Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 9 8 0 5
Số người đang truy cập
1 0
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Lại thêm một chất độc hại trong thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

E102 - chất nguy hại mang tên “màu thực phẩm”

Có vẻ như chúng ta quá quen với nhiều thứ độc hại được bày bán và sử dụng hợp pháp tại Việt Nam. Thời gian vừa qua đã rộ lên chuyện chất tạo đục DEHP và bây giờ là câu chuyện của chất phẩm màu vàng E102

Nhật Bản cấm, EU cảnh báo…

E102 là ký hiệu để chỉ chất nhuộm màu nhân tạo Tartrazine. Đây là chất bột màu vàng, tan trong nước được sử dụng làm chất tạo màu không chỉ trong ngành sơn, mực in, nhựa, da… mà còn xuất hiện trong mỹ phẩm, dược phẩm và đặc biệt là thực phẩm.

Trên thế giới, liên tiếp có những công trình nghiên cứu khoa học với độ tin cậy cao khẳng định sự độc hại của phẩm màu vàng E102 trong thực phẩm với sức khỏe người tiêu dùng. Từ năm 2003 Nhật Bản đã ra quy định cấm sử dụng phẩm màu vàng E102 với một số thực phẩm, trong đó có sản phẩm mỳ. Năm 2008, EU cảnh báo về sự nguy hại của phẩm màu vàng E102 và yêu cầu các sản phẩm có sử dụng E102 phải ghi khuyến cáo trên nhãn như sau: phẩm màu vàng E102 - có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ em.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton (Anh) đã chỉ ra: Phẩm màu vàng E102 có trong chế độ ăn sẽ làm tăng sự hiếu động thái quá và gây kém tập trung ở trẻ 3 tuổi và 8-9 tuổi. Tại Australia, một nghiên cứu khác đã đưa ra kết luận về sự thay đổi hành vi khó chịu, bồn chồn và rối loạn giấc ngủ của trẻ có liên quan đến việc sử dụng E102. Phẩm màu vàng E102 còn có nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Tại Mỹ, trong một nghiên cứu khoa học thực hiện trên chuột đực được tiêm Tartrazine, kết quả cho thấy: Số lượng tinh trùng giảm và gây nên những bất thường về hình thái của tinh trùng. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí "Dược học và độc dược" uy tín tại Mỹ đã gây bàng hoàng dư luận bởi nếu sử dụng sản phẩm có chất này, rất có thể gây hậu quả khôn lường cho con người trong tương lai. Nguy cơ xấu không chỉ tác động đến sức khỏe con trẻ mà còn có thể kéo đường đi của "tinh dịch đồ" theo chiều hướng đi xuống. Và nếu sự thật là như vậy thì rất có thể E102 đã tiếp tay để đóng sập những cánh cửa làm cha của không ít cánh mày râu.

...nhưng vẫn "lọt lưới" tại Việt Nam

            E102 không còn là câu chuyện mới về an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Tại hội thảo "Phẩm màu trong thực phẩm" do Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (Sở Y tế TP Hồ Chí Minh) tổ chức vào ngày 15-3 vừa qua, Ths. BS Huỳnh Văn Tú, Trưởng khoa Dinh dưỡng ATVSTP (Viện Y tế vệ sinh công cộng) cho biết: "Phẩm màu tổng hợp có khả năng gây ung thư, độc tính trên gen, độc tính thần kinh - gây ra chứng hiếu động thái quá ở trẻ em". Đặc biệt, thực phẩm sử dụng màu nhuộm có thể gây tác dụng không mong muốn trên hoạt động và chú ý của trẻ em.

Trong cuộc trao đổi với PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật ATVSTP (thuộc Hội Khoa học kỹ thuật ATTP Việt Nam) vào ngày 24-6 về phẩm màu vàng E102 trong mỳ ăn liền, bà Sửu cho biết: "Lâu nay trong tiêu chuẩn Việt Nam chưa cập nhật thêm các chất gây tác hại cũng chưa loại bỏ những chất được chứng minh là độc hại hay có hại cho sức khỏe cộng đồng".

Bà Phan Thị Sửu cũng nói rằng bà biết thông tin EU khuyến cáo người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm có chất này. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATVSTP hẳn không thể không biết đến sự nguy hại của phẩm màu vàng E102. Phải chăng họ đã "phớt lờ" những kiến nghị của nhiều nhà khoa học tại các cuộc hội thảo về chất nhuộm màu.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International công bố tháng 4-2011, mức tiêu thụ mỳ ăn liền tại Việt Nam đạt 5 tỷ gói mỳ vào năm 2010. Vậy câu hỏi đặt ra là Việt Nam còn chờ thêm bao nhiêu thời gian nữa sau khi đã chậm trễ hơn 8 năm so với Nhật Bản, 3 năm so với EU trong việc khuyến cáo sử dụng phẩm màu độc hại này trong thực phẩm?

Trách nhiệm vì tương lai

 
Thị trường mỳ ăn liền của Việt Nam tăng trưởng từ 15-20% mỗi năm và dự báo trong 2-3 năm tới mức tiêu thụ mỳ tại Việt Nam sẽ tăng lên… 7-8 tỷ gói. Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam đứng vào tốp đầu châu Á và là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về tiêu thụ mặt hàng này.

Mức tiêu thụ mỳ ăn liền càng tăng thì lo lắng cho sức khỏe cộng đồng càng lớn khi phẩm màu vàng E102 vẫn được sử dụng trong thực phẩm. Và không chỉ có mỳ ăn liền, hiện còn rất nhiều loại bánh kẹo, nước giải khát thực phẩm có sử dụng E102. Được biết, mới đây Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế đã có một cuộc họp bàn về chất phẩm màu E102. Cục sẽ có văn bản xin ý kiến Bộ Y tế để ban hành quy định sử dụng E102 trong thực phẩm - một quyết định muộn mằn, nhưng có còn hơn không. Một quyết định đúng đắn, kịp thời sẽ giúp người tiêu dùng, nhất là người nghèo, tầng lớp dễ bị tổn thương và luôn gặp khó khăn trong chữa trị bệnh tật sẽ không phải tốn thêm tiền mà đúng ra không phải tốn. Một quyết định đúng đắn cũng sẽ bảo vệ được sức khỏe cộng đồng và xa hơn là vì giống nòi Việt Nam. Đã đến lúc cơ quan chức năng không nên trì hoãn thêm nữa việc ra các quy định cấm hoặc hạn chế sử dụng phẩm màu vàng trong thực phẩm

Bộ Y tế phải sớm vào cuộc vụ phẩm màu vàng

PGS-TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm – Bộ Y tế, cho biết, phẩm màu vàng tổng hợp E102 được dùng trong 26 loại thực phẩm ở Việt Nam.

E102 hại thận

Ông Trần Đáng đề nghị Bộ Y tế cần sớm làm rõ thực trạng sử dụng E102 cũng như các yếu tố nguy cơ của nó với sức khỏe người tiêu dùng ở Việt Nam. PGS-TS Trần Đáng nói: Phàm hợp chất tổng hợp nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Một phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền lợi người tiêu dùng của Anh từng nói: “Chất tổng hợp không có tác dụng gì về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nó chỉ mang đến nguy cơ bệnh tật, nhất là với trẻ em, nguy cơ ung thư và mất an toàn cho nhiều bộ phận trong cơ thể”.

 
Chất tạo màu vàng tổng hợp E102 đứng thứ 102 trong danh sách đánh số của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX). Nó dễ gây dị ứng vì có nhân salicylic, một hoạt chất ăn da và thường dùng làm thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến. Ai mẫn cảm với aspirin (một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid; có tác dụng giảm đau) đều có thể bị dị ứng bởi E102. Ở Mỹ, trung bình cứ 10.000 người có một người mẫn cảm với aspirin. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Những người có cơ địa dị ứng, hay mắc bệnh hen suyễn rất dễ làm cho bệnh trầm trọng thêm nếu dùng E102.

Vì sao E102 gây ngộ độc, thưa ông?

Trong cấu trúc của E102 có nhóm azo mà phân tử của nó có nhóm chức amin, gồm hai nguyên tử ni tơ liên kết với nhau bởi một nối đôi (- N = N -). Do có nhóm azo này, khi vào cơ thể, dưới tác dụng của men vi khuẩn đường ruột, phẩm màu vàng tổng hợp E102 bị tách thành các amin thơm, có nguy cơ gây độc cao. Chúng tấn công niêm mạc dạ dày, các cơ quan chuyển hóa vận động, gây rối loạn và tổn thương các chức năng của gan, thận, và các cơ quan non khác. Cuối cùng, nó có khả năng gây ung thư. Dùng cho trẻ em, E102 dễ tạo chứng tăng động, tức là tăng tính hiếu động quá mức bình thường của trẻ. Nguy cơ này càng cao khi dùng E102 phối hợp với benzoic acid, vốn được dùng rất phổ biến để bảo quản thực phẩm

PGS-TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm – Bộ Y tế, cho biết, phẩm màu vàng tổng hợp E102 được dùng trong 26 loại thực phẩm ở Việt Nam. Nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh dục còn nhiều bàn cãi. Tuy nhiên, nguy cơ này được nêu ra từ những năm 1990. Với nữ, nó có thể làm suy giảm ham muốn và khả năng tình dục. Với nam, E102 gây ảnh hưởng đến tinh hoàn, tinh trùng, kích thước dương vật.

Bắt mắt

E102 có nhiều độc tính như thế vì sao vẫn được sử dụng? Nước Đức phát hiện E102 từ thế kỷ XIX. Sau đó đến lượt Anh quốc khi họ tạo chất màu tổng hợp từ nhựa than đá, nhóm chất màu azo. Đây là những chất không có trong tự nhiên. Các chất màu tổng hợp có ba ưu điểm cơ bản:

Một, chúng không bị tác động bởi nhiệt độ, độ acid (pH), không bị tác động của quá trình oxy hóa cũng như bởi ánh sáng mặt trời. Như vậy, chúng rất bền màu và, nhờ thế, được dùng nhiều trong công nghiệp nhuộm màu vải và tạo màu cho thực phẩm nói chung.

Hai, không những bền, màu của các chất tổng hợp này lại rất đẹp với các gam màu cơ bản trải từ vàng chanh đến vàng tươi, làm chết mắt. Phối hợp với các màu khác, các màu cơ bản ấy cho ra nhóm màu từ xanh đến da cam cũng rất đẹp. Và cuối cùng, nhóm màu tổng hợp rẻ hơn màu tự nhiên nhiều lần.

Tại Việt Nam, E102 được dùng trong lĩnh vực nào, thưa ông?

Bốn lĩnh vực gồm công nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm, và thực phẩm. Trong công nghiệp, E102 dùng để nhuộm vải, đồ nhựa, bao bì thực phẩm, sản xuất mực in, mực dấu, v.v… Trong mỹ phẩm, nó được dùng để tạo dầu gội đầu màu vàng, xà phòng màu vàng, sơn nhuộm móng tay màu vàng, và thuốc nhuộm tóc vàng. Trong lĩnh vực dược, người ta dùng E102 để tạo màu cho các viên vitamine, cho vỏ thuốc dạng con nhộng. Theo Quyết định 3742 về “Danh mục các chất gia được phép sử dụng trong thực phẩm” của Bộ Y tế, E102 còn được chính thức cho phép dùng trong 26 loại thực phẩm, trong đó có các nhóm sữa, bơ, các loại nước giải khát, hoa quả, bánh nướng, tôm nõn, và mì tôm, v.v...Đặc biệt, E102 cũng được dùng để đánh bóng màu vàng đặc trưng của thịt quay như lợn, vịt, gà quay, chó quay...

Ngày 08/07/2011
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang & Cn. Võ Thị Thu Trâm  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích