Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 5 7 7 8
Số người đang truy cập
7
 Chuyên đề Sán
Schistosoma mansoni egg
Ca bệnh Schistosoma mansoni thứ 3 được phát hiện tại Việt Nam

Giới thiệu ca bệnh:

Bệnh nhân nam, cán bộ viên chức 52 tuổi, đang sống và làm việc tại một tỉnh ở Tây Nguyên là Đăklăk, Việt Nam, nhập viện khoa khám bệnh chuyên ngành, Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn với bệnh cảnh khởi phát cách đó khoảng 3 tháng với triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, ho khan, ngứa và nổi mẩn đỏ dạng chấm, rối loạn tiêu hóa, đoi khi đi lỏng, đau bụng rất mơ hồ, thi thoảng rối loạn nhu động ruột, gan lách không lớn. Về tiền sử, bênh nhân chưa bao giờ bị một chấn thương vùng gan mật, hay bệnh lý giun sán nào khác, hiếm khi bơi lội trong các ao hồ, đặc biệt có đi tham quan và học tập ở Trung Quốc, Macao, Hồng Kông và Thailand. Các số liệu về cận lâm sàng cho thấy tăng bạch cầu eosin đáng kể,(56.1%; bình thường: 0-7%), phản ứng viêm CRP (+19.5; bình thường là < 8mg/l), men gan SGOT, SGPT tăng nhẹ và GGT tăng cao (148; bình thường: 8-37u/L), giảm albumin máu, nước tiểu toàn phần bình thường, không phát hiện trứng sán trong phân và nước tiểu, xét nghiệm phân có hồng cầu (+), ELISA Schistosoma mansoni dương tính 1.36 OD (khoảng bình thường< 0.2OD), Fast ELISA (+), Fasciola hepatica dương tính 1/6400 (giá trị bình thường< 1/1600) và chẩn đoán hình ảnh trên siêu âm và chụp cắt lớp cho thấy có tổn thương gan dạng Fasciolae.

Thái độ xử trí:

Vì trên thực tiễn lâm sàng, ở Việt Nam chưa thấy báo cáo nào về sán máng Schitosoma mansoni, chỉ thấy chủ yếu ở châu Phi và Tây bắc Á. Vả lại, xét nghiệm ELISA chẩn đoán Fasciolae thường có phản ứng dương tính chéo, nên chúng tôi không nghĩ đây là trường hợp đồng nhiễm hai loại sán cùng lúc.Tiến hành điều trị nội khoa bằng triclabendazole liều duy nhất 10mg/kg chia làm hai lần cách nhau 6 giờ, sau đó đề nghị bệnh nhân quay lại kiểm tra sau 1,5 tháng, 2,5 tháng thì ELISA Fasciolae âm tính và trên siêu âm tổn thương gan đang giai đoạn tạo sẹo, ELISA của Schistosoma mansoni (+) với 1.40 OD (cao hơn ban đầu dương tính 1.36OD), bạch cầu eosine tăng, khám lại lâm sàng không còn các triệu chứng của sán lá gan lớn Fasciola hepatica.

Nhận định đây là trường hợp đồng nhiễm Fascioliasis và Schitosomiasis, chúng tôi tiến hành cho lấy mẫu máu kiểm tra lại ELISA, kết quả càng khẳng định hơn vì dương tính cả trên Fast ELISA và Immunoblot (+), tiếp tục dùng Praziquantel liều duy nhất 40mg/kg chia làm 2 lần trong 1 ngày. Tiếp tục theo dõi đến tháng thứ 9 bệnh nhân hồi phục sức khỏe và chuyển đổi huyết thanh chậm: FascELISA cho cả F.gigantica F.hepatica đều (-), ELISA Schitosomiasis (+) Hiện chúng tôi tiếp tục theo dõi và đề nghị bệnh nhân quay trở lại kiểm tra cho đến khi hết bệnh.

MỘT SỐ DỮ LIỆU CẬN LÂM SÀNG TRONG THEO DÕI BỆNH NHÂN

Bảng1: các xét nghiệm theo dõi suốt quá trình điều trị

THÔNG SỐ

Trước ĐT (3/2006)

THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ

1,5 tháng

2,5 tháng

5.5 tháng

8 tháng

Hồng cầu

(3.8-5.4 x 1012/L)

4.64 x 1012/L

4..33 x 1012/L

4. 83 x1012/L

4.55 x 1012/L

4.70 x 1012/L

Bạch cầu

(4.0-10.0 x 109/L)

15.16 x 109/L

10.61 x 109/L

8.40 x 109/L

7.40 x 109/L

8.40 x 109/L

Neutrophile

(40-74%)

41.8%

16.1%

55%

NA

9%

Eosinophile

(0-7%)

34.8%

54.5%

24.5%

NA

20%

Lymphocyte

(25-45%)

17.6%

22.4%

25%

NA

14%

Hemoglobine

(12-18g/dL)

13.7

13.8

11g%

11.9%

12%

Vss1h: 2mm

2h: 5mm

1h: 43mm

2h: 80mm

1h: 55mm

2h:32mm

1h: 12mm

2h: 18mm

1h: 6mm

2h: 8mm

1h: 6mm

2h: 7mm

SGOT (AST)

(9-35 u/L)

33

26

25

28

23

SGPT(ALT)

(7-40 u/L)

50

32

31

38

30

GGT (8-37 u/L)

148

144

128

138

96

Ure, creatinine

BT

BT

BT

BT

BT

CRP (<8mg/l)

35.5

19.5

6mg/l

12mg/l

16mg/l

 

Bảng2: Các xét nghiệm miễn dịch theo dõi trong quá trình điều trị

THÔNG SỐ

Trước ĐT (11/03/06)

THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ

1,5 tháng

2,5 tháng

5.5 tháng

9 tháng

ELISA-fasciola hepatica (-)

(+)

1/6400

(+)

1/6400

(+) 1/3200

(+) 1/1600

(-)

ELISA-fasciola gigantica (-)

(-)

(-)

(+) 1/1600

(+) 1/1600

(+) 1/600

ELISA-Schi.mansoni (<0.2OD)

1.36 OD

NA

1.40 OD

NA

0.6 OD

Bảng 3: kết quả chẩn đoán hình ảnh:

   +19/03/2006: chưa có một bất thường nào trên siêu âm bụng, dạ dày rất nhiều hơi, thành túi mật có nhiều nốt vôi

   +23/11/2006: siêu âm màu 3 chiều tổng quát thấy sẹo tổn thương sán lá gan lớn cũ, kích thước 2.2x1.5cm ở hạ phân thùy III.

   +Nội soi dạ dày tá tràng: không thấy dấu hiệu loét hoặc xung huyết niêm mạc, nhu động bình thường, tốc độ đóng mở môn vị hơi chậm so với bình thường.

   +21/05/2006: trên CT-scan: bệnh nhân được khảo sát vùng bụng với các lát cắt liên tục 2mm với máy MSCT Aquilion, có tiêm và không tiêm thuốc cản quang trên mặt phẳng axial. Hình ảnh cho thấy:

               1.Gan không to, bờ không đều, nền nhu mô gan đồng nhất, thương tổn giảm đậm độ thâm nhiễm dạng đám nhu mô gan các hạ phân thùy II, III, IV và VIII, không bắt thuốc cản quang, đặc tính dịch lợn cợn khu trú dưới bao gan vùng hạ phân thùy II, kích thước 2.2 x 4.1cm.

                2.Đường mật trong và ngoài gan không dãn, túi mật không to, vách không dày d # 4mm vùng đáy, không thấy sỏi cản quang ở túi mật. kết luận thương tổn thâm nhiễm sán lá gan cũ, có tụ dịch dưới bao gan trái 4.2 x 2.2cm và viêm túi mật mạn tính.

Bàn luận:

                 Bệnh do Schistosoma vẫn còn là một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng trên thế giới, có mặt khắp các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới (tropical and subtropical areas) của Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông, Đông Á và Phillipine. Gần đây, Tổ chức y tế thế giới ước tính trên toàn thế giới có khoảng 200 triệu người nhiễm và trên 600 triệu người đang nằm trong vùng nguy cơ. Bệnh có ảnh hưởng lên hầu hết các cơ quan và mô quan trọng trong cơ thể, đặc biệt Schistosoma mansoni ảnh hưởng đến gan, mật và tiêu hóa [5],[6]. Yếu tố nguy cơ là các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm, các ấu trùng có điều kiện xâm nhập qua da khi con người bơi lội và vui chơi tại đó rồi phát sinh bệnh. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân đang sống tại Việt nam cũng là một quốc gia nhiệt đới, từ lâu chưa có số liệu về nghiên cứu bệnh sán máng này, nhưng dẫu sao một số quốc gia lân cận có chúng biên giới với Việt Nam như Lào, Trung Quốc, Cambodia chung dòng sông Mekong cũng có những báo cáo lẻ tẻ về bệnh nhày; bệnh nhân ở đây có thời gian đi đến vùng lưu hành bệnh trước đó 5-7 năm, đến 2006 mới phát hiện, song triệu chứng lâm sàng ở thể mạn tính và đã điều trị, thiết nghĩ đây là một ca bệnh sán máu mạn tính và đã được điều trị bằng các thuốc đặc hiệu.

                Theo y văn, từ trước đến nay dường như chưa có báo cáo nào rõ ràng về ca bệnh sán máng, song một số tác giả ở Bộ môn Ký sinh Trùng, trường đại học Y dược thành phố hồ Chí Minh và Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế (nay là Trường đại học Y Phạm Ngọc Thạch, thành phố hồ Chí Minh) đề cập 2 ca bệnh này tại Việt Nam (1 ca cách nay khoảng 7 năm và 1 ca vào năm 2006). Do vậy, câu hỏi đặt ra, liệu đây có phải là (1) trường hợp đồng nhiễm Fasciolae với Schistosoma mansoni hay là (2) sán lá gan lớn Fasciola hepatica gây phản ứng dương tính chéo cho Schistosomiasis? Theo chung tôi đây là trường hợp thứ (1) bởi lẽ khi điều trị chung tôi chỉ nhằm vào sán lá gan trước và không hề tác động vào Schistosomiasis, do vậy xét nghiệm miễn dịch ELISA Schistosomiasis trước và sau điều trị không hề thay đổi mà còn dương tính tăng lên (1.36OD 1.40OD), thứ hai chỉ có xét nghiệm sán lá gan có sự chuyển đổi huyết thanh, thứ ba xét nghiệm miễn dịch cho Schistosomiasis cả 3 lần, tại 2 nơi chẩn đoán khác nhau đều dương tính rất cao so với hiệu giá kháng thể cho phép (Immunoblot, Fast ELISA, ELISA Schitosomiasis), mặt khác các triệu chứng mạn tính của bệnh và yếu tố dịch tễ cũng cho phép chúng ta chẩn đoán xác định đây là đồng nhiễm Fasciola hepatica với Schistosoma mansoni. Còn đồng nhiễm 2 hay nhiều loại giun sán khác nhau trên cùng một cơ thể cũng đã được báo cáo trong y văn, đặc biệt y văn nhiệt đới Ai Cập do WHO tiến hành [7].

Kết luận:

Bệnh sán máu (blood fluke) do Schistosoma mansoni này là ca bệnh thứ 3 được phát hiện và điều trị tại Việt Nam và đặc biệt nó đồng nhiễm với Fasciola hepatica, điều trị nội khoa bằng triclabendazole và praziquantel bệnh nhân sớm hồi phục và không có biến chứng nào xảy ra, đến nay (tháng 5/2008) bệnh nhân đến tái khám lần cuối cùng tại Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn đã hoàn toàn hồi phục về mặt lâm sàng lẫn cận lâm sàng.

 

 

Ngày 26/06/2008
Huỳnh Hồng Quang*, Nguyễn Thanh Tòng**, Vũ Thủy Yên**
* Institute of Malariology, Parasitology and Entomology, Quynhon- Ministry of Health
** Hoa Hao Medic –Lab, Medic center, Ho Chi Minh city
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích