Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 1 5 6 2
Số người đang truy cập
3 7 0
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Cộng hòa Dominica đang cố gắng kiềm chế sự lây lan của muỗi mang chikungunya
Các ca nhiễm virus chikungunya gia tăng mạnh ở vùng biển Caribbean và những hiểu biết về chủng virus mới này ở khu vực châu Mỹ (Q&A)

Các ca nhiễm virus chikungunya gia tăng mạnh ở vùng biển Caribbean

Ngày 2/7/2014. BBC News - Theo các quan chức y tế, số lượng các ca nghi ngờ và xác định nhiễm virus chikungunya ở các nước vùng Caribbean đã gia tăng mạnh trong vài tuần qua, hàng chục ngàn ca nhiễm mới được báo cáo ở Cộng hòa Dominica và quốc gia láng giềng Haiti.Hiện nay không có thuốc chủng ngừa hoặc điều trị virus gây ra do muỗi truyền, căn bệnh giống như sốt xuất huyết có thể gây sốt, phát ban da và đau khớp. Cơ quan y tế châu Âu đã cảnh báo du khách đặc biệt cẩn thận với căn bệnh này.

Tránh bị muỗi đốt (Avoid bites)

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (European Centre for Disease Prevention and Control) khuyến cáo mọi du khách đến vùng biển Caribbean cần sử dụng thuốc bôi chống côn trùng và tránh bị muỗi đốt. Pháp đã phát hiện hơn 70 ca nhập khẩu virus chikungunya, chủ yếu là ở những người trở về từ kỳ nghỉ tại Antilles Pháp. Trung tâm cho rằng nguy cơ virus có thể lây lan ở châu Âu nếu bệnh nhân nhiễm bệnh bị muỗi đốt khi trở về nhà họ và sau đó những con muỗi này sẽ lây nhiễm sang người khác.

Chikungunya: bệnh do virus lây lan qua muỗi đốt vào ban ngày (viral disease spread by mosquitoes which bite during daylight hours); không lây truyền trực tiếp từ người sang người (no direct person-to-person transmission); tên của bệnh bắt nguồn từ một từ có nghĩa là "trở thành méo mó" từ ngôn ngữ Kimakonde của châu Phi (name derives from a word meaning "to become contorted" from the African Kimakonde language); các triệu chứng bao gồm sốt đột ngột và đau khớp, đặc biệt là ảnh hưởng đến tay, cổ tay, mắt cá chân và bàn chân (symptoms include the sudden o­nset of fever and joint pain, particularly affecting the hands, wrists, ankles and feet); hầu hết các bệnh nhân hồi phục sau vài ngày nhưng trong một số trường hợp đau khớp có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn (most patients recover after a few days but in some cases the joint pain may persist for weeks, months or even longer); ngoài ra còn có những dấu hiệu cho thấy chikungunya đang lan rộng xa hơn đến Trung và Nam Mỹ.

Bùng phát các ca nhiễm chikungunya

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức y tế Liên Mỹ (Pan American Heath Organisation_PAHO), gần 265.000 ca nghi ngờ và xác định đã được ghi nhận kể từ khi sự bùng phát bắt đầu vào tháng 12/2013. Hơn một nửa số ca nhiễm này ở Cộng hòa Dominica và quốc gia này đã tăng cường các nỗ lực phun hóa chất trong một nỗ lực nhằm làm giảm số lượng muỗi.
 

Virus chikungunya từ lâu đã hiện diện ở châu Phi và châu Á nhưng nó chỉ được phát hiện trong vùng biển Caribbean vào tháng 12/2013, tuy nhiên các cán bộ y tế cảnh báo rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều bởi vì một số quốc gia chậm trể trong việc xét nghiệm và báo cáo ca bệnh. Chikungunya hiếm khi gây tử vong nhưng theo PAHO, 21 người đã thiệt mạng trong vùng biển Caribbean sau khi nhiễm virus, ngoài ra còn có các ca bệnh ở Trung Mỹ và El Salvador bị ảnh hưởng nặng nhất với 1.300 ca nghi ngờ. Paraguay đã ghi nhận công dân đầu tiên bị nhiễm virus vào hôm thứ ba nhưng được biết người đàn ông này bị nhiễm virus khi đi du lịch tại Cộng hòa Dominica.
 

Chikungunya: một chủng virus mới ở khu vực Châu Mỹ (Q&A)

Ngày 27/6/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - Tổ chức Y tếLiên Mỹ/Tổ chức Y tế Thế giới (PAHO/WHO) đang làm việc với các nước thuộc Châu Mỹ để đáp ứng với sự xuất hiện của virus chikungunya, căn bệnh được truyền qua vết đốt của muỗi Aedes aegyptiAedes albopictus gây sốt cao, đau khớp, phát ban, đau đầu và đau cơ. Trường hợp lây truyền bản địa đầu tiên ở châu Mỹ đã được khẳng định vào ngày 6/1/2013. Ở đây bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin về virus mới này trong khu vực:

Chikungunya là gì? What is chikungunya?)

Chikungunya là một loại virus gây sốt cao, đau đầu, đau khớp và đau cơ khoảng 3-7 ngày sau khi người bị muỗi nhiễm bệnh đốt, trong khi hầu hết bệnh nhân có xu hướng cảm thấy tốt hơn trong vài ngày hoặc vài tuần thì một số phát triển tình trạng viêm và đau khớp mãn tính. Bệnh hiếm khi gây tử vong nhưng đau khớp có thể kéo dài vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm ở một số người. Các biến chứng thường gặp hơn ở trẻ em dưới 1 tuổi và người già trên 65 tuổi và/hoặc có bệnh mãn tính (bệnh tiểu đường, cao huyết áp, vv.), không có thuốc điều trị đặc hiệu hoặc vaccine để phòng ngừa việc lây nhiễm bởi vi rút này.
 

Nguồn gốc của từ chikungunya nghĩa là gì? (What is the origin of the word chikungunya?)

Từ này xuất phát từ ngôn ngữ Makonde của châu Phi có nghĩa là "đau đớn khi cúi gập người" (bent over in pain). Virus chikungunya được phát hiện đầu tiên ở Tanzania vào năm 1952 đến năm 2004 mới bắt đầu bùng phát dữ dội và rộng rãi đã được báo cáo ở châu Phi, các hòn đảo ở Ấn Độ Dương và khu vực Thái Bình Dương bao gồm cả Australia và Đông Nam Á (Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Maldives, Sri Lanka và Thái Lan). Trong năm 2007 đã có một vụ dịch virus trong khu vực Emilia-Romagna của Italy và lan truyền tại chỗ bởi Ae.albopictus. Trước khi xác định ca bệnh lây truyền bản địa đầu tiên ở khu vực châu Mỹ thì một số trường hợp nhập khẩu đã được báo cáo trong số các du khách trở về từ châu Á hoặc châu Phi có nhiếm virus.

Chikungunya lây truyền như thế nào? (How is chikungunya transmitted?)

Chikungunya được truyền qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti (loài muỗi cũng có thể truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và có mặt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ) và muỗi Aedes albopictus (tìm thấy trong các khu vực ôn đới hơn, trải dài từ bờ biển phía đông và đông nam của Hoa Kỳ đến các tỉnh miền bắc Argentina). Những loài muỗi này có thể dễ dàng được ghi nhận bởi các sọc trắng xung quanh chân của chúng, khi muỗi đốt một người bị chikungunya thì chu kỳ lây truyền bắt đầu. Các ca nhiễm Chikungunya báo cáo trong các nước thuộc khu vực được cập nhật hàng tuần bởi PAHO/WHO tại website: www.paho.org/Chikungunya.

Có phải chikungunya được lây truyền từ người này sang người khác? (Is chikungunya transmitted from o­ne person to another?)

Virus chikungunya không lây truyền qua những cái ôm hay nụ hôn, thực phẩm hay không khí chúng ta hít thở do đó không lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác mà thông qua một vector đóng vai trò trung gian truyền bệnh là muỗi. Chu kỳ lây truyền bắt đầu khi muỗi Aedes đốt một người nào đó bị nhiễm chikungunya khi họ bị sốt, 10 ngày sau virus sẽ nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi và sẵn sàng truyền bệnh khi đốt một người khỏe mạnh và người đó sẽ bắt đầu có triệu chứng trong vòng 3-7 ngày sau thời kỳ ủ bệnh.

Tại sao lan truyền nhanh như vậy? (Why is transmission so quick?)

Có 3 yếu tố làm lan truyền nhanh chóng mà cũng được ghi nhận ở các nước khác (1) đó là một virus mới ở châu Mỹ, (2) vì nó là một loại virus mới, hệ thống bảo vệ đã không được lập nên nhằm chống lại nó và toàn bộ quần thể nhạy cảm với chikungunya và (3) muỗi Aedes được phân bố rộng rãi trong khu vực do các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu của các nước nhiệt đới.

Có thể nhiễm chikunguya đến hai lần? (Can you get chikungunya twice?)

Không, chỉ có một lần, sau đó kháng thể bảo vệ được phát triển. Theo những chứng cứ có sẵn cho đến nay, có khả năng miễn dịch suốt đời.

Nguy cơ nào làm căn bệnh này lây lan sang các quốc gia khác ở trong vùng? (What is the risk of this disease spreading to other countries in the Region?)

Nguy cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là sự hiện diện của muỗi Aedes làm lan truyền bệnh, hiện nay không thể ước tính nguy cơ cho các nước khác trong khu vực nhưng khả năng virus có thể lây lan đòi hỏi chúng ta phải được cảnh báo và có các biện pháp giám sát tại chỗ. Vì nguy cơ lây truyền chikungunya phụ thuộc vào sự hiện diện của muỗi Aedes nên điều quan trọng nhất là kiểm soát vector này: có ít muỗi hơn, ít có nguy cơ lây truyền virus, muỗi Aedes hiện có mặt tại nhiều quốc gia châu Mỹ.

"Lây truyền bản địa"chikungunya nghĩa là gì ? Thế nào gọi là ca bệnh "nhập khẩu"? (What does “indigenous transmission” of chikungunya mean? What are “imported” cases of chikungunya?)

Sự lây truyền bản địa có nghĩa là quần thể muỗi trong một khu vực cụ thể bị nhiễm virus và bắt đầu lây truyền virus đến người dân trong cùng khu vực. Những nơi được coi sự lây truyền bản địa xảy ra là nơi bệnh nhân không có tiền sử đi đến vùng lưu hành, người bị nhiễm bệnh chikungunya ở các nước được coi là ca bệnh "nhập khẩu" khi họ bị đốt bởi muỗi bị nhiễm bệnh khi đi du lịch đến những nơi mà virus hiện diện.

Phải làm gì khi bị nhiễm chikunguya? (What should I do if I get chikungunya?)

Khoảng 98% các trường hợp là điều trị ngoại trú, vì có cơn đau dữ dội bệnh nhân nên nghỉ ngơi trên giường, tốt nhất là dưới màn chống muỗi, dùng paracetamol mỗi sáu giờ được khuyến cáo để làm giảm sự đau đớn và sốt. Sốt và nhiệt độ không khí cao làm cho cơ thể mất nước (qua mồ hôi và hơi thở) do đó điều cần thiết là uống nhiều chất lỏng (người lớn 2-3 lít một ngày, trẻ em uống liên tục và theo nhu cầu). Nước, nước cốt dừa, súp, nước trái cây và dung dịch điện giải bằng đường uống (ORS) là được khuyến cáo. Để ngăn chặn tình trạng mất nước có thể dẫn đến các biến chứng, người ta khuyên nên khống chế cơn sốt, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Ở trẻ em và người lớn, sốt cũng có thể được làm hạ xuống bằng phương pháp bên ngoài, chẳng hạn như áp dụng vải ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng hoặc tắm, đặc biệt là sốt trên 39 độ C.

Phải chăng có một loại vaccine có thể phòng ngừa nhiễm chikunguya? (Is there a vaccine that can prevent chikungunya?)

Không, vẫn chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu chống lại virus, điều trị triệu chứngđể kiểm soát cơn đau và sốt.

Bệnh có thể gây tử vong? (Can it cause death?)

Tử vong do chikungunya là rất hiếm và hầu như luôn luôn liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác hiện có, người lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính (như tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn tính, bệnh lao và HIV) nên gặp bác sĩ để đánh giá và giám sát bệnh tốt hơn.

Các nhóm nào có nguy cơ ? (What are the risk groups?)

Người lớn tuổi, trẻ em (đặc biệt là dưới 1 tuổi), phụ nữ mang thai và những người có bệnh từ trước là có nguy cơ. Điều cần thiết là giám sát mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em: đảm bảo rằng họ uống nhiều nước, khống chế cơnsốt và đưa họ đến bệnh viện ngay lập tức nếu có những dấu hiệu cảnh báo.

Có phải chikunguya giống sốt xuất huyết? (Is chikungunya like dengue?)

Hai bệnh này giống nhau: sự khác biệt chính là sốt và đau khớp là dữ dội hơn với chikungunya. Đau do chikungunya ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân, đầu gối, lưng và có thể làm mất khả năng của con người (bẻ cong người hơn), tạo ra sự khó khăn để đi bộ hoặc thậm chí mở một chai nước. Sốt xuất huyết có thể gây ra các biến chứng khi sốt giảm và điều quan trọng là tìm kiếm những dấu hiệu cảnh báo. 

Phải chăng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cũng có thể truyền chikungunya? Hay chúng chỉ truyền một trong hai bệnh? (Can the mosquitoes that transmit dengue also transmit chikungunya? Or do they o­nly transmit o­ne of the two diseases?)

Theo những chứng cứ có sẵn, muỗi có thể truyền cả hai bệnh, đôi khi cùng một lúc tuy nhiên, không có sự ghi nhận về một tỷ lệ đồng nhiễm cao.

Các dấu hiệu cảnh báo bị nhiễm chikunguya là gì? (What are the warning signs for chikungunya?)

Các dấu hiệu cảnh báo là sốt kéo dài hơn 5 ngày, đau bụng liên tục và dữ dội, nôn kéo dài (bệnh nhân không thể giữ cho thực phẩm hoặc đồ uống đi xuống); chấm xuất huyết, xuất huyết dưới da, chảy máu màng nhầy; thay đổi trạng thái của ý thức, chóng mặt tư thế, đau khớp dữ dội và mất khả năng hoạt động hơn năm ngày, tay chân lạnh, giảm lượngnước tiểu và chảy máu từ bất kỳ lỗ nào.

Có phải các bà mẹ có thể truyền virus chikungunya cho trẻ sơ sinh trong khi mang thai hoặc khi sinh con? (Can mothers transmit the chikungunya virus to babies during pregnancy or childbirth?)

Bà mẹ nhiễm chikungunya trong khi mang thai không truyền virus sang con, tuy nhiên có những tài liệu cho thấy một số bà mẹ lây truyền từ mẹ sang con khi người mẹ bị sốt trong những ngày ngay trước khi sinh hoặc trong quá trình sinh đẻ. Mổ lấy thai không ngăn ngừa sự lây truyền, vì lý do này phụ nữ mang thai nhiễm chikungunya là một nhóm có nguy cơ lây truyền cho trẻ sơ sinh và cần được thăm khám bởi một bác sĩ. Chikungunya không lây truyền qua sữa mẹ.

Biện pháp nào cần phải thực hiện để phòng ngừa nhiễm chikunguya? (What measures should be taken to prevent chikungunya?)

Loại bỏ và kiểm soát nơi sinh sản của muỗi Ae.aegypti làm giảm khả năng lây truyền virus chikungunya và sốt xuất huyết. Giống như sốt xuất huyết, virus này đòi hỏi một đáp ứng toàn diện có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động, từ y tế đến giáo dục và môi trường. Nơi sinh sản của muỗi có thể được loại bỏ hoặc phá hủy thông qua các hoạt động như tránh lưu trữ nước trong các nơi chứa ngoài trời (chậu cây, chai, các vật dụng có thể chứa nước) để ngăn cản chúng trở thành nơi sinh sản của muỗi; che bể chứa nước trong nhà hoặc hồ chứa để muỗi không vào được; tránh tích tụ rác thải; đặt nó trong túi nhựa kín và giữ nó trong thùng kín; khai thông cống rãnh để xả nước tù đọng; sử dụng lưới muỗi/màn chống muỗi lưới ở các cửa sổ và cửa ra vào để giúp giảm sự tiếp xúc giữa muỗi và con người.

Những gì tôi có thể làm để bảo vệ bản thân mình nếu tôi đi du lịch đến một nơi mà virus chikungunya hiện hữu? (What can I do to protect myself if am I traveling to a place where the chikungunya virus is present?)

Nếu bạn đang đi du lịch đến một quốc gia có virus chikungunya, hãy làm theo các khuyến cáo này để phòng ngừa muỗi đốt và làm giảm nguy cơ lây nhiễm như che phủ vùng da phơi nhiễm với mũ, quần tây và áo sơ mi dài tay; sử dụng thuốc xua côn trùng như chỉ dẫn và áp dụng lại khi được đề nghị; ngủ ở những nơi được bảo vệ với màn chống muỗi.

Có bất kỳ khuyến nghị nào của PAHO/WHO về việc hạn chế các chuyến đi đến các khu vực như vậy? (Are there any PAHO/WHO recommendations to restrict trips to such areas?)

PAHO/WHO không khuyến cáo bất kỳ hạn chế đi lại nào trong vấn đề này, bạn nên tự bảo vệ mình chống lại muỗi đốt, giống như bạn làm ở những nơi có sự lan truyền bệnh sốt xuất huyết tồn tại.

PAHO/WHO đang làm gì về vấn đề này? (What is PAHO/WHO doing o­n this issue?)

PAHO/WHO khuyến cáo các nước có muỗi truyền cần thiết lập và duy trì khả năng phát hiện và xác định ca bệnh, quản lý bệnh nhân và thực hiện một chiến lược truyền thông công cộng hiệu quả để làm giảm sự hiện diện của muỗi, đồng thời cũng khuyên các nước tăng cường năng lực phòng xét nghiệm để ghi nhận và xác định virus một cách kịp thời. PAHO/WHO đã làm việc một thời gian với các nước trong khu vực trong việc sẵn sàng và đáp ứng với việc giới thiệu về loại virus này như với việc chuẩn bị vào năm 2012 trong Hướng dẫn sẵn sàng và ứng phó với virus chikungunya (Guidelines for preparedness and response for chikungunya virus); giúp các quốc gia có virus tăng cường năng lực phòng xét nghiệm (để họ có thể phát hiện các virus đáng tin cậy và kịp thời), đào tạo nhân viên y tế để xác định và xử lý các trường hợp chikungunya và chuẩn bị và tổ chức các dịch vụ y tế cho bệnh nhân. PAHO/WHO cũng cộng tác trong việc cải thiện giám sát ca bệnh, cung cấp tư vấn về truyền thông nguy cơ và giúp các nước phòng chống vector. PAHO/WHO cũng đang giúp đào tạo nhân viên phòng xét nghiệm và lâm sàng ở các nước vẫn không có virus, để họ có thể phát hiện và xử lý bất kỳ trường hợp nào có thể xuất hiện.

Ngày 07/07/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Theo who.int.com và bbcnews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích