Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 9 9 7 6
Số người đang truy cập
3 5 0
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Xử trí sơ cứu khi bị ngộ độc

Ngộ độc là tai nạn hay gặp trong cộng đồng do hàng ngày con người phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố tác động qua các hoạt động sinh hoạt để duy trì sự sống. Các tác nhân tác động vào con người đến một ngưỡng mà cơ thể không thể chịu đựng được sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe và tình trạng ngộ độc xuất hiện. Vì vậy, ngộ độc xảy ra phải có các yếu tố chính như tác nhân, liều lượng và chủ thể. Tình trạng ngộ độc khá phổ biến này cần được toàn xã hội quan tâm.

 

Thực trạng tình hình

Nguy cơ tử vong, bệnh tật, di chứng ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, dân tộc từ những trường hợp ngộ độc đã và đang trở thành mối quan tâm, lo ngại của toàn xã hội. Theo thống kê của ngành y tế, hiện nay tình trạng ngộ độc nói chung và ngộ độc cấp tính nói riêng xảy ra là những thách thức rất lớn đối với cuộc sống của người dân, đối với sức khỏe và tính mạng của con người. Nhiều vụ ngộ độc hàng loạt đã xảy ra trong thời gian qua với quy mô lớn và hết sức phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước. Những trường hợp ngộ độc cấp tính đã đe dọa đến tính mạng của nạn nhân và cũng là vấn đề lo lắng của cả cộng đồng xã hội. Việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc, vấn đề dịch tễ học có liên quan đến ngộ độc đã và đang được các nhà khoa học nghiên cứu, xem xét và khẳng định từ các vụ ngộ độc xảy ra trên thực tế; đồng thời tìm ra các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe để cộng đồng người dân nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi và thực hiện các giải pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu những nguy cơ gây ngộ độc và tỷ lệ người bị ngộ độc.

Tại sao bị ngộ độc?

Bất kỳ một chất nào khi xâm nhập vào cơ thể con người với liều lượng đủ để gây nên sự nguy hại cho sức khỏe đều được gọi là các chất độc. Mỗi loại chất độc khi xâm nhập vào cơ thể đều có những tác động khác nhau và gây nên những nguy hại cho các cơ quan nội tạng khác nhau.

Sự ngộ độc có rất nhiều loại, tùy theo đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể và độc tố của chất độc mà nó ảnh hưởng với các mức độ khác nhau đối với nạn nhân. Tình trạng ngộ độc có thể xảy ra chậm và lâu dài đối với con người, được gọi là ngộ độc mãn tính như hút thuốc lá, thuốc lào, uống bia, rượu; dùng các loại thuốc độc hại, dùng thuốc quá liều... Tình trạng ngộ độc cũng có thể xảy ra rất nhanh ngay sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể, được gọi là ngộ độc cấp tính như ngộ độc thức ăn, ngộ độc các hóa chất độc hại... Ngộ độc cấp tính hay xảy ra trong thực tế do một số nguyên nhân thường gặp trong sinh hoạt và trong lao động của cuộc sống hàng ngày, vì vậy rất cần được quan tâm.

Các chất gây độc hại đối với con người thường xâm nhập vào cơ thể theo 4 con đường chính là: đường tiêu hóa do nuốt và thẩm thấu vào ruột; đường hô hấp do hít vào trong phổi và được hấp thu; đường da và niêm mạc do thấm qua da, niêm mạc; đường tiêm truyền qua da và tĩnh mạch.

Nguyên nhân và tác hại của ngộ độc
 

Trong sinh hoạt hàng ngày, nguyên nhân thường gặp là ngộ độc thức ăn, nấm độc, các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, bả diệt chuột; uống nhầm thuốc, hóa chất...

Trong lao động, nguyên nhân thường gặp là bị nhiễm hơi, khói độc hại, tia phóng xạ, hóa chất...

Trong điều trị, nguyên nhân thường gặp là sử dụng thuốc quá liều lượng, bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc hoặc tiêm chích ma túy gây sốc phản vệ...

Trong tự nhiên, nguyên nhân thường gặp là ngộ độc xảy ra khi con người vô tình hay chủ động sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại tác nhân có sẵn độc tố như lá ngón, cá nóc, nấm độc, sứa biển... Một số loại động vật, côn trùng có nọc độc khi cắn hay đốt cũng có thể gây ngộ độc như rắn, mèo, chó dại, o­ng, bò cạp...

Tình trạng ngộ độc thường gây ra những tác hại, hậu quả xấu đến con người. Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe do tác động của chất độc vào các cơ quan nội tạng như phổi, dạ dày, ruột, gan... Trường hợp ngộ độc nặng, đặc biệt bị ngộ độc với các loại hóa chất độc hại, có thể để lại những di chứng về thể chất, kể cả tinh thần của nạn nhân. Nếu ngộ độc nặng hơn sẽ có nguy cơ tử vong.

Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc

Tùy theo đường xâm nhập của các chất độc hại vào cơ thể mà các dấu hiệu lâm sàng sẽ có những biểu hiện khác nhau.

- Nếu bị ngộ độc đường tiêu hóa, nạn nhân thường có các triệu chứng như đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần; có hiện tượng bỏng kèm theo nếu bị ngộ độc hóa chất. Ngoài ra còn có những triệu chứng toàn thân khác như đau đầu, nổi ban đỏ toàn thân, lưỡi sưng to, có thể nạn nhân bị bất tỉnh...

- Nếu bị ngộ độc đường hô hấp, nạn nhân thường có các triệu chứng như khó thở, hoa mắt, chóng mặt, có trình trạng tím tái; có thể bị ngừng thở, bất tỉnh; đồng thời có những triệu chứng toàn thân khác.

- Nếu bị ngộ độc do tiếp xúc qua da và niêm mạc, thường do tác nhân các loại hóa chất, chất tẩy rửa... Nạn nhân thường có các triệu chứng tại chỗ tiếp xúc như sưng, nóng, rát, đỏ, đau; có thể có nốt phỏng. Đồng thời cũng có thể có những triệu chứng toàn thân khác.

- Nếu bị ngộ độc qua đường tiêm truyền hay đường máu, nạn nhân thường có các triệu chứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ. Ngoài ra, triệu chứng toàn thân có thể xảy ra sau khi tiêm truyền như bị choáng, sốc phản vệ do thuốc; nạn nhân có thể bị ngừng thở, ngừng tim hoặc tử vong ngay.
 

Xử trí sơ cứu khi bị ngộ độc

Sơ cứu các trường hợp bị ngộ độc phải bảo đảm những nguyên tắc tối thiểu nhưng rất cần thiết như:

-Trước tiên cần phải bảo vệ cá nhân, người sơ cứu khi tìm cách tiếp cận hiện trường phải cẩn thận và nhanh chóng. Giữ khoảng cách an toàn giữa hiện trường và nơi sơ cứu. Sau đó, qua sát và phát hiện các biển báo, ký hiệu về những chất độc hại có thể gây nguy hiểm tại hiện trường để xác định nguyên nhân như biển báo về hóa chất lỏng hoặc khí gây độc, gây cháy nổ ở bên ngoài các vỏ thùng, bao bì hoặc biển báo cả khu vực. Cần thông báo ngay với các cơ quan chức năng và đề nghị hỗ trợ như y tế, cứu hỏa, công an... Đồng thời nên có các phương tiện ứng cứu cần thiết và tìm mọi cách chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

-Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc và đường xâm nhập của chất độc hại vào cơ thể để xử trí sơ cứu phù hợp.

Nếu bị ngộ độc đường tiêu hóa ở trong giai đoạn sớm, ngay sau khi nạn nhân ăn uống phải chất độc; cần gây nôn, kích thích để nạn nhân nôn càng sớm càng tốt nhằm loại bỏ chất độc xâm nhập. Nếu có than hoạt, cho nạn nhân uống ngay 1 gói pha với nước sạch. Sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế cùng với chất đã nôn để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Cần lưu ý nếu nạn nhân nuốt phải chất acid hay chất kiềm thì không được gây nôn vì sẽ làm nạn nhân bị bỏng nặng và lan tỏa nhiều hơn. Đối với các trường hợp này nên chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Nếu bị ngộ độc đường hô hấp do hơi, khói, khí độc; người sơ cứu cần đeo mặt nạ phòng chống độc hoặc khẩu trang ẩm khi tiếp cận hiện trường để tránh bị nhiễm độc. Phải di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc. Bảo đảm sự không khí phổi cho nạn nhân nếu nạn nhân còn tỉnh. Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thì phải sơ cứu như các trường hợp bị bất tỉnh. Đồng thời chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế sau khi sơ cứu ban đầu.

Nếu bị ngộ độc vì chất độc xâm nhập theo đường máu do đường tiêm truyền, cần loại bỏ chất độc khỏi cơ thể nếu có thể. Phải chống choáng ngay tại chỗ cho nạn nhân bằng cách để nạn nhân trong tư thế nằm đầu thấp, nới lỏng áo, quần; bảo đảm sự thoáng khí... Nên hạn chế mọi cử động của nạn nhân để làm giảm và kéo dài thời gian xâm nhập của chất độc vào sâu trong cơ thể. Cần thu thập và xác định nguyên nhân gây ngộ độc nếu có thể. Nếu nạn nhân bị ngộ độc do độc tố từ các vết cắn, đốt, chích của các loại động vật hay côn trùng như rắn độc, chó dại, mèo dại, o­ng, rết, bò cạp... thì phải xử trí sơ cứu vết thương như các trường hợp bị động vật hay côn trùng độc hại cắn, đốt, chích. Trong tất cả các trường hợp, phải theo dõi và chuyển ngay nạn nhân đến ngay cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

Phòng ngừa ngộ độc cho người lao động

Thực tế trong thời gian qua, học sinh, sinh viên, người lao động thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây ngộ độc làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cũng như nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là sự ngộ độc hàng loạt do nhiễm độc thức ăn, thực phẩm ở các nhà ăn tập thể. Vì vậy việc phòng ngừa sự ngộ độc hàng loạt cần tuân thủ các quy chế, quy trình về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Ở những nơi đông người, cần phải treo các biển báo nguy hiểm hoặc dấu hiệu cảnh báo cho mọi người đều biết; có bảng hướng dẫn quy tắc an toàn ở những nơi dễ thấy; đồng thời phải trang bị các thiết bị bảo hộ lao động để bảo đảm an toàn cho người lao động; phải tuân thủ các hướng dẫn về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động. Đồng thời cộng đồng người dân và người lao động thường xuyên được trang bị về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động và sơ cứu ban đầu để mọi người tự bảo vệ mình và hỗ trợ, giúp đỡ người khác khi xảy ra tai nạn. Một vấn đề cần phải quan tâm là luôn luôn trang bị sẵn sàng các phương án, phương tiện phòng hộ và phương tiện cấp cứu để kip thời ứng phó khi gặp phải các tai nạn ngộ độc xảy ra, nhất là ngộ độc cấp tính hàng loạt.

Ngày 10/10/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích