụng, đạt nồng độ tối đa sau 2 giờ, kéo dài 3 - 6 tiếng.

-Phân bố: Chlorpheniramin phân bố khắp các tổ chức của cơ thể kể cả thần kinh trung ương.

-Chuyển hóa và thải trừ: Ở trẻ em, quá trình chuyển hóa và thải trừ nhanh hơn người lớn, thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành các chất không có hoạt tính.

-Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận.

Tác dụng:

-Clorpheniramin có tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch của histamin trên mao mạch nên làm giảm hoặc mất các phản ứng viêm và dị ứng, giảm phù, giảm ngứa trên mạch và huyết áp.

-Trên cơ trên hô hấp thuốc có tác dụng giãn cơ trơn khí phế quản làm giảm các triệu chứng khó thở do histamin gây ra.

-Thuốc còn có tác dụng ức chế sự bài tiết của nước bọt, nước mắt liên quan đến histamin.

-Ngoài ra thuốc còn giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa nên có tác dụng giảm đau bụng do dị ứng. Thuốc còn có tác dụng ức chế trên hệ thần kinh trung ương, ức chế tác dụng co mạch do histamin

- Cơ chế tác dụng của chlorpheniramin: thuốc đối kháng cạnh tranh với histamin tại receptor H1 của tế bào đích, vì vậy nó ngăn được tác dụng của histamin lên tế bào đích.

Chỉ định:

-Chống dị ứng: viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, ban da, viêm da dị ứng...

-Phối hợp điều trị ho.

Chống chỉ định:

- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

- Phụ nữ có thai, thời kỳ cho con bú.

- U xơ tiền liệt tuyến.

- Nhược cơ.

- Thiên đầu thống.

Tác dụng phụ:

-Tác dụng phụ của chlorpheniramin gồm: buồn ngủ, giảm khả năng vận hành máy móc chính xác, làm nặng thêm glaucome;

-Hen hoặc bệnh phổi mạn tính, phát ban, mày đay, ra mồ hôi, ớn lạnh, khô miệng hoặc họng, giảm tế bào máu, căng thẳng, ù tai, kích ứng dạ dày, đái rắt hoặc đái khó.

 
Liều lượng:

-Người lớn: 4 - 12mg/ ngày.

-Thường được bào chế dưới dạng các thuốc phối hợp.

Hy vọng với các phúc đáp nêu trên bạn có thể chọn lựa loại thuốc chống ngứa tốt nhất với cơ thể và bệnh lý nền nếu có trên cơ thể.

 

 

Ngày 17/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương,
ThS.BS. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích