Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Finance & Retail An toàn thực phẩm & hóa chất
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thuốc & Hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 2 1 6 1
Số người đang truy cập
3 2 1
 An toàn thực phẩm & hóa chất An toàn vệ sinh thực phẩm
Chọn thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe.
10 điều cần biết để phòng ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là một vấn đề thời sự trong thời gia qua. Ngoài cá nhân, các tập thể với nhiều người bị ngộ độc cũng đã xảy ra do vấn đề ăn uống không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy cần biết 10 điều cơ bản để phòng ngộ độc thức ăn cho cá nhân và cả tập thể.

 

Ngộ độc thức ăn do nhiều yếu tố gây nên. Nếu bảo đảm được các yêu cầu cần thiết thì có thể đề phòng được sự ngộ độc như những người làm công việc có liên quan đến lương thực, thực phẩm phải có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và thực hiện tốt các điều lệ vệ sinh; các cơ sở phục vụ như nơi dự trữ thực phẩm, nhà bếp, nhà ăn, nhà hàng, quán ăn, dụng cụ chế biến, đồ dùng ăn uống... phải theo đúng các điều quy định về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là thực hiện đúng nề nếp, chế độ quy định về công tác kiểm tra thực phẩm của các cơ quan có trách nhiệm.

Đối với mỗi gia đình cũng như từng cộng đồng tập thể, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện đầy đủ 10 điều cơ bản trong chế biến, sử dụng lương thực, thực phẩm để đề phòng ngộ độc thức ăn.

1. Chọn thức ăn an toàn

Nhiều loại lương thực, thực phẩm như rau quả chỉ có giá trị dinh dưỡng khi ăn ở trạng thái tươi, còn các loại thực phẩm khác đều phải được chế biến mới bảo đảm an toàn. Các loại thức ăn sống như xà lách, rau thơm... phải rửa thật kỹ dưới vòi nước. Nên nhớ rằng dùng nước pha muối loãng không có tác dụng diệt vi khuẩn và trứng các loại giun sán.

2. Cần nấu kỹ thức ăn

Nhiều thực phẩm sống như cá, thịt, gia cầm, sữa... khi nấu chưa chín thường còn mang các loại vi sinh vật có thể gây bệnh. Nếu nấu nướng kỹ sẽ diệt được mầm gây bệnh và cần lưu ý rằng nhiệt độ đun nấu để diệt được mầm bệnh phải đạt đến ít nhất là 70oC. Trường hợp thịt đã nấu chín nhưng vẫn còn sống ở những phần gần xương thì phải đun lại cho chín. Những loại thịt, cá, gia cầm... dự trữ đông lạnh thì phải làm rả đông hoàn toàn trước khi nấu nướng. Không nên ăn thịt, tôm, cá... còn sống, chưa được nấu chín kỹ.

3. Ăn ngay thức ăn sau khi nấu

Khi ăn thức ăn đã được nấu chín nhưng để nguội ở nhiệt độ bình thường ở trong nhà ăn hoặc phòng ăn, vi khuẩn bắt đầu có thể phát triển. Nếu để thời gian càng lâu càng nguy hiểm. Vì vậy nên ăn ngay sau khi thức ăn vừa mới nấu xong.
 

4. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín

Khi chế biến thức ăn cần phải chuẩn bị thực phẩm có sẵn trước và nên ăn ngay sau khi được nấu nướng xong hoặc muốn bảo quản thức ăn bảo đảm an toàn vệ sinh cần phải để thức ăn ở nhiệt độ dưới 10oC và không được giữ lâu quá 4 giờ. Đối trẻ em, nên quan tâm vấn đề cho trẻ ăn ngay sau khi thức ăn vừa được nấu, chế biến xong. Nếu cần thiết phải bảo quản thức ăn trong tủ lạnh thì phải chờ cho thức ăn đã nguội hẳn mới đưa vào tủ lạnh.

5. Nấu lại kỹ thức ăn trước khi ăn

Đối với những thức ăn chưa ăn hết hoặc những thức ăn muốn để lại dùng cho bữa ăn sau thì trước khi ăn cần phải đun nấu lại kỹ. Đây là một biện pháp tốt nhất để đề phòng ngộ độc thức ăn vì vi sinh vật có thể phát triển trong quá trình bảo quản. Đun nấu lại, đun nấu kỹ có nghĩa là phải đun sôi, trong điều kiện này tất cả các phần của thức ăn phải đạt được nhiệt độ ít nhất là 70oC để có thể diệt được mầm bệnh.

6. Tránh không để lẫn lộn thức ăn chín và sống

Thức ăn đã nấu chín cũng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn dù nó chỉ cần tiếp xúc, chạm nhẹ vào thức ăn sống. Sự nhiễm bẩn có thể xảy ra khi để lẫn lộn thịt cá chưa nấu chín với thức ăn đã nấu chín xong. Có khi dùng dao đã cắt thực phẩm sống, sau đó lại dùng chính con dao này cắt lại thực phẩm đã nấu chín cũng có thể gây nhiễm bẩn thức ăn chín. Như vậy, một động tác rất nhỏ nếu không chú ý sẽ giúp cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng trên thực phẩm đã nấu chín.
 

7. Rửa tay nhiều lần

Cần rửa tay thật kỹ trước khi chế biến, nấu nướng thức ăn hoặc sau mỗi lần tạm ngừng công việc cho việc sinh hoạt khác, đặc biệt là sau khi thay quần áo hoặc sau khi đi tiểu tiện, đại tiện. Sau khi chặt, cắt hay rửa các thực phẩm sống như thịt, cá... cần phải rửa tay thật kỹ trước khi chế biến những thức ăn khác. Nếu tay bị nhiễm trùng như có mụn nhọt, phải băng kỹ vết thương, mang găng tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm để chế biến, nấu nướng.

Nên chú ý là các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chim, gà, đặc biệt là loài rùa và ba ba... thường là những động vật mang mầm bệnh có thể lan truyền qua bàn tay chế biến, nấu nướng để xâm nhập vào thức ăn.

8. Giữ gìn bếp nấu ăn thật sạch sẽ

Do các loại thực phẩm chế biến thức ăn hàng ngày rất dễ bị nhiễm bẩn nên bất kỳ đồ dùng nào sử dụng để đựng các loại thực phẩm phải được rửa thật sạch. Cần nhớ rằng bất kỳ chỗ nào ở trong khu vực bếp nấu thức ăn cũng có thể là nơi trú ẩn của các loại mầm bệnh. Vì vậy phải giữ gìn bếp nấu ăn luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo.

9. Bảo quản thức ăn, diệt chuột, ruồi, gián, kiến và các động vật khác

Các loại động vật như chuột, ruồi, gián, kiến... thường mang nhiều vi khuẩn gây bệnh và chúng là nguyên nhân gây nên những bệnh tật do vấn đề ăn uống. Cách bảo quản tốt nhất là để thức ăn trong chạn, thùng, hòm có cửa, nắp đậy kín và chắc chắn.

10. Dùng nguồn nước sạch

Chỉ nên dùng nguồn nước sạch để chế biến, đun nấu thức ăn và nước uống. Nếu nghi ngờ nguồn nước không bảo đảm, cần phải xử lý bằng cách đánh phèn, để lắng, lọc hoặc đun cho nước thật sôi trước khi chế biến, nấu ăn và làm nước đá bằng tủ lạnh để uống. Đặc biệt phải thận trọng khi sử dụng nước nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Nếu dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn và ô nhiễm để rửa rau sống, bát, chén, đũa, muỗng, cốc uống nước... cũng sẽ là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh về đường tiêu hóa.

Nước dùng làm nước đá sử dụng trong các cửa hàng ăn uống, giải khát thường không sạch; vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các loại mầm bệnh khác vẫn có khả năng tồn tại trong nước đá. Vì vậy, nên hạn chế thói quen, tập quán uống nước đá không bảo đảm vệ sinh ở các cửa hàng ăn uống, giải khát; đặc biệt là các quán hàng đường phố.

Ngày 29/10/2010
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích