Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Finance & Retail Giới thiệu
Giới thiệu chung
Ban lãnh đạo Viện
Cơ cấu Tổ chức
Tổ chức Đảng & Đoàn thể
Thành tích
Các hoạt động chính
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 5 5 6 1
Số người đang truy cập
3 8 5
 Giới thiệu
Hoạt động và phát triển Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn Quy Nhơn từ năm 2005 đến nay

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG

Phạm vi hoạt động của Viện bao gồm 15 tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên: 11 tỉnh ven biển miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và 4 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông); có đặc điểm địa hình phức tạp và thời tiết khắc nghiệt, phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu toàn cầu và gánh chịu hậu quả của hầu hết các cơn bão hàng năm; người dân địa phương trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, ý thức vệ sinh phòng bệnh hạn chế thuận lợi cho bệnh truyền nhiễm gây dịch phát triển, đặc biệt là sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B và các bệnh ký sinh trùng đường ruột cũng như đường máu (sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, giun lươn, giun đũa chó, giun chỉ bạch huyết, các bệnh giun truyền qua đất…).

Theo số liệu thống kê, hiện nay khu vực miền Trung-Tây Nguyên có trên 90% số huyện và gần 60% dân số sống trong vùng sốt rét lưu hành, đặc biệt là số chết sốt rét chiếm trên 80% và mắc sốt rét chiếm gần 50% so với cả nước; trong năm 2010 dịch sốt xuất huyết bùng nổ ở hầu hết các tỉnh thành khu vực miền Trung-Tây Nguyên với hàng chục ngàn người mắc và hàng chục người tử vong; 70-80% người dân nhiễm các bệnh giun sán, luôn đe dọa đến tính mạng và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trong 5 năm qua các bệnh từ động vật sang người ngày càng trở nên phổ biến nhưtrên 20.000 người mắc bệnh sán lá gan lớn, hàng chục ngàn người mắc bệnh giun lươn, ấu trùng giun đũa chó, ấu trùng sán lợn, sán lá gan nhỏ…

Hiện nay, môi trường sinh thái miền Trung-Tây Nguyên có những biến đổi lớn, các bệnh dịch mới nổi và bệnh dịch nguy hiểm tái bùng phát ngày càng nhiều, bệnh ký sinh trùng và các bệnh do véctơ truyền luôn là nguy cơ tiềm ẩn, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế cùng tinh thần nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ viên chức Viện và lực lượng y tế địa phương, gánh nặng bệnh tật trong khu vực đã được giảm thấp; góp phần tích cực bảo vệ sức khỏe nhân dân ở các vùng trọng điểm dịch bệnh, đồng thời cũng là vùng trọng điểm về kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Kết quả chỉ đạo phòng chống dịch bệnh

Chỉ đạo phòng chống sốt rét

Với đặc thù khu vực miền Trung-Tây Nguyên, khống chế có hiệu quả sốt rét ở khu vực này có thể giải quyết được cơ bản tình hình sốt rét cả nước nên trong 5 năm qua (2005-2010) Viện đã chú trọng nâng cao chất lượng các biện pháp phun hóa chất và tẩm màn diệt muỗi truyền bệnh; nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét cho màng lưới y tế các tuyến. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phòng chống sốt rét hàng năm; đặc biệt là triển khai các đoàn giám sát dịch tễ, giám sát điều trị, giám sát côn trùng và ký‎ sinh trùng; hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các vùng sốt rét trọng điểm, các vùng sốt rét gia tăng và có nguy cơ xảy dịch cao, các vùng khó khăn về tổ chức thực hiện hoặc bị ảnh hưởng bão lụt nặng. Đặc biệt là từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2010, các chỉ số sốt rét có chiều hướng gia tăng liên tục trên 15 tháng liền do hầu hết các tỉnh trong khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt kéo dài, muỗi sốt rét có điều kiện phát triển và gây bệnh, cùng với khó khăn trong kiểm soát di biến động dân vào vùng sốt rét (dân di cư tự do, đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới...); Viện đã tích cực hỗ trợ phòng chống dịch kịp thời cho các tỉnh bị bão lụt, đồng thời triển khai nhiều đoàn công tác phối hợp với ngành y tế địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét bổ sung cho các nhóm dân di biến động, khống chế được dịch sốt rét và hạ thấp tỷ lệ bệnh theo chỉ tiêu phòng chống sốt rét đề ra.

Các chỉ số sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên (2005-2010)

TT

Chỉ số

1991

2005

2006

2007

2008

2009

2010

% (-,+) 1991-2010

% (-,+) 2005-2010

1

BNSR

205.222

41.149

38.351

25.038

19.485

22.331

21.302

-89,62

-48,23

2

SRAT

9610

179

192

97

85

113

109

-98,87

-39,11

3

TVSR

1777

13

25

13

14

16

8

-99,55

-38,46

4

%KSTSR

12,27

1,48

1,54

0,93

0,69

1,03

1,14

-90,71

-22,97

5

Dịch SR

9

0

0

0

0

0

0

-100

0

So với thời điểm bùng nổ dịch sốt rét (1991) với 205.222 BNSR, 9.610 SRAT, 1.777 TVSR và hàng chục vụ dịch sốt rét xảy ra; thì đến năm 2010 chỉ còn 21.302 ca mắc sốt rét (giảm 89,62%), 109 ca sốt rét ác tính (giảm 98,87%), 8 ca tử vong sốt rét (giảm 99,55%), hơn 10 năm trở lại đây không có dịch xảy ra, sự bùng nổ sốt rét đã bị chặn đứng và đang được đẩy lùi.

So với năm 2009, năm 2010 bệnh nhân sốt rét giảm 4,61%; sốt rét ác tính giảm 3,53%; tử vong sốt rét giảm 50%, ký sinh trùng sốt rét tăng 10,67%, không có dịch xảy ra từ năm 2005 đến năm 2010.

Chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết

Từ năm 2009 đến nay, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thực hiện Dự án phòng chống sốt xuất huyết ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên; đặc biệt là trong năm 2010, dịch bệnh sốt xuất huyết bùng nổ hầu khắp địa bàn khu vực với gần 90.000 ca mắc và 55 trường hợp tử vong, nhiều tỉnh phải công bố dịch sốt xuất huyết; Viện đã phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh trong khu vực kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch chủ động, nghiên cứu thành phần loài véc tơ truyền bệnh, thử nhậy cảm của hóa chất với muỗi truyền bệnh, truyền thông giáo dục nhân dân tích cực diệt các ổ loăng quăng/bọ gậy nguồn để triệt nơi sinh sản của muỗi, góp phần khống chế được dịch, hạn chế được số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết. Trong quá trình thực hiện, Viện còn đề xuất các biện pháp phòng chống dịch có hiệu quả, nhất là kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết mùa đông theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế, nhằm can thiệp sớm sự phát sinh và bùng nổ dịch trong năm 2011.

Chỉ đạo phòng chống bệnh sán lá gan lớn và các bệnh ký sinh trùng

Từ năm 2005 đến nay bệnh sán lá gan lớn bùng phát trên diện rộng, trong đó khu vực miền Trung-Tây Nguyên có trên 20.000 ca mắc mới, chiếm trên 90% so với cả nước, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sức sản xuất của nhân dân; Viện đã phát hiện và báo cáo Bộ Y tế có biện pháp chỉ đạo phòng chống kịp thời, đồng thời đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về dịch tễ học, kỹ thuật chẩn đoán, thử nghiệm thuốc điều trị sán lá gan lớn giúp Bộ Y tế có cơ sở ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn ở người”; đề xuất Bộ Y tế cho phép các cơ sở y tế được chủ động mua thuốc đặc hiệu (Egaten 250 mg) điều trị bệnh sán lá gan lớn thay vì phải trông chờ vào nguồn thuốc hỗ trợ từ nước ngoài, giải quyết được tình trạng khan hiếm thuốc như trước đây và bình ổn được giá thuốc trên thị trường; đồng thời tập huấn và cung cấp thuốc điều trị bệnh sán lá gan lớn giúp các cơ sở y tế trong khu vực chủ động điều trị bệnh ngay tại địa phương, góp phần tích cực giảm thấp được tỷ lệ bệnh sán lá gan lớn trong hai năm 2009-2010. Cùng với việc khống chế hiệu quả bệnh sán lá gan lớn, Viện còn tăng cường điều tra, nghiên cứu và điều trị các bệnh ký sinh trùng mới nổi như sán lá gan nhỏ, ấu trùng giun đũa chó/mèo, giun lươn, giun đầu gai, sán dây, giun chỉ bạch huyết…; chỉ đạo các tỉnh tổ chức tẩy giun truyền qua đất cho học sinh các trường tiểu học, tuyên truyền giáo dục nhân dân về cách phòng chống bệnh giun sán; hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị và dụng cụ phục vụ la bô ký sinh trùng đường ruột cho các Trung tâm PCSR/Trung tâm YTDP trong khu vực.

Đề xuất giải quyết vấn đề bọ xít hút máu ở người

Trong năm 2010, thông tin về bọ xít hút máu (kissing bugs) ở nhiều địa phương trong cả nước khiến dư luận đặc biệt quan tâm và người dân hoang mang lo lắng về nguy cơ gây bệnh của loài bọ xít này; với mục đích xác định chính xác thông tin và báo cáo Bộ Y tế có biện pháp chỉ đạo, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã chủ động tiến hành điều tra khảo sát ở một số tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và báo cáo Bộ Y tế về kết quả điều tra bọ xít hút máu người; đồng thời đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học chỉ định cấp Bộ “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, phân bố và khả năng truyền bệnh của bọ xít hút máu Triatoma spp. và các biện pháp phòng chống bọ xít hút máu có hiệu quả ở Việt Nam”nhằm góp phần xác định rõ thành phần loài, tập tính sinh học, sự phân bố và khả năng truyền bệnh cho người của loài bọ xít hút máu làm cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp chỉ đạo phòng chống có hiệu quả, đồng thời cung cấp thông tin khoa học chính xác và giải quyết thỏa đáng vấn đề bọ xít hút máu người đang được dư luận quan tâm.

Kết quả khám chữa bệnh tại Phòng Khám

Trong 5 năm (2005-2010), Phòng Khám chuyên khoa của Viện đã khám cho trên 150.000 lượt/người, phát hiện và điều trị khỏi cho gần 15.000 bệnh nhân sán lá gan lớn và hàng chục ngàn ca bệnh ký sinh trùng khác như ấu trùng giun đũa chó, giun lươn, giun đầu gai, sán dây, sán lá gan nhỏ, amip…; Với phương châm “Phục vụ hơn dịch vụ”, các cán bộ, nhân viên Phòng khám chữa bệnh luôn chăm sóc tận tình chu đáo và niềm nở đón tiếp bệnh nhân; chất lượng phục vụ của phòng khám được nâng cao, xét nghiệm, chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả được người bệnh và nhân dân tín nhiệm nên lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng cao, tạo dựng được thương hiệu của Viện trong lĩnh vực chuyên ngành. Để đáp ứng nhu cầu điều trị của nhân dân, năm 2010 Bộ Y tế đã quyết định tăng số giường lưu tại Phòng khám lên 50 giường, tạo điều kiện cho công tác khám chữa bệnh chuyên ngành được rộng rãi hơn, đồng thời làm tiền đề nâng cấp thành Bệnh Viện chuyên khoa ký sinh trùng theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

2. Kết quả nghiên cứu khoa học

Trong 5 năm qua Viện đã triển khai thưc hiện 11 đề tài cấp Bộ, 44 đề tài cấp cơ sở và 9 đề tài hợp tác quốc tế về các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu khoa học cơ bản; các đề tài thực hiện đúng tiến độ được Hội đồng Khoa học công nghệ của Bộ Y tế và Viện đánh giá cao với 80% số đề tài đạt khá trở lên, ứng dụng có hiệu quả vào giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong, khống chế dịch bệnh và giải quyết được các vấn đề khó khăn thực tiễn trong kiểm soát dịch bệnh ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Trước thực trạng cơ cấu bệnh ký sinh trùng có nhiều thay đổi và mức độ kháng thuốc ngày càng lan rộng, việc nghiên cứu các phác đồ có hiệu quả điều trị bệnh sốt rét cũng như sán lá gan lớn không chỉ đơn thuần là giải pháp cấp bách, mà còn là yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành đủ năng lực điều trị bệnh nhân và kiểm soát dịch bệnh ngay từ tuyến y tế cơ sở; đặc biệt là trước thực trạng sốt rét giai đoạn 2005-2010 có xu hướng giảm, nhưng không ổn định và nguy cơ xảy dịch còn cao, nhất là chưa có biện pháp phòng chống sốt rét khả thi cho các nhóm dân di biến động, các bệnh ký sinh trùng đang nỗi và mới nổi chưa được đánh giá hệ thống và chưa có chương trình phòng chống quy mô; nên các nghiên cứu của Viện ưu tiên tìm ra giải pháp can thiệp có hiệu quả như ứng dụng màn tẩm và võng tẩm hóa chất phòng chống sốt rét cho cộng đồng dân di cư tự do, hiệu quả biện pháp cấp thuốc arterakin tự điều trị sốt rét cho người ngủ rẫy; thực trạng và hiệu quả quản lý thuốc sốt rét tại các tuyến, diễn biến ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc và hiệu lực thuốc điều trị phối hợp có gốc artemisinine (ACT). Nghiên cứu cơ bản các loài véc tơ truyền bệnh sốt rét chủ yếu, đặc biệt là ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR), điện di (enzyme) xác định các loài trong 2 nhóm loài có vai trò truyền bệnh chính là An.minimusAn.dirus, từ đó so sánh sự phân bố theo các vùng sinh cảnh khác nhau trong khu vực và phân biệt các loài trong phức hợp loài. Nghiên cứu sự phân bố cuả các quần thể Culicinae và tập tính sinh học của trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết (Aedes aegypti), truyền bệnh viêm não Nhật Bản (Culextritaeniorhynchus), truyền bệnh giun chỉ bạch huyết (Culex quiquefasciaticus). Nghiên cứu dịch tễ học, kỹ thuật chẩn đoán và thử nghiệm điều trị bệnh sán lá gan lớn làm cơ sở khoa học giúp Bộ Y tế xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn ở người; nghiên cứu thực trạng nhiễm các bệnh giun sán ký sinh và thử nghiệm biện pháp điều trị bằng albendazole, nghiên cứu giải mã hệ gen ty thể của loài sán lá gan nhỏ (Opisthorchis viverrini) Việt Nam so sánh với các chủng của thế giới bằngphương pháp sinh học phân tử.

3. Kết quả đào tạo

Theo kết quả đào tạo từ năm 1978 đến nay Viện đã đào tạo 34 khóa kỹ thuật viên trung học xét nghiệm hệ chính quy và 3 khóa kỹ thuật viên trung học hệ vừa làm vừa học với 1.308 học viên tốt nghiệp, cung cấp đội ngũ cán bộ chuyên ngành cho các tuyến y tế từ trung ương đến cơ sở, trong đó có nhiều người đang giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý màng lưới y tế địa phương; đào tạo lại chuyên khoa cho trên 130.000 cán bộ y tế tuyến tỉnh và huyện. Phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Tây Nguyên, Đại học Y Dược Huế, Đại học khoa học tự nhiên, Học Viện Quân Y, Đại học Quy Nhơn và các Viện nghiên cứu trong cả nước đào tạo đại học, cao học và hướng dẫn nhiều luận án tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành.

Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học, Viện đã không ngừng gửi cán bộ đào tạo sau đại học ở trong nước cũng như nước ngoài, trong đó một số cán bộ có năng lực chuyên môn cũng như quản lý, đã được điều động ra công tác tại Bộ Y tế, các Viện trung ương hoặc làm chuyên gia cho một số tổ chức quốc tế về y tế. Hiện nay Viện có 1 Phó giáo sư, 5 Tiến sĩ, 17 Thạc sĩ, 1 bác sĩ chuyên khoa I và 72 cán bộ đại học đủ sức đảm đương công tác nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

4. Kết quả truyền thông giáo dục sức khỏe

Xây dựng và sản xuất nhiều tư liệu truyền thông góp phần làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng các dân tộc trong khu vực, tạo yếu tố bền vững trong việc tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh; hàng năm công tác truyền thông được tiến hành bằng nhiều hình thức phù hợp với địa phương như phát động “Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25-4”, đồng loạt ra quân thực hiện chiến dịch phòng chống sốt rét, “Hội thi phòng chống sốt rét cho đồng bào dân tộc thiểu số”, giao lưu trực tuyến truyền hình, truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình…

Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin y tế như phần mềm quản lý sốt rét (MMS), phần mềm quản lý khám chữa bệnh, mạng thông tin nội bộ (LAN), hộp thư điện tử (Email), đặc biệt là Trang tin điện tử (Website) với gần 9 triệu lượt người truy cập, chuyển tải kịp thời các thông tin chuyên ngành cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước về y tế; đồng thời là một kênh truyền thông sức khỏe quan trọng với cộng đồng, được Bộ Y tế biểu dương và trao tặng bằng khen về thành tích ứng dụng CNTT trong năm 2008.

5. Kết quả hợp tác quốc tế

Trong 5 năm qua Viện tham gia nhiều dự án quốc tế như Dự án Quỹ toàn cầu PCSR, Dự án PCSR cho đồng bào dân tộc thiểu số, Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm tiểu vùng sông Mê Kông; phối hợp thực hiện nhiều đề tài hợp tác quốc tế có hiệu quả cao trong phòng chống sốt rét và phòng chống các bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ủy ban y tế Việt Nam-Hà Lan (MCNV), Viện Nghiên cứu Y học nhiệt đới Sanya-Quảng Châu (Trung Quốc), Viện sốt rét Quân đội Australia (AAMI) đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford TP. Hồ Chí Minh…

Nhiều cán bộ của Viện được cử đi nghiên cứu, đào tạo dài hạn, hội thảo và tham quan tại Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipines… nâng cao năng lực nghiên cứu, trình độ chuyên môn kỹ thuật và ứng dụng vào hoạt động phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam.

6. Quản lý đơn vị

6.1. Công tác điều hành quản lý đơn vị

Công tác quản lý điều hành đơn vị tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và giữ gìn y đức, thực hiện chế độ công khai tài chính và tự kiểm tra tài chính hàng năm; đặc biệt là từ năm 2005 Viện thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp y tế và từ năm 2009 thực hiện Nghị định 115/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ công lập; lãnh đạo các khoa, phòng, bộ phận trực thuộc được phân công trách nhiệm rõ ràng và phát huy vai trò chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; khai thác có hiệu quả các dịch vụ khoa học kỹ thuật, tăng nguồn thu ngân sách và cải thiện được đời sống của cán bộ viên chức.

Không ngừng phát triển cơ sở vật chất, labô nghiên cứu và các phòng làm việc; đặc biệt là đang thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Viện tại địa điểm mới với trang thiết bị hiện đại đáp ứng với yêu cầu của Viện nghiên cứu đầu ngành. Tăng cường các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh và phòng chống vectơ truyền bệnh, góp phần tích cực phục vụ sức khỏe cộng đồng.

Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2007-2010) gắn liền với Quy tắc ứng xử của CBVC ngành y tế, nhân rộng nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước

6.2. Công tác Đảng và đoàn thể

Đảng bộ Viện có vai trò hết sức quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phát huy trách nhiệm của đảng viên, cán bộ viên chức trong xây dựng và phát triển đơn vị vững mạnh; dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, Thành ủy Quy Nhơn và Đảng ủy khối các cơ quan Bình Định; Đảng bộ Viện đã đưa ra các nghị quyết chỉ đạo mọi hoạt động của Viện đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và tạo được sự đoàn kết nhất trí cao trong Đảng.

Tổ chức Công đoàn cơ sở, Ban nữ công và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát huy vai trò tích cực trong phát động thi đua nên đã huy động được sức mạnh của toàn thể đoàn viên, cán bộ viên chức trong mọi phong trào hoạt động; nhất là việc chăm lo đời sống cán bộ viên chức như tổ chức cho các chị em đi tham quan, tổ chức tết thiếu nhi cho các cháu…tham gia các hoạt động từ thiện như ủng hộ Quỹ vòng tay nhân ái, phong trào hiến máu nhân đạo, khám chữa bệnh cho người nghèo, thanh niên tình nguyện hè, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai lũ lụt….

6.3. Phong trào văn nghệ, thể thao

Với mục đích động viên cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong đơn vị tích cực luyện tập thể thao để xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường sức khỏe, đẩy mạnh phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ; đồng thời khơi dậy tiềm năng thể thao của các cá nhân, tập thể góp phần thiết thực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trong những năm qua cán bộ Viện đã tham gia rất nhiều hội thao, văn nghệ trong và ngoài ngành y tế, gặt hái nhiều thành tích đáng kể thúc đẩy tinh thần rèn luyện thể thao, văn nghệ trong cơ quan sôi nổi.

Ngày 24/12/2012
Ban Biên tập Website  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích