Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 8 6 1 8
Số người đang truy cập
4 2 2
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Những điều cần biết về vệ sinh an toàn thực phẩm

11 loại thực phẩm dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu chị em nên cảnh giác

Bạn có biết những thực phẩm hữu cơ nào thường chứa nhiều lượng thuốc trừ sâu nhất không? Hãy cẩn trọng khi ăn 12 thực phẩm dưới đây các chị em nhé!
1. Dâu tây

  
Được coi là một thực phẩm hữu cơ chứa đầy hóa chất. Hầu hết những người trồng dâu tây thường sử dụng methyl bromide, một loại hóa chất độc hại làm suy giảm tầng ôzôn để loại trừ các loại nấm, tuyến trùng, vi sinh vật, cỏ dại và tiêu diệt mọi sinh vật.

Methyl bromide có thể gây ra ngộ độc, làm tổn thương thần kinh và gây tác hại đến sự sinh sản. EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ) phân loại hóa chất này như là một hợp chất mang độc tính loại 1 - một phân loại dành riêng cho các chất gây chết người nhiều nhất.


2. Ớt đỏ và ớt xanh

Theo kết quả nghiên cứu, có hơn 50 hóa chất trong đó có 10 chất organophosphates khác nhau đã được sử dụng trên cây ớt chuông. Loại ớt này có chứa lượng thuốc trừ sâu trong suốt trong chu kỳ tăng trưởng của mình cũng như được sử dụng để phun khi diệt cỏ, diệt nấm...

Thông thường người trồng ớt chuông thường phun methyl bromide trước khi trồng để diệt cỏ dại và côn trùng. Ớt cũng có thể có được phun một liều Gramoxone Extra - một loại thuốc trừ sâu có độc tính cao hơn nhiều các thuốc diệt cỏ khác.

 

3. Rau bina

Để rau bina không bị các loại rệp, sâu hại bệnh và nấm mốc phá hoại, người trồng rau thường sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và thuốc diệt cỏ.

Hơn 60 phần trăm rau bina dưới thử nghiệm của FDA đều có chứa dư lượng thuốc trừ sâu bao gồm DDT, permethrin và các loại thuốc trừ sâu rất độc hại khác.

Ngoài ra, thuốc organophosphates, chlorothalonil đôi khi còn được phun trên rau bina. Đây là những chất có thể gây ung thư với cơ thể con người.

 

4. Anh đào

Anh đào tuy được coi là loại trái cây hấp dẫn nhưng lại bị nhiều loài gây hại của côn trùng tấn công. Do đó, người trồng anh đào thường phun thuốc trừ sâu để loại bỏ các loại bọ ve, sâu bướm và các bệnh nấm... ngay từ giai đoạn không hoạt động cho đến khi thu hoạch. Kết quả là, các xét nghiệm của anh đào trong nước cho thấy sự hiện diện của hơn 20 dư lượng thuốc trừ sâu khác nhau.

 

5. Đào

Giống như anh đào, đào cũng là loại quả thu hút nhiều côn trùng, nấm. Đào thường được phun các loại thuốc diệt nấm hàng tuần từ giai đoạn không hoạt động cho đến khi thu hoạch.

Do đào thường bị loại sâu đục cây tấn công dai dẳng nên thường được phun chất endosulfan - một loại thuốc trừ sâu có độc tính cao.

 

6. Cần tây

Cần tây chủ yếu sống bằng một cơ chế hấp thụ nước, hấp thụ nhiều chất độc từ đất và nước ngầm. Cần tây thường được phun nhiều organophosphate - một chất  có thể gây ung thư cho con người. Khi kiểm tra những hóa chất có trong cần tây, FDA thấy cần tây có chứa 82% lượng thuốc trừ sâu dư thừa.

7. Táo

Tuy được coi là loại trái cây phổ biến và tươi ngon trong các cửa hàng tạp hóa, nhưng để có một quả táo, chúng bị rất nhiều côn trùng, thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu hoành hành. Do đó, táo thường được phun lượng thuốc trừ sâu cao gấp 10 lần trong chu kỳ tăng trưởng của mình. Kết quả là, hơn 40 loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm đã được sử dụng trên trái táo.

 

8. Lê

Trong quá trình phát triển, lê thường bị sâu, bọ quấy rầy. Do đó, nó cũng được phun nhiều thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại và bệnh tật. Được biết, hơn 50 hóa chất, bao gồm một số chất organophosphates đã được kiểm chứng là được sử dụng trên cây lê.

 

9. Nho

Cũng như dâu tây, methyl bromide cũng được phun trên nho - một loại hóa chất có thể làm suy giảm tầng ôzôn. Hơn 60% nho khô nhập khẩu cũng được thử nghiệm dương tính với lượng thuốc trừ sâu dư thừa.

10. Mâm xôi

Quả mâm xôi thường được phun một số thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm để diệt sâu bệnh. Nó cũng có chứa lượng phân bón tổng hợp nhiều để quả phát triển lớn hơn. Những mẫu thử nghiệm trên quả mâm xôi của FDA cho thấy có đến 9 loại thuốc trừ sâu khác nhau. Do đó, bạn phải cẩn trọng khi lựa chọn quả mâm xôi cho trẻ em ăn nhé.

 

11. Khoai tây

Một tháng hoặc lâu hơn, các loại thuốc diệt cỏ sẽ được áp dụng lần đầu tiên khi những cây khoai tây đủ cứng để phát triển. Chưa hết, để kiểm soát bệnh rụng lá trước khi thu hoạch, cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil. Với chu kỳ tăng trưởng này, không ngạc nhiên khi một phần lớn khoai tây được xét nghiệm dương tính với dư lượng thuốc trừ sâu nhiều.

 
Kinh hoàng tẩy trắng cua đồng thành đặc sản

Lại thêm một loại bột nữa của Trung Quốc có thể biến cua đồng thành cua sông đặc sản chỉ trong 20 phút. Nạn dịch đang tràn lan ở Trung Quốc này không biết đã "chạy" sang Việt Nam chưa? VTC cho biết những ngày này, tại nhiều tỉnh thành Trung Quốc đang vào vụ thu hoạch cua sông, một loại thủy sản rất được ưa chuộng và có giá khá cao bởi cả năm chỉ vào mùa thu, loài cua sông này mới béo và ngon nhất.

Tuy nhiên, các phóng viên Trung Quốc đã phát hiện "công nghệ" tẩy trắng cua đồng thành cua sông và những người tiêu dùng ăn phải loại cua này sẽ chịu tác động tiêu cực tới sức khỏe. Không gặp khó khăn gì để phóng viên Trung Quốc tiếp cận với những người buôn bán cua và hỏi họ về công nghệ "chế biến" cua sông.

           Một chủ buôn cua khẳng địnhcó đi khắp các chợ thủy sản cũng chỉ mua được cua đồng bị tẩy trắng bởi cua sông vừa hiếm, giá cả đầu vào lại cao nên lời lãi không bao nhiêu. Nhưng chỉ cần bỏ ít tiền mua bột tẩy, lượng cua đồng, cua ao gom về, sau khi qua xử lý lập tức biến thành cua sông và theo đó, giá bán sẽ tăng gấp đôi, gấp ba mà có lúc vẫn thiếu hàng để bán.

Cua đồng và cua sông ở Trung Quốc có trọng lượng xấp xỉ như nhau. Tuy nhiên cua sông yếm trắng, mai xanh trong khi cua đồng yếm vàng đất và có những đốm đen, mai nhiều rêu, giá rẻ chưa bằng một nửa giá cua sông. Mặt khác, do cua sông khá khan hiếm nên người mua cũng không kén đều con, to nhỏ đều được.

Cua đồng yếm vàng trước khi được tẩy trắng bằng hóa chất.

            Một người chuyên làm nghề buôn cua và bỏ mối cho các nhà hàng, khách sạn tại Trung Quốc đã “thí nghiệm” công nghệ này. Với một muỗng bột trắng được khuấy đều trong chậu nước, sau đó thả  cua đồng vào và cho vòi vào sục không khí. Mùi hăng hắc từ chậu nước bốc lên rất khó chịu. Những chú cua khi bị thả vào đều cố gắng vùng vẫy do bị kích thích, nhưng chỉ một lát chúng trở nên đờ đẫn.

Những vết đen, vàng ố dưới yếm cua hoàn toàn biến mất, vết rong rêu trên mai cua đồng cũng không còn. Lúc này, con cua đồng nhìn không khác gì cua sông, chỉ có điều ai để ý kỹ thì thấy chúng “lờ đờ” hơn. Sau khi được tẩy trắng, cua được vớt ra một chiếc rổ và dội qua nước lã cho hết mùi hóa chất

Do tác dụng của thuốc tẩy trắng rất mạnh nên những con cua đã tẩy không thể sống qua ngày hôm đó. Chính vì vậy, những người bán cua ở chợ Hạ Quan, Nam Kinh chỉ tẩy cua khi có đơn đặt hàng với số lượng lớn bởi nếu để lâu cua chết là lỗ vốn. Khi có đơn đặt hàng, chỉ mất khoảng 20 phút là các chủ sạp này đã "hô biến" cua đồng thành cua sông.

Biến thành cua sông đặc sản.

            Khi phóng viên hỏi về tem chống hàng giả, vẫn được dán lên sản phẩm cua sông chính hiệu trước khi bán ra thị trường, chị chủ hàng cười và vào trong quầy lấy ra cả nắm, sau đó dán lên càng những con cua vừa tẩy. Theo chị chủ hàng, những chiếc tem chống hàng giả này là tem thật, nhiều nhà hàng sau khi mua cua sông “xịn” về lột tem để riêng và bán lại cho các đầu mối cung cấp cua. Chính vì vậy, người tiêu dùng sẽ khó có thể phát hiện ra mình vừa bị móc túi, vừa ăn phải “cua bẩn”.

Theo một chuyên gia trong ngành thủy sản Trung Quốc, thứ bột tẩy trắng cua đồng mà các tiểu thương sử dụng là loại hóa chất công nghiệp mà khá nhiều người dùng để rửa, tẩy trắng tôm. Tuy nhiên so với thứ bột dùng rửa tôm hùm non, loại tôm hùm gây chứng tan cơ hoành ở người ăn vốn gây xôn xao dư luận thời gian qua thì bột tẩy cua này còn độc hại hơn nhiều.

Trung Quốc phát hiện gừng tươi bảo quản bằng lưu huỳnh

Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm, rau quả có dư lượng lưu huỳnh, người tiêu dùng (NTD) có thể mắc các chứng viêm kết mạc, viêm da gây ngứa, nặng hơn sẽ dẫn tới suy thận...

Trong khi NTD Trung Quốc chưa hết xôn xao về vụ ăn tôm hùm non bị mắc chứng tan cơ hoành trước đó thì Tân Hoa Xã ngày 29/9 đưa tin, những ngày qua các lực lượng chức năng thành phố Tây An (thủ phủ tỉnh Thiểm Tây) đã phát hiện rất nhiều tiểu thương dùng lưu huỳnh để bảo quản gừng tươi.

Ngày 27/9, đoàn kiểm tra VSATTP Tây An kiểm tra khu chợ nông sản khá lớn ở thành phố này và phát hiện  gừng được bày bán tại các chọ có màu sáng rất bắt mắt trong khi số gừng đựng trong bao bì cất bên trong màu thẫm hơn. Khi được phóng viên hỏi, một chủ sạp không ngần ngại thừa nhận: gừng sáng bóng bắt mắt là đã được sấy qua lưu huỳnh.

Lực lượng chức năng tạm giữ số gừng tươi được bảo quản bằng lưu huỳnh

            Bước vào khu vực các sạp bán gừng tươi, mùi lưu huỳnh bốc lên nồng nặc. Lần theo nơi phát ra mùi lạ, đoàn kiểm tra phát hiện và thu giữ khá nhiều tải gừng được bảo quản bằng lưu huỳnh.

Trong khi đoàn tiến hành kiểm tra, lập biên bản quầy hàng vi phạm VSATTP, các hộ kinh doanh gừng khác lập tức thu dọn số gừng bày trên sạp hàng đem cất. Trong đợt kiểm tra sáng 27/9, lực lượng chức năng địa phương đã thu giữ hơn 200 kg gừng tươi dùng lưu huỳnh bảo quản.

Đi một vòng các chợ nông sản, trung tâm giao dịch nông sản trong thành phố Tây An, phóng viên đều bắt gặp các loại gừng được bảo quản bằng lưu huỳnh được bày bán. Một người chuyên làm nghề buôn gừng cho biết, có khoảng 60% số gừng trên thị trường Thiểm Tây hiện nay được thương lái dùng lưu huỳnh để cất giữ.

 
  
Gừng qua bảo quản lưu huỳnh có màu vàng sáng,
không lẫn đất cát và “xỉn”
như gừng tự nhiên.
Theo đó, gừng tươi sau khi được thu hoạch nếu để lâu thường hay bị mất màu, thối hỏng hoặc nấm mốc xâm nhập, vừa bị hao vừa mất giá nên các tiểu thương đã bảo quản bằng cách sử dụng lưu huỳnh sấy qua. Biện pháp này giúp cho củ gừng có màu vàng tươi, sáng và khá bắt mắt. Giá cả loại gừng này vì thế khá cao, sản phẩm lại được nhiều người ưa chuộng vì màu sắc đẹp. Gừng bảo quản bằng lưu huỳnh thường có màu vàng sáng, mùi khá nồng và có vị lạ. Dùng ngón tay day nhẹ củ gừng, lớp vỏ mỏng bên ngoài rất dễ bong tróc, bẻ đôi củ gừng, màu sắc giữa bên trong lõi và bên ngoài khác nhau rõ rệt. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, chênh lệch giá cả giữa gừng tự nhiên và gừng bảo quản lưu huỳnh vào khoảng 0,4 nhân dân tệ/kg. Như vậy, mỗi một tấn gừng chênh lệch giá cả vào khoảng 400 tệ (gần 1,2 triệu đồng/tấn) trong khi thương lái chỉ cần bỏ ra 3 đến 4 tệ mua lưu huỳnh.

Theo các chuyên gia y tế Trung Quốc, dư lượng lưu huỳnh có trong thực phẩm và rau quả sẽ gây ra những phản ứng hoa học khi ăn vào cơ thể và dễ tạo thành những kích thích đối với dạ dày. Nếu sử dụng thực phẩm có bảo quản bằng lưu huỳnh công nghiệp sẽ tạo ra những tổn thương cho hệ thống thần kinh dẫn đến các hiện tượng váng đầu, chóng mặt, hoa mắt, toàn thân mệt mỏi.

Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm, rau quả có dư lượng lưu huỳnh có thể mắc các chứng viêm kết mạc, viêm da gây ngứa, nặng hơn sẽ dẫn tới suy thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng khi mua gừng nên thận trọng, có thể phân biệt gừng tự nhiên và gừng bảo quản lưu huỳnh qua màu sắc, mùi vị.

4 loại củ quả không nên ăn vỏ

Có những loại quả nên ăn cả vỏ để nhận đủ chất dinh dưỡng của nó, nhưng với những loại rau củ quả dưới đây, nếu ăn cả vỏ có thể sẽ gây bệnh.

Khoai lang

Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Khoai tây

Chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc, tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài ăn nhiều vỏ khoai tây khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không ăn.

Củ mã thầy

Vỏ mã thầy tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch.

Quả hồng

Không nên ăn hồng khi chưa chín hẳn. Khi ăn nên gọt vỏ thật sạch, vì chất tannin trong vỏ hồng sẽ gây hại cho dạ dày.

Đậu phụ càng vàng, càng có nhiều thạch cao

Một số bạn đọc hỏi, ăn đậu phụ có cho thêm thạch cao chế biến có ảnh hưởng đến sức khoẻ không? Các chuyên gia phân tích trường hợp này thế nào?

Tăng 40% kết tủa

Theo PGS.TS Vũ Minh Đức, khoa Vật liệu, Đại học Xây dựng Hà Nội, quy trình làm đậu cần theo các bước như đậu tương xay nhỏ và ủ, sau đó nấu để nổi cái lên trên bề mặt, vớt cái cho ra khuôn ép nước cho thành bánh đậu. Trong quá trình đó, để tăng hiệu suất nổi cái nhiều giúp sản lượng bánh đậu được nhiều hơn, không ít cơ sở sản xuất đậu phụ đã pha thêm thạch cao vào.

Thạch cao trong vật liệu xây dựng có công thức là CaSO4.2H2O có tác dụng đóng rắn nhanh, dễ keo tụ. Khi cho chất này vào nồi nấu đậu, thạch cao sẽ tác động với các chất có trong đậu giúp váng đậu nổi lên nhanh và nhiều hơn.

 

Để giúp sản lượng bánh đậu được nhiều hơn, nhiều cơ sở sản xuất đậu phụ đã
pha thêm thạch cao vào.

            Theo PGS.TS Vũ Minh Đức, một số công trình nghiên cứu cho thấy: hiệu suất khi cho thêm thạch cao vào nồi nước đậu sẽ giúp người sản xuất đậu tăng được khoảng 40% váng đậu, đồng thời họ cũng sẽ thu hồi được khoảng 70 - 80% váng kết tủa để làm đậu.

Trong khi không cho thạch cao, họ chỉ lấy được khoảng 30 - 40% váng đậu. Ngoài ra, việc sử dụng thạch cao trong quá trình kết tủa váng còn khiến cho các váng lấy được sẽ có kích thước hạt lớn hơn, giúp cho quá trình sản xuất đậu phụ hay tào phớ đóng bánh nhanh và dễ dàng hơn.

Bất lợi cho hệ tiêu hóa

PGS.TS Vũ Minh Đức phân tích, thạch cao làm đậu cũng chính là thạch cao đã nung có 1,5% phân tử nước. Loại thạch cao này  được sử dụng làm tường, đúc thành các thiết bị vệ sinh hay phấn viết bảng. "Do thạch cao là môi trường axit nên giúp đậu lắng nhiều hơn, tuy nhiên khi ra môi trường sẽ nhanh bị oxy hóa khiến đậu không ngon, thậm chí cứng và đổi màu trắng sang màu vàng nhanh chóng. Vì thế, khi mua nên chọn đậu phụ mềm, có màu trắng. Đậu phụ có màu càng vàng càng dễ có nhiều thạch cao", PGS Minh Đức cho hay.

Bột thạch cao là dạng chất độn không tiêu được, sẽ gây những ảnh hưởng
bất lợi hệ tiêu hóa.

              PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng khẳng định, thạch cao chỉ là một chất độn, không có tác dụng gì về mặt dinh dưỡng, mà ngược lại việc sử dụng thạch cao thậm chí còn làm cho bìa đậu bị cứng, cầm vào không mềm và dẻo tay như đậu sản xuất theo quy trình thủ công truyền thống. Bột thạch cao là dạng chất độn không tiêu được, do đó sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi cho hệ tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, PGS Minh Đức khuyến cáo: "Các cơ sở sản xuất đậu chủ yếu làm thủ công vì thế chủ yếu chỉ ước lượng chứ không có một công thức nhất  định. Việc lạm dụng thạch cao để làm đậu phụ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Cụ thể, thạch cao là chất lắng và có khối lượng nặng nên sẽ khó tiêu hóa trong đường ruột. Chúng sẽ tạo nên cặn canxi trong thành ruột và thận, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận...".

Các chuyên gia cho biết, có  thể thay thế cách dùng thạch cao làm đậu phụ bằng nước chua. Nước chua này chính là nước làm đậu được ủ 1 - 2 hôm cho có men chua. Loại nước này không hề độc mà vẫn đảm bảo được lượng váng đậu nổi lên nhiều. Sau khi cho nước chua vào, nồi nước sẽ có váng phía trên, lúc này người sản xuất chỉ cần hớt váng là được.

 

 

Ngày 06/04/2011
Ths. Bs. Huỳnh Hồng Quang, CN. Nguyễn Đức Giang và CN. Võ Thị Thu Trâm
(Tổng hợp từ các nguồn tài liệu)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích