Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 4 9 6
Số người đang truy cập
3 0
 Chuyên đề Giun
Tẩy giun sán và những điều cần biết

Tẩy giun sán hay còn gọi là sổ giun sán đã được mọi người biết đến từ lâu và trở thành nhu cầu cần thiết cho mỗi gia đình trong điều kiện môi trường nhiễm bệnh giun sán ở nước ta rất phổ biến, tuy nhiên để hiểu hết những thực hành tẩy giun sán tại cộng đồng cũng như cơ sở y tế còn nhiều khía cạnh chưa thấu đáo. Do vậy, bài viết này như một chia sẻ về các câu hỏi và vấn đề xoay quanh tẩy giun tuổi học đường nói riêng và điều trị giun sán cho tất cả mọi người nói chung.

Ngày sổ giun sán (Deworming day) và Sự cần thiết tẩy giun, sán

Bổ sung thêm vào các thành phần chương trình khác, các điều sau đây rất quan trong trọng trong việc thiết lập chương trình sổ giun dựa vào trường học:

·Sổ giun dựa vào trường học (School-based deworming) nên tiến hành bởi hai giáo viên từ mỗi trường hiện họ đang tham gia công tác đào tạo. Các giáo viên này cũng có thể đào tạo các đồng nghiệp của họ để giúp cho công tác sổ giun, sán học đường nếu có nhiều trẻ em cần được sổ giun trong trường. Đại diện hội giáo viên và cha mẹ (Parent Teacher Association) hay Hội đồng nhà trường (School Management Committee) cũng nên được mời tham gia vào công tác này;

·Nhóm đích cho sổ giun lứa tuổi học đường là trẻ từ 6 - 15 tuổi, vì tỷ lệ mắc và cường độ nhiễm giun sán cao nhất ở nhóm tuổi này. Các trẻ em lứa tuổi trước đi học cũng có thể sổ giun;

·Các trẻ em được yêu cầu dùng một ít thức ăn nhẹ với nước trong khi uống thuốc. Hoặc là trường học sẽ cung cấp những thứ này hoặc trẻ được yêu cầu mang thức ăn và nước từ nhà đến trường;

·Trong trường hợp hai loại giun sán (nhóm giun truyền qua đất và sán máng) cùng tồn tại trên cùng một vùng, thì cả hai hình thức điều trị nên tiến hành vào cùng thời điểm. Trung bình, mỗi trẻ sẽ cần uống 1 viên hoặc albendazole (400mg) hoặc mebendazole (500mg) đối với nhóm giun truyền qua đất và 2-5 viên praziquantel (600mg) đối với bệnh sán máng;

·Sổ hay tẩy giun dựa vào trường học nên tiến hành thường xuyên và có hệ thống với các họ và tên đầy đủ trẻ được ghi lại và tất cả mẫu báo cáo và giám sát cần phải hoàn chỉnh;
 

Một số câu hỏi thường gặp nhưng chưa thấu hiểu

Công tác sổ/tẩy giun sán làm như thế nào?

Sổ giun rất rẻ, an toàn và dể thực hiện. Tất cả nhiễm giun thông thường ở lứa tuổi học đường có thể điều trị một cách hiệu quả với 2 viên liều duy nhất (two single-dose pills): một cho tất cả loại giun thông thường đường ruột (giun móc, giun tròn và giun tóc) và một cho bệnh sán máng. Điều trị rất an toàn, ngay cả khi cho các trẻ em không bị nhiễm. Thuốc được chỉ định đường uống và chỉ một vài người có một số tác dụng ngoại ý thoáng qua như đau bụng và đi cầu phân lỏng. Tất cả trẻ em tuổi đi học được khuyến khích đến trường vào ngày hôm đó – nơi mà các trẻ em này đã đăng ký tên và tuổi, chiểu cao, cân nặng (nếu có thể) trước khi điều trị.

Điều trị hàng loạt ở trường học diễn ra hay thực hiện mỗi 6 tháng một lần, một năm hay mỗi hai năm lệ thuộc vào tỷ lệ hiện mắc nhiễm giun. Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) khuyến cáo điều trị hàng loạt loạt cho tất cả trẻ em tuổi đi học nơi mà tỷ lệ nhiễm sán máng và tỷ lệ hiện mắc trên 20% đối với các bệnh giun truyền qua đất. Điều này bởi lẽ chi phí điều trị nhiễm trùng giun ít hơn chi phí chẩn đoán và vì điều trị an toàn ngay cả khi một đứa trẻ không nhiễm trùng uống phải cũng không vấn đề gì. Vì tính chất an toàn này nên các giáo viên cũng có thể được đào tạo để dùng thuốc sổ giun cho trẻ em.

Tất cả trẻ em tuổi đi học cần được khích lệ đến trường vào ngày hôm đó để sổ giun. Do sự tái nhiễm nhanh tại các vùng lưu hành bệnh nặng, nên các trẻ em cần phải điều trị thường xuyên.

Các chương trình cải thiện vệ sinh sẽ hỗ trợ phần nào cho công tác sổ giun và làm giảm lan truyền bệnh và tất cả ba biện pháp là yếu tố sống còn trong các hoạt động sổ giun.
 

Tại sao phải sổ giun ở các trường học?

Tại nhiều vùng trên thế giới, cơ sở hạ tầng về y tế đều chưa phát triển. Các cơ sở có thể còn nhiều thiếu thốn và rất xa nơi tiếp cận cho người dân đi lại. Thông thường các cơ sở y tế hoặc phòng khám ở các vùng nông thôn bị đóng cửa do thiếu cán bộ hay chi trả cho cán bộ y tế không có hoặc quá thấp.

Với các trường học nhiều hơn phòng khám, có nhiều thầy cô giáo hơn cả nhân viên y tế, sự tồn tại và cơ sở giáo dục mở rộng cung cấp các cách hiệu quả nhất để đạt được số trẻ em tuổi học đường cao nhất. Với sự hỗ trợ của hệ thống y tế địa phương, các thầy giáo có thể chỉ định điều trị với một số lượng lớn trẻ trong khi khóa đào tạo là tối thiểu.
 

Các bằng chứng đối với việc sổ giun dựa vào trường học đã xác định bởi Abdul Latif Jameel Poverty Action Lab tại MIT như một trong những cách hiệu quả nhất đê nâng cao sự tham gia đi học.

Một nhóm của Nobel Laureates và các nhà kinh tế khác ở Copenhagen Consensus Center cũng đã xác định việc sổ giun dựa vào trường học là một trong những giải pháp có chi phí – hiệu quả cao nhất đối với các giải pháp toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt.

-Lợi ích của công tác sổ giun dựa vào trường học là công việc cấp thiết cũng như duy trì lâu dài. Nó đã chứng minh trong việc làm giảm tình trạng thường xuyên trốn học của học sinh đến 25% và chi phí điều trị thấp nhất và chi phí sổ giun thường xuyên sẽ chỉ chi phí cho khoản phí mỗi năm thêm 3.5USD;

-Sổ giun dựa vào trường học cũng đưa đến thu nhập và tình trạng có học trên các trẻ em này phát triển đến trưởng thành với sự học cũng tiến bộ hơn.

-Các trẻ thường xuyên được sổ giun đã cho thấy thu nhận hay kiến được hơn 20% và làm việc hơn 12% số giờ khi trưởng thành, trong khi những đứa trẻ còn lại nhiễm trùng thường xuyên có học thức thấp hơn 13%;

-Hiệu quả việ sổ giun học đường không giới hạn chỉ các trẻ em nhận điều trị. Nó còn có tác động tốt đến các trẻ khác sống gần các trẻ em được sổ giun. Các trẻ nhỏ hơn 1 tuổi cùng thời điểm sổ giun trên nhóm trẻ tuổi học đường trong cùng cộng đồng cũng cho thấy tăng sự nhận thức.
 

Làm thế nào xác định vùng nào cần sổ giun?

Một bản đồ mở rộng sẽ được thiết lập tiến hành nhằm xác định việc sổ giun đòi hỏi cho vùng nào. Quy trình này liên quan đến việc thu thập các dữ liệu sẵn có và điều tra để cung cấp các bản đồ số liệu về tỷ lệ hiên mắc chi tiết từ các kế hoạch điều trị đã phát triển. Xây dựng bản đồ cho phép tác động trúng đích điều trị, mang đến các kết quả đạt chi phí và hiệu quả.

Can thiệp đích dựa vào bằng chứng (Evidence - based targeting)

Một bước quan trọng trong việc lập kế hoạch để sổ giun học đường là xác định vị trí địa điểm, tỷ lệ hiện mắc và loài giun nhiễm. Vì nhiều vùng sẽ không có giun, nên không phải tất cả trẻ em đều cần điều trị.

Bản đồ sẽ cho phép tiếp cận đúng đích và can thiệp đến những đối tượng cần điều trị và vì thế sẽ hạn chế chi phí cho chương trình. Bệnh sán máng và giun truyền qua đất cần phải xây dựng bản đồ và lập kế hoạch vì chiến lược điều trị cho mỗi nơi khác nhau và thường khác biệt với các vùng khác.

Hiện cũng đã có những đánh giá trên các vùng có sẵn và bản đồ tiên đoán trên cuốn Global Atlas of Helminth Infections. Chúng ta cũng có thể hỗ trợ xây dựng dựa trên các dữ liệu hiện có và xác định dữ liệu nào bổ sung cần thiết.

Các giai đoạn để xây dựng bản đồ và sổ giun dựa vào trường học đúng đích

1.Các dữ liệu đang có và qua điều tra nên thu thập và xây dựng cụ thể;

2.Điều này nên phối hợp với các dữ liệu tiên đoán, sẽ có thể xác định các vùng mà lan truyền giun không phải đang diễn ra;

3.Đánh giá và xác định nhanh có thể tiến hành đối với các vùng mà dữ liệu không sẵn có hoặc quá cũ, lạc hậu, nhưng ở đó chỉ ra rằng quá trình lây truyền giun vẫn đang xảy ra;

4.Dựa trên các dữ liệu, dân số quốc gia và mức độ liên quan hành chính, vùng đích để quyết định. Chẳng hạn, đích tất cả trường học trong một quận/ vùng đối với bệnh giun truyền qua đất hoặc một vùng điểm đối với bệnh sán máng;

5.Dữ liệu về trường học và số học sinh trong trường có thể xây dựng trên cùng bản đồ đến lập form như một công cụ hữu ích. Sổ giun dựa vào trường học có thể quy đích địa lý theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2004) đưa ra dưới đây;

6.Ngưỡng về tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất và sán máng để sổ giun hàng loạt.
 

Loại thuốc nào được sử dụng để điều trị sổ giun?

Các loại thuốc thông dụng dùng để điều trị giun đường ruột nhất là albendazole (400 mg) hay mebendazole (500 mg). Thuốc được chỉ định liều duy nhất cho tất cả trẻ em, bất luận tuổi. Một viên có thể có giá khoảng 0.02 USD và chỉ có các cộng đồng nhiễm cao đòi hỏi phải điều trị hơn 1 lần trong năm.

Praziquantel, thuốc lựa chọn để điều trị bệnh sán máng, thuốc có vẻ hơi đắt hơn một tý, trung bình 0.20 USD một liều điều trị cho các trẻ em tuổi đi học. Điều trị một năm 1 lần là đủ cho các cộng đồng nhiễm. Praziquantel chỉ định dùng liều duy nhất, nhưng số lượng viên thuốc có thể điều chỉnh theo từng đưa trẻ. Tuy nhiên, chiều cao có thể được sử dụng như một sự ủy nhiệm đối với cân nặng.

Phương pháp được ưa thích hơn đối với các trẻ đi học là tính toán liều thuốc dựa trên "dose-pole" chiều cao, không đắt tiền.
 

Liều sử dụng đúng nếu một đứa trẻ có chiều cao dưới mức thấp nhất trên bảng quy định như thế nào?

Đối với mebendazole và albendazole, không có “cực” nào cho thuốc viên sử dụng và đưa ra liều an toàn cho bất cứ đứa trẻ nào trên 1 tuổi, bất luận chiều cao cân nặng.

Đối với Praziquantel, nếu một đứa trẻ thấp hơn chiều cao cho phép, sử dụng thang chiều cao và tính toán liều phù hợp cho trẻ đó. Thông thường liều thấp 10 kg - 1 viên. Hầu hết các trẻ em tuổi đi học nên dùng tháng 10kg hay hơn hoặc tính toán cân nặng.

Nên điều trị thường xuyên cho trẻ em?

Tính thường xuyên cho phép điều trị sẽ lệ thuộc vào tỷ lệ hiện mắc và cường độ nhiễm. Mặc khác, nó còn lệ thuộc vào tỷ lệ trẻ em đi học nhiễm cũng như quy mô nhiễm bệnh trên mỗi trẻ. TCYTTG khuyến cáo theo các hướng dẫn sau đây:

Đối với bệnh giun truyền qua đất, các trường học cóa tỷ lệ nhiễm cao (> 50%) nên sổ giun 2 lần/ năm. Các trường học có tỷ lệ nhiễm trung bình, vừa (20 - 50%) nên sổ giun 1 lần/ năm. Các trường học có tỷ lệ nhiễm thấp (< 20%) không cần thiết lập sổ giun hàng laotj như MDA mà nên nhấn mạnh đến các chiến lược giáo dục sức khỏe, khích lệ các trẻ em điều trị tại các trung tâm y tế thay đổi hành vi và khuyến khích các trẻ nếu nghi ngờ chúng nhiễm.

Đối với bệnh sán máng, các trường học có tỷ lệ nhiễm cao (> 50%) nên sổ sán 1 lần/ năm. Các trường học có tỷ lệ nhiễm trung bình (10 - 50%) nên sổ mỗi 2 năm 1 lần và các trường có tỷ lệ nhiễm thấp (< 10%) nên sổ giun 2 lần trong thời gian học tiểu học (chẳng hạn 1 lần lúc mới vào học và 1 lần lúc ra khỏi tiểu học).

Một chương trình sôt giun thường kéo dài bao lâu?

Nếu tỷ lệ nhiễm vẫn duy trì trên một mức cố định, các trẻ nên được sổ giun mỗi năm cho đến khi các cơ sở vệ sinh được cải thiện đủ để mà sự tái nhiễm không còn xảy ra nữa. Về lâu dài, cải thiện vệ sinh sẽ giúp làm giảm đi tỷ lệ nhiễm đáng kể.

Vào thời điểm nào trong ngày nên điều trị? Uống thuốc đơn thuần hay cùng với thức ăn?

Thuốc nên uống bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, người ta khuyên nên uống thuốc với một ít nước và sau khi ăn một ít thức ăn.
 

Các phụ nữ mang thai có nên sôt giun không?

Theo TCYTTG, các phụ nữ mang thai có thể điều trị bằng mebendazole, nhưng chỉ dùng thuốc khi thai sau 12 tuần (sau 3 tháng đầu). Albendazole không được dùng cho phụ nữ mang thai.

Lứa tuổi nào có thể bắt đầu sổ giun?

Các trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và hướng đến điều trị an toàn đối với các bệnh giun truyền qua đât (gồm cả giun móc, tóc, kim,…). Đối với sán máng, các trẻ trên 4 tuổi có thể dùng an toàn với thuốc praziquantel.
 

Kinh nghiệm trước đây, rằng một số trẻ em khi cho uống thuốc đã ngậm viên thuốc trong miệng sau đó nhổ ra. Chúng ta sẽ xử lý như thế nào với điều này?

Một cách đảm bảo rằng chắn chắn trẻ nhai viên thuốc trước mặt bạn. Sau đó cho uống một ngụm là có thể giúp bạn kiểm soát tốt vấn đề uống thuốc.

Có thật sự an toàn không nếu một đứa trẻ nhận hai liều thuốc sổ giun liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn? Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ đến bệnh viện được chỉ định sổ giun, sau đó lại nhận thêm một viên nữa sổ giun tại trường học?

Mặc dù có sự chồng chéo trong điều trị như vậy thì nên tránh, song sự điều trị quá như một sư việc tình cờ với một vài lần theo liều khuyến cáo cũng đã được ghi nhận nhưng không có thấy các dụng ngoại ý nào. Do đó, hai liệu trình điều trị liên tiếp được xem như vô hại.

Có tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn nào khi dùng thuốc sổ giun không?

Các tác dụng ngoại ý hiếm thấy, nhẹ và chỉ thoáng qua, chẳng hạn cảm thấy buồn nôn. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ nhiễm một lượng lớn giun, đợt điều trị đàu tiên có thể gây cho trẻ bị đau bụng. Nếu một vùng được biết bị ảnh hưởng nhiễm giun nặng, các tác dụng ngoại ý tiềm năng nên được giải thích với các giáo viên và gia đình để họ hiểu rõ là đau này không phải do thuốc, mà chính do các giun chết tống xuất. Các thầy giáo cô giáo nên bảo các trẻ em nên nằm nghỉ dưới bóng mát cho đến khi cảm thấy khỏe hơn, và nếu có thể cho chúng một ly nước sạch để uống.

Liều khuyến cáo của albendazole/ mebendazole đã được sử dụng cho hàng triệu trẻ em trên các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới nhưng ghi nhận cũng như các báo cáo cho biết là rất ít tác dụng ngoại ý.

Sẽ xảy ra vấn đề gì nếu dùng quá liều?

Sổ giun là khâu đơn giản, an toàn và việc quá liều (overdoses) không phải luôn luôn có. Tuy nhiên, nếu có sự quá liều với mebendazole hay albendazole xảy ra, hơn hai lần so với khuyến cáo, hoặc một đứa trẻ bắt đầu óc biểu hiện tác dụng ngoại ý, người ta khuyên đưa đứa trẻ đó đến cơ sở y tế để thăm khám và xử trí thích hợp.

Sổ giun đồng thời với các can thiệp y tế khác (dùng thuốc cho bệnh khác) có được không?

Được, thuốc sổ giun có thể phân phối một số lượng lớn đến các cơ sở y tế và các chương trình y tế như ngày sức khỏe trẻ em, ngày mà phân phối màn tẩm hóa chất, hoặc ngày tiêm chủng mở rộng (bại liệt, sởi,…) chiến dịch uống vitamin A. Lịch sổ giun có thể lồng ghép với các chương trình y tế này nâng cao độ bao phủ và cải thiện sức khỏe trẻ em và đặc biệt chi phí triển khai thấp.

Việc sổ giun khi một đứa trẻ bị bệnh có đúng không?

Không có nguy hiểm gì khi điều trị thuốc cho một đứa trẻ bị ốm. Tuy nhiên, người ta khuyến cáo nếu một đứa trẻ bị ốm đến để sổ giun thì bạn không nên điều trị. Lý do là nếu một trẻ ốm nếu trở nên ốm hơn thì có thể bị quy kết sổ giun là nguyên nhân khiến chúng nặng hơn, ngay cả khi họ không tác động điều trị nào. Điều này nếu xảy ra sẽ giảm eddi sự thành công của chiến dịch sổ giun của bạn.

Điều tốt hơn hết là hãy đợi cho đến khi đứa trẻ khỏe hơn rồi mới sổ giun là tốt nhất.

Nhiễm trùng giun có thể làm cho bạn mắc các bệnh lý khác?

Đúng vậy, một đứa trẻ nhiễm trùng giun nặng dễ dẫn đến nhiễm các loại nhiễm trùng khác. Điều trị giun sán thường sẽ giúp cho cơ chế phòng vệ tự nhiên cơ thể tốt hơn chống lại nhiễm trùng các bệnh lý khác.

Giám sát và đánh giá (Monitoring and Evaluation)

Các chương trình sổ giun dựa vào trường học của quốc gia (National school based deworming programs) nên được giám sát và đánh giá để đảm bảo chức năng phù hợp và hiệu quả. Giám sát và đánh giá tốt đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá độ bao phủ của chương trình và các tác động tích cực của nó, cho phép tiên đoán các đợt sổ giun tiếp theo, xác định bất kỳ vùng nào cần thiết nữa để điều chỉnh cũng như cải thiện sao có hiệu quả. Các dữ liệu này cũng thông tin cho chiến lược điều trị theo thờ gian và khích lệ sự tham gia phối hợp và tiếp tục mua từ các cơ quan, giáo viên và cộng đồng.

Các mẫu form giám sát có thể cung cấp theo yêu cầu.

Giám sát quy trình

1.Giám sát quy trình nên đặt ra mỗi lần sổ giun;

2.Các chỉ số quan trọng chính sẽ là có ích để đảm bảo độ bao phủ thuốc (tỷ lệ trẻ em đang đi học, số đưa vào và không đưa vào đợt nhận thuốc sổ giun);

3.Các mấu giám sát nên cung cấp cho các cơ quan và giáo viên ở các khóa đào tạo, đào tạo nên giải thích một cách chi tiết và rõ ràng và làm thế nào để hoàn thành và xúc tiến được. Form nên hoàn thành các hoạt động đang diễn ra.

4.Tối thiểu các form mẫu này nên theo dõi:

a.Số viên thuốc được cấp ra ở mỗi trường học;

b.Số giáo viên được đào tạo ở mỗi trường học;

c.Ngày mà trường đó sổ giun;

d.Số trẻ em được sổ giun (theo dõi thông qua số trẻ em tham gia và không tham gia hoặc đăng ký hoặc không đăng ký);

e.Số viên thuốc được sửu dụng;

f.Số viên thuốc bị hỏng, hủy hoặc mất do đổ đi một cách tình cờ;

g.Số viên thuốc được trả lại.

5.Cũng nên có một hệ thống đúng nơi đúng chỗ và thứ tự, phân tích dữ liệu chung và thu nhận các form từ các trường học và các dữ liệu trong phạm vi quốc gia;

6.Điều quan trọng là giám sát các quy trình bổ sung như chất lượng các chương trình đào tạo và chiến dịch nâng cao nhận thức.

Giám sát sự tác động (Impact Monitoring)

1.Giám sát tác động của sổ giun bao gồm đánh giá và đo lường các thay đỏi về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trước và sau khi tác động, cũng như số trường tham gia và sự cải thiện của thiếu máu. Các công cụ để đánh giá sự tác động của chương trình sổ giun tuổi học đường lên chức năng nhận thức của trẻ em theo thời gian và sự phát triển của chúng;

2.Một nền tảng của các chỉ số tác độngnên tiến hành trước khi bắt đầu các hoạt động sổ giun và theo dõi đánh giá tiến hành mỗi 2-3 năm;

3.Dữ liệu từ quá trình giám sát tác động nên ứng dụng nhằm xác định cho chiến lược điều trị ở đợt sổ giun tiếp theo.

 

 

Ngày 15/04/2014
TS. Nguyễn Văn Chương, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
và Ths. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích