Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 6 6 0 8
Số người đang truy cập
9 3 7
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á năm 2015

 
10 quốc gia thành viên của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations_SEAN) thành lập trung tâm quyền lực kinh tế. Tuy nhiên, những quốc gia này cũng có những gánh nặng về nghèo đói và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical diseases_NTDs).

Những thông tin quan trọng (key facts)

             Hiện nay, có gần 200 triệu người sống ở mức nghèo đói tại các quốc gia trong khối ASEAN, hầu hết những người nghèo này tập trung chủ yếu ở những quốc gia có thu nhập trung bình thấp hoặc thấp gồm Indonesia, Philippine, Myanmar, Việt Nam, Campuchia và nhiều người trong số họ bị ảnh hưởng ít nhất một bệnh nhiệt đới bị lãng quên.

Song, các bệnh NTDs phổ biến ngay cả ở những quốc gia ASEAN có mức thu nhập trên mức trung bình chẳng hạn như Malaysia và Thái Lan, đặc biệt ở những người dân bản địa. Có 3 bệnh nhiễm giun sán đường ruột chính là những bệnh NTDs phổ biến nhất. Mỗi giun sán liên quan đến khoảng 100 triệu người nhiễm trong khu vực. Ngoài ra, có hơn 10 triệu người bị nhiễm sán đường ruột hoặc sán lá gan, cũng như bệnh sán máng và giun chỉ bạch huyết. Nhiễm sinh vật đơn bào đường ruột rất phổ biến, trong khi bệnh Leishmaniasis đã xuất hiện ở Thái Lan và sốt rét lan truyền từ động vật sang người Plasmodium knowlesi - nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng ở Malaysia. Bệnh Melioidosis hay bệnh dòi đã nổi lên như một bệnh NTDs vi khuẩn quan trọng, vì đã nhiễm rickettsial và leptospirosis. Bệnh phong, bệnh cóc ghẻ và bệnh đau mắt hột vẫn lưu hành ở những khu vực trọng điểm trong của ASEAN.

Hằng năm, có gần 70 triệu ca sốt xuất huyết Dengue (SXHD) xảy ra ở các quốc gia trong khối ASEAN, như vậy hiện nay nhiễm arbovirus này là một trong những bệnh NTDs phổ biến nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế trong khu vực. Số trường hợp nhiễm Arbovirus khác và nhiễm virus lan truyền từ động vật sang người cũng đã xuất hiện, bao gồm bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB); nhiễm virus do ve truyền; nhiễm virus Nipah - một bệnh lan truyền từ động vật sang người có mặt ở dơi quả và nhiễm Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng. Hiện có nhiều nhu cầu cấp thiết để mở rộng các hoạt động giám sát tại các quốc gia ASEAN, cũng như đảm bảo điều trị thuốc hàng loạt được cung cấp cho những cộng đồng có nguy cơ nhiễm sán lá và giun sán đường ruột, bệnh giun chỉ bạch huyết, đau mắt hột và bệnh ghẻ cóc.
 

Một mạng lưới ASEAN về cải tiến thuốc, phương tiện chẩn đoán, vaccine và y học cổ truyền (ASEAN Network for Drugs, Diagnostics, Vaccines, and Traditional Medicines Innovation) cung cấp một khung chính sách cho phát triển các công cụ loại trừ và kiểm soát mới. Cùng với các trường đại học và viện nghiên cứu lớn, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) và các văn phòng khu vực. Những tổ chức này có thể thực hiện những cải tiến y tế cộng đồng quan trọng thông qua kiểm soát và loại trừ NTDs vào thập kỷ đến.
 
 

Giới thiệu

ASEAN được thành lập vào năm 1967 để thúc đẩy phát triển kinh tế và văn hóa, thương mại, nông nghiệp, công nghiệp và hợp tác khoa học; thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Ngày nay, có 10 quốc gia thành viên ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với dân số gần 636 triệu người, chiếm 10% dân số toàn cầu. Trong khối ASEAN, quốc gia có dân số đông nhất là Indonesia (hơn 250 triệu người), tiếp theo là Philippines (107 triệu người) và Việt Nam (93 triệu người).


Hình 1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)


Bảng 1. Các quốc gia trong khối ASEAN

Các quốc gia trong khối ASEAN đã trải qua tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong những năm gần đây. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization of Economic Cooperation and Development_OECD), 6 nền kinh tế chính trong khối ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng từ 4,6% đến 7,1% kể từ năm 2011 và như dự báo trong năm 2015. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những năm qua cũng đã để tạo ra một nhóm dân cư bị thiệt thòi về kinh tế. Nhìn chung, có gần 200 triệu người ở các quốc gia ASEAN hoặc xấp xỉ 30% dân số sống ở mức nghèo đói cùng cực, nghĩa là những người này có mức thu nhập ít hơn 2 đô la Mỹ /ngày hoặc dưới chuẩn nghèo đói của từng quốc gia. IndonesiaPhilippines là hai quốc gia chiếm ¾ số người nghèo ở khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, ngay cả các quốc gia có mức thu nhập trung bình như Malaysia và Thái Lan cũng có hàng trăm nghìn người có kinh tế khó khăn. Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên NTDs hầu hết ảnh hưởng đến những người sống trong nghèo đói. Những bệnh này cũng được biết đến là những bệnh thúc đẩy nghèo đói hơn bởi vì những bệnh này ảnh hưởng mãn tính và làm suy nhược cơ thể. Trong đó, có một tỷ lệ đáng kể trong số 200 triệu người nghèo ở khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng hơn 1 bệnh trong nhóm bệnh NTDs. Trước đó, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên ở Đông Nam Á đã được xem xét trong năm 2010. Trong phạm vi bài viết này, chỉ tóm tắt một số ước tính sửa đổi đã được xuất bản trong hơn 4 năm qua đối với 14 trong số 17 bệnh nhiệt đới bị lãng quên (theo định nghĩa của TCYTTG) lưu hành ở các quốc gia ASEAN. Những ước tính này dựa vào những thông tin đã được xuất bản và cập nhật dữ liệu lan truyền và thuốc phòng chống của TCYTTG, có bổ sung thêm nhiều dữ liệu để cung cấp một cái nhìn tổng quan và đề xuất các khuyến nghị về chính sách cho khu vực.

Danh sách 17 Bệnh Nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) ảnh hưởng các quốc gia ASEAN

Giun sán (Helminths)

  • Ấu trùng sán lợn. Sán dây*
  • Bện giun rồng (Dracunculiasis)
  • Bệnh sán kim (Echinococcosis)*
  • Bệnh sán lá truyền qua thức ăn (Foodborne trematodiases)*
  • Bệnh giun chỉ bạch huyết*
  • Bệnh giun chỉ gây mù (Onchocerciasis)
  • Sán máng*
  • Các bệnh giun truyền qua đất*

Sinh vật đơn bào (Protozoa)

  • Bệnh Chagas
  • Bệnh do trypanosoma ở châu Phi (bệnh ngủ)
  • Bệnh do Leishmania*

Vi khuẩn (Bacteria)

  • Bệnh loét Buruli*
  • Bệnh phong (Hansen’s disease)*
  • Bênh mắt hột
  • Bệnh ghẻ cóc*

Do virus

  • Dengue/Sốt xuất huyết Dengue*
  • Bệnh dại*

* Các bệnh NTDs chính đang ảnh hưởng đến các quốc gia ASEAN.

Ngoài các bệnh NTDs chính ảnh hưởng đến các quốc gia ASEAN, còn có một số tác nhân khác gồm bệnh do ấu trùng giun lươn (Strongyloidiasis) và ấu trùng giun đũa cho/ mèo (Toxocariasis).

Nhiễm sinh vật đơn bào đường ruột (Intestinal Protozoan Infections)

Sốt rét do KSTSR khỉ Plasmodium knowlesi

Bệnh dòi

Viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis)

Nhiễm virus Nipah.

Enterovirus 71

Nhiễm giun sán bị lãng quên (Neglected Helminth Infections)

Những nghiên cứu mới nhất của tác giả Pullan và cộng sự đối với nhiễm giun truyền qua đất (STHs) đã xác định được 126,7 triệu người ở Đông Nam Á nhiễm giun đũa Ascaris, trong khi đó có 115,3 triệu người nhiễm giun tóc Trichuris và 77 triệu người nhiễm giun móc/ giun mỏ với một tỷ lệ lớn các trường hợp nhiễm Ancylostoma ceylanicum, duy nhất nhiễm giun móc từ động vật sang người phát hiện ở các quốc gia ASEAN, đặc biệt Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Lào. Như vậy, khoảng một nữa dân số Đông Nam Á sống trong nghèo đói nhiễm một hoặc nhiều hơn một bệnh giun truyền qua đất.
 

Những cộng đồng dân tộc thiểu số, chẳng hạn như các cộng đồng dân tộc Orang Asli ở peninsular Malaysia bị ảnh hưởng nghiêm trọng với tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trong cộng đồng cao. Nhiễm giun móc/ giun mỏ trong khu vực từ lâu đã biết đến như là nguyên nhân chính gây thiếu máu và hơn nữa nhiễm giun tóc Trichuris trichiurahoặc giun đũa Ascaris lumbricoides trong khu vực cũng được thống kê liên quan đến thiếu máu và thiếu sắt, dẫn đến tỷ lệ trẻ sơ sinh sinh ra nhẹ cân và tăng trưởng ở mức trung bình và phát triển tinh thần ở trẻ em chậm, cũng như tỷ lệ tử vong bà mẹ cao và năng suất lao động thấp ở người trưởng thành. Ngoài ra, nhiễm hai loại giun truyền qua đất gồm ấu trùng giun lươn (Strongyloidiasis) và ấu trùng giun đũa chó/ mèo (Toxocariasis) - là hai bệnh giun sán phổ biến ở những người dân bản địa và những người khác sống trong nghèo đói và có lẽ bệnh lan truyền rộng rãi trong khu vực nhưng không có dữ liệu được xuất bản về các trường hợp nhiễm này. Theo TCYTTG và dữ liệu của PCT, gần 120 triệu trẻ em trong độ tuổi đến trường và độ tuổi chưa đến trường cần được tẩy giun định kỳ đối với nhiễm giun truyền qua đất ở ASEAN, chiếm hơn 13% dân số toàn cầu đủ điều kiện cho tẩy giun.

Tương tự, các quốc gia ASEAN chiếm hơn 13% dân số toàn cầu cần điều trị hàng loạt vể bệnh giun chỉ bạch huyết, hoặc hơn 15 triệu người nếu chúng ta ngoại suy từ số được sử dụng rộng rãi của 120 triệu người trên toàn cầu sống với giun chỉ bạch huyết được sử dụng rộng rãi. Điều này rất đáng khuyến khích mặc dù thông qua Chương trình toàn cầu loài trừ giun chỉ bạch huyết (Global Programme to Eliminate LF_GPELF), được ra mắt năm 2000, bây giờ có các bằng chứng rõ ràng để loại trừ giun chỉ bạch huyết. Trong các quốc gia ASEAN, Việt Nam, Campuchia và Malaysia đã đạt được các mục tiêu, với các thành viên khác đang đạt những tiến bộ lớn.

Bảng 2. NTDs của các quốc gia ASEAN theo nguồn dữ liệu TCYTTG và nguồn khác

Trong số các trường hợp nhiễm sán lá (platyhelminth infections) tác giả Furst và cộng sự ước tính có khoảng 9,3 triệu người nhiễm sán lá gan đường mật trong khu vực (chiếm 39% số ca mắc trên toàn cầu), bao gồm cả 8,03 triệu ca nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ Opisthorchiasis hầu hết xảy ra ở Lào và Thái Lan và 1,25 triệu ca nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchiasis ở Việt Nam.

Có khoảng 3,4 triệu người nhiễm sán lá đường ruột ở Philippines và Thái Lan, chiếm hơn một nữa gánh nặng bệnh trên toàn cầu. Điều đó đã nói lên rằng tác động toàn diện của các bệnh nhiễm sán lá này có thể đi xa hơn các triệu chứng bệnh chính thường thấy. Ví dụ, có một số bằng chứng cho thấy nhiễm sán tạo thành một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh ung thư biểu mô đường mật (cholangiocarcinoma), có tỷ lệ mắc lớn nhất ở Thái Lan (85/100.000 so với < 0,5/100.000 ở phương Tây). Ngoài ra, theo TCYTTG ở Philippines trong năm 2013, có khoảng 500.000 trẻ em trong độ tuổi đến trường cần được phòng ngừa bằng thuốc và hơn 865.000 người được điều trị nhiễm sán máng do loài Schistosoma japonicum, với tỷ lệ mắc cao lên đến 60% ở một số cộng đồng. Ngoài ra, TCYTTG thông báo có hơn 150.000 người đã được điều trị tại Campuchia và Lào cho những người nhiễm loài S. mekongi và hơn 10.000 người được điều trị tại Indonesia cho những trường hợp nhiễm S. japonicum.
 

Ký sinh trùng khác liên quan đến vật chủ trung gian ở trong vòng đời của nó và loài lưu hành trong khu vực này là ấu trùng giun lươn Angiostrongylus cantonensis, chúng là nguyên nhân gây bệnh lý viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic meningitis), viêm não-màng não tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic meningoencephalitis) và hiếm gặp gây bệnh ở mắt trong thời gian các vụ dịch thường xuyên trong khu vực, đặc biệt là ở Thái Lan. Do khó khăn trong chẩn đoán chính xác ký sinh trùng nên số trường hợp nhiễm thực tế trong quá khứ có thể bị đánh giá chưa đầy đủ. Bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán dây lợn và bệnh sán dây là những bệnh phổ biến trong khu vực và có thể tương tự như bệnh Echinococcosis được tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á, nhưng thực tế thiếu thông tin về tỷ lệ mắc cũng như gáng nặng của bệnh trong cộng đồng.

Nhiễm trùng động vật đơn bào bị lãng quên

Không có bệnh nào trong số các bệnh nhiễm trùng động vật đơn bào lớp kinetoplastid nằm trong danh sách 17 bệnh truyền nhiễm theo danh sách của TCYTTG được xem là lưu hành cao ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, bệnh Leishmania nội tạng (Visceral Leishmaniasis) nguyên nhân gây ra do Leishmania siamensis, gần đây đã xuất hiện ở miền nam Thái Lan, với trường hợp đầu tiên nhiễm bệnhLeishmania thểda (Cutaneous Leishmaniasis) được báo cáo ở Thái Lan năm 2012. Nhiễm động vật đơn bào đường ruột (Intestinal Protozoan Infections) phổ biến ở hầu hết những quần thể dân cư nghèo nhất trong khu vực Đông Nam Á kể cả những người dân bản địa.

Nhiễm bệnh động vật đơn bào đường ruột chính gồm có bệnh Giardiasis và bệnh Cryptosporidiosis - đây là hai bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng hoặc phát triển chậm ở Đông Nam Á và nhiễm bệnh Blastocystis. Các báo cáo gần đây trong khu vực, cho thấy loài B.hominis đặc biệt đã gia tăng đáng chú ý gây nhiễm trùng cơ hội ở những người suy giảm miễn dịch do bệnh ung thư hoặc nhiễm HIV-1. Các sinh vật đơn bào đường ruột đã nổi lên như những ký sinh trùng lan truyền qua nước quan trọng ở Đông Nam Á. Bệnh do Toxoplasma gondii cũng phổ biến ở các cộng đồng bản địa Orang Asli của Malaysia và có lẽ dân bản địa và những người nghèo khác trong khu vực, mặc dù không có ước tính tỷ lệ chung cho cả các bệnh truyền nhiễm đơn bào đường ruột hoặc Toxoplasmosis được công bố.
 

Trong khi thông thường những bệnh này không được phân loại như một bệnh NTDs, nhưng khu vực Đông Nam Á đối mặt với gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng từ bệnh sốt rét, với cả P.falciparum P. vivax được tìm thấy trong tất cả các nước ASEAN. Ước tính có khoảng 7,5 triệu ca nhiễm xảy ra ở các nước ASEAN. Loài P. knowlesi đã nổi lên như là loài sốt rét thứ năm (ký sinh trùng lan truyền từ động vật sang người) ở người, với một số lượng lớn người bị nhiễm lần đầu tiên được báo cáo trong năm 2004 tại bang Sarawak, Borneo, Malaysia và sau đó, được phát hiện thêm tại các nơi khác trong các bán đảo Malaysia và Đông Nam Á (ngoại trừ Lào).

Hiện nay, ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi được tìm thấy trong các quần thể khỉ hoang dã, nơi nó là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh sốt rét lâm sàng và sốt rét nặng ở Malaysia. Không có ước tính tỷ lệ mắc chung với loại ký sinh trùng này ở Đông Nam Á đã được công bố ấn bản, nhưng hiện nay đã xác định nguồn chứa ký sinh trùng sốt rét này là khỉ, Moyes và cộng sự gần đây đã cung cấp bản đồ mới của các khu vực lan truyền và xác định các khu vực lan truyền cao ở Malaysia và các khu vực khác.

Bệnh nhiễm vi khuẩn lãng quên (Neglected Bacterial Infections)

Bệnh lao cũng không được phân loại như là bệnh nhiệt đới lãng quên (NTDs), mặc dù TCYTTG đã xác định gánh nặng của bệnh lao đã xảy ra ở 6 quốc gia trong khối ASEAN gồm Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippine, Thái Lan và Việt Nam. Các ca bệnh lao kháng thuốc nghiệm trọng xảy ra ở Thái Lan và Malaysia.

Chỉ có bệnh phong và bệnh đau mắt hột là hai bệnh chính NTDs do vi khuẩn nằm trong danh sách các bênh nhiệt đới bị lãng quên của TCYTTG được tìm thấy phổ biến ở Đông Nam Á. Bệnh loét Buruli và bệnh ghẻ cóc cũng xảy ra ở Đông Nam Á, nhưng không phổ biến rộng rãi như ở khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi và Australia, mắc dù bệnh cóc ghẻ vẫn lưu hành ở một số vùng của Indonesia.

TCYTTG ước tính, các quốc gia trong khối ASEAN chiếm gần 10% các trường hợp mắc bệnh phong ghi nhận trên trên toàn thế giới, trong đó có ¾ số ca được tìm thấy ở Indonesia. Bệnh mắt hột vẫn được xem là bệnh chỉ lưu hành ở Campuchia và Lào và giám sát để loại trừ đang được thực hiện ở Việt Nam.
 

Một phân tích gần đây của các bệnh có sốt ở khu vực Mêkông đã xác định bệnh sốt mò Scrub typhus (do Orientia tsutsugamushi), bệnh sốt phát ban do chuột Murine typhus (Rickettsia typhi) và các thành viên của nhóm sốt Rickettsia như là nguyên nhân gây bệnh quan trọng, như bệnh Leptospirosis (Leptospiraspp.), bệnh Salmonellosis (Salmonella entericaserovar typhi và paratyphi) và bệnh dòi (do Burkholderia pseudomallei).

Thực tế, bệnh dòi đã nổi lên như là một bệnh nhiễm vi khuẩn bị lãng quên chính và nguyên nhân nghiêm trọng của nhiễm vi khuẩn gram âm và viêm phổi ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở miền bắc Thái Lan. Trong khi số ca mắc có thể đã tăng ở Indonesia sau trận sóng thần ở châu Á năm 2004, không có ước tính tỷ lệ mắc bệnh hoặc gánh nặng của bệnh này được công bố trong thời gian gần đây.
 

Mặt khác, bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis) là bệnh nhiễm khuẩn lan truyền từ động vật sang người đang nổi, nguyên nhân gây ra số ca nhiễm cao với nhiều người chết sau các thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là lũ lụt ở các khu vực đông dân cư ở đô thị, chẳng hạn như những hậu quả của cơn bão o­ndoy ở Philippines năm 2009. Bệnh xoắn khuẩn cũng đang tăng lên ở Malaysia, với sự gia tăng đáng kể các trường hợp tử vong trong nhiều tại nạn được báo cáo gần đây.

Nhiễm bệnh do virus bị lãng quên

Sốt xuất huyết Dengue (và các bệnh do arbovirus khác) và bệnh dại là hai bệnh NTDs virus chính. Ước tính mới nhất của tác giả Bhatt và cộng sự chỉ ra rằng hàng năm có khoảng 68 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) xảy ra ở các nước ASEAN, chiếm hơn 17% hành nặng bệnh trên toàn cầu. Ngoài ra, SXHD được xem như một mối đe dọa lớn về kinh tế, với một số ước tính chỉ ra rằng bệnh gây ra một thiệt hại kinh tế hơn 1 tỷ đô la trong khu vực. Các bệnh nhiễm arboviral quan trọng khác gồm bệnh viêm não Nhật Bản, West Nile virus và chikungunya. Các bệnh truyền nhiễm ít được mô tả nhưng có khả năng lưu hành trong khu vực như các bệnh do Zika virus, Tembusu virus và Usutu virus. Các bệnh do ve truyền như viêm não do ve truyền (tick-borne encephalitis) và bệnh sốt xuất huyết Congo (Crimean-Congo hemorrhagic fever) cũng là những bệnh virus bị lãng quyên có khả năng đang nổi lên, đặc biệt là ở những cộng đồng có kinh tế khó khăn.

Có rất ít các nghiên cứu đã được xuất bản mô tả tỷ lệ mắc và sự phổ biến các bệnh do ve truyền ở các nước ASEAN, mặc dù những bệnh này lưu hành ở các quốc gia láng giếng như Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm virus mới nổi quan trọng khác bao gồm virus Nipah là một bệnh lan truyền từ dơi quả sang người, trong đó virus truyền sang lợn và con người, hoặc virus EV71 - nguyên nhân quan trọng gây bệnh tay chân miệng (Hand - Foot - Mouth disease) và viêm não và màng não ở trẻ em. Có một nhu cầu cho các hoạt động giám sát tích cực các bệnh này và ước tính tỷ lệ mắc và gánh nặng bệnh đối với khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng bệnh viêm não Nhật Bản (ngoại trừ Indonesia), duy trì các chương trình giám sát quốc gia, cấp vùng hoặc các điểm trọng điểm, trong khi Campuchia, Thái Lan và Việt Nam thực hiện chương trình tiêm chủng. Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của bốn bệnh truyền nhiễm do Arbovirus, bao gồm cả bệnh viêm não Nhật Bản và Chikungunya, gần đây đã được báo cáo, mặc dù gánh nặng đang ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á nhưng hoàn toàn không được ghi rõ.

Cuối cùng, bệnh dại do chó được xem như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng quan trọng đối với khu vực. Trong khi, bệnh dại do chó, thực tế đã được loại trừ ở Singapore và Malaysia, phần còn lại các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là những vùng nghèo nhất của các nước như Indonesia hay Philippines tiếp tục báo cáo các ca bệnh xảy ra.

Thiết lập một chính sách công và tiến độ thời gian cho khu vực

Tóm tắt số ca mắc các bệnh nhiệt đới bị lãng quên chính ảnh hưởng đến các quốc gia khối ASEAN được thể hiện trong bảng 3. Các bệnh nhiễm giun truyền qua đất chính gây ra hầu hết các trường hợp NTDs, tiếp đến là bệnh SXHD, giun chỉ bach huyết, nhiễm sán lá gan/ phổi, sốt rét, bệnh sán máng và bệnh phong.

Tuy nhiên, có rất ít thông tin đối với các trường hợp nhiễm động vật đơn bào đường ruột và các bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét lan truyền từ đồng vật sang người như ký sinh trùng sốt rét khỉ P.knowlesi, bệnh do Toxoplasma spp. tất cả các bệnh lãng quên do vi khuẩn ngoại trừ bệnh phong và tất cả các bệnh NTDs do virus ngoại trừ bệnh SXHD.

Chỉ có những thông tin rãi rác hiện có từ các vùng địa phương, không có những gánh nặng khu vực hoặc quốc gia được đánh giá toàn diện. Đây là lời kêu gọi hành động khẩn cấp để thực hiện các giám sát tích cực đối với những bệnh NTDs này và xác định mức độ đầy đủ của NTDs gây ra ở mỗi quốc gia tương ứng, cũng như toàn bộ khu vực.

Những nỗ lực kết hợp các công cụ tiên tiến, chẳng hạn như cảm biến từ xa hoặc các hệ thống thông tin địa lý, như đã được thực hiện đối với bệnh nhiễm giun truyền qua đất, nên được thực hiện. Ngoài ra, cần phải tăng cường và cải thiện việc đánh giá những tác động kinh tế của các bệnh NTDs ở các quốc gia trong khối ASEAN, đặc biệt những cộng đồng có kinh tế khó khăn.

Nỗ lực phối hợp này sẽ đưa ra thông tin dựa vào bằng chứng, điều này là phù hợp, đặc biệt khi ASEAN có khát vọng hướng đến để trở thành một thực thể duy nhất là cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community_AEC) vào năm 2015. Nâng cao nhận thức cho các quan chức nội các và các nghị sĩ quốc hội ở các quốc gia này là làm thế nào để ngăn chặn NTDs ở 200 triệu người nghèo ở Đông Nam Á, điều này có thể tạo ra nhiều cơ hội cho việc vận động để mang về các nguồn lực bổ sung và phương pháp mới nhằm chống lại những bệnh này.

Bảng 3. Tóm tắt các bệnh NTDs chính và sốt rét ở các quốc gia ASEAN

Thông qua việc tích hợp điều trị thuốc hàng loạt, thì cần phải mở rộng độ bao phủ đối với các bệnh nhiễm giun truyền qua đất, giun chỉ bạch huyết, sán máng và bệnh mắt hột. Hiện nay, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (US Agency for International Development_USAID) thông qua Chương trình các bệnh lãng quên đang hỗ trợ phối hợp điều trị thuốc hàng loạt cho các bệnh này ở các quốc gia như Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và Việt Nam.
 

Căn cứ vào việc mở rộng các bệnh động vật đơn bào đường ruột ở ASEAN, điều này có thể điều tra xem liệu nitazoxanide có hiệu quả và an toàn nếu được bổ sung vào phác đồ điều trị hiện nay. Cùng với sự hợp tác liên ngành gồm các cơ quan quản lý nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (WASH), có thể có cơ hội hợp tác nhiều phía để tiến đến kiểm soát và loại trừ những bệnh này. Chẳng hạn như hợp tác khoa học sẽ đặc biệt quan trọng đối với các bệnh NTDs do véc tơ truyền, gồm các bệnh do arbovirus và các bệnh virus đang nổi khác, được lan truyền qua biên giới giữa các quốc gia và hiện nay không thể tuân theo cách tiếp cận điều trị thuốc hàng loạt (mass drug administration_MDA).

Hiện có nhiều bệnh NTDs đang ảnh hưởng khu vực, do vậy việc nghiên cứu thuốc, chẩn đoán và áp dụng rộng rãi vaccine mới là rất cần thiết. Cho nên, cần phải xác định các cơ chế để hỗ trợ phát triển các sản phẩm, kể cả việc đầu tư lại để giảm nghèo đói. Các kết quả có ý nghĩa có thể được tạo ra với sự tham gia tích cực của các trường đại học và các doanh nghiệp công nghệ sinh học, trong đó có năng lực nghiên cứu và phát triển, đặc biệt một số các viện nghiên cứu lớn ở Singapore, Malaysia, Thái Lan và các nơi khác, cũng như thông qua việc phát triển sản xuất vaccine ở các nước như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Những hoạt động này phải bao gồm những nỗ lực tham gia phối hợp các sáng kiến tài chính thông qua các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hoặc Cục Đầu tư phát triển Malaysia (MIDA) và các tổ chức khác. Những lợi ích to lớn đã đạt được trong quá khứ thông qua những nỗ lực hợp tác như Mạng lưới khu vực châu Á về bệnh sán máng và các bệnh lan truyền từ động vật sang người quan trọng khác (RNAS+), được thành lập vào năm 1998.
 

Bằng cách tăng cường phối hợp giữa kiểm soát và nghiên cứu trong khu vực (bao gồm cả Trung Quốc), RNAS+ hiện nay đưa ra tư vấn về các chiến lược khu vực để huy động các nguồn lực đối với các dự án đa quốc gia với một số bệnh ký sinh trùng tại khu vực Đông Nam Á, chủ yếu bệnh sán máng và một số bệnh nhiễm giun sán khác. Hướng phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai là việc thành lập Mạng lưới ASEAN về thuốc, chẩn đoán, vaccine và cải tiến y học cổ truyền (Traditional Medicines Innovation_ASEAN-NDI), được thành lập vào năm 2009 song song với mạng lưới châu Phi về Cải tiến khâu chẩn đoán và thuốc (African Network for Drugs and Diagnostics Innovation_ANDI), một mạng lưới được bảo vệ bởi Chương trình đặc biệt của Tổ chức y tế thế giới về Nghiên cứu và Đào tạo các bệnh nhiệt đới (WHO-TDR).

Những sáng kiến này đã giúp thực hiện ý tưởng thành lập các mạng lưới sáng kiến khu vực. Các hoạt động đối với mạng lưới bao gồm việc đánh giá bối cảnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) về ba gánh nặng bệnh ở khu vực nhiễm các bệnh nhiệt đới, các bệnh không lây nhiễm và phòng chống các bệnh do tai nạn và chấn thương.
 

Kết quả của chuỗi hành động đã chỉ ra một chuỗi năng lực đa dạng cho các nước thành viên ASEAN theo đuổi R&D về thuốc, chẩn đoán, vaccine và cải tiến trong y học cổ truyền. Tương tự như vậy, các sáng kiến địa lý rộng lớn hơn châu Á Thái Bình Dương NTDs trong hỗ trợ Kế hoạch chiến lược khu vực của TCYTTG để phối hợp kiểm soát các bệnh NTDs ở khu vực Đông Nam Á và Kế hoạch hành động khu vực của TCYTTG đối với các bệnh nhiệt đới đang bị lãng quên ở Tây Thái Bình Dương, hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về NTDs, chương trình giám sát và huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước.

Mục tiêu đã nêu của Sáng kiến NTDs Châu Á Thái Bình Dương 5 năm (2012-2016) là để giảm bớt đau đớn và tăng năng suất lao động thông qua đầu tư tối thiểu trong xây dựng năng lực, giáo dục y tế, quy hoạch tổng hợp và hỗ trợ kỹ thuật để khắc phục những vướng mắc đang tồn tại. Trong khi các chính phủ trong khu vực và các nhà tài trợ khác đã đóng góp gần 50% tổng ngân sách, sáng kiến vẫn báo cáo một khoảng cách tài trợ 121 triệu USD. Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau đã bắt đầu nhìn thấy lợi ích từ sáng kiến này. Ví dụ, mục tiêu của TCYTTG về tẩy giun ít nhất 75% trẻ em trong độ tuổi đến trường đã đạt được ở Campuchia, Lào và Việt Nam coi trọng.

Việc tiếp tục tài trợ của các đối tác sáng kiến như vậy, bao gồm cả việc dành một tỷ lệ cụ thể của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho mục đích này, điều này sẽ rất quan trọng cho thành công trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

1.ASEAN Secretariat hwao. (2014) Association of Southeast Asian Nations. http://www.asean.org/. Accessed September 11, 2014.

2.Central Intelligence Agency. The World Factbook.https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/wfbExt/region_eas.html. Accessed June 15, 2014.

3.Worldometers. Current World Population.http://www.worldometers.info/world-population/. Accessed September 11, 2014.

4.OECD. ASEAN countries returning to pre-crisis growth. http://www.oecd.org/dev/

5.The World Bank Group. (2014) Poverty headcount ratio at $1.25 a day (PPP) (% of population).http://data.worldbank.org/indicator/SI.POV.DDAY.

6.Group TWB. (2014) Poverty headcount at $2 a day (PPP) (% of population).http://data.worldbank.org/indicator/SI.POV.2DAY. Accessed September 11, 2014.

7.United Nations. (2014) Resources for Speakers o­n Global Issues, Hunger, Vital Statistics.http://www.un.org/en/globalissues/briefingpapers/food/vitalstats.shtml. Accessed June 27, 2014.

8.Ngui R, Lim YA, Chong Kin L, Sek Chuen C, Jaffar S (2012) Association between anaemia, iron deficiency anaemia, neglected parasitic infections and socioeconomic factors in rural children of West Malaysia. PLoS Negl Trop Dis 6: e1550.

9.Ngui R, Ishak S, Chuen CS, Mahmud R, Lim YA (2011) Prevalence and risk factors of intestinal parasitism in rural and remote West Malaysia. PLoS Negl Trop Dis 5: e974. doi: 10.1371/journal.pntd.0000974. pmid:21390157

10.Narain JP, Dash AP, Parnell B, Bhattacharya SK, Barua S, Bhatia R, et al. (2010) Elimination of neglected tropical diseases in the South-East Asia Region of the World Health Organization. Bull World Health Organ 88: 206–210. doi: 10.2471/BLT.09.072322. pmid:20428388

11.Hotez PJ, Ehrenberg JP (2010) Escalating the global fight against neglected tropical diseases through interventions in the Asia Pacific region. Adv Parasitol 72: 31–53. doi: 10.1016/S0065-308X(10)72002-9. pmid:20624527

12.Pullan RL, Smith JL, Jasrasaria R, Brooker SJ (2014) Global numbers of infection and disease burden of soil transmitted helminth infections in 2010. Parasit Vectors 7: 37. doi: 10.1186/1756-3305-7-37. pmid:24447578

13.Ngui R, Ching LS, Kai TT, Roslan MA, Lim YA (2012) Molecular identification of human hookworm infections in economically disadvantaged communities in Peninsular Malaysia. Am J Trop Med Hyg 86: 837–842. doi: 10.4269/ajtmh.2012.11-0446. pmid:22556084

14.Ngui R, Lim YA, Traub R, Mahmud R, Mistam MS (2012) Epidemiological and genetic data supporting the transmission of Ancylostoma ceylanicum among human and domestic animals. PLoS Negl Trop Dis 6: e1522. doi: 10.1371/journal.pntd.0001522. pmid:22347515

15.Lim YA, Romano N, Colin N, Chow SC, Smith HV (2009) Intestinal parasitic infections amongst Orang Asli (indigenous) in Malaysia: has socioeconomic development alleviated the problem? Trop Biomed 26: 110–122. pmid:19901897

16.Ezeamama AE, Friedman JF, Acosta LP, Bellinger DC, Langdon GC, Manalo DL, et al. (2005) Helminth infection and cognitive impairment among Filipino children. Am J Trop Med Hyg 72: 540–548. pmid:15891127

17.Ezeamama AE, Friedman JF, Olveda RM, Acosta LP, Kurtis JD, Mor V, et al. (2005) Functional significance of low-intensity polyparasite helminth infections in anemia. J Infect Dis 192: 2160–2170. pmid:16288383 doi: 10.1086/498219

18.Sakti H, Nokes C, Hertanto WS, Hendratno S, Hall A, Bundy DA, et al. (1999) Evidence for an association between hookworm infection and cognitive function in Indonesian school children. Trop Med Int Health 4: 322–334. pmid:10402967 doi: 10.1046/j.1365-3156.1999.00410.x

19.Ahmad AF, Hadip F, Ngui R, Lim YA, Mahmud R (2013) Serological and molecular detection of Strongyloides stercoralis infection among an Orang Asli community in Malaysia. Parasitol Res 112: 2811–2816. doi: 10.1007/s00436-013-3450-z. pmid:23666229

20.Romano N, Nor Azah MO, Rahmah N, Lim YA, Rohela M (2010) Seroprevalence of toxocariasis among Orang Asli (Indigenous people) in Malaysia using two immunoassays. Trop Biomed 27: 585–594. pmid:21399601

21.WHO(2014) Neglected Tropical Diseases, PCT databank, Soil-transmitted helminthiases.http://www.who.int/neglected_diseases/preventive_chemotherapy/sth/en/.

22.WHO (2014) Soil-transmitted helminthiases: number of children treated in 2012. Weekly Epidemiol Rec 89: 133-140. pmid:24707519

23.WHO (2014). Neglected tropical diseases, PCT databank, Lymphatic filariasis.http://www.who.int/neglected_diseases/preventive_chemotherapy/lf/en/.

24.WHO (2013) Rolling out and scaling up integrated preventive chemotherapy for selected neglected tropical diseases. Wkly Epidemiol Rec 88: 161–166. pmid:23620908

25.Babu S, Nutman TB (2012) Immunopathogenesis of lymphatic filarial disease. Semin Immunopathol 34: 847–861. doi: 10.1007/s00281-012-0346-4. pmid:23053393

26.WHO (2010). Global Programme to eliminate Lymphatic Filariasis: Progress report 2000–2009 and strategic plan 2010-2020. http://www.searo.who.int/entity/vector_borne_tropical_diseases/topics/lymphatic_filariasis/LFREP.pdf. Accessed November 18, 2014.

27.WHO, Savioli L, Daumerie D, World Health Organization. Department of Control of Neglected Tropical Diseases. (2013) Sustaining the drive to overcome the global impact of neglected tropical diseases: second WHO report o­n neglected tropical diseases. Geneva, Switzerland: World Health Organization. xii, 138 pages p.

28.Furst T, Keiser J, Utzinger J (2012) Global burden of human food-borne trematodiasis: a systematic review and meta-analysis. Lancet Infect Dis 12: 210–221. doi: 10.1016/S1473-3099(11)70294-8. pmid:22108757

29.Miwa M, Honjo S, You G, Tanaka M, Uchida K, Srivatanakul P, et al. (2014) Genetic and environmental determinants of risk for cholangiocarcinoma in Thailand. World J Gastrointest Pathophysiol 5: 570–578. doi: 10.4291/wjgp.v5.i4.570. pmid:25401000

30.Sripa B, Tangkawattana S, Laha T, Kaewkes S, Mallory FF, Smith JF, et al. (2014) Toward integrated opisthorchiasis control in Northeast Thailand: The Lawa project. Acta Trop.

31.Bragazzi MC, Cardinale V, Carpino G, Venere R, Semeraro R, Gentile R, et al. (2012) Cholangiocarcinoma: Epidemiology and risk factors. Transl Gastrointest Cancer 1: 21–32.

32.Leonardo L, Rivera P, Saniel O, Villacorte E, Lebanan MA, Crisostomo B, et al. (2012) A national baseline prevalence survey of schistosomiasis in the Philippines using stratified two-step systematic cluster sampling design. J Trop Med 2012: 936128. doi: 10.1155/2012/936128. pmid:22518170

33.WHO (2014) Neglected tropical diseases, PCT databank, Schistosomiasis.http://www.who.int/neglected_diseases/preventive_chemotherapy/sch/en/. Accessed July 4, 2014.

34.Ross AG, Olveda RM, Chy D, Olveda DU, Li Y, Harn DA, et al. (2014) Can Mass Drug Administration Lead to the Sustainable Control of Schistosomiasis? J Infect Dis.

35.Eamsobhana P (2013) Angiostrongyliasis in Thailand: epidemiology and laboratory investigations. Hawaii J Med Public Health 72: 28-32. pmid:23901379

36.Trung DD, Praet N, Cam TD, Lam BV, Manh HN, Gabriël S, et al. (2013) Assessing the burden of human cysticercosis in Vietnam. Trop Med Int Health 18: 352–356. doi: 10.1111/tmi.12043. pmid:23279716

37.Wandra T, Sudewi AA, Swastika IK, Sutisna P, Dharmawan NS, Yulfi H, et al. (2011) Taeniasis/cysticercosis in Bali, Indonesia. Southeast Asian J Trop Med Public Health 42: 793–802. pmid:22299461

38.McManus DP (2010) Echinococcosis with particular reference to Southeast Asia. Adv Parasitol 72: 267–303. doi: 10.1016/S0065-308X(10)72010-8. pmid:20624535

39.Leelayoova S, Siripattanapipong S, Hitakarun A, Kato H, Tan-ariya P, Siriyasatien P, et al. (2013) Multilocus characterization and phylogenetic analysis of Leishmania siamensis isolated from autochthonous visceral leishmaniasis cases, southern Thailand. BMC Microbiol 13: 60. doi: 10.1186/1471-2180-13-60. pmid:23506297

40.Kattipathanapong P, Akaraphanth R, Krudsood S, Riganti M, Viriyavejakul P (2012) The first reported case of autochthonous cutaneous leishmaniasis in Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health 43: 17–20. pmid:23082549

41.Al-Harazi T, Ghani MK, Othman H (2013) Prevalence of intestinal protozoan infections among Orang Asli schoolchildren in Pos Senderut, Pahang, Malaysia. J Egypt Soc Parasitol 43: 561–568. pmid:24640856 doi: 10.12816/0006413

42.Al-Mekhlafi HM, Al-Maktari MT, Jani R, Ahmed A, Anuar TS, Moktar N, et al. (2013) Burden of Giardia duodenalis infection and its adverse effects o­n growth of schoolchildren in rural Malaysia. PLoS Negl Trop Dis 7: e2516. doi: 10.1371/journal.pntd.0002516. pmid:24205426

43.Al-Mekhlafi HM, Mahdy MA, Azlin MY, Fatmah MS, Norhayati M (2011) Childhood Cryptosporidium infection among aboriginal communities in Peninsular Malaysia. Ann Trop Med Parasitol 105: 135–143. doi: 10.1179/136485911X12899838683368. pmid:21396250

44.Pipatsatitpong D, Rangsin R, Leelayoova S, Naaglor T, Mungthin M (2012) Incidence and risk factors of Blastocystis infection in an orphanage in Bangkok, Thailand. Parasit Vectors 5: 37. doi: 10.1186/1756-3305-5-37. pmid:22330427

45.Chandramathi S, Suresh K, Sivanandam S, Kuppusamy UR (2014) Stress exacerbates infectivity and pathogenicity of Blastocystis hominis: in vitro and in vivo evidences. PLoS o­ne 9: e94567. doi: 10.1371/journal.pone.0094567. pmid:24788756

46.Chandramathi S, Suresh K, Anita ZB, Kuppusamy UR (2012) Infections of Blastocystis hominis and microsporidia in cancer patients: are they opportunistic? Trans R Soc Trop Med Hyg 106: 267–269. doi: 10.1016/j.trstmh.2011.12.008. pmid:22340948

47.Idris NS, Dwipoerwantoro PG, Kurniawan A, Said M (2010) Intestinal parasitic infection of immunocompromised children with diarrhoea: clinical profile and therapeutic response. J Infect Dev Ctries 4: 309–317. pmid:20539063 doi: 10.3855/jidc.275

48.Kurniawan A, Karyadi T, Dwintasari SW, Sari IP, Yunihastuti E, Djauzi S, et al. (2009) Intestinal parasitic infections in HIV/AIDS patients presenting with diarrhoea in Jakarta, Indonesia. Trans R Soc Trop Med Hyg 103: 892–898. doi: 10.1016/j.trstmh.2009.02.017. pmid:19327806

49.Onichandran S, Kumar T, Salibay CC, Dungca JZ, Tabo HA, Tabo N, et al. (2014) Waterborne parasites: a current status from the Philippines. Parasit Vectors 7: 244. doi: 10.1186/1756-3305-7-244. pmid:24885105

50.Kumar T, o­nichandran S, Lim YA, Sawangjaroen N, Ithoi I, Andiappan H, et al. (2014) Comparative study o­n waterborne parasites between Malaysia and Thailand: A new insight. Am J Trop Med Hyg 90: 682–689. doi: 10.4269/ajtmh.13-0266. pmid:24567315

51.Ngui R, Lim YA, Amir NF, Nissapatorn V, Mahmud R (2011) Seroprevalence and sources of toxoplasmosis among Orang Asli (indigenous) communities in Peninsular Malaysia. Am J Trop Med Hyg 85: 660–666. doi: 10.4269/ajtmh.2011.11-0058. pmid:21976569

52.WHO (2013) WHO Global Malaria Programme World Malaria Report 2013. Geneva, Switzerland.

53.WHO (2014). Global Health Observatory Data Repository, Estimated cases Data by country.http://apps.who.int/gho/data/node.main.A1372?lang=en. Accessed September 11, 2014.

54.WHO (2014) Global Health Observatory (GHO) Number of malaria cases.

55.Singh B, Daneshvar C (2013) Human infections and detection of Plasmodium knowlesi. Clin Microbiol Rev 26: 165–184. doi: 10.1128/CMR.00079-12. pmid:23554413

56.Moyes CL, Henry AJ, Golding N, Huang Z, Singh B, Baird JK, et al. (2014) Defining the geographical range of the Plasmodium knowlesi reservoir. PLoS Negl Trop Dis 8: e2780. doi: 10.1371/journal.pntd.0002780. pmid:24676231

57.Yusof R, Lau YL, Mahmud R, Fong MY, Jelip J, Ngian HU, et al. (2014) High proportion of knowlesi malaria in recent malaria cases in Malaysia. Malar J 13: 168. doi: 10.1186/1475-2875-13-168. pmid:24886266

58.ASEAN Affairs. (2014) Is Tuberculosis still a threat?http://www.aseanaffairs.com/page/1161183. Accessed September 11, 2014.

59.Ng KP, Yew SM, Chan CL, Chong J, Tang SN, Soo-Hoo TS, et al. (2013) Draft Genome Sequence of the First Isolate of Extensively Drug-Resistant (XDR) Mycobacterium tuberculosis in Malaysia. Genome Announc 1. doi: 10.1128/genomea.00056-12

60.Merritt RW, Walker ED, Small PL, Wallace JR, Johnson PD, Benbow ME, et al. (2010) Ecology and transmission of Buruli ulcer disease: a systematic review. PLoS Negl Trop Dis 4: e911. doi: 10.1371/journal.pntd.0000911. pmid:21179505

61.Tan M, Kusriastuti R, Savioli L, Hotez PJ (2014) Indonesia: an emerging market economy beset by neglected tropical diseases (NTDs). PLoS Negl Trop Dis 8: e2449. doi: 10.1371/journal.pntd.0002449. pmid:24587452

62.Hotez PJ, Dumonteil E, Betancourt Cravioto M, Bottazzi ME, Tapia-Conyer R, Meymandi S, et al. (2013) An unfolding tragedy of Chagas disease in North America. PLoS Negl Trop Dis 7: e2300. doi: 10.1371/journal.pntd.0002300. pmid:24205411

63.WHO (2014) Neglected tropical diseases, PCT databank, Trachoma.http://www.who.int/neglected_diseases/

64.Acestor N, Cooksey R, Newton PN, Menard D, Guerin PJ, Nakagawa J, et al. (2012) Mapping the aetiology of non-malarial febrile illness in Southeast Asia through a systematic review—terra incognita impairing treatment policies. PLoS o­ne 7: e44269. doi: 10.1371/journal.pone.0044269. pmid:22970193

65.Aung AK, Spelman DW, Murray RJ, Graves S (2014) Rickettsial Infections in Southeast Asia: Implications for Local Populace and Febrile Returned Travelers. Am J Trop Med Hyg 91: 451–460. doi: 10.4269/ajtmh.14-0191. pmid:24957537

66.Currie BJ, Dance DA, Cheng AC (2008) The global distribution of Burkholderia pseudomallei and melioidosis: an update. Trans R Soc Trop Med Hyg 102 Suppl 1: S1–4. doi: 10.1016/S0035-9203(08)70002-6. pmid:19787859

67.Limmathurotsakul D, Wongratanacheewin S, Teerawattanasook N, Wongsuvan G, Chaisuksant S, Chetchotisakd P, et al. (2010) Increasing incidence of human melioidosis in Northeast Thailand. Am J Trop Med Hyg 82: 1113-1117. doi: 10.4269/ajtmh.2010.10-0038. pmid:20519609

68.Limmathurotsakul D, Dance DA, Wuthiekanun V, Kaestli M, Mayo M, Warner J, et al. (2013) Systematic review and consensus guidelines for environmental sampling of Burkholderia pseudomallei. PLoS Negl Trop Dis 7: e2105. doi: 10.1371/journal.pntd.0002105. pmid:23556010

69.Saito M, Miyahara S, Villanueva SY, Aramaki N, Ikejiri M, Kobayashi Y, et al. (2014) PCR and culture identification of pathogenic Leptospira from coastal soil in Leyte, Philippines after a storm surge during Super Typhoon Haiyan (Yolanda). Appl Environ Microbiol.

70.Thaipadungpanit J, Wuthiekanun V, Chantratita N, Yimsamran S, Amornchai P, Boonsilp S, et al. (2013) Leptospira species in floodwater during the 2011 floods in the Bangkok Metropolitan Region, Thailand. Am J Trop Med Hyg 89: 794–796. doi: 10.4269/ajtmh.13-0124. pmid:24002484

71.Mendoza MT, Roxas EA, Ginete JK, Alejandria MM, Roman AD, Leyritana KT, et al. (2013) Clinical profile of patients diagnosed with leptospirosis after a typhoon: a multicenter study. Southeast Asian J Trop Med Public Health 44: 1021–1035. pmid:24450239

72.Thayaparan S, Robertson ID, Fairuz A, Suut L, Abdullah MT (2013) Leptospirosis, an emerging zoonotic disease in Malaysia. Malays J Pathol 35: 123–132. pmid:24362475

73.Bhatt S, Gething PW, Brady OJ, Messina JP, Farlow AW, Moyes C, et al. (2013) The global distribution and burden of dengue. Nature 496: 504–507. doi: 10.1038/nature12060. pmid:23563266

74.Shepard DS, Undurraga EA, Halasa YA (2013) Economic and disease burden of dengue in Southeast Asia. PLoS Negl Trop Dis 7: e2055. doi: 10.1371/journal.pntd.0002055. pmid:23437406

75.Dash AP, Bhatia R, Sunyoto T, Mourya DT (2013) Emerging and re-emerging arboviral diseases in Southeast Asia. J Vector Borne Dis 50: 77–84. pmid:23995308

76.Myint KS, Kosasih H, Artika IM, Perkasa A, Puspita M, Ma'roef CN, et al. (2014) West Nile virus documented in Indonesia from acute febrile illness specimens. Am J Trop Med Hyg 90: 260-262. doi: 10.4269/ajtmh.13-0445. pmid:24420775

77.Mackenzie JS, Williams DT (2009) The zoonotic flaviviruses of southern, south-eastern and eastern Asia, and Australasia: the potential for emergent viruses. Zoonoses Public Health 56: 338–356. doi: 10.1111/j.1863-2378.2008.01208.x. pmid:19486319

78.Weissenböck H, Hubálek Z, Bakonyi T, Nowotny N (2010) Zoonotic mosquito-borne flaviviruses: worldwide presence of agents with proven pathogenicity and potential candidates of future emerging diseases. Vet Microbiol 140: 271–280. doi: 10.1016/j.vetmic.2009.08.025. pmid:19762169

79.Wu XB, Na RH, Wei SS, Zhu JS, Peng HJ (2013) Distribution of tick-borne diseases in China. Parasit Vectors 6: 119. doi: 10.1186/1756-3305-6-119. pmid:23617899

80.Yoshii K, Mottate K, Omori-Urabe Y, Chiba Y, Seto T, Sanada T, et al. (2011) Epizootiological study of tick-borne encephalitis virus infection in Japan. J Vet Med Sci 73: 409–412. pmid:21060247 doi: 10.1292/jvms.10-0350

81.AbuBakar S, Chang LY, Ali AR, Sharifah SH, Yusoff K, Zamrod Z. (2004) Isolation and molecular identification of Nipah virus from pigs. Emerg Infect Dis 10: 2228–2230. pmid:15663869 doi: 10.3201/eid1012.040452

82.AbuBakar S, Chee HY, Al-Kobaisi MF, Xiaoshan J, Chua KB, Lam SK. (1999) Identification of enterovirus 71 isolates from an outbreak of hand, foot and mouth disease (HFMD) with fatal cases of encephalomyelitis in Malaysia. Virus Res 61: 1-9. pmid:10426204.

83.Centers for Disease Control and Prevention (2013) Japanese encephalitis surveillance and immunization-Asia and the Western Pacific, 2012. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 62: 658–662. pmid:23965828

84.Labeaud AD, Bashir F, King CH (2011) Measuring the burden of arboviral diseases: the spectrum of morbidity and mortality from four prevalent infections. Popul Health Metr 9: 1. doi: 10.1186/1478-7954-9-1. pmid:21219615

85.Fu ZF (2008) The rabies situation in Far East Asia. Dev Biol (Basel) 131: 55–61. pmid:18634466

86.Dimaano EM, Scholand SJ, Alera MT, Belandres DB (2011) Clinical and epidemiological features of human rabies cases in the Philippines: a review from 1987 to 2006. Int J Infect Dis 15: e495–499. doi: 10.1016/j.ijid.2011.03.023. pmid:21600825

87.Ngui R, Shafie A, Chua KH, Mistam MS, Al-Mekhlafi HM, Sulaiman WW, et al. (2014) Mapping and modelling the geographical distribution of soil-transmitted helminthiases in Peninsular Malaysia: implications for control approaches. Geospat Health 8: 365–376. pmid:24893014 doi: 10.4081/gh.2014.26

88.USAID's NTD Program. (2014) Countries Supported by USAID's NTD Program.http://www.neglecteddiseases.gov/countries/index.html. Accessed

89.Hotez PJ (2014) Could nitazoxanide be added to other essential medicines for integrated neglected tropical disease control and elimination? PLoS Negl Trop Dis 8: e2758. doi: 10.1371/journal.pntd.0002758. pmid:24675990

90.Speich B, Ame SM, Ali SM, Alles R, Hattendorf J, Utzinger J, et al. (2012) Efficacy and safety of nitazoxanide, albendazole, and nitazoxanide-albendazole against Trichuris trichiura infection: a randomized controlled trial. PLoS Negl Trop Dis 6: e1685. doi: 10.1371/journal.pntd.0001685. pmid:22679525

91.Freeman MC, Ogden S, Jacobson J, Abbott D, Addiss DG, Amnie AG, et al. (2013) Integration of water, sanitation, and hygiene for the prevention and control of neglected tropical diseases: a rationale for inter-sectoral collaboration. PLoS Negl Trop Dis 7: e2439. doi: 10.1371/journal.pntd.0002439. pmid:24086781

92.Zhou XN, Olveda R, Sripa B, Yang GJ, Leonardo L, Bergquist R. (2013) From gap analysis to solution and action: The RNAS model. Acta Trop.

93.Olveda R, Leonardo L, Zheng F, Sripa B, Bergquist R, Zhou XN. (2010) Coordinating research o­n neglected parasitic diseases in Southeast Asia through networking. Adv Parasitol 72: 55–77. doi: 10.1016/S0065-308X(10)72003-0. pmid:20624528

94.ASEAN-NDI. (2014) ASEAN Network for Drugs, Diagnostics, Vaccines and Traditional Medicines Innovation.http://www.asean-ndi.org/. Accessed September 15, 2014.

95.WHO (2014) TDR- Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases.http://www.who.int/tdr/en/. Accessed September 15, 2014.

96.Montoya JC, Rebulanan CL, Parungao NA, Ramirez B (2014) A look at the ASEAN-NDI: building a regional health R&D innovation network. Infect Dis Poverty 3: 15. doi: 10.1186/2049-9957-3-15. pmid:24834349

97.ADB (2014) Addressing Diseases of Poverty.http://www.adb.org/publications/addressing-diseases-poverty. Accessed September 15, 2014.

98.WHO (2012) Regional Strategic Plan for Integrated Neglected Tropical Diseases Control in South-East Asia Region: 2012–2016.http://www.searo.who.int/entity/leprosy/documents/SEA_CD_250/en/. Accessed September 29, 2014.

99.WHO (2012) Regional Office of the Western Pacific: Neglected tropical diseases.http://www.wpro.who.int/about/regional_committee/63/documents/RC63_06_Item_11_NTD_FINAL_COMPLETE.pdf.

100.WHO (2014) Addressing diseases of poverty: an initiative to reduce the unacceptable burden of neglected tropical diseases in the Asia Pacific region.http://www.adb.org/sites/default/files/pub/2014/addressing-diseases-poverty.pdf.

101.ASEANSTATS. (2014) Aseanstats - building knowledge in the ASEAN community.http://aseanstats.asean.org/ Accessed September September 24, 2014.

102.World Population Balance (2014) The global population situation.http://www.worldpopulationbalance.org/global_population. Accessed 09-24-2014.

103.WHO (2012) Leprosy situation in 2012.http://www.searo.who.int/entity/leprosy/topics/LEP2012/en/. Accessed September 24, 2014.

Ngày 04/08/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và Ths. Đỗ Văn Nguyên  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích