Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 01/06/2023
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 0 2 1 3 7 0 1
Số người đang truy cập
3 8 6
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Cập nhật thông tin của WHO về Chikungunya-bệnh do vector truyền trên thế giới

Ngày 21/10/2014, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được thông báo bởi cơ quan đầu mối quốc gia về điều lệ kiểm dịch quốc tế (IHR) của Pháp về 4 trường hợp xác nhận nhiễm chikungunya mắc phải tại Montpellier do phòng thí nghiệm quốc gia Pháp về arbovirus xét nghiệm ngày 20/10/2014, đây là lần đầu tiên có sự lan truyền tại chỗ chikungunya được phát hiện ở Pháp kể từ năm 2010.

 Thông tin mới nhất về dịch bệnh Chikungunya ở Pháp

Bốn trường hợp nhiễm chikungunya xảy ra trong cùng một gia đình với các triệu chứng khởi phát từ ngày 20/9 đến 12/10/2014 sống ở Montpellier trong vùng lân cận của một trường hợp chikungunya nhập khẩu từ Cameroon. Các trường hợp này không có tiền sử đi ra khỏi huyện nơi họ cư trú trong vòng 15 ngày trước khi khởi phát triệu chứng. Các cơ quan y tế Pháp đã thực hiện các biện pháp y tế công cộng như phòng chống vector nhằm ngăn ngừa lây truyền tại chỗ; cung cấp thông tin về nhận thức chùm ca bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, khi nào và ở đâu để nhận được chăm sóc, và làm thế nào để ngăn ngừa sự lây nhiễm; tư vấn cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe vềxử lý ca bệnh lâm sàng; đánh giá nguy cơ lây nhiễm qua đường máu và các mô hiến tặng. Chikungunya là một bệnh do virus hiếm khi gây tử vong và được truyền sang người qua muỗi bị nhiễm bệnh, các triệu chứng của chikungunya bao gồm sốt cao và đau đầu với cơn đau đáng kể trong các khớp (cổ chân, cổ tay), có thể kéo dài vài tuần. Các triệu chứng xuất hiện khoảng từ 4 đến 7 ngày sau khi bệnh nhân đã bị cắn bởi một con muỗi bị nhiễm bệnh. Tên chikungunya có nguồn gốc từ một từ trong ngôn ngữ Makonde có nghĩa là "một cái gì đó uốn cong lên" (that which bends up) phản ánh vóc dáng của một người bị bệnh.

 
 
Nhân viên y tế đang phun hóa chất diệt muỗi gây dịch
chikungunya

Thông tin cập nhật về bệnh Chikungunya trên thế giới

Chikungunya là một bệnh virus được truyền tới người bởi muỗi bị nhiễm bệnh gây ra sốt và đau khớp nghiêm trọng, hầu hết bệnh nhân hồi phục hoàn toàn nhưng trong một số trường hợp đau khớp có thể tòn tại trong nhiều tháng hoặc thậm chí trong nhiều năm.Chikungunyalà mộtbệnh virusdo muỗi truyềnđược mô tảđầu tiêntrongmột đợt bùng phátở miền namTanzaniavào năm 1952là một virusRNAthuộc vềchialphaviruscủa họTogaviridae. Tên'chikungunya' có nguồn gốc từmột chữ trongngôn ngữKimakonde, có nghĩa là "trở thành méo mó" (to become contorted)mô tảsự xuất hiệncủa người bệnhcúi xuốngđau khớp (arthralgia).

Các dấu hiệu và triệu chứng (Signs and symptoms)

Chikungunyađược đặc trưng bởimộtkhởi phát với sốt đột ngộtthườngkèm theo bởi đau khớp,các dấu hiệu vàtriệu chứng thường gặpkhác nhưđau cơ, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban, đau khớp thườnggây suy nhượckéo dài trong một vài ngàyhay có thể kéo dàiđến vài tuần.Hầu hết cácbệnh nhân hồi phụchoàn toàn tuy nhiên trong một số các trường hợpđau khớp có thểkéo dài vàithángthậm chí vàinăm, thỉnh thoảng một số trường hợp có các biến chứng về mắt, thần kinh và timđã được báo cáocũng như các rối loạn tiêu hóa. Biến chứng nghiêm trọngkhông phải làphổ biến nhưng ngườilớn tuổi, bệnh có thể góp phần vàonguyên nhân của tử vong, thường thìcác triệu chứngở những ngườibị nhiễm bệnhđều nhẹnhiễm trùngcó thểkhông được ghi nhậnhoặcđượcchẩn đoán nhầmở trong các khu vực có sốt xuất huyếtxảy ra.

Sự lan truyền (Transmission)

Chikungunyađược xác địnhgần40 quốc giachâu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Virus đượctruyền từngười sang ngườiquavết đốt củamuỗicái bị nhiễm bệnhthường làAedes aegyptiAedesalbopictus, hai loài này cũng có thể lan truyền các bệnh virusdo muỗi gây ra như sốt xuất huyết.có thể tìm thấynhữngloài muỗi này đốttrong suốt nhiều giờvào ban ngày, mặc dù có thểđỉnh hoạt động của vào buổi sángsớm vàchiềumuộn. Cả hai loài nàyđượctìm thấyđốtngoài trời nhưng Ae.aegypticũng sẽdễ dànghút máu trong nhà. Sau vết đốt củamuỗibị nhiễm bệnh, khởi phát bệnhthường xảy ratừ 4đến 8 ngàynhưng cũng có thểnằm trong khoảng từ2đến 12 ngày.

 
WHO

Chẩn đoán (Diagnosis)

Một số phương phápcó thểđược sử dụngđể chẩn đoán:xét nghiệmhuyết thanh họcnhưxét nghiệmmiễn dịch hấp phụ huỳnh quang gắn kết enzyme(ELISA) có thểxác nhậnsự hiện diện của các kháng thểkháng chikungunya là IgMIgG. Mức độ kháng thểIgMcao nhất từ 3 đến5tuầnsau khikhởi phát bệnhkéo dàikhoảng hai tháng.Các mẫuthu thập được trongtuầnđầu tiênsau khikhởi phát triệu chứngcần được xét nghiệmbởicả hai phương pháphuyết thanh họcvà virus học(RT-PCR). Virus có thểđược phân lập từmáutrongnhững ngày nhiễm bệnh đầu tiên, các phương pháp phản ứng chuỗipolymerase sao chép ngược (RT-PCR) có sẵn nhưng mức nhạy cảmkhác nhau. Một số phù hợp vớichẩn đoán lâm sàng, sản phẩmRT-PCR từcác mẫu bệnh phẩmcũng có thểđược sử dụng đểxác định kiểu giencủa virus cho phép so sánh vớicác mẫu virustừ các nguồnđịa lýkhác nhau.

 
Điều trị bệnh nhân
chikungunya

Điều trị (Treatment)

Không có thuốc kháng virus điều trịđặc hiệu vớiChikungunya, điều trịchủ yếu là làm giảm các triệu chứng bao gồm sử dụng thuốc hạ sốt trong đau khớp, thuốc giảm đau tối ưu vàbù dịch.Không có vaccine thương mại dùng cho chikungunya.

Phòng chống (Prevention and control)

Những nơi gầnnhững nơi sinh đẻ của vectormuỗi với tập tính sống của con ngườilà một yếu tố nguy cơ đáng kể cũng nhưcác bệnhkhácnhữngloài muỗi nàytruyền, phòng chốngvà kiểm soát chủ yếu dựa vàoviệc làm giảm số lượng các vật liệu chứa đầy nướcnhân tạo và tự nhiên mà nó hỗ trợ sự sinh sản củamuỗi đòi hỏihuy độngcủa các cộng đồngbị ảnh hưởng.Trong vụdịch, thuốc trừ sâu có thể được phun đểgiết chết muỗibay, áp dụng chocác bề mặttrong và xung quanhcác thùng chứa nước nơi mà muỗi đậu ở đậuvà được sử dụngđể xử lý các nơi chứa nước để giết chết ấu trùng . Để bảo vệtrong các vụ dịchcủachikungunya, quần áo làm giảm thiểutiếp xúc củadavới các vectơcắn vào ban ngày được khuyến nghị. Chất xua côn trùngcó thểđược áp dụng choda bị phơi nhiễm hayquần áotheo đúnghướng dẫn chặt chẽ trênnhãnsản phẩm. Các chất xua côn trùngchứaDEET(N,N-diethyl-3-methylbenzamide), IR3535(3- [N-acetyl-N-butyl] -aminopropionicaxitethylester) hay icaridin(1-piperidinecarboxylic acid,2-(2-hydroxyethyl) -1-methylpropylester). Đối với những người ngủ vào ban ngày,đặc biệt làtrẻ em,ngườibệnh hay người già thì màn chống muỗi tẩm hóa chất diệtđủ khả năngbảo vệ tốt.Hương xua muỗihoặccác loại thuốc trừ sâu bốc hơi khác cũngcó thể làm giảmmuỗi cắntrong nhà. Biện pháp phòng ngừacơ bảncần được thực hiệnbởinhữngngười đi du lịchđến cáckhu vực nguy cơ và điều này bao gồmsử dụng chất xua muỗi, mặc áo quần dài tay áo đảm bảo phòng được trang bịrèmđể ngăn chặnmuỗixâm nhập vào.

Dịch bệnh (Disease outbreaks)

Chikungunyaxảy raở châu Phi, châu Á và tiểu lục địaẤn Độ.Lây nhiễm sang ngườiở châu Phiđãở mức tương đốithấp trong một số năm nhưng vào năm 1999-2000đã có mộtsự bùng nổlớntại Cộng hòaDân chủ Congo, và vào năm 2007 có một vụ dịch ở Gabon. Bắt đầu từ tháng 2/2005, một vụ dịch lớn của chikungunya xảy ra ở các hòn đảo của Ấn Độ Dương, một số lượng lớn các trường hợp nhập khẩu ở châu Âu có mối liên quan với vụ dịch này chủ yếu là vào năm 2006 khi vụ dịch ở Ấn Độ Dương đang ở đỉnh cao . Một vụ dịch lớn của chikungunya ở Ấn Độ xảy ra trong năm 2006 và 2007, một số quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng. Từ năm 2005, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Maldives Myanmar đã thông báotrên 1,9 triệu trường hợp. Trong năm 2007 sự lan truyền đã được báo cáo lần đầu tiên ở châu Âu, trong một vụ có tính địa phương phía đông bắc Italy. 197 trường hợp được ghi nhận trong vụ dịch này được khẳng định rằng các vụ dịch do muỗi bởi Ae. Albopictus véc tơ chính ở châu Âu. Trong tháng 12/2013, Pháp báo cáo 2 ca tại chỗ (bản địa) của chikungunya được xác định bằng xét nghiệm ở một phần hòn đảo Caribbean của St Martin thuộc Pháp. Từ đó sự lan truyền tại chỗ đã được xác nhận trong một phần Saint Martin [St Maarten] của Hà lan, Anguilla, Các đảo của Anh quốc, Dominica, Guiana thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique St Barthelemy. Aruba chỉ báo cáo các trường hợp nhập khẩu. Đây là vụ dịch đầu tiên của chikungunya được ghi nhận với sự lây truyền tại chổ ở châu Mỹ, tính đến ngày 6/3/2014 đã có hơn 8.000 ca nghi ngờ trong khu vực.

 
Một số bài học về
chikungunya

Tìm hiểu thêm về các vector truyền bệnh (More about disease vectors)

Cả Ae. aegypti Ae. albopictus đã được ám chỉ có liên quan đến các vụ dịch lớn của chikungunya. Trong khi đó, Ae. aegypti được giới hạn trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,còn Ae. albopictus cũng xảy ra ở vùng ôn đới và ngay cả ở các vùng có khí hậu lạnh. Trong những thập kỷ gần đây Ae. albopictus đã lan rộng từ châu Á để thiết lập tại các khu vực của châu Phi, châu Âu và châu Mỹ. Loài Ae. albopictus phát triển mạnh trong một phạm vi rộng lớn hơn tại các nơi sinh để chứa đầy nước hơn là Ae. aegypti bao gồm cả vỏ dừa, vỏ quả ca cao, gốc cây tre, lỗ cây hố nước, ngoài các dụng cụ chứa nước nhân tạo như lốp xe và đĩa bên dưới chậu cây. Sự đa dạng về môi trường sống giải thích sự phong phú của Ae. albopictus nông thôn cũng như các khu vực ven đô thị và các công viên đầy bóng râm ở thành phố. Ae. aegypti có mối liên kết chặt chẽ hơn với môi trường sinh sống của con người và sử dụng các nơi sinh đẻ trong nhà, bao gồm bình hoa, các dụng cụ chứa nước bể chứa nước bê tông trong phòng tắm, cũng như môi trường sống ngoài trời nhân tạo giống như Ae. albopictus. Tại châu Phi một số vectơ muỗi khác đã được ám chỉ có liên quan đến sự lan truyền bệnh, bao gồm các loài của nhóm A. furcifer-taylori A. luteocephalus. bằng chứng cho thấy một số loài động vật bao gồm cả không linh trưởng, các loài gặm nhấm, chim và động vật có vú nhỏ có thể hoạt động như các ổ chứa (reservoirs).

Đáp ứng của WHO (WHO response)

WHO đáp ứng Chikungunya theo cách xây dựng kế hoạch xử lý vụ dịch dựa trên bằng chứng (formulating evidence-based outbreak management plans); cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các nước trong việc xử lý hiệu quả các ca bệnh và vụ dịch (providing technical support and guidance to countries for the effective management of cases and outbreaks); hỗ trợ các nước nhằm cải thiện hệ thống báo cáo của họ (supporting countries to improve their reporting systems); cung cấp đào tạo về xử lý lâm sàng, chẩn đoán và kiểm soát vector ở cấp khu vực với một số các trung tâm cộng tác; xuất bản các hướng dẫn sách về xử lý ca bệnh, phòng chống vector cho các nước thành viên (publishing guidelines and handbooks for case management, vector control for Member States).

 

Ngày 06/11/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3547492 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impe.quynhon@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích