Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 07/06/2023
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 0 2 5 1 7 9 2
Số người đang truy cập
9 1
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Mười căn bệnh bạn cần phải thận trọng khi ra nước ngoài

Ngày 12/09/2014. CNN. Mười căn bệnh bạn cần phải thận trọng khi ra nước ngoài (Going abroad? Here are 10 diseases you need to watch out for). Khi toàn cầu hóa tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh thị trường thương mại, nền kinh tế và lối sống, sự dễ dàng tiếp cận đến các khu vực xa xôi trên thế giới phản ánh trong các chuyến đi của chúng ta.

Ngày càng có nhiều điểm đến trên thế giới được mở ra cho các du khách quốc tế nhưng khi bạn mạo hiểm trong các chuyến đi của bạn, dù là kinh doanh hay giải trí thì ở đó bạn có thể bị mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh truyền qua véc tơ (vector-borne diseases)

 
Các quốc gia có bệnh sốt xuất huyết lưu hành. Nguồn: WHO 2013.

1. Sốt xuất huyết (Dengue Fever)

Vùng lưu hành: Ca-ri-bê, Trung và Nam Mỹ, quần đảo Tây Thái Bình Dương, miền Bắc Australia, Nam và Đông Nam châu Á, Tây Phi và châu Phi cận Sahara.

 
Muỗi Aedes aegypti đốt vào ban ngày lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Virus lây truyền từ muỗi có thể tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới và chưa có liệu pháp điều trị hay văc-xin, biện pháp bảo vệ duy nhất là mặc đồ kín và dùng thuốc chống muỗi để không bị muỗi đốt. Loài muỗi này là Aedes aegypti, có thể đốt vào thời gian cả ngày. Các triệu chứng phát triển giống như bệnh cúm như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau ở mắt, cơ và khớp thường kéo dài 1 tuần có thể lên đến 2 tuần. Virus sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau được phát hiện trên toàn cầu và khi bị nhiễm với chủng virus nào thì bạn có khả năng miễn dịch với chủng virus đó trong tương lai, nếu nhiễm lần hai, lần ba trong 3 chủng huyết thanh có thể gây ra bệnh nặng hơn so với lần đầu bị nhiễm như sốt xuất huyết dengue.

2. Bệnh sán máng (Schistosomiasis)

 

Vùng lưu hành: châu Phi, Trung Đông, một số khu vực ở Nam Mỹ, Ca-ri-bê và Đông Nam Á. Các loài ốc nước ngọt mang ký sinh trùng sán máng có thể gây ra bệnh này, các con ốc thải các ấu trùng giun sán vào các sông, ao, hồ hay các vùng đầm lầy, sau đó xâm nhập qua da như qua lòng bàn chân. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), giun sán lưu hành ở 52 quốc gia, nơi mà nước bị ô nhiễm bởi phân người bị nhiễm giun sán có chứa các trứng của ký sinh trùng. Các triệu chứng có thể mất 2 tháng để phát triển và một số người sẽ không biểu hiện các triệu chứng và một số người khác sẽ có sốt, ớn lạnh, ho và đau cơ trong thời gian 2 tháng phát triển bệnh, mức độ của các triệu chứng phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng trong cơ thể người. Bạn có thể tránh bị nhiễm bệnh bằng cách tránh bơi ở các vùng nước ngọt hay đun nóng nước nếu cần tắm, chưa có văc-xin phòng bệnh nhưng có liệu pháp điều trị hiệu quả và nhanh nhất là sử dụng thuốc praziquantil sẽ tiêu diệt ký sinh trùng từ 1- 2 ngày điều trị.

3. Sốt rét (Malaria)

 
Ngủ trong màn có thể giảm nguy cơ mắc sốt rét.

Vùng lưu hành: châu Phi, Trung và Nam Mỹ, một số khu vực ở Ca-ri-bê, châu Á, và khu vực Nam Thái Bình Dương. Sốt rét là một bệnh ký sinh trùng được lây truyền do muỗi Anopheles đốt. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, ớn lạnh và có biểu hiện giống cảm cúm, và nếu không được chữa trị, bệnh có thể phát triển nặng và thậm chí gây tử vong. WHO ước tính có 207 triệu ca sốt rét năm 2012. Chưa có văc-xin sốt rét nào được phép sử dụng nhưng có thuốc phòng ngừa sốt rét và được khuyên dùng đối với những người đi đến các khu vực có sốt rét lưu hành. Liều lượng có thể lựa chọn, từ thuốc uống hàng tuần hay hàng ngày. Mặc quần áo dài, thường xuyên sử dụng thuốc chống muỗi và ngủ trong phòng máy điều hòa hay ngủ dưới màn có thể tránh muỗi đốt nhưng nếu có tất cả các biện pháp trên áp dụng mà bạn vẫn bị nhiễm sốt rét thì vẫn có liệu pháp điều trị hiệu quả.

4. Sốt vàng da (Yellow Fever)

 

Vùng lưu hành: các khu vực nhiệt đới ở châu Phi và Nam Mỹ. Muỗi Aedes aegypti tiếp tục gây nguy hiểm với virus sốt vàng da, căn bệnh có thể gây sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau lưng và đau cơ. Khoảng 15% người bị nhiễm virus mắc bệnh nặng có thể gây ra chảy máu, sốc, suy các cơ quan chức năng và một số ca tử vong. Một số bệnh nhân xuất hiện vàng da, đó là do biểu hiện virus “vàng da”. WHO ước tính có 200.000 ca sốt vàng da mỗi năm, với 90% ca bệnh ở châu Phi. Khi chưa có liệu pháp điều trị, biện pháp bảo vệ chính là vắc-xin phòng ngừa, các du khách cần nhận vắc-xin ít nhất 30 ngày trước chuyến đi để có được sự bảo vệ lâu dài chống lại virus, nếu bạn là một du khách thường xuyên bạn sẽ quen với sự cần thiết để xác nhận bạn đã được tiêm chủng với chiếc phiếu vàng được phát sau khi tiêm phòng, đối với các quốc gia có dịch bệnh, cũng như những khu vực có các loài muỗi này, mục tiêu là để ngăn chặn dịch bệnh lây lan hay xâm nhập vào cộng đồng. Nếu đi đến các vùng sâu vùng xa, hãy nhớ mang theo phiếu tiêm phòng bên trong hộ chiếu của bạn.

5. Bệnh Lao (Tuberculosis)

Vùng lưu hành: châu Phi, châu Á, Đông Âu. Một phần ba dân số trên thế giới bị mắc bệnh lao, đây là bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao thứ hai trên thế giới (sau bệnh HIV/AIDS), bệnh lao có thể xảy ra trong tình trạng “ngầm” (latent) mà người bệnh mang vi khuẩn nhưng không phát triển bệnh xảy ra ở hầu hết các quốc gia nhưng tỷ lệ nhiễm cao chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển, cụ thể là châu Á, châu Phi và Đông Âu.

 
Một bệnh nhân lao ở Ấn Độ tại New Delhi

Bệnh lây lan trong không khí giữa người với người và chủ yếu nhiễm vào phổi nhưng có thể lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể, có vắc-xin phòng ngừa nhưng sự bảo vệ của văc-xin đối với người lớn bị hạn chế, sự bảo vệ lớn nhất của vắc-xin là đối với trẻ nhỏ chưa bị phơi nhiễm vi khuẩn lao. Các triệu chứng bao gồm ho kéo dài, suy nhược, mệt mỏi, giảm cân và đổ mồ hôi về đêm. Nếu được chẩn đoán, bệnh lao có thể chữa trị theo phác đồ với thuốc kháng sinh, tuy nhiên tình trạng kháng thuốc điều trị đã xuất hiện trên thế giới.

6. Bệnh tiêu chảy đối với khách du lịch (Travelers’ Diarrhea)

 

Vùng lưu hành: Nguy cơ cao nhất ở tiểu lục địa Ấn Độ, Bắc Phi và Trung Đông, châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ. Đây là một thuật ngữ chung đối với bệnh tiêu chảy gây ra bới rất nhiều loại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng. Sự lây truyền bệnh thường là do thức ăn hay nước uống bị nhiễm khuẩn và mặc dù các triệu chứng thường là nhẹ, nhưng nhiễm bệnh có thể làm hỏng cả kỷ nghỉ hay chuyến công tác của bạn, gây tình trạng mất nước, suy nhược và thường là sự bất tiện do phần lớn chuyến đi của bạn là trong nhà vệ sinh. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách uống nước đóng chai, lựa chọn thức ăn phù hợp và thường xuyên rửa tay, bởi vì đơn giản là hệ miễn dịch của bạn chưa sẵn sàng cho những thứ mới và lạ.

7. Bệnh do virus Ebola

Ebola đã ảnh hưởng đến 5 quốc gia ở Tây Phi và là dịch bệnh lớn nhất cho đến nay. Vùng lưu hành: Guinea, Liberia, Sierra Leone, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, (Segenal có 1 ca bệnh đã được cách ly).

 

Từ tháng 03/2014, Ebola căn bệnh đã từng được ngăn chặn dễ dàng trên thế giới đã bùng phát trở lại với tốc độ kinh hoàng ở 5 quốc gia Tây Phi với gần 5.000 ca nhiễm bệnh và hơn một nửa trong số đó đã tử vong. Những người đi đến các quốc gia bị ảnh hưởng được khuyến cáo nhận biết các triệu chứng bao gồm sốt, nổi ngứa, tiêu chảy, nôn mửa và đỏ mắt. Cùng với các triệu chứng trên, bệnh còn xuất hiện các triệu chứng chảy máu bên trong và ngoài, bệnh này gây lây truyền từ người sang người do tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bệnh như nước bọt, tinh dịch và máu. Chưa có vắc-xin hay liệu pháp điều trị nào được chấp thuận và tỷ lệ tử vong lên tới 90% trong số người nhiễm bệnh, virus này được lây truyền nếu có tiếp xúc gần gũi với các chất dịch cơ thể và có thể phòng tránh bằng cách thường xuyên rửa tay và mặc quần áo bảo vệ, tránh tiếp xúc với các chất dịch cơ thể.

8. Sốt thương hàn (Typhoid fever)

 

Vùng lưu hành: châu Phi,vùng Ca-ri-bê và Trung và Nam Mỹ. Nguy cơ cao nhất là ở Nam Á. Bệnh do vi khuẩn này được lây truyền qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn và bệnh nhân sốt có thể đe dọa đến tính mạng. Các triệu chứng bắt đầu biểu hiện với sốt cao, suy nhược, đau dạ dày, đau đầu, và chán ăn. Khách du lịch nên tiêm phòng trước khi đến những khu vực này nhưng văc-xin chỉ bảo vệ được khoảng 50-80%, bạn phải cẩn thận khi lựa chọn thức ăn và nước uống. Giống với bệnh tiêu chảy của khách du lịch, bạn cần phải uống nước đóng chai và tránh dùng trái cây va rau quả chưa gọt vỏ, các món ăn đường phố (trông ngon với vẻ bên ngoài) và uống đá lạnh. Sốt thương hàn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng vi khuẩn kháng thuốc đã bắt đầu nổi lên vì vậy để tránh mắc bệnh bạn không nên dùng dưa leo trong món salad hay cocktail với đá lạnh trong thời tiết nắng nóng.

9. Bệnh Lyme (Lyme Disease)

 
Cận cảnh của một con bọ ve cái ở giai đoạn nhộng và trưởng thành gây ra bệnh Lyme

Vùng lưu hành: Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. Bệnh Lyme phần lớn được tìm thấy ở các khu vực ven biển phía đông bắc, bắc trung bộ và ven biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ do vi khuẩn gây ra qua vết cắn của các con bọ ve nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu, mệt mỏi, và da nổi phát ban gọi là ban đỏ migrans. Nếu không được chữa trị, bệnh sẽ lây lan ảnh hưởng đến các khớp xương, tim mạch và hệ thần kinh vì vậy khi đi qua các vùng hoang dã, bụi rậm, bạn phải bảo vệ chính mình bằng cách sử dụng thuốc chống côn trùng. Nhưng các con bọ ve nhiễm bệnh cần gắn liền với người từ 36-48 giờ để truyền vi khuẩn bệnh Lyme, vì vậy phải phát hiện kịp thời và loại bỏ những con bọ ve khỏi cơ thể bạn sẽ ngăn chặn bị nhiễm bệnh, nếu phát hiện bệnh sớm có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

10. Viêm gan A (Hepatitis A)

 

Vùng lưu hành: hầu hết các quốc gia đang phát triển. Virus viêm gan (Hepatitis) có nhiều loại (A, B, C và D) nhưng viêm gan A là loại phổ biến nhất mà các du khách nên nhận thức được vì nó lây lan qua nước uống có nhiễm khuẩn và thức ăn chưa nấu chín. Bệnh này gây ra do sử dụng nguồn nước không an toàn, hệ thống vệ sinh không đạt chất lượng, vệ sinh cá nhân kém và một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm bệnh do ngộ độc thực phẩm. Có vắc-xin phòng viêm gan A an toàn và hiệu quả, hầu hết các du khách được khuyên nên tiêm vắc-xin phòng ngừa, nhưng hơn nữa, việc lựa chọn các thức ăn và đồ uống phù hợp được khuyến cáo để tránh mắc phải bệnh gan và các bệnh tiềm ẩn khác. Các triệu chứng bao gồm sốt, suy nhược, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, nước tiểu có màu sẫm và vàng da. WHO ước tính có 1,4 triệu ca viêm gan A mỗi năm, chưa có liệu pháp điều trị hiệu quả nào hơn là bù nước và liệu pháp điều trị hỗ trợ trong nhiều tuần hay nhiều tháng đến khi hồi phục.

Ngày 18/09/2014
CN. Võ Thị Như Quỳnh, CN. Huỳnh Thị An Khang
(Biên dịch từ CNN)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3547492 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impe.quynhon@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích