Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Finance & Retail Góc thư giản
Thế giới đó đây
Góc nhìn văn hóa
Cười 24h
Góc thơ

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 5 1 2 2
Số người đang truy cập
9 6 2
 Góc thư giản Thế giới đó đây
Tết Chol Chnam Thmay-Lễ hội mừng năm mới của dân tộc Khmer

Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng và có phong tục tập quán riêng. Trong những ngày qua từ 13/4 đến 15/4 năm 2015, nếu không theo dõi ít người biết được rằng đó là ngày lễ cổ truyền hàng năm của đồng bào Khmer-một trong những nét đẹp văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam mà chúng ta cần tìm hiểu.

Theo Wikipedia Chol Chnam Thmay là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng, tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.

Người Khmer Nam Bộ là cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc nhóm Môn-Khmer hiện có khoảng 1,3 triệu dân, sống tập trung nhất là ở 20 huyện, thị của 9 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ; một số ít ở thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Lễ tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của người Khmer là một trong ba lễ hội lớn sau lễ Sen Đolta, Oc Om Boc.Chol Chnam Thmay(hoặcChaul Chnam Thmay) là lễ hộimừng năm mớitheo lịch cổ truyền của dân tộcKhmer. Lễ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới”, (còn gọi là lễ chịu tuổi), là lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khmer. Tết được diễn ra trong 3 ngày từ 14 đến 16 tháng 4 dương lịch (tức đầu tháng Chét của người Khmer), đây là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở Nam bộ. Người ta chọntháng này vì từ trướcnay, đây là khoảng thời gian rảnh rỗi, sau khi thu hoạch lúa, hoa màu xong. Trước đây, người ta chỉ làm hoa màu trong mùa mưa, còn mùa nắng thì ít làm nên là mùa rảnh rỗi, cho nên mới chọn lấy tháng này.Giai đoạn này trời đất giao hòa, cỏ cây trở nên tươi tốt đầy sức sống.Sự đâm chồi nảy lộc của cỏ cây được người Khmer quan niệm như là sự khởi đầu của một năm mới, gọi là Chôl Chnăm Thmây.Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết củaCampuchia,Lào,Thái Lan,Myanma,Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính làPhật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.
 

Thời gian và phong tục

Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch), kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau. Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôl sangkran Chmây), Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf), Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk), Nếu năm nhuận cũng có tên là: wonbơf. Trong các này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui.Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống th­ường nhật. Gia đình nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Trước đây người ta giã gạo, chà gạo sẵn, làm bánh. Ngày nay họ chuẩn bị gạo đầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau... tất cả đều sẵn sàng. Mọi công việc thường ngày đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do. Người người hào hứng chăm lo cho ngày tết. Sửa sang nhà cửa, chuồng trâu chuồng bò đều phải đầy rơm đầy rạ.

Đêm giao thừa của người Khmer được tính theo mặt trời đi. Tức là theo giờ phút đã định sẳn mà người Hora Cha (người thiên văn) bói toán cách tính theo hướng của mặt trời đi theo đường thẳng, ngay một giờ nào đó. Giờ chấm dứt mùa này sang mùa mới, như là mùa hạn sang mùa hạ thì cái đó ngay mặt trời đi thẳng, tức là ngay ngày đó, khoảng 13 hoặc 14, nhưng có giờ giấc đoàng hoàng. Thí dụ như năm nay, vào năm mới bắt đầu từ 14h2’, vậy thì người ta lấy lúc 14h2’ đó, ngày đó là ngày người ta mới ở tại chùa tổ chức đánh cồng, đánh trống, xong rồi mới mời, đưa rước đức phật, tượng phật và Moha Songkran xung quanh chánh điện vào giờ đó.Nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước Têvôđa mới. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành.

Nội dung và hình thức

Ngày thứ nhất làm lễ rước đại lịch.Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa. Vào giờ tốt đã được chọn, bất kể sáng hay chiều (thường là vào 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều).Mọi người mang theo lễ vật: nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước Đại lịch. Nghi thức đưa hình ảnh phật hoặc là đầu của ông Moha Prum, nếu không có thì có thể lấy MohaSangkran, tức là lịchđặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu rồi đưa đi xung quanh chánh điện 3 vòng, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay khôngxong rồi mới vào trong chánh điện rồi mới làm lễ phật, thọ giới rồi tụng kinh.Sau đó, tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới.Những người không kịp đến chùa để rước Đại Lịch cùng mọi người có thể đến đây để nghe ông lục thuyết pháp, cúng giường năm mới.Người Khmer gọi những người đàn ông này là Acha. Họ có nhiệm vụ là nhận tiền đặt vào bát này và đọc kinh cầu an cho bà con thay cho các sư. Acha phải là người am hiểu lịch sử, thuộc nhiều kinh Phật và được dân làng tín nhiệm.Bánh, kẹo đặt trên các khay gọi là lộc đầu năm. Sau khi cúng dường cho sư thì mọi người cũng được vị Acha cho lộc, hy vọng năm mới sẽ nhận được thật nhiều may mắn…
 

Ngày thứ hai làm lễ dâng cơm và đắp núi cát.Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị sư; sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa.Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa.Tại khu lăng mộ trước chùa Bốn mặt, người dânquỳ gối cùng cầm vào một sợi chỉ, miệng tụng niệm theo nhà sư.  Người Khmer quan niệm, sợi chỉ này sẽ là vật kết nối linh thiêng giữa hai thế giới người sống và người khuất mày khuất mặt.Nghi thức này gọi là Thanh minh để tưởng nhớ người đã mất.Chỉ cần nhìn vào những ngôi mộ, người Khmer có thể biết được hoàn cảnh của từng gia đình.Nhà có điều kiện thì xây những ngôi mộ được rào chắn cẩn thận (mộ riêng).Còn với những gia đình khó khăn hơn, họ sẽ cùng nhau xây mộ chung cho người đã mất, rất nhiều hài cốt được đặt ở những ngôi mộ không có rào chắn này. Có một điểm chung là mộ của người Khmer đều được đặt tại chùa để các sư có thể thường xuyên cầu siêu cho người đã khuất. Nghi thức thuyết pháp, tụng kinh và cúng dường sẽ diễn ra liên tục trong 3 ngày Tết.Buổi chiều, tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ. Tục này có dẫn chứng theo tích lâu đời biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người.Núi cát là tượng trưng cho vũ trụ và núi thứ chín ở giữa là trung tâm của thế giới. Tiếp theo là phần lễ quy y cho núi, đến ngày hôm sau thì làm lễ xuất thể. Tất cả các nghi lễ này đến ngày nay được gìn giữ gọi là Anisong Puôn Phnom khsach, nghĩa là “Phúc duyên đắp núi cát”.Đây là một tập tục lưu truyền theo sự tích về một người làm nghề săn bắn từ lúc trẻ đến già đã giết rất nhiều loài thú. Ông được một nhà sư hướng dẫn tích phước bằng cách đắp núi cát, về già ông luôn ám ảnh bởi những loài thú mà ông đã săn bắn, chúng lúc nào cũng đòi mạng ông, nhưng nhờ tích phước từ việc đắp núi cát nên ông tỉnh táo bảo các loài chim muông hãy đi đến hết những hạt cát mà ông đã đắp, sau đó hãy đòi nợ ông. Nhưng do ông đã đắp quá nhiều núi cát nên các loài thú không tài nào đi hết, nên bọn chúng kéo nhau đi và từ đó ông thợ săn già cố gắng tích đức cho đến một ngày ông về với cõi Phật.
 

Ngày thứ ba làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào buổi sáng dâng cơm sáng cho các sư, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật. Biết ơn thương nhớ Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự như ý. Sau đó tắm cho các vị sư sãi cao niên.Sau lễ tại chùa, mọi người rước các nhà sư tới nghĩa trang, để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố.Sau đó ai về nhà nấy, làm lễ tắm tượng Phật tại nhà mình, dâng cỗ chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ.
 

Nét đẹp văn hóa

Cũng như ngày Tết Nguyên đán diễn ra vào 30 tháng chạp và 1 tháng giêng hàng năm, Tết Chôl Chnăm Thmây mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi với hy vọng sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chôl Chnăm Thmây còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. Hiểu biết ngày Tết cổ truyền của người Khmer góp phần tăng thêm bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng của cộng đồng các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc dưới mái nhà chung của Việt Nam đời đời bền vững.

Ngày 17/04/2015
Phương Mai
(Theo Wikipedia và lịch sử các dân tộc Việt Nam)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích