Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 2 5 6 6
Số người đang truy cập
3 4 7
 Chuyên đề Sán
Sán lá và phòng chống nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm

Nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm ảnh hưởng hơn 56 triệu người trên toàn thế giới. Chúng được gây ra bởi các loài sán lá, mà phổ biến nhất ảnh hưởng đến con người là Clonorchis, Opisthorchis, Fasciola và Paragonimus.

Người bị nhiễm bệnh thông qua sử dụng cua,cá không được nấu chín hay ăn tái và các thực vật mà đó là nơi ẩn náu trong chốc lát các giai đoạn ấu trùng của ký sinh trùng.

Bệnh

Tác nhân gây nhiễm

Nhiễm trùng mắc phải thông qua sử dụng

Các vật chủ cuối cùng tự nhiên

Clonorchiasis

(sán lá gan nhỏ)

Clonorchis sinensis

Chó và các động vật ăn thịt khác

Opisthorchiasis

(sán lá gan nhỏ)

Opisthorchis viverrini

Mèo và các động vật ăn thịt khác

Fascioliasis

( sán lá gan lớn)

Fasciola hepatica

F. gigantica

Thực phẩm thủy sinh

Cừu, gia súc và các động vật ăn cỏ

Paragonimiasis

(sán lá phổi)

Paragonimus spp.

Loài giáp xác (cua và tôm)

Mèo, chó và các động vật ăn giáp xác

Sự lan truyền

Nhiễm trùng sán lá là các bệnh từ phần thú sang người ví dụ chúng lan truyền một cách tự nhiên từ động vật có xương sống đến người và ngược lại. Chu kỳ của chúng rất phức tạp, thường liên quan đến hai vật chủ trung gian. Vật chủ trung gian đầu tiên trong tất cả các trường hợp là sên nước ngọttrong khi vật chủ thứ hai là khác nhau: ở clonorchis và opisthorchis đó là cá nước ngọt trong khi paragonimus là loài giáp xác ( cua, tôm). Vật chủ cuối cùng luôn luôn là động vật có vú. Người bị nhiễm khi khi họ sử dụng vật chủ trung gian thứ hai mà nó bị nhiễm các thể ấu trùng của ký sinh trùng. Fasciola không đòi hỏi một vật chủ trung gian thứ hai và người bị nhiễm khi ấu trùng được tiêu hóa cùng với thực vật thủy sinh mà ở đó chúng bám vào ( xem chi tiết trong bảng 1).

Dịch tể học

Năm 2005 hơn 56 triệu người bị nhiễm các loài sán lá và trên 7000 người chết. Các ca nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm đã được báo cáo từ trên 70 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên Đông Nam Á và Nam Mỹ là các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ở các vùng này nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng. Ở trong các quốc gia, sự lan truyền là thường hạn chế ở một số vùng nhất định và phản ánh các liên quan đến hành vi và môi trường sinh thái như là thói quen sử dụng thực phẩm của con người, phương pháp sản xuất và chế biến thực phẩm, và sự phân bố của các vật chủ trung gian.Thông tin về tình hình nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm ở Châu Phi là không đầy đủ. Các tác động về kinh tế do sán lá truyền qua thực phẩm là đáng kể và có sự kết nối chủ yếu với việc mở rộng công nghiệp thủy sản.

Các triệu chứng

Sự bùng phát y tế công cộng do các nhiễm trùng bện sán lá truyền qua thực phẩm là nổi bật do tỷ lệ mắc phải hơn là tỷ lệ tử vong, Các nhiễm trùng ở giai đoạn đầu và nhẹ thường không được ghi nhậnbởi vì chúng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng rất hiếm.Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh cũng như số lượng ấu trùng mà gây ra mệt toàn thân là phổ biến và đau dữ dội có thể xảy ra đặc biệt ở vùng bụng, và thường xảy ra nhất là sán lá gan lớn. Nhiễm mạn tính luôn luôn liên kết với tỷ lệ mắc bệnh trầm trọng. Các triệu chứng chủ yếu ở các cơ quan đặc biệt và phản ánh vị trí định vị của sán lá trưởng thành trong cơ thể.

Clonorchiasis và opisthorchiasis:Sán lá trưởng thành cư trú ở trong các ống mật nhỏ hơn của gan gây ra viêm và xơ hóa của các mô gần kề và cuối cùng hoại tử ống mật, một thể trầm trọng và gây chết người của ung thư mật. Cả C .sinnesis và O.viverrini mà không phải là O.felineus, là được phân loại như là các tác nhân gây ung thư

Fascioliasis:Thể trưởng thànhcư trú ở các ốngmật lớn hơn và túi mật, nơi đó chúng gây ra viêm , xơ hóa, gây tắc, đau từng cơn và vàng da. Xơ gan và thiếu máu thường hay xảy ra.

Paragonimiasis: cư trú cuối cùng của thể trưởng thành ở mô phổi. Chúng gây ra các triệu chứng dễ nhầm lẫn với lao phổi: ho mạn tính với đàm có máu, đau ngực, khó thở và sốt. Sự di chuyển của sán là có thể: cư trú trong não là thể nguy hiểm nhất.

Phòng chống bệnh

Phòng chống nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm nhằm mục đích làm giảm nguy cơ nhiễm và khống chế tỷ lệ mắc bệnh có liên quan. Các biện pháp y tế công cộng về thú y và thực hành an toàn thực phẩm là được khuyến cáo để làm giảm nguy cơ nhiễm trong khi khống chế tỷ lệ mắc bệnh. WHO khuyến cáo hóa dự phòng và cải thiện tiếp cận điều trị bằng cách sử dụng các thuốc xổ giun hiệu quả ( thuốc xổ giun). Liệu pháp hóa dự phòng bao gồm một cách tiếp cận dựa vào cộng đồng từ đó mọi người trong các vùng được cho thuốc bất chấp tình trạng nhiễm. Quản lý ca bệnh cá thể bao gồm điều trị những người được xác định hay nghi ngờ.

Chiến lược và thuốc được khuyến cáo.

Bệnh

Thuốc và liều dùng được khuyến cáo

Chiến lược được khuyến cáo

Clonorchiasis Opisthorchiasis

Praziquantel: 40mg/kg liều duy nhấthay 25mg/kg 3 lần/ngày trong 2-3 ngày liên tiếp

Hóa dự phòng.

- Ở các huyện nơi có tỷ lệ hiện mắc >=20%, điều trị mọi người mỗi 12 tháng.

- Ở các huyện nơi có tỷ lệ hiện mắc <20% điều trị mọi người mỗi 24 thánghay điều trị với những người được báo cáo có thói quen ăn cá gỏi mỗi 12 tháng

Fascioliasis

Triclabendazole:

10mg/kg liều duy nhất

Xử lý ca bệnh cá thể

- Điều trị tất cả các ca xác định

- Ở các vùng lưu hành điều trị tất cả các ca nghi ngờ

- Hóa dự phòng

Ở các vùng ngoại ô, các làng hay cộng đồngnơi có Fascioliasis xuất hiện thành từng chùm: điều trị tất cả các trẻ em tuổi học đường (5-14 tuổi)hay tất cả cư dân mỗi 12 tháng.

Paragonimiasis

Triclabendazole

2 × 10mg/kg trong cùng ngày ( xử trí ca bênh) hay 20mg/kg liều duy nhất hóa dự phòng hay

Praziquantel 25mg/kg ba lần/ngày trong 3 ngày (xử trí ca bênh)

Xử trí ca bệnh cá thể

-Điều trị tất cả các ca xác định

-Trong các vùng lưu hành:điều trị tất cả các ca nghi ngờ

- Hóa dự phòng.

Ở các huyện ngoại ô, các làng hay cộng đồng nơi các ca paragonimiasis xuất hiện thành từng chùm điều trị tất cả cư dân mỗi 12 tháng.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới

Công việc của WHO về nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm là một phần trong cách tiếp cận lồng ghép để phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, và bao gồm phát triển các định hướng chiến lược và các khuyến cáo, hỗ trợ vẽ bản đồ dịch tể ở các quốc gia lưu hành, hỗ trợ các can thiệp thí điểm và các chương trình phòng chống ở các quốc gia lưu hành, hỗ trợ việc giám sát và đánh giá các hoạt động đã thực hiện, các tư liệu dẫn chứng về sự bùng phát nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm và tác động của các biện pháp can thiệp. WHO đang làm việc tính đến cả nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm trong chiến lược hóa dự phòngvà đảm bảo rằng các hậu quả tồi tệ của bệnh( các ung thư ống mật) là được phòng ngừa đầy đủ. WHO cũng đang thương thảo một hiệp định với hãng dược phẩm Novartis AG nhờ đó công ty này sẽ tài trợ triclabendazole để điều trị các nhiễm fasciolasis và paragonimiasis .Thuốc được vận chuyển miễn phí cho việc áp dụng của các Bộ y tế . WHO mời tất cả các quốc gia lưu hành thực hiện các thuận lợi do chương trình tài trợ này.

 

Ngày 03/07/2013
Ths.Bs Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích