Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 0 9 1
Số người đang truy cập
1 6
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Những hiểu biết về bệnh do véc tơ truyền và cách phòng chống (phần 2)

Đề cập đến bệnh Chagas – Xin được làm rõ nếu chẳng may bị bọ xít đốt?

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới cho biết bệnh Chagas (Chagas disease hay Chagas maladie), được biết như là bệnh do đơn bào Trypanosoma spp ở châu Mỹ (American trypanosomiasis), một căn bệnh có tiềm năng gây chết người do đơn bào Trypanosoma cruzi (T. cruzi). Chúng được tìm thấy chủ yếu và nhiều nhất tại châu Mỹ Latinh, nơi là hầu như sự lan truyền sang con người qua đường phân của các con bọ triatomine, hay 'kissing bugs'tùy thuộc vào vùng địa lý (WHO., 2012).

Hiện tại, bệnh Chagas đang nổi lên như là vấn đề y tế công cộng nghiệm trọng và là thách thức mới đối với sức khỏe cộng đồng ở châu Mỹ. Hiện tại ở Mỹ và châu Mỹ Latinh, người dân đang phải đối mặt với sự lây lan của dịch bệnh Chagas cũng giống như từng đối mặt trong những năm đầu của đại dịch HIV/AIDS. Trong tài liệu mới nhất về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical diseases_NTDs) vừa công bố vào 2012 trên trang Website thư viện Khoa học cộng cộng (PLoS), Mỹ. Các chuyên gia đã cảnh báo dịch bệnh Chagas có khả năng là một “Dịch HIV/AIDS mới của châu Mỹ”.

Điều đáng nói là hiện tại các quốc gia đang có lưu hành bệnh Chagas, không những thêm mầm bệnh của đại dịch HIV/AIDS mà còn nhiều người đồng nhiễm với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rrus, ký sinh trùng và đơn bào à khiến cho gánh nặng bệnh tật ngày càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Một số nét về dịch tễ học bệnh Chagas

Bệnh Chagas (hay còn gọi là bệnh do đơn bào Trypanosoma spp. của châu Mỹ_American trypanosomiasis) đã được một nhà khoa học người Brasil tên là Carlos Ribeiro JuStiniano Chagas phát hiện và mô tả (1909). Bệnh do ký sinh trùng hay đơn bào Trypanosoma cruzi gây nên và lưu hành phổ biến ở châu Mỹ Latinh (nhiều nhất là Trung và Nam Mỹ và quốc gia Mexico) như các nước Brasil, Argentina, Bolivia, Paraguay, Uraguay... Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, nhiều nước cũng đã phát hiện bệnh Chagas như Mỹ, Canada, một số quốc gia tại châu Âu và một số quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương. Nguyên nhân là do quá trình “toàn cầu hóa” làm cho sự lan truyền bệnh từ khu vực Mỹ Latin đến các phần còn lại của thế giới.

Gánh nặng bệnh tật: Hàng triệu ca mắc và hàng ngàn ca tử vong mỗi năm

Ước tính có khoảng 99 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Nhất là những người có thu nhập thấp dưới 2 đô la/ngày tập trung ở Mỹ Latin (chủ yếu là Trung Mỹ, Nam Mỹ và Mexico) và nhiều quốc gia vùng Caribbean. Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên này gây ra gánh nặng bệnh tật trong khu vực gần tương đương hoặc thậm chí vượt xa so với đại dịch HIV/AIDS.

Bệnh Chagas là bệnh do vector truyền và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và để lại di chứng. Hiện nay, có khoảng 10 triệu người sống chung với bệnh Chagas chủ yếu ở khu vực Mỹ Latin và hơn 25 triệu người có nguy cơ mắc bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 có gần 10.000 ca tử vong. Đây là một trong các bệnh nhiệt đới bị lãng quên phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người trong khu vực, một tỷ lệ mắc bệnh vượt khá xa so với bệnh do giun móc và các bệnh giun sán truyền qua đất khác.

Hơn nữa, trong số các bệnh nhiệt đới bị lãng quên ở châu Mỹ, bệnh Chagas đứng hàng đầu về tử vong hàng năm và để lại di chứng sau nhiều năm. Riêng tại Mỹ có gần 1 triều trường hợp mắc bệnh Chagas, tập trung chủ yếu ở bang Texas và dọc theo bờ biển vùng Vịnh, cùng hàng nghìn ca ở Canada, Châu Âu, Australia và Nhật Bản. Điều này là do sự di cư của người dân Mỹ Latinh đến các vùng khác của thế giới.

Theo Tổ chức y tế châu Mỹ ước tính có hơn 14.000 ca mang mầm bệnh Chagas khi mới các bé mới chào đời ở các quốc gia thuộc châu Mỹ Latinh và khoảng 2.000 ca ở Bắc Mỹ, so với 36.000 trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS ở châu Mỹ Latinh.
 

Phương thức lan truyền bệnh

Bệnh Chagas được lây truyền chủ yếu do loại bọ xít Triatoma hút máu và rệp đốt máu truyền bệnh. Có 3 véc tơ có vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh là Triatoma infestans, Rhodnius prolixus và Triatoma dimidiata, trong đó Triatoma infestans là véc tơ truyền bệnh chính. Những loài bò xít này thường sống ở những vết nứt của các nhà xây, nhà lá, vách đất, những nơi ẩm thấp ít ánh sáng, phân bố ở cả thành thị và nông thôn.

Khi bọ xít cắn người, chúng bài tiết phân có chứa ký sinh trùng nơi vết cắn gây ngứa và khi nạn nhân gãi chỗ ngứa làm trầy xước da, ký sinh trùng từ phân rệp sẽ thâm nhập cơ thể. 

Bên cạnh đó Trypanosoma cruzi cũng có thể lây truyền qua:

- Thực phẩm bị ô nhiễm phân Trypanosoma cruzi

- Lây truyền qua con đường truyền máu do máu bị nhiễm bệnh Chagas.

- Lây truyền dọc trong thai kỳ từ mẹ sang con.

- Thông qua cấy ghép nội tạng.

- Các tai nạn trong phòng thí nghiệm.

Bệnh Chagas được ví như “HIV/AIDS mới của châu Mỹ”

Cả 2 bệnh xảy ra chủ yếu ở người nghèo và ở những quốc gia đang phát triển. Bệnh Chagas và bệnh HIV/AIDS đều là bệnh mãn tính nên đòi hỏi các khóa điều trị kéo dài, đối với bệnh HIV/AIDS điều trị suốt đời bằng thuốc kháng virus, với bệnh Chagas khóa điều trị kéo dài từ 1 – 3 tháng.

Bệnh HIV/AIDS rất hiếm khi điều trị thành công, trong khi đối với bệnh Chagas đã được chứng minh là thành công nếu được điều trị ngay sau bị nhiễm bệnh ở giai đoạn cấp tính hoặc ở trẻ em lên đến 12 tuổi trong thời gian đầu của giai đoạn nhiễm mãn tính. Cả hai bệnh điều trị rất tốn kém, đối với bệnh Chagas chi phí điều trị khoảng 1.028 đô la/năm, điều trị suốt đời khoảng 11.619 đô la/bệnh nhân. Điều này làm gia tăng thêm chi phí, bệnh Chagas chính là bệnh nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng đối với những người nhiễm HIV/AIDS và được kết hợp với màng não, gây tổn thương não và tử vong cao.

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Chagas không được tiếp cận các cơ sở chăm sóc y tế và nhiều bệnh nhân Chagas không được tiếp cận với các loài thuốc cần thiết trong việc điều trị bệnh Chagas đặc biệt là thuốc benznidazole. Theo Médecins Sans Frontieres (MSF), nhiều quốc gia có tỷ lệ mắc cao như Paraguay và Bolivia, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc benznidazole nghiêm trọng, làm cho hàng ngàn bệnh nhân mới được chẩn đoán hoãn điều trị.

Đối với một số bệnh nhân nhiễm T. cruzi đang sống ở Mỹ, tình trạng di trú là một thách thức để tìm kiếm những dịch vụ chăm sóc và phòng ngừa. Đối với bệnh HIV/AIDS sự kỳ thị là một trong những rào cản để chăm sóc và phòng ngừa. Vì vậy, với tính trạng di cư như hiện nay là rào cản lớn trong việc điều trị, ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh Chagas.

Dịch bệnh Chagas đang nổi lên như là một nguy cơ quan trọng liên quan đến truyền máu ở khu vực Châu Mỹ cũng giống như bệnh HIV/AIDS đã lan truyền trong những năm 1980. Mặc dù việc xét nghiệm bệnh Chagas đã được thực hiện từ năm 2006. Hơn nữa con đường lan truyền từ mẹ sang con, lan truyền qua con đường hiến tạng hoặc do tại nạn trong phòng thí nghiệm của bệnh Chagas cũng được ghi nhận. Đây chính là lý do khiến nó được gọi là “HIV/AIDS của châu Mỹ” Trong thời gian mang thai, tỷ lệ lây truyền dọc từ mẹ sang con của T. cruzi khoảng 5% (trong khi đó nhiều tác giả tin rằng tỷ lệ này là 10%). Theo Tổ chức Y tế châu Mỹ ước tính có hơn 14.000 ca mang mầm bệnh Chagas khi mới chào đời ở Mỹ Latinh, với 2.000 ca trẻ sơ sinh bị nhiễm hàng năm ở Bắc Mỹ, so với 36.000 trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS ở châu Mỹ Latin.

sự khác biệt quan trọng giữa bệnh Chagas và HIV/AIDS. Trong khi bệnh HIV/AIDS sẽ tử vong nếu không điều trị thuốc kháng vi-rút, còn bệnh Chagas khoảng 70% - 80% bệnh nhân không tiến triển đến bệnh suy cơ tim. Hơn nữa, bệnh Chagas là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên nên ít được các tổ chức y tế quan tâm do vậy tình trạng thiếu thuốc điều trị luôn xảy ra, trong khi đó HIV/AIDS luôn có đủ thuốc kháng virus (mặc dù vậy cả hai bệnh ở các quốc gia đang phát triển vẫn ít được tiếp cận với các thuốc thiết yếu này). Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều bằng chứng về sự lan truyền bệnh Chagas thông qua ô nhiễm thực phẩm ở khu vực sông Amazon.

Hiện tại khu vực châu Mỹ đang đối mặt với đại dịch bệnh Chagas cũng giống như khu vực này từng đối mặt với đại dịch HIV/AIDS. Điều này sẽ trở thành một thảm họa nhân đạo nghiệm trọng cho những người nghèo ở châu Mỹ và các khu vực khác trên thế giới. Sự nghiêm trọng của bệnh Chagas đòi hỏi sự quan tâm khẩn cấp và tích cực bởi các nhà hoạch định chính sách y tế của các quốc gia đang có lưu hành bệnh cũng như trên toàn cầu nên ưu tiên bệnh Chagas và phát triển một chiến lược toàn diện cho những nỗ lực kiểm soát và loại bỏ bệnh Chagas trong cộng đồng.

Các dấu hiệu và triệu trứng lâm sàng

Một bệnh nhân bị nhiễm bệnh nếu bị đốt vào trong mắt hoặc mũi, vết đốt hoặc vết lở. bệnh cũng có thể lan rộng qua nhiễm trong thức ăn, qua truyền máu, qua ghép cơ quan nhiễm hay từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Nếu bạn chú ý đến các triệu chứng, chúng có thể bao gồm: sốt, các triệu chứng giống cúm, ban đỏ, phù mi mắt.

Các triệu chứng sớm này thường biến mất đi. Song, nếu bạn không điều trị nhiễm trùng thì nó vẫn còn tồn tại. Sau đó, nó có thể gây nên các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở tiêu hóa và tim mạch. Thuốc có thể giết chết ký sinh trùng, đặc biệt vào thời điểm sớm, bạn có thể điều trị khỏi các vấn đề liên quan. Chẳng hạn, một máy tạo nhịp tim sẽ giúp bạn về các biến chứng tim mạch.

Bệnh Chagas hình thành theo 2 giai đoạn gồm giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính. Giai đoạn cấp tính thường kéo dài trong 2 tháng sau khi bị nhiễm. Cũng giống như HIV/AIDS ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện lâm sàng nhẹ như nổi ban, viêm ổ mắt, sưng bạch huyết và sốt kéo dài trong vài tuần đầu. Bên cạnh đó còn có một số triệu trứng kháng như đau đầu, đau cơ, khó thở, phù nề ở mặt hoặc chân tay, gan to,… Các triệu trứng này biểu hiện mạnh hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người có miễn dịch kém. Tuy nhiên, phần lớn những người mắc bệnh không có biểu hiện bệnh cho tới giai đoạn mãn tính, khoảng 10 – 14 sau khi bị nhiễm bệnh.

Theo TCYTTG, ở giai đoạn mãn tính KST ẩn dưới mô đích ở tim và cơ trơn của hệ tiêu hóa. Lên đến 30% bệnh nhân rối loạn tim và 10% bị tiêu hóa. Trong những năm sau đó bệnh nhân dẫn đến đột tử hoặc suy tim do cơ tim bị pha hủy dần dần. Còn theo tài liệu công bố của PloS được báo Mỹ New York Times dẫn lại, khoảng ¼ bệnh nhân Chagas sẽ bị biến chứng to tim, phình đại tràng, thực quản dẫn đến vở hoặc suy các cơ quan này và đột tử.

Vaccine vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu: Một thách thức cho phòng bệnh

Cũng giống như HIV/AIDS, bệnh Chagas hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa là kiểm soát véc tơ truyền bệnh và sàng lọc máu để ngăn ngừa lây nhiễm qua truyền máu và cấy ghép nội tạng. Tuy nhiên, đối với bệnh Chagas có thể điều trị hiệu quả nếu đang trong giai đoạn cấp tính và giai đoạn đầu mãn tính. Đối với những bệnh nhân kéo dài thì khả năng chữa được rất thấp. Hiện nay có 2 loại thuốc phổ biến dùng để điều trị bệnh Chagas là Benzinidazole và Nifutimox.

Nếu không may bị o­ng đốt thì phải xử trí như thế nào để nọc o­ng không phát tán?

Ong là loài động vật không xương sống, thuộc ngành chân đốt (Arthropoda), bộ cánh màng (Hymenoptera) bao gồm 2 họ chính là Vespidae và Apidae. Mỗi đàn o­ng khoảng vài chục con nhưng có khi đến vài chục ngàn con. Trong một đàn o­ng có 3 loại o­ng: o­ng chúa, o­ng đực và o­ng thợ. o­ng chúa to, dài, cánh ngắn, bụng to chứa 2 buồng trứng 2 bên, chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng. o­ng đực do trứng không thụ tinh phát triển thành, chỉ làm nhiệm vụ thụ tinh, chúng chết đi sau khi giao phối. Lực lượng chính của tổ o­ng là o­ng thợ. o­ng thợ là o­ng cái, nhưng bộ máy sinh dục không phát triển đầy đủ. Chức năng của o­ng thợ gồm: xây tổ, kiếm thức ăn, chăm sóc ấu trùng và bảo vệ tổ.
 

Ong thường không tự tấn công người mà chúng tấn công người khi bị trêu chọc hoặc người vô tình phá hủy nơi cư trú của chúng. Người bị o­ng đốt có thể gây bị tử vong do sốc phản vệ. Riêng o­ng vò vẽ đốt có thể gây suy thận cấp, tan huyết, đái myoglobin do hủy cơ vân.
 

2. Biểu hiện khi bị o­ng đốt

          * Bệnh sử: Khi bị o­ng đốt thường dễ dàng được phát hiện, hỏi bệnh để nhằm mục đích xác định loài o­ng đã đốt nạn nhân.

          * Khám lâm sàng

          - Đếm số vết o­ng đốt trên cơ thể nạn nhân.

          - Phát hiện các triệu chứng tại chỗ: phản ứng dị ứng, viêm tại vết đốt tùy thuộc ở từng nạn nhân. Biểu hiện thường gặp tại chỗ là đau, đỏ da, ngứa, phù nề, nặng hơn có thể thấy da vùng vết đốt hoại tử.

          - Toàn thân: ngứa toàn thân, phù mạch hoặc xuất hiện các dấu hiệu hô hấp, tim mạch do bệnh cảnh tiến triển nặng.

          Cần lưu ý:

          - Phát hiệu dấu hiệu sốc phản vệ có thể xảy ra ở nạn nhân bị o­ng đốt.

          - Theo dõi, quan sát số lượng và màu sắc nước tiểu để tiên lượng tình trạng có hay không suy thận.

          * Cận lâm sàng: có thể thấy những biến đổi về chức năng gan hoặc điện giải đồ, tình trạng tăng CPK, myoglobin và hemoglobin niệu.

3. Xử trí, cấp cứu

3.1. Xử trí tại nơi bị o­ng đốt

- Hầu hết o­ng đốt đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da nạn nhân, ngoại trừ o­ng vò vẽ. Tốt nhất là lấy vòi chích bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

- Rửa sạch vùng bị chích bằng xà bông và nước ấm.

- Đắp băng lạnh lên vết cắn để giảm đau và giảm sưng.

- Theo dõi sát nạn nhân trong vòng 6 giờ đầu để phát hiện sốc phản vệ. Nếu điều trị ngoại trú, cần hướng dẫn nạn nhân các dấu hiệu tiến triển nặng cần tới bệnh viện điều trị: tiểu ít, thay đổi màu sắc nước tiểu, khó thở…

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu: Nổi mề đay, thấy mệt, tay chân lạnh, nước tiểu đỏ, đi tiểu ít, khó thở, bị o­ng vò vẽ đốt trên 10 vết.
  

3.2. Xử trí tại bệnh viện

Ở bệnh viện chủ yếu xử trí những trường hợp o­ng đốt khi đã có những triệu chứng nặng như có sốc phản vệ hoặc có phản ứng dị ứng, suy thận hay bị o­ng vò vẽ đốt > 10 nhát.

Trong điều trị o­ng đốt cần chú ý:

* Nguyên tắc:

- Phát hiện và điều trị ngay sốc phản vệ.

- Điều trị biến chứng: suy thận, suy hô hấp cấp.

- Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng nơi o­ng đốt.

* Xử trí cụ thể

- Tập trung điều trị tình trạng sốc phản vệ ngay khi nạn nhân nhập viện.

- Theo dõi tình trạng xuất hiện myogolobin hay hemoglobin niệu trong vòng 24-72 giờ sau khi bị o­ng đốt do tan huyết và hủy sợi cơ vân. Nếu có cần truyền máu (nếu có thiếu máu), bù điện giải để phòng suy thận, điều chỉnh rối loạn điện giải. Đặc biết cần chú ý tình trạng tăng Kali máu để xử trí kịp thời.

- Điều trị suy thận cấp: điều trị như điều trị suy thận do các căn nguyên khác như bù nước, điện giải, lợi tiểu, cân bằng kiểm toan… Chỉ định lọc thận hay thẩm phân phúc mạc trong các trường hợp sau:

+ Suy thận có phù phổi cấp;

+ Tăng kali máu nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa;

+ Toan máu không đáp ứng với bicarbonate;

+ Hội chứng ure máu cao;

- Điều trị suy hô hấp: đặt nội khi quản, thở máy, theo dõi oxy máu…

- Điều trị đông máu rải rác trong lòng mạch:

+ Truyền máu toàn bộ: 10-20ml/kg;   

+ Truyền huyết tương đông lạnh: 10-20ml/kg;

+ Truyền vitamin K1: 5-10mg/lần;

- Xử trí tại chỗ vết o­ng đốt:

+ Sử dụng thuốc kháng histamin: Diphenhydramine (Benadryl) 1-2mg/kg, uống hoặc tiêm bắp, Citrizin 10mg, uống… Có thể dùng Corticoid nhưng hiện hiệu quả còn tranh cãi, trừ trường hợp có sốc phản vệ.

+ Sát khuẩn tại chỗ vết đốt bằng: dung dịch Betadin, thuốc tím, xanh methylen…

+ Chườm lạnh vết đốt;

+ Kháng sinh (nếu vết đốt có nhiễm khuẩn): có thể dùng đường uống hoặc đường truyền. Nên sử dụng các kháng sinh nhóm Beta-Lactame: Cephalexin 25-50mg/kg/24 giờ hoặc Cefuroxim 50-100mg/kg/25 giờ.

* Theo dõi nạn nhân trong quá trình điều trị

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn;

- Lượng dịch vào, ra, màu sắc nước tiểu;

- Cân nặng của bệnh nhân;

- Nồng độ các chất điện giải;

- Theo dõi khí máu (khi có suy hô hấp);

- Chức năng thận, chức năng gan;
 

4. Phòng chống o­ng đốt

- Đối với bộ đội hành quân, trú quân ở vùng rừng núi, chỉ huy đơn vị cần giáo dục những tác hại khi bị o­ng đốt để bộ đội nắm được, đồng thời giáo dục các biện pháp phòng tránh o­ng đốt cho bộ đội.

- Chọn những vị trí không có nhiều tổ o­ng độc để trú quân và bố trí công sự. Trong thời bình cần phát quang các tổ o­ng trên cây xung quanh doanh trại.

- Tránh tiếp xúc với o­ng nếu không cần thiết.

- Giáo dục cho bộ đội không kích động hoặc trêu o­ng, không làm tổn thương o­ng (sẽ tiết ra chất báo động đàn o­ng bay tới), không chọc phá tổ o­ng nếu thấy không cần thiết và không đảm bảo an toàn.

- Làm hạn chế o­ng làm tổ quan khu vực trú quân, đóng quân bằng cách không để hoang nhà cửa, các tầng nhà hoặc phòng không có người ở. Nếu đơn vị có các nhà hoang hoặc các phòng không có người ở, cần kiểm tra thường xuyên và phá các tổ o­ng khi còn nhỏ, ít cá thể.

- Phát hiện sớm tổ o­ng và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ o­ng mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3 - 4).

- Khi bộ đội đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể.

- Khi o­ng bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa).

- Nếu bị o­ng tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng).

- Cách loại bỏ tổ o­ng: dùng khói (không làm nếu nguy cơ gây cháy), bình xịt diệt côn trùng (ví dụ bình xịt muỗi) để xua o­ng đi hết. Sau đó dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để gỡ tổ o­ng đi (để tránh trường hợp o­ng còn trong tổ). Người làm mặc quần áo dày hoặc áo mưa (loại nhựa dày) và đầu đội mũ kín, đi găng.

Hiện nay đã có những loại vacxin gì phòng chống bệnh do côn trùng gây ra và giá tiền ?

Các vaccine còn đang giai đoạn thử nghiệm như vaccine ngừa bệnh SR do ký sinh trùng, bệnh SXH do virus,…

Hiện nay thế giới đã có vaccine phòng bệnh sốt vàng, hay vaccine phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản áp dụng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Giá tiền tiêm chủng còn tùy thuộc vào từng sản phẩm vaccine của các hãng dược phẩm khác nhau và tại các quốc gia khác nhau.
 

Thưa bác sỹ, xin bác sỹ cho biết cách để phân biệt vết cắn do côn trùng gây ra?

Đó là cần phân biệt vết đốt (biting) thường khó nhìn thấy đầu vào vì sau đó sưng tấy, viêm nên phù nề mô xung quanh nên khó có thể nhận ra vết đốt này do tác nhân gì mà thường phải do nạn nhân khai đã nhìn thấy con gì hoặc xác côn trùng bị đạp chết).

Bên cạnh đó, vết chích (Sting) nhìn thấy đầu vào và rõ ràng có một lỗ nhỏ trên da phẳng) do côn trùng trên da người chích và sau đó có thể có phản ứng viêm tại chỗ hoặc nhiễm trùng toàn thân (xem hình bên).

Nếu bị o­ng cắn thì lấy mật o­ng thoa lên sẽ giảm đau và nhanh giảm sưng, như vậy có đúng không?

Điều này nếu có chỉ là cách chữa trị mang tính “kinh nghiệm” của một số cá nhân hoặc y học dân gian truyền miệng với nhau chứ chưa thấy tài liệu khoa học nào chưa chứng minh điều này trên một quần thể nghiên cứu cụ thể và hiệu quả ra sao thì chưa rõ, đặc biệt hiện nay vấn đề y học chứng cứ (evident-based medicines) hay y học dựa trên bằng chứng là rất quan trọng. Đặc biệt hơn là vấn đề can thiệp y học phải dựa trên nền tảng khoa học và tôn trọng khía cạnh y đức nữa chứ không nên dựa vào kinh nghiệm một số ca thành công mà có thể nhân rộng áp dụng cho nhiều người là không nên.

Ve cũng truyền bệnh cho con người? Làm gì phòng tránh bệnh do vegây ra?

Họ ve gồm có 3 họ (họ Ixodoidea, Argasidae và họ Nuttalliellidae) thuộc bộ Ixodida. Trong đó, có 2 họ ve có thể phân biệt rõ ràng gồm Ve cứng (Ixodiae) có khoảng 750 loài thuộc 14 chi trong đó chi Amblyomma có số lượng loài lớn nhất 130 loài và ve mềm (Argasidae) có khoảng 193 loài. Ngoài ra còn có họ Nuttalliellidae, chỉ có một loài ve Nuttalliella namaqua rất hiếm thấy ởchâu Phi, tất cả đều thuộc bộ Ixodida.

Khu hệ ve châu Á cũng khá phong phú và được nhiều tác giả nghiên cứu đến. Ở Đông Nam Á có hơn 50 loài thuộc 9 giống. Trung Quốc đã phát hiện hơn 80 loài thuộc 10 giống. Malaysia, Broneo có hơn 31 loài thuộc 8 giống. Riêng ở Indonesia có hơn 30 loài thuộc 7 giống. Philippin có hơn 21 loài thuộc 9 giống. Ở Đông Dương có hơn 40 loài thuộc 10 giống (Toumanoff, 1944). Ở Việt Nam đã phát hiện 65 loài và phân loài ve thuộc 9 trong hai họ. Ve không phải là lớp côn trùng (lớp Arachnida) nhưng chúng dễ dàng nhận biết vì có 4 đôi chân ở ve trưởng thành và thiếu sự phân đốt rõ ràng của cơ thể (Phan Trọng Cung và Đoàn Văn Thụ, 2001)
 

Đặc điểm chung của ve

Ve có kích thước nhỏ, với chu kỳ sống rất phức tạp. Bằng các mẫu hóa thạch, các nhà khoa học cho biết ve đã xuất hiện cách đây khoảng 90 triệu năm.

Ve (Ixodoidea) là những loài chân đốt hút máu người và động vật có xương sống ở cạn, từ lưỡng thê đến các động vật có vú, trừ cá sống ở nước. Phát hiện về vài trò truyền bệnh của chúng từ 100 năm trước công nguyên. Những bệnh ở người do ve được biết rõ nhất là sốt hồi quy do ve, sốt đốm vùng núi đá, sốt Q và bệnh Lyme. Ve cũng là vật truyền nhiều bệnh cho động vật nuôi và có thể gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế.

Ve có vòng đời gồm một giai đoạn ấu trùng 6 chân và một hoặc nhiều giai đoạn thiếu trùng 8 chân. Các giai đoạn thiếu trùng giống với trưởng thành và ở mỗi giai đoạn cần hút máu trước khi phát triển giai đoạn tiếp theo. Ve trưởng thành sống được vài năm và trong trường hợp không có thức ăn nó có thể nhịn đói, sống được vài năm. Cả ve được và ve cái đều hút máu, ve đực đốt máu không thường xuyên bằng ve cái, và cả ve đực và ve cái đều có thể là vật truyền bệnh. Vi khuẩn gây bệnh không chỉ truyền từ người này qua người khác qua máu khi bị đốt, mà ve cái cũng có thể truyền tác nhân gây bệnh cho thế hệ sau.

Triệu chứng do ve đốt

Khi bị ve đốt lúc đầu thường không gây đau, sau khi hút máu sau chúng rời khỏi cơ thể và để lại vết đốt. Sau đó vết đốt sẽ bị ngứa, nóng rát và đỏ. Một số trường hợp có thể nhạy cảm, dị ứng và phát ban, khó thở, nôn, suy nhược, sưng hoặc tê liệt. Với những trường hợp này cần phải đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên phần lớn vết đốt không có triệu chứng và nhiều người không nhận ra bị ve đốt.
 

Hình thái và sinh học ve thân mềm

Cơ thể ve có 2 phần: thân và đầu giả (hoặc gọi là vòi), ve trưởng thành có đặc điểm bên ngoài dẹt, hình bầu dục và có cơ thể dai, nhăn nheo. Mặt thân có lớp cutin không bằng phẳng mà có những hình dạng khác nhau thay đổi tùy loài như nếp gấp nhỏ, u lồi, hõm,... Phần phụ miệng nằm ở phía dưới cơ thể và không nhìn thấy từ phía trên. Ve trưởng thành không còn mai lưng như ve cứng, chỉ còn lại những phần cutin riêng lẽ.

Trứng được đẻ ở những chỗ ve trưởng thành trú ẩn như các khe kẽ trên tường và sàn nhà, trong đồ dùng. Cả ấu trùng, thiếu trùng và ve trưởng thành đều có hoạt động tìm vật chủ để đốt máu, lâu chừng 30 phút, ve rơi xuống đất. Chỉ có các loài thuộc giống Ornithodoros, ấu trùng không hoạt động. Ve mềm hoàn thành vòng đời từ 3-12 tháng, ve đực cái giao phối ngay trên vật chủ. Mỗi đời đẻ 100-200 trứng, cả đời đẻ khoảng 1200 trứng. Hầu hết các loài đều có thể sống được hơn một năm giữa hai lần đốt máu và có một vài loài có thể sống hơn 25 năm.

Ve mềm sống cách biệt với vật chủ và thấy phổ biến nhất là ở tổ và nơi ở của động vật mà chúng đốt máu. Một vài loài như ve gà, ve bồ câu (các loài Argas) có thể đốt người khi không có vật chủ ưa thích.

Những loài thường đốt máu người được tìm thấy ở xung quanh làng và ở trong nhà. Tập tính của chúng giống với rệp là: ve thường rời khỏi vị trí trú ẩn vào ban đêm để đi tìm đốt máu người và động vật. Một số loài thưởng ở trên đường đi tron các nhà nghỉ, những nơi cắm trại, các hang động, khe kẽ.
 

Hình thái và sinh học ve thân cứng

Ve trưởng thành có hình bầu dục, dẹt và dài, khoảng 2 – 23 mm tùy thuộc vào từng loài. Có thể nhìn thấy phần phụ miệng ở trước cơ thể, khác với ve mềm, ve cứng có một tấm hình khiên gọi là scutum bằng kitin cứng ở sau đầu kéo dài về phần thân và cấu trúc này chỉ có ở giai đoạn thiếu trùng. Đốt cuối của đôi chân trước có cơ quan cảm giác (cơ quan Haller) để đánh hơi tìm mồi.

Phần đầu giả của ve cứng gồm hai phần gốc đầu giả và vòi. Gốc đầu giả có hình dạng rất khác nhau, nhìn mặt lưng có hình 4 cạnh hoặc 6 cạnh, hình thang, hình chữ nhật hay hình tam giác. Hình dạng đầu gốc là đặc điểm để phân loại. Vòi gồm có một đôi kìm, một tấm dưới miệng và một đôi xúc biện. Vòng đời phát triển trải qua 4 giai đoạn: trứng - ấu trùng - thanh trùng – trưởng thành. Ve cái cả đời chỉ đẻ 1 lần, còn ve đực thường chết sau khi giao phối. Thời gian hoàn thành vòng đời phát triển của ve tuỳ thuộc vào thức ăn và nhiệt độ môi trường, kéo dài 2-3 tháng hoặc hơn.

Khu vực phân bố của ve tùy thuộc vào vật chủ. Có loài gặp nhiều ở rừng rậm, đồng cỏ; có loài ở xung quanh chuồng gia súc. Những động vật là vật chủ của ve gồm chuột, sóc, trâu, bò, ngựa, chó,... và người. Trên vật chủ ve thường tìm nơi da ẩm như: cổ, nách, bẹn, sau tai...để ký sinh hút máu.

Ve cái trưởng thành bò lên cây cỏ đợi vật chủ thích hợp, ở lại trên vật chủ khoảng 1 – 4 tuần, sau đó rơi xuống đất, tìm chỗ thú ẩn dưới các khe đá, lá cây và đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng kéo dài trong 14-20 ngày với số lượng từ  2000 - 8000 trứng và sau 2-7 tuần trứng nở ra ấu trùng. Kích thước ấu trùng rất nhỏ dài từ 0.5 đến 1.5 mm; chúng bò lên cỏ cây, đợi khi một vật chủ thích hợp đi qua và chúng bò bám vào vật chủ, tấn công chúng ở những chỗ đốt máu thích hợp như ở tai và mi mắt. Sau một vài ngày, khi đã rơi máu cúng rơi xuống đất tìm nơi trú ẩn và lột xác thành con trưởng thành.

Hầu hết các ve cứng đốt 3 loài vật chủ khác nhau: vật chủ cho các giai đoạn ấu trùng, thiếu trùng và trưởng thành. Tuy nhiên một vài loài chỉ đốt một hoặc hai vật chủ. Vì được bám vào vật chủ một vài ngày nên ve cứng có thể được mang đi rất xa. Sự kết hợp giữa việc đốt máu những vật chủ khác nhau với việc phát tán khá xa, phần nào giải thích được tầm quan trọng trong vai trò truyền bệnh của loài này. Mùa phát triển của ve ở Việt Nam khác nhau tuỳ từng loài: Haemaphysalis, Amblioma, Dermacentor phát triển vào mùa hè thu (tháng 4 - 8);

Boophylus phát triển quanh năm nhưng nhiều vào đông xuân.

Một số bệnh do ve truyền
 

·Sốt hồi quy: bệnh do vi khuẩn thuộc giống Borrelia gây ra. Nó được lây truyền bởi ve mềm hút máu thuộc giống Ornithodoros ở nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và cũng xảy ra ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ve thường đốt máu nhanh chóng vào ban đêm trong nhà hoặc gần nhà và sau đó rời khỏi vật chủ. Bệnh thể hiện qua các cơn sốt đan xen với không sốt. Tỷ lệ tử vong khoảng 2 đến 10% nếu không được điều trị.

·Hội chứng liệt do ve: Bệnh này do ve cứng chích nước bọt có độc tố vào người. Một số độc tố có thể gây ra hội chứng ở người và động vật được gọi là hội chứng liệt. Nó xuất hiện sau 5 – 7 ngày khi ve đốt máu, gây tê liệt ở chân và ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt và thở. Bệnh xảy ra rộng rãi trên thế giới và phổ biến, nguy hiểm nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Điều trị bằng cách lấy ve ra khỏi cơ thể.

·Sốt Rickettsia do ve truyền: Nhóm bệnh này liên quan chặc chẽ đến vi khuẩn Rickettsia được lan truyền bởi ve đốt hoặc xác, phân ve.

+ Bệnh sốt phát ban do Rickettsia rickettsii xảy ra ở Brazil, Canada, Việt Nam,..

+ Bệnh sốt phát ban Siberie: mầm bệnh là R. sibirica do ve Dermacentor, Haemaphysalis, Rhipicephalus truyền. Bệnh phân bố ở Nhật Bản, Liên Xô cũ và vùng Thái Bình Dương. Bệnh do loài ve rừng châu Á  Dermacentor silvarum truyền.

+ Sốt Q: do mầm bệnh là R. burnetti (Coxiella burnetti). Bệnh phát hiện lần đầu tiên ở vùng Queensland. Hiện bệnh phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Bệnh do ve RhipicephalusDermacentor truyền. Bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp và tiêu hóa. Với các triệu chứng đột nhiêt sốt kéo dài vài tuần lễ, cảm giác khó chịu, đau nhức cơ khớp, đau đầu dữ dội và ớn lạnh. Tỷ lệ tử vong khoảng 15 - 20% nếu bệnh không được chẩn đoán hoặc không được điều trị.

+ Bệnh sốt phát ban do R. australisxảy ra ở vùng Queensland, do loài ve yếm Ixodes holocychis truyền. Điều trị: có thể dùng tetracyclin hoặc cloramphenicol.

·Bệnh Lyme: là một bệnh nặng và thường gây suy nhược cơ thể, do xoắn khuẩn Borrelia burgdorfrei gây ra. Ở nhiều quốc gia, bệnh Lyme đang gia tăng. Bệnh Lyme phát hiện rõ ràng nhất vào năm 1975, đây là bệnh cấp tính là một bệnh giống như cúm có đặc điểm là các nốt ban đỏ lan rộng ở 50% số bệnh nhân, kèm theo sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi bị ve đốt, bệnh nhân có thể cảm thấy sưng và đau ở những khớp lớn, viêm não, liệt mặt, tổn thương mắt và viêm cơ tim. Sau đó, có thể là vài năm sau khi bị ve đốt, có thể bị mòn sụn (viêm khớp và rối loạn chức năng thần kinh cơ). Bệnh lưu hành chủ yếu ở các vùng ôn đới phía bắc ban cầu, gồm cả Trung Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ, Liên Xô cũ và cũng đã xuất hiện ở Việt Nam. Bệnh chủ yếu do ve Ixodes truyền, phổ biến nhất là vào mùa hè, khi có nhiều thiếu trùng ve. Các loài thú gặm nhấm nhỏ đặc biệt là chuột đóng vai trò nguồn bệnh trong khi các thú lớn chủ yếu đóng vai trò vật chủ nuôi giữ các quần thể ve.

·Bệnh viêm não vi rút:là nhóm bệnh do virus gây nên viêm não cấp, viêm tủy sống và màng não. Các triệu chứng thay đổi tùy theo dạng nhiễm bệnh. Trường hợp nặng có thể gây đau đầu dữ dội, sốt cao, buồn nôn, hôn mê và tử vong. Bệnh được lan truyền do ve đốt hoặc sử dụng sữa của động vật nhiễm bệnh. Bệnh không có thiếu điều trị nhưng hiện nay đã có vaccine chống lại một số bệnh này. Dự phòng bằng cách tránh ve đốt và nhanh chóng gỡ ve ra khi bị đốt.

·Bệnh Tularaemia: còn được gọi là bệnh sốt thỏ, sốt ruồi hưu do Francisella tularensis gây ra. Bệnh được truyền do ve hoặc ruồi hươu (deerflies) đốt, hoặc do va chạm với những vật nhiễm bệnh như thỏ hoặc các động vật đã săn bắn được khác. Thợ săn và thợ rừng là những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Người mắc bệnh biểu hiện các triệu chứng như đau đầu, ớn lạnh, sốt và sưng hạch bạch huyết. Bệnh xảy ra ở Châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ,..

Biện pháp kiểm soát và phòng chống

Những người đi qua khu vực rầm rạp, đồng cỏ và rừng cũng như các khu du lịch sinh thái luôn có nguy cơ cao; Những cư dân sống trong khu vực bao quanh bởi các đồng cỏ hoặc rừng cũng là người có nguy cơ. Vì vậy, khi làm việc ở rừng và thực địa cố gắng tránh việc ve đốt bằng cách bỏ áo vào quần, quần bỏ vào trong ủng và mang bao tay. Thường xuyên kiểm tra trên quần áo để phát hiện và loại bỏ ve. Khi bị ve đốt, nhẹ nhàng lấy ve ra khỏi cơ thể bằng cách lấy một đầu kim hơ nóng, thấm nhẹ vào ve bằng chloform ether hoặc chất gây mê khác. Hoặc đốt vào thân ve để ve tự nhả ra, tránh đứt mạch làm đầu giả của ve bị đức lại trong da gây nhiễm trùng.

Dùng các loại hóa chất xua côn trùng như deet, benzyl benzoat bôi lên chỗ da hở hoặc dùng các loại hóa chất thuộc nhóm Pyrethroid để tẩm quần áo. Động vật nuôi thường là vật chủ của ve. Ve có thể đốt người, truyền bệnh cho người và động vật. Xử lý hóa chất trực tiếp lên cơ thể của động vật này dưới dạng rắc bột, phun, tắm nước có thể rất hiệu quả.

Sử dụng hóa chất diệt phun (diệt mối) tồn lưu trong nhà và nơi ở của động vật như phun vào nền nhà, cổng, hành lang, cũi chó và các địa điểm khác mà gia súc ngủ. Phun hóa chất chống ve trực tiếp trên diện rộng vào nơi tự nhiên của chúng trong rừng và cánh đồng có thể phòng trách các vụ dịch do ve truyền như bệnh Lyme. Hoặc phun bằng máy động cơ hoặc máy phun sương trên phạm vi hẹp.
 

Khi lao động trong các khu vườn, chúng ta có thể bị bướm, sâu bọ hoặc côn trùng khác bay rơi vào cổ áo, vùng da khác trên thân mình à Dẫn đến vùng da phát ban, đỏ da, ngứa ngáy khó chịu là do nguyên nhân gì?

Sợ nhất là chất trên thân mình của côn trùng là pederin trên các kiến ba khoang mà trong thời gian 5 năm qua được báo chí đề cập đến nhiều tại các khu ký túc xá, khu công nghiệp nơi mà công nhân đang ở gần các khu ruống sau mùa mưa lũ, hay mùa gặt xong; hay chất cangtadin và phospho (khi chúng ta đi làm đồng hoặc ban đếm côn trùng theo ánh sáng vào nhà hoặc nơi ở, chiếm vị trong khăn, chiếu, gối và quần áo của chúng ta), nếu khi mặc vào hoặc lau mặt thân mình, các chất này có thể làm thương tổn da của bạn.

Cách giải quyết là làm thế nào chúng ta rửa sạch vết tiếp xúc đó bàng xà phòng hoặc chất sát khuẩn, sau đó dùng các thuốc kháng sinh chống viêm để tránh bội nhiễm, tránh không nên làm trầy xước các vùng như thế dễ gây bội nhiễm về sau.

Bệnh sốt da vàng là bệnh gì mà sao bảo là do côn trùng gây ra? Cách điều trị bệnh này như thế nào?

Bệnh sốt vàng thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm – Đây là một bệnh lưu hành vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi và Nam Mỹ.

Đặc điểm của bệnh với ca bệnh lâm sàng thường bệnh nhân có sốt cao, khởi phát đột ngột, kèm rét run, đau đầu, đau cơ toàn thân, mặt đỏ xung huyết, buồn nôn và nôn, mạch chậm và yếu không tương xứng với tăng thân nhiệt, có vàng da nhẹ, bạch cầu máu ngoại vi giảm. Giai đoạn toàn phát có dấu hiệu xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen).

Trường hợp nặng, bệnh nhân tổn thương nhiều phủ tạng, suy gan, suy thận, trụy tim mạch, vàng da vừa hoặc nặng, sốc nhiễm khuẩn. Tỷ lệ tử vong ở thể nặng 20-50%, các thể khác dưới 5%.

Ca bệnh xác định: Khi một bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi sốt vàng, có thêm kết quả dương tính của ít nhất một trong các xét nghiệm sau:

·MAC - ELISA phát hiện kháng thể IgM kháng vi rút sốt vàng ở giai đoạn sớm của bệnh;

·Kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu (HI) hoặc GAC - ELISA trên máu kép lấy cách nhau 14 ngày phát hiện IgG có hiệu giá kháng thể tăng ít nhất gấp 4 lần;

·Phân lập vi rút,  hay kỹ thuật PCR từ máu, dịch não tủy bệnh nhân lấy trong giai đoạn nhiễm.

Chẩn đoán phân biệt với những bệnh sau:

Độ trầm trọng của bệnh có thể dao động từ không biểu hiện triệu chứng đến có triệu chứng nhẹ đến nghiêm trọng. Sốt xuất huyết Dengue (thể nặng có suy gan thận và vàng da; bệnh sốt Ebola và Marburg (có xuất huyết nặng, gan lách to, rối loạn tâm thần, tổn thương nhiều phủ tạng, bệnh có thể du nhập từ ngoài vào Việt Nam); bệnh sốt Tây sông Nin (thể viêm não, màng não, có suy gan, vàng da.

Bệnh do muỗi truyền, có thể du nhập từ ngoài vào Việt Nam),...Trong các trường hợp chẩn đoán phân biệt, cần dựa vào kết quả xét nghiệm PCR phát hiện dấu ấn di truyền của vi rút, hoặc phản ứng huyết thanh phát hiện các marker gián tiếp.

Xét nghiệm:

- Loại mẫu bệnh phẩm: Máu lấy trong giai đoạn sớm của bệnh để phát hiện kháng thể IgM bằng phản ứng ELISA. Máu trong giai đoạn nhiễm vi rút huyết để xét nghiệm nuôi cấy hoặc phản ứng PCR. Có thể lấy dịch não tủy hoặc phủ tạng (sinh thiết hoặc tử thiết) để phân lập phát hiện vi rút hoặc cho phản ứng huyết thanh miễn dịch.

- Phương pháp xét nghiệm: kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể IgM trong giai đoạn cấp, hoặc kháng thể IgG trong những giai đoạn muộn; các phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI), kết hợp bổ thể (CI) hoặc trung hòa (NT) phát hiện kháng thể IgG; phản ứng RT-PCR phát hiện dấu ấn di truyền của vi rút sốt vàng.
 

Tác nhân gây bệnh:

Tên tác nhân là vi rút sốt vàng, thuộc họ Flaviviridae, giống Flavivirus, nhóm vi rút Arbo. Hình thái vi rút mang cấu trúc di truyền ARN sợi đơn, dương 10,9 kb; hạt vi rút có hình cầu dài, kích thước nhỏ (đường kính 40-60 nm), có vỏ cấu trúc lipoprotein 2 lớp màng và nucleocapsid cấu trúc glycoprotein. Khả năng tồn tại ở môi trường của virus có khả năng tồn tại và nhân lên trong tế bào của nhiều loài muỗi. Khi ra khỏi cơ thể nhìn chung sức đề kháng kém, nên dễ dàng bị diệt bởi hầu hết các loại hóa chất khử khuẩn thông thường và chất tẩy, xà phòng; tác động trực tiếp của nhiệt (trên 560C trong vòng 30 phút), ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.

Đặc điểm dịch tễ học:

Bệnh lưu hành địa phương, trước hết ở một số vùng thuộc các quốc gia Nam Mỹ và Trung Mỹ như Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador, Peru, Trinidat..., trong đó trên 70% số ca bệnh tập trung ở Bolivia và Peru. Tại châu Phi, bệnh lưu hành trong khu vực giữa 15 vĩ độ Bắc tới 10 vĩ độ Nam, tập trung ở những quốc gia nam sa mạc Sahara, Angola, Zaire, Tanzania, Nigeria... là những khu vực sinh sống của loài muỗi Aedes aegypti và một số chủng loài muỗi Aedes ưa hút máu khác đã thích ứng cao với vi rút sốt vàng. Bệnh chưa từng gặp ở châu Á và các châu lục khác, trừ một số ca nghi ngờ do du nhập từ vùng lưu hành. Đã có những cảnh báo về sự du nhập và thích ứng với chủng muỗi Aedes spp địa phương của virus sốt vàng ở một số vùng châu Á, tuy nhiên chưa được kiểm chứng chính xác.

Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, khí hậu nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 200C), là giai đoạn phát triển mạnh của loài muỗi Aedes. Ở khu vực bệnh lưu hành, mọi chủng người đều có thể nhiễm vi rút sốt vàng, song nhóm người có nguy cơ cao hơn với bệnh là trẻ em và những người có nghề nghiệp phải thường xuyên phơi nhiễm cho muỗi tấn công đốt hút máu.

Nguồn truyền nhiễm:

Ổ chứa vi rút, tại vùng nông thôn và thành thị, ổ chứa vi rút là người, gồm người bệnh và người lành mang virus. Loài muỗi Aedes aegypti có khả năng mang vi rút lâu dài, có khi suốt đời. Muỗi nhiễm vi rút có khả năng truyền cho thế hệ sau qua trứng, vì vậy tại vùng bệnh lưu hành muỗi Aedes chính là ổ chứa lâu dài của vi rút sốt vàng trong tự nhiên. Trong khu vực rừng núi, ổ chứa chính là khỉ và có thể ở một vài loài thú có túi hoang dại. Các loài muỗi Aedes và muỗi rừng ưa máu khác có vai trò là ổ chứa lâu dài của vi rút sốt vàng trong thiên nhiên.

Tại khu vực có lưu hành bệnh sốt vàng ở vùng rừng núi Châu Mỹ và Châu Phi, vi rút được truyền từ loài khỉ sang người và giữa người với người bởi một số loài muỗi như Ae. africanus, Ae. bromelia, Ae. simpsoni, Ae. furcifer-taylori, Ae. luteocephalus, Ae. albopictus. Có thể thêm vai trò của một số loài muỗi rừng hút máu khác thuộc nhóm Haemagogus. Trong các vùng nông thôn và thành thị, bệnh lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Ae. aegypti và có thể của một vài loài Aedes khác. Loài muỗi Aedes aegypti sống gần người, ưa thích đốt và hút máu người, song cũng có thể đốt động vật. Muỗi thường sinh sản ở những ổ nước sạch và phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, nhiệt độ trung bình tháng trên 200C.

Thời gian ủ bệnh: Từ 3 đến 6 ngày, có thể kéo dài hơn. Thời kỳ lây truyền, bệnh nhân sốt vàng có thể làm lây truyền bệnh từ trước khi sốt một vài ngày và sau sốt 3-7 ngày. Muỗi Aedes aegypti sau khi hút máu có nhiễm vi rút sốt vàng sẽ trở thành nguy hiểm trung bình 9-12 ngày, sau đó có khả năng truyền bệnh suốt đời. 

Phương thức lây truyền: Bệnh lây theo đường máu do côn trùng đốt và hút máu người và động vật nhiễm bệnh, sau đó đốt, hút máu và truyền vi rút cho người lành. Loài muỗi Aedes được coi là véc tơ chính của vi rút sốt vàng, đồng thời cũng là ổ chứa mầm bệnh. Bệnh không lây truyền do ăn uống, tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. 
 

Tính cảm nhiễm và miễn dịch:

Mọi chủng người, giới tính, lứa tuổi khi chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh sốt vàng. Tại những vùng bệnh lưu hành, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em cao hơn rõ rệt. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể có miễn dịch do mẹ truyền. Miễn dịch thu được sau nhiễm bệnh tự nhiên hoặc có được sau khi tiêm ngừa bằng vắc xin sốt vàng tồn tại rất lâu dài, có thể suốt đời. Trong vùng bệnh lưu hành, tỷ lệ người nhiễm vi rút không triệu chứng khá cao, gấp hàng chục lần so với số người mắc bệnh điển hình.

Bệnh sốt vàng có 3 hình thái lan truyền: Rừng nhiệt đới (thuộc rừng núi_sylvatic), thể trung gian (thảo nguyên_savannah) và độ thị.

·Chu kỳ lan truyền ở khu vực rừng liên quan đến sự lan truyền virus giữa các loài linh trưởng không phải là người (chẳng hạn khỉ) và loài muỗi tìm thấy có liên quan đến tán rừng. Virus lan truyền thông qua muỗi từ khỉ sang người khi người đó đi thăm hay đi làm trong rừng;

·Tại châu Phi, hình thái lan truyền trung gian tồn tại liên quan đến lan truyền virus từ muỗi sang người đang sống hay làm việc trong các khu vực bìa rừng, virus có thể lan truyền từ khỉ sang người hoặc từ người sang người thông qua muỗi;

·Hình thái đô thị liên quan đến lan truyền virus giữa người với nhau qua muỗi Aedes aegypti. Virus thường mang độc lực nhiễm trước đó từ khu vực rừng hoặc khu vực trung gian.

Các biện pháp phòng chống dịch:

Biện pháp dự phòng:

- Biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất đối với bệnh sốt vàng cho đến nay là tiêm phòng vaccine. Thường sử dụng vaccine 17D sống, giảm độc lực, an toàn cao, chế tạo từ phôi gà. Vaccine được tiêm dưới da cho người từ 9 tháng tuổi trở lên, dùng 1 liều duy nhất, hiệu lực đạt trên 90% và có thể duy trì kháng thể bảo vệ lâu dài, tuy nhiên nên có mũi tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm ở những người có nguy cơ cao trong vùng dịch lưu hành. Vaccine sốt vàng được quy định tiêm bắt buộc cho người đi đến từ vùng có bệnh lưu hành và đi vào vùng có bệnh dịch sốt vàng. Chống chỉ định dùng vaccine sốt vàng 17D áp dụng như đối với các vaccine sống, giảm độc lực. Vaccine vẫn có thể sử dụng cho người đã nhiễm HIV chưa chuyển thành AIDS.

Việt Nam cho tới nay chưa có bệnh nhân sốt vàng, vì thế biện pháp tăng cường kiểm dịch y tế biên giới là rất quan trọng nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, quản lý  những trường hợp nghi mắc sốt vàng có thể xâm nhập. Tuyên truyền giáo dục và tổ chức cho cộng đồng tiến hành các biện pháp giám sát thường xuyên, khống chế việc sinh sản và diệt muỗi trưởng thành đối với loài muỗi Aedes trong các khu vực dân cư, đặc biệt là khi có cảnh báo về ca bệnh sốt vàng du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Các biện pháp cụ thể áp dụng như đối với muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue.
 

Biện pháp chống dịch:

- Tổ chức: Báo cáo khẩn cấp cơ quan y tế cấp trên về mọi trường hợp nghi ngờ ca bệnh sốt vàng ở bất cứ địa điểm nào trong nước, có thể báo cáo vượt cấp lên tới Bộ Y tế. Duy trì báo cáo cho tới khi hết tình trạng cảnh báo dịch bệnh sốt vàng xâm nhập. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch sốt vàng khẩn cấp ở các tuyến theo quy định của Chính phủ khi có tình trạng cảnh báo dịch.

- Chuyên môn: Cách ly chủ yếu bằng biện pháp duy trì chống muỗi đốt cho bệnh nhân. Ngoài ra, thu gom và khử khuẩn triệt để chất dịch cơ thể của bệnh nhân (máu, dịch não tủy, tinh dịch, dịch tiết khác). Thời gian theo dõi cách ly ngắn nhất trong vòng 7 ngày, thường là 14 ngày sau khi phát bệnh. Kết hợp phun hóa chất diệt muỗi (phun dạng ULV, phun nhắc lại sau 1 tuần) trong bệnh viện và khu vực ổ dịch, tập trung vào khu vực muỗi Aedes truyền bệnh có thể trú đậu và sinh sản. Đăng ký cụ thể, tổ chức theo dõi những người tiếp xúc trực tiếp và người cùng sống với người bệnh trước khi phát bệnh 5 ngày, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mới phát bệnh để đưa vào diện cách ly, điều trị. Có thể tiêm vắc xin 17D dự phòng khẩn cấp cho những người sống trong khu vực ổ dịch, đề phòng dịch lan rộng và kéo dài. Thời gian xuất hiện kháng thể bảo vệ sớm nhất khoảng 7 ngày, đạt mức bảo vệ tốt 14-21 ngày sau mũi tiêm.

- Xử lý vệ sinh môi trường chủ yếu theo hướng giảm bớt ổ sinh sản, phát triển của muỗi Aedes aegypti trước mắt và lâu dài.

Kiểm dịch y tế biên giới: Tự khai báo bệnh khi quá cảnh. Áp dụng các biện pháp kiểm dịch và diệ côn trùng bắt buộc đối với tàu thủy, máy bay và các phương tiện giao thông đường bộ đến từ nơi có bệnh sốt vàng. Kết hợp kiểm dịch động vật đối với các loài linh trưởng (khỉ, vượn, đười ươi) nhập khẩu, theo dõi 7-14 ngày kể từ khi rời khu vực có bệnh sốt vàng. Yêu cầu có phiếu xác nhận đã tiêm chủng sốt vàng đối với những người nhập cảnh từ vùng lưu hành bệnh sốt vàng và người Việt Nam sắp đi vào vùng có dịch sốt vàng. Đọc thêm CDC Travelers' Health page.
 

Nguyên tắc điều trị:

Bệnh sốt vàng hiện chưa có thuốc đặc trị, vì vậy điều trị theo các nguyên tắc: phát hiện, chẩn đoán đúng bệnh; điều trị sớm cần nhập viện để theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời và tránh các biến chứng. Tập trung chủ yếu điều trị triệu chứng như giảm sốt, giảm đau, chống xuất huyết; chống suy gan, thận; trợ tim mạch, chống dị ứng, bù dịch, nghỉ ngơi hợp lý; chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện bội nhiễm vi khuẩn; hạn chế tối đa các biến chứng muộn.

Cần tránh dùng một số thuốc như aspirin hay các thuốc non-steroides (Ibuprofen, Naproxen), vì các thuốc này có nguy cơ gây chảy máu.

Một số trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine

·Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine;

·Tuổi < 6 tháng;

·Các tình trạng nhiễm trùng HIV có triệu chứng hay CD4+ T-lymphocytes < 200/mm3 (< 15% tổng số trẻ em < 6 tuổi);

·Rối loạn tuyến giáp và bất thường chức năng miễn dịch;

·Suy giảm miễn dịch tiên phát;

·Khối tân sinh ác tính;

·Cấy ghép tạng

·Đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc liệu pháp điều hòa miễn dịch.

Một số tình trạng cần xem xét nguy cơ tiêm vaccine và bệnh nên được cân nhắc cẩn thận

·Tuổi từ 6 - 8 tháng;

·Tuổi ≥ 60;

·Nhiễm trùng HIV không có triệu chứng và tế bào CD4+ từ 200 –499/mm3 (15-24% tổng số trên trẻ em < 6 tuổi);

·Phụ nữ mang thai;

·Phụ nữ đang cho con bú.

Phản ứng với vaccine sốt vàng

Các phản ứng liên quan đến vaccine sốt vàng nhìn chung là nhẹ và gồm có nhức đầu, dau cơ và hạ thân nhiệt. Đã có những báo cáo hiếm nhưng có tác dụng ngoại ý nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine sốt vàng.

Các tác dụng ngoại ý này gồm có sốc phản vệ, bệnh lý hướng nội tạng liên quan đến vaccine (yellow fever vaccine-associated viscerotropic disease_YEL-AVD) hoặc bệnh lý thần kinh liên quan đến vaccine sốt vàng (yellow fever vaccine-associated neurologic disease_YEL-AND).

 

 

Ngày 03/07/2014
TS.BS. Nguyễn Văn Chương, ThS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích